Toán 38 + 25
A/ Mục tiêu:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25 .
- Ap dụng kiến thức về phép cộng trên để giải các bài toán liên quan .
B/ Chuẩn bị :
- Bảng gài - que tính .
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 5 - Trường Tiểu học Tân Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008.
Toán 38 + 25
A/ Mục tiêu:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25 .
- Ap dụng kiến thức về phép cộng trên để giải các bài toán liên quan .
B/ Chuẩn bị :
Bảng gài - que tính .
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 .
C/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KiĨm tra:
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà
-Yêu cầu đặt tính và thực hiện 48 + 5 và 29 + 8 , nêu cách làm đối với phép tính 29 + 8
- HS2 : Giải toán : Có 28 hòn bi thêm 5 hòn bi . Hỏi tất cả có bao nhiêu hòn bi ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 .
*H§ 1: Giới thiệu phép cộng 38 +25
- Nêu bài toán : có 38 que tính thêm 25 que tính . Hỏi tât cả có bao nhiêu que tính?
-Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
* Tìm kết quả : - Yêu cầu lấy 3 bó que tính và 8 que tính .
- GV : Có 38 que tính gồm 3 chục và 8 que tính rời ( gài lên bảng gài ) .
- Yêu cầu lấy thêm 25 que tính .
- Thêm 25 que tính gồm 2 chục và 5 que rời ( gài lên bảng gài )
-Nêu : 8 que tính rời với 2 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành một chục . 3 chục ban đầu với 2 chục là 5 chục 5 chục thêm 1 chục là 6 chục .6 chục với 3 que tính rời là 63 que tính .
-Vậy 38 + 25 = 63
* Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình .
*H§ 2: Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 1 em lên bảng làm .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
-Số thích hợp trong bài là số như thế nào?
-Làm thế nào để tìm tổng các số hạng đã biết ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Mời 1 em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu nêu cách tính 38 + 41
Bài 3: Vẽ hình lên bảng mời 1 em nêu yêu cầu
- Muốn biết con kiến đi hêt đoạn đườngbao nhiêu dm ta làm thế nào?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
Mời một em lên chữa bài .
Bài 4: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- Làm thế nào so sánh các tổng với nhau ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Mời 1 em lên bảng làm bài .
Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6 ngoài cách tính tổng rồi so sánh ta còn cách nào khác không ?
- Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao 9 + 8 = 8 + 9
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai em lên bảng , HS1 làm 2 phép tính và nêu cách đặt tính và cách tính .
- HS2 : tóm tắt và giải bài toán .
- Học sinh khác nhận xét .
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 38 + 25
- Quan sát và lắng nghe giới thiệu.
- Lấy 38 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 25 que tính
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 38 cộng 25 bằng 63
3 8 Viết 38 rồi viết 25 xuống
+ dưới sao cho 5 thẳng
2 5 cột với 8, 2thẳng cột với
6 3 3 viết dấu + và vạch kẻ ngang .Cộng từ phải sang trái 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1 , 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6
Vậy : 38 + 25 = 63
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở, hai em kiểm tra nhau.
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Tìm tổng của các phép cộng .
-Lấy các số hạng cộng với nhau .
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị , cột chục thẳng với chục .
- Lớp thực hiện vào vở .
-Một em nêu cách tính và tính .
- Viết 38 rồi viết 41 dưới 38 sao cho thẳng cột , cộng từ phải sang trái 8 cộng 1 bằng 9viết 9 , 3 cộng 4 bằng 7 viết 7 .
Vậy 38 + 41 = 79
- Quan sát nêu yêu cầu đề
- Ta thực hiện phép cộng 28 dm + 34 dm .
- Lớp làm vào vở .
Bài giải
Con kiến đi đoạn đường dài là :
28 + 34 = 62 ( dm )
Đ/S: 62 dm
-Một em đọc đề bài .
-Điền dấu vào chỗ thích hợp .
-Tính tổng trước rồi so sánh.
- Lớp thực hiện vào vở.
-Một em nêu cách tính và tính .
- Ta có thể so sánh các thành phần : 9 = 9 mà
7 > 6 nên 9 + 7 > 9 + 6 .
- Hai tổng bàng nhau vì : khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài ta
Tập đọc CHIẾC BÚT MỰC
A/ Mục đích yêu cầu :
1. Rèn k năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như :- lớp , mực nức nở , loay hoay …
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .Biết đọc giọng đúng với lời từng nhân vật .
2. Rèn kỉ năng đọc – hiểu :
-Hiểu nghĩa các từ mới như : hồi hộp , ngạc nhiên , loay hoay .
-Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện : Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng biết giúp đỡ bạn .
B / Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa ,
- bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1.KiĨm tra
- Kiểm tra 3 học sinh.
2.Bài mới:
Phần giới thiệu bµi :
- Treo tranh và hỏi học sinh : Tranh vẽ gì ?
-Để biết chuyện gì xảy ra trong lớp học . Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Chiếc bút mực”
H§1: Híng dn luyƯn ®c
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
-Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện .
- Gọi một em đọc lại .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học ở các tiết trước
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn :
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
-“ hồi hộp “ có nghĩa là gì ?
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
* Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
H§ 2) Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2
-Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi :
-Trong lớp bạn nào vẫn còn viết bút chì ?
- Gọi một em đọc lại đoạn 1 và 2 .
- Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực ?
- Thế là trong lớp chỉ còn lại mấy bạn phải viết bút chì ?
* Vậy là Lan thì được viết bút mực còn Mai thì chưa điều gì đã xảy ra chúng ta cùng tìm hiểu tiếp
- Đọc bài “ Trên chiếc bè “ và trả lời câu hỏi
- Vẽ cảnh học sinh trong lớp học .
- Vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Một em đọc lại
- Rèn đọc các từ như : lên , lắm , hồi hộp , thế là
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết đoạn 2.
- Ở lớp 1 A ,/ học sinh / bắt đầu được viết bút mực ,/ chỉ còn / Mai và Lan / vẫn phải viết bút chì .//Thế là trong lớp / chỉ còn mình em viết bút chì .//
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Không yên lòng chờ đợi một việc gì đó .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc cá nhân đọc .
- Một em đọc . Lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời
- Bạn Lan và bạn Mai .
- Một em đọc đoạn 1 và 2 .
- Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
- Trong lớp chỉ còn lại một mình Mai.
TIẾT 2
H§ 3) Luyện đọc đoạn 3
-Đọc mẫu diễn cảm bài.
-Đọc giọng kể nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện .
- Gọi một em đọc lại đoạn 3 .
* Hướng dẫn phát âm : -HD tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học ở tiết trước .
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn :
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
* Thi đọc: -Mời các nhóm thi đua đọc.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân
H§ 4) Tìm hiểu nội dung đoạn 3.
- Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi:
-Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan?
- Lúc này bạn Mai đang loay hoay với hộp bút như thế nào ?
- Vì sao bạn Mai lại loay hoay như vậy?
- Cuối cùng Mai đã làm gì ?
- Thái độ của Mai như thế nào khi biết mình cũng được viết bút mực ?
- Mai đã nói với cô thế nào ?
-Theo em bạn Mai có đáng khen không ? Vì sao
* Thi đọc truyện theo vai :
-Hướng dẫn đọc theo vai .Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em .
- Chú ý giọng đọc từng nhân vật .
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện.
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
3) Củng cố dặn dò :
- Em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nh nhà học bài xem trước bài mới .
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Một em đọc lại
-Rèn đọc các từ như : loay hoay , nức nở , ngạc nhiên ,..
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu .
- Bỗng/ Lan gục đầu xuống bàn/ khóc nức nở //
Nhưng hôm nay / cô định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi .//
-Từng em nối tiếp đọc đoạn 3 trước lớp.
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc cá nhân.
-Một em đọc.Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời
- Bạn đã làm quên bút ở nhà.
-Bạn Mai mở hộp bút ra lại đóng hộp bút vào.
-Vì Mai muốn nửa cho bạn mượn nửa lạikhông
- Đưa bút cho Lan mượn .
- Mai thấy hơi tiếc.
- Để bạn Lan viết trước .
- Rất đáng khen vì Mai biết giúp đỡ bạn bè.
- Các nhóm tự phân ra các vai : Người dẫn chuyện , Mai , Lan và cô giáo.
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc theo vai .
- Bạn Mai vì Mai là người bạn tốt đángkhen
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà hoc bài xem trước bài mới .
Th ba ngµy 23 th¸ng 9 n¨m 2008
Kể chuyện CHIẾC BÚT MỰC
A/ Mục đích yêu cầu :
- Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được với lời kể với nét mặt , điệu bộ . -Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật từng nội dung của truyện -. Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
B / Chuẩn bị
-Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa .
-Hộp bút , bút mực .
C/ Các hoạt động dạy học :
Ho¹t ®ng cđa GV
Hoạt động của HS
1.KiĨm tra
-Gọi 3 em lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
“ Bím tóc đuôi sam “
- Nhận xét cho điểm .
2.Bài mới
a) Phần giới thiệu :
- Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã được học qua bài tập đọc tiết trước đó là câu chuyên
“ Chiếc bút mực “
b) Hướng dẫn kể chuyện :
H§ 1:KĨ chuyƯn theo tranh:
*Kể lại đoạn theo bức tranh 1:
- Treo tranh minh họa .
- Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý kể cho bạn trong nhóm nghe .
-Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì ?
- Thái độ của Mai thế nào ?
- Khi không được viết bút mực thái độ của Mai ra sao ?
- Mời lần lượt từng em trong nhóm lên trình bày .
- Gọi học sinh khác nhận xét bạn .
* Kể theo bức tranh 2 :
-Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan ?
- Khi biết mình đã quên bút bạn Lan đã làm gì ?
Lúc đó thái độ của Mai thế nào ?
- Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút nhỉ
* Kể theo bức tranh3 :
- Bạn Mai đã làm gì ?
- Mai đã nói gì với Lan ?
* Kể theo bức tranh 4 :
- Thái độ của cô giáo thế nào ?
-Khi biết mình được viết bút mực thái độ của Mai ra sao ?
-Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì ?
- Mời lần lượt học sinh lên kể trước lớp .
-Yêu cầu lớp lắng nghe và nhận xét sau mỗi lần có học sinh kể .
H§ 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Yêu cầu kể lại câu chuyện theo hình thức phân vai
*Lần 1 : - GV: làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng học sinh
- Yêu cầu học sinh nhận xét .
*Lần 2 :- Gọi học sinh xung phong nhận vai để kể hướng dẫn nhận nhiệm vụ từng vai .
- Yêu cầu thực hành kể .
- Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện .
đ) Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe
- Ba em lên nối tiếp nhau kể chuyện .
- Mỗi em kể một đoạn trong chuyện “ Bím tóc đuôi sam “
-Vài em nhắc lại tựa bài
- Chuyện kể : Chiếc bút mực
- Lớp chia thành các nhóm .
- Mỗi nhóm 4 em quan sát tranh và lần lượt kể theo đoạn qua bức tranh 1.
- Cô gọi Lan lên bàn cô lấy mực .
- Mai hồi hộp nhìn cô .
- Mai rất buồn vì cả lớp chỉ còn mình em phải viết bút chì .
- 4 em đại diện cho 4 nhóm lần lượt kể đoạn 1 -Nhận xét bạn theo các tiêu chí.
- Lan không mang bút .
- Gục mặt xuống bàn khóc nức nở .
- Mai đang loay hoay với cái hộp bút .
- Mai nửa muốn cho bạn mượn nửa không muốn
- Mai đã đưa bút cho Lan mượn .
- Bạn cầm lấy mình đang viết bút chì.
- Cô giáo rất vui .
-Mai thấy hơi tiếc .
- Cô cho em mượn , em thật đáng khen.
- Lần lượt lên kể bằng lời của mình .
- Ở lớp lắng nghe và nhận xét lời bạn kể .
-Thực hành kể lại cả câu chuyện theo từng vai .
- Một số em nhận vai Mai , Lan , cô giáo và kể cùng giáo viên
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn kể .
- Ba em lên nhận vai Mai , Lan , cô giáo kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn đóng vai hay nhất .
-Về nhà tập kể lại nhiều lần
Toán LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu :
Củng cố về các kiến thức phép cộng có nhớ dạng : 8 + 5 ; 28 + 5 ; 38 + 25
Giải toán bằng lời văn theo tóm tắt .
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn .
B/ Chuẩn bị :
- Đồ dùng phục vụ trò chơi .
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KiĨm tra
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà
-Yêu cầu so sánh các tổng :
a/ 9 + 7 và 9 + 6
b/ 9 + 8 và 8 + 9
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta luyện tập về phép cộng trong phạm vi 100 và Giải toán có lời văn theo tóm tắt
b) Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu nối tiếp nhau đọc kết quả phép tính
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
-Yêu cầu 2 em lên bảng đặt tính và tính
- Gọi 3 em lên bảng nêu lại cách thực hiện :
48 + 24 ; 58 + 26
-Yc lớp viết kết quả vào vở bài tập
Bài 3 – Mời một học sinh đọc đề bài .
-Dựa vào tóm tắt hãy nói rõ bài toán cho biết gì
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
-Hãy đọc đề bài theo tóm tắt ?
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Gọi một em lên bảng chữa bài .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4: - Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
Bài 5: - Yêu cầu đọc đề .
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
-Chúng ta khoanh chữ nào ? Vì sao ?
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2 em lên bảng mỗi em làm 1 phép tính và nêu cách so sánh .
-Học sinh khác nhận xét .
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Một em đọc đề bài .
- Đọc nối tiếp mỗi em một phép tính
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lớp thực hiện đặt tính và tính ra kết quả .
- Hai em nêu cách đặt tính và cách tính
- Viết 48 rồi viết 24 dưới 48 sao cho 4 thẳng cột với 8 ; 2 thẳng cột với 4 viết dấu + kẻ dấu gạch ngang . Thực hiện từ phải sang trái 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1 ; 4 cộng 2 bằng 6 nhớ 1 bằng 7 viết 7 .Vậy 48 cộng 24 bằng 72
- Lớp ghi kết quả vào vở .
-Một em đọc đề bài .
- Cho biết có 28 cái kẹo chanh và 26 cái kẹo dừa .
- Bài toán hỏi số kẹo cả hai gói .
- Gói kẹo chanh có 28 cái , gói kẹo dừa có 26 cái . Hỏi cả hai gói kẹo có bao nhiêu cái
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Một em lên bảng tính .
Bài giải
Số kẹo cả hai gói có là :
28 + 26 = 54 (cái kẹo)
Đ/S : 54 cái kẹo
- Lớp tự làm bài : 28 cộng 9 bằng 37 ; 37 cộng 11 bằng 48 ; 48 cộng 25 bằng 73
- Một em đọc đề
- Tính tổng của 28 + 4 = 32
- Khoanh vào câu C . 32 vì 28 + 4 = 32
- Em khác nhận xét bài bạn
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Tự nhiên xã hội CƠ QUAN TIÊU HÓA
A/ Mục tiêu:
Học sinh biết :
- Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ .
- Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa .
B/ Chuẩn bị:
-Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa
-Các phiếu ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KiĨm tra
- Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài
“ Làm gì để xương và cơ phát triển tốt “
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
* Khởi động : - Trò chơi chế biến thức ăn . Hướng dẫn học sinh chơi “ Nhập khẩu - vận chuyển - chế biến “ cho các em nêu ý nghĩa trò chơi và Giáo viên nêu đề bài
Hoạt động 1 : -Quan sát chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ .
* Bước 1 : Làm việc theo cặp :
- Yêu cầu quan sát hình vẽ 1 sách giáo khoa thảo luận câu hỏi :
- Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đưa đi đâu ?.
- Yêu cầu các nhóm làm việc .
*Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
- Treo tranh vẽ ống tiêu hóa phóng to lên bảng .
-Yêu cầu 2 em lên bảng phát cho mỗi em 3 tờ phiếu rời viết tên các ống tiêu hóa yêu cầu gắn vào hình .
- Gọi một em khác chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa .
* Giáo viên rút kết luận như sách giáo khoa .
Hoạt động 2 : - Quan sát , nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ .
* Bước 1 : Giáo viên giảng về sự tiêu hóa.
- Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nhỏ qua thực quản , xuống dạ dày rồi đến ruột non các chất bổ được đưa đi nuôi cơ thể . Quá trình tiêu hóa thức ăn có sự thanm gia của các dịch tiêu hóa từ gan , mật , tụy chỉ vào tranh để học sinh nhìn thấy .
*Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
- Cho lớp quan sát hình 2 trang 13 và chỉ đâu là tuyến nước bọt , gan , tụy , túi mật .
- Kể tên các cơ quan tiêu hóa ?
- Yêu cầu quan sát sơ đồ , đọc chú thích trả lời câu hỏi .
* Kết luận như sách giáo khoa .
Hoạt động 3 : - Trò chơi “ Ghép chữ vào hình “
- Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh gồm hình vẽ các cơ quan tiêu hóa cùng các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa .
-Yêu cầu học sinh gắn chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hóa tương ứng .
- Yêu cầu các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp .
- Nhận xét bình chọn nhóm chiến thắng .
b) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu tên các cơ quan trong hệ tiêu hóa ?
- Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài .
- Ba em lên bảng nªu các hoạt động nhằm giúp cho xương và cơ phát triển tốt .
-Lớp thực hành trò chơi theo hướng dẫn giáo viên ,lắng nghe giới thiệu bài .
-Vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp mở sách quan sát hình vẽ hệ cơ .
- Mỗi nhóm 2 em ngồi quay mặt vào nhau nói và chỉ trên tranh vị trí của miệng , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già , hậu môn
- Thức ăn được đưa vào miệng rồi xuống thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già các chất cặn bã được thải ra ngoài .
- Quan sát tranh .
- Hai em lên thực hành viết vào phiếu rồi gắn vào bức tranh .
- Một em lên chỉ và nêu đường đi của thức ăn .
- Nhắc lại .
- Lắng nghe giáo viên .
- Quan sát để nắm về quá trình tiêu hóa thức ăn .
-Quan sát và thực hành chỉ vị trí của tuyến nước bọt , gan , tụy , túi mật ,..
- Miệng , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt , gan , tụy .
- Ba em nhắc lại .
- Chia thành 4 nhóm .
- Các nhóm nhận tranh và các phiếu rời.
- Thảo luận và dán phiếu vào tranh vẽ tương ứng đúng .
- Đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm
- Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới
Chính tả CHIẾC BÚT MỰC
A/ Mục đích yêu cầu :
Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện “Chiếc bút mực “.
Biết cách trình bày một đoạn văn xuôi : Viết hoa chữ cái đầu câu , chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô , tên riêng phải viết hoa .
Củng cố qui tắc chính tả : ia/ ya / l/ n ; en / eng .
B/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết đoạn văn cần chép .
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KiĨm tra
- Gọi hai em lên bảng . đặt câu với các từ khó hay nhầm lẫn .
2.Bài mới:
H§1) Giới thiệu bài
-Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng , viết đẹp đoạn tóm tắt trong bài “ Chiếc bút mực “, và các tiếng có vần ia / ya ,…
H§ 2) Hướng dẫn tập chép :
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
-Đọc mẫu đoạn văn cần chép .
-Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm
-Đọan chép này có nội dung từ bài nào?
-Đoạn chép kể về chuyện gì ?
* Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chữ đầu dòng phải viết thế nào ?
- Khi viết tên riêng chúng ta cần chú ý điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Chép bài: - Yêu cầu nhìn bảng chép bài
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
* Soát lỗi : -Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi
* Chấm bài : -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài .
H§ 3) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2.
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một em lên làm bài trên bảng .
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- YC lớp đọc các từ trong bài sau khi điền .
Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập
- Đưa các vật ra và hỏi .
- Đây là cái gì ?
- Bức tranh vẽ con gì ?
-Người ngại làm việc gọi là gì ?
- Trái nghĩa với già là gì ?
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Kết luận về lời giải của bài tập .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài
- Đặt câu với các tiếng : ra / da / gia
- Lắng nghe giới thiệu bài
- Nhắc lại tựa bài .
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-Ba học sinh đọc lại bài, lớp độc thầm.
- Bài Chiếc bút mực
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút Mai cho bạn mượn chiếc bút của mình .
- Đoạn văn có 5 câu .
-Cuối mỗi câu có ghi dấu chấm
- Viết hoa , chữ đầu dòng phải lùi vào một ô.
- Phải viết hoa .
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con: cô giáo , lắm ,khóc , mượn , quên
- Hai em thực hành viết các từ khó trên bảng
- Nhìn bảng chép bài .
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Đọc yêu cầu đề bài .
- Học sinh làm vào vở
- Một em làm trên bảng : tia nắng , đêm khuya , cây mía .
-Đọc lại các từ khi đã điền xong.
-Một em nêu : Tìm tiếng có chứa âm đầu l/ n
- Quan sát trả lời :
- Cái nón .
- Con lợn .
- Lười biếng .
- Từ non .
- Học sinh làm vào bảng vở .
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .
ThĨ dơc: ChuyĨn ®i h×nh
«n bµi thĨ dơc ph¸t triĨn chung
a/ Mơc ®Ých yªu cÇu
- Ôn 4 động tác Vươn Thở - Tay - Chân - Lườn . Yêu cầu thực hiện mỗi động tác tương đối chính xác .
-Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại .
-Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng nhanh và trật tự .
B/ Địa điểm phương tiện :
Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập .
Chuẩn bị còi .
C/ Các hoạt động dạy học :
Nội dung và phương pháp dạy học
Thi gian
Đội hình luyện tập
1.Phần mở đầu :
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
Đứng vỗ tay và hát .
-HS : + Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp .
+ Trò chơi ( do giáo viên chọn ) .
* Kiểm tra bài cũ : Mời 1 -2 em lên kiểm tra 4 động tác đã học
2.Phần cơ bản :
H§1-Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại .( 2 - 3 lần )
- GV giải thích động tác , sau đó dùng khẩu lệnh cho HS cách nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn theo ngược chiều kim đồng hồ từ tổ 1 đến hết . Sau khi lớp chuyển thành vòng tròn GV cho đứng lại rồi cho quay mặt vào tâm , sau đó nhận xét giải thích thêm . Tiếp theo tập chuyển về đội hình ban đầu . Sau khi tập lần 2 hoặc 3 GV cho dừng lại ở đội hình vòng tròn , giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung .
H§2- Ôn lại 4 động tác mới học .( 4 - 5 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lượt 4 động tác 2 lần mỗi động tác
2 x 8 nhịp . Lần 1 do GV điều khiển lần 2 -5 do cán sự điều khiển . Xen kẽ giáo viên nhận xét học có thể chia tổ tập luyện
* H§3: Trò chơi : “ Kéo cưa lừa xẻ “
-Lần 1 cho 1 hoặc 2 cặp chơi thử . Lần 2 chia về các tổ để chơi
chơi có kết hợp với vần điệu .
3.Phần kết thúc:
HS-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
-Giáo viên hệ thống bài học
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh .
2 phút
1phút
2phút
2phút
8 phút
3 phút
2phút
1phút
Giáo viên
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008
Tập đọc MỤC LỤC SÁCH
A/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn bản mục lục sách . Nghỉ hơi sau mỗi cột . Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả , tên truyện .
- Hiểu nghĩa các từ : mục lục , tuyển tập , tác giả , tác phẩm , hương đồng cỏ nội, vương quốc.
- Biết xem mục lục bài để tra cứu .
B/Chuẩn bị :
– Tranh minh họa
- Quyển sách ghi tuyển tập truyện thiếu nhi .
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KiĨm tra
-Gọi 2 e
File đính kèm:
- BStuan5.doc