Giáo án Lớp 2 - Tuần 7 - Trường Tiểu Học Đức Hạnh 2

Tập đọc (19, 20): NGƯỜI THẦY CŨ.

(Dự kiến 70 phút, SGK trang 56)

I. Mục đích - Yêu cầu:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên đọc bài: “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm

 

doc26 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 7 - Trường Tiểu Học Đức Hạnh 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008. Tập đọc (19, 20): NGƯỜI THẦY CŨ. (Dự kiến 70 phút, SGK trang 56) I. Mục đích - Yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. - Học sinh: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên đọc bài: “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu, từng đoạn. - Giải nghĩa từ: xúc động: Có cảm xúc mạnh. + Hình phạt: Hình thức phạt người có lỗi.. - Hướng dẫn đọc cả bài - Đọc theo nhóm. - Thi đọc cả bài. Tiết 2: * Hoạt động 3: Tìm hiểu bài Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. a) Bố Dũng đến trường làm gì ? b) Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào? c) Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì ? * Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - Giáo viên nhận xét bổ sung. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. - Học sinh đọc phần chú giải. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất. - Đọc đồng thanh cả lớp. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Bố Dũng đến trường để tìm gặp thầy giáo cũ. - Bố vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. - Kỉ niệm về thời đi học có lần trèo qua cửa sổ lớp học, thầy chỉ bảo ban nhắc nhở mà không phạt. - Các nhóm học sinh thi đọc cả bài theo vai. - Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất. Toán (31): LUYỆN TẬP. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 31) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn. - Rèn kỹ năng giải toán về ít hơn, nhiều hơn. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng làm bài tập 3 trang 30. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Củng cố khái niệm về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. - Cho học sinh đọc đầu bài. + Trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn mấy ngôi sao? Bài 2: Hướng dẫn học sinh giải bài toán. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Bài 3: Hướng dẫn học sinh giải bài toán. - Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở. Bài 4: Cho học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa minh họa bài toán. - Hướng dẫn học sinh tự giải. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Học sinh nêu lại bài toán. - Học sinh đếm các ngôi sao trong mỗi hình rồi trả lời. - Có nhiều hơn 2 ngôi sao. - Học sinh giải vào bảng con. Bài giải. Tuổi em là: 16 – 5 = 9 (tuổi): Đáp số: 9 tuổi. - Học sinh giải vào vở. Bài giải Tuổi anh là: 11 + 5 = 16 (Tuổi): Đáp số: 16 tuổi. - Học sinh tự làm vào vở. - 1 Học sinh lên bảng làm. Toà nhà thứ hai có số tầng là: 16 – 4 = 12 (tầng): Đáp số: 12 (tầng): Đạo đức (7): CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (Tiết 1). (Dự kiến 35 phút ) I. Mục đích - Yêu cầu: - Học sinh biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng. Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông, bà, cha, mẹ. Học sinh tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. - Học sinh có thái độ không đồng tình với hành vi chưa căm làm việc nhà. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai. Bộ tranh thảo luận nhóm. - Học sinh: Các tấm thẻ nhỏ để chơi trò chơi. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi: em đã làm gì để lớp mình gọn gàng, ngăn nắp ? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ. - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. - Học sinh thảo luận theo câu hỏi. - Giáo viên kết luận: Bạn nhỏ làm các công việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. * Hoạt động 3: Bạn đang làm gì ? - Giáo viên chia nhóm phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh và yêu cầu các nhóm nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm. - Giáo viên kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng. * Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến. - Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu học sinh giơ thẻ màu theo qui ước. - Giáo viên kết luận: Các ý kiến b, d, đ là đúng. Các ý kiến a, c là sai. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nhắc lại kết luận. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên báo cáo. - Cả lớp cùng nhận xét. - Học sinh tán thành giơ thẻ đỏ. - Học sinh không tán thành giơ thẻ màu xanh. - Không biết giơ thẻ màu trắng. Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008. Thể dục (13): ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN. (Dự kiến 35 phút, SGV trang 52,53 ) I. Mục tiêu: - Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Ôn trò chơi: Nhanh lên bạn ơi ! II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Khởi động: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Phần mở đầu. - Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. * Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số từ 1 đến hết. - Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn vòng tròn. - Học động tác chân. + Giáo viên làm mẫu toàn động tác một lần. + Hướng dẫn học sinh từng nhịp vừa hướng dẫn vừa phân tích. - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi ! + Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. + Cho học sinh chơi trò chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Về ôn lại 5 động tác đã học. - Học sinh ra xếp hàng. - Học sinh thực hiện 1, 2 lần - Học sinh tập theo hướng dẫn của giáo viên 2, 3 lần. - Học sinh thực hiện theo giáo viên. - Tập 2, 3 lần mỗi lần 8 nhịp do lớp trưởng điều khiển. - Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Cán sự lớp điều khiển cho cả lớp chơi 1, 2 lần. - Học sinh chơi trò chơi. - Tập một vài động tác thả lỏng. - Về ôn lại bài. Toán (32): KI - LÔ- GAM. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 32 ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn. - Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân. - Nhận biết về đơn vị: kg, biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của kilôgam (kg). Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc. - Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2 kg, 5kg. - Học sinh: Bảng phụ. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một số học sinh lên đọc bảng làm bài 4/31. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Giới thiệu: kilôgam. - Giáo viên yêu cầu học sinh cầm 1 quyển sách và 1 quyển vở và hỏi: quyển nào nặng hơn? Quyển nào nhẹ hơn? - Yêu cầu học sinh nhấc quả cân 1 kg lên sau đó nhấc 1 quyển vở lên và hỏi: Cái nào nặng hơn? - Muốn biết được vật nặng hay nhẹ ta phải cân vật đó lên. - Giới thiệu cái cân và cách cân. + Cân các vật lên để xem mức độ nặng nhẹ thế nào ta dùng đơn vị đo là kilôgam. + Kilôgam viết tắt là: kg + Giáo viên giới thiệu quả cân 1 kg, 2kg, 4kg, 5kg. * Hoạt động 3: Thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh trả lời: quyển sách nặng hơn. Quyển vở nhẹ hơn. - Quả cân năng hơn quyển vở. - Học sinh quan sát cái cân. - Học sinh đọc: ki – lô – gam. - Học sinh viết bảng con: kg - Học sinh: kilôgam viết tắt là: kg. - Học sinh viết bảng con: 1kg, 2kg, 4kg, 5kg. - Học sinh đọc và làm lần lượt từng bài theo yêu cầu của giáo viên. Tập đọc (21): THỜI KHÓA BIỂU. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 58 ) I. Mục đích - Yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó. - Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu được nghĩa của các từ khó. - Nắm được một số tiết học chính. Hiểu tác dụng của thời khóa biểu đối với học sinh. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Sách giáo khoa. Thời khoá biểu. - Học sinh: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên đọc bài “Người thầy cũ” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu, từng đoạn. - Giải nghĩa từ: - Hướng dẫn đọc cả bài - Đọc theo nhóm. - Thi đọc cả bài * Hoạt động 3: Tìm hiểu bài Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. * Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - Giáo viên nhận xét bổ sung. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nối nhau đọc từng dòng, từng câu. - Học sinh đọc phần chú giải. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Nhận xét nhóm đọc tốt nhất. - Đọc đồng thanh cả lớp. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. - Cả lớp cùng nhận xét khen nhóm đọc tốt. - Thực hiện theo thời kháo biểu. Chính tả (13) Tập chép: NGƯỜI THẦY CŨ. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 57 ) I. Mục đích - Yêu cầu: - Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: “Người thầy cũ”. - Viết đúng qui tắc viết chính tả với ui/uy, tr/ch, iên/ iêng. - Làm đúng các bài tập. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: Hai bàn tay, cái chai, nước chảy. - Học sinh ở dưới lớp viết vào bảng con. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép. - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép. + Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về? + Chữ đầu của mỗi câu viết như thế nào? - Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi. - Hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. - Đọc cho học sinh soát lỗi. * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 vào vở. - Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2a. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về làm bài tập 2b. - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc lại. - Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Dũng nghĩ bố cũng có lần mắc lỗi. - Viết hoa. - Học sinh luyện bảng con. - Học sinh theo dõi. - Học sinh chép bài vào vở. - Soát lỗi. - Học sinh đọc đề bài. - Học sinh làm bài vào vở. - 1 Học sinh lên bảng làm. Bụi phấn – huy hiệu. Vui vẻ – tận tuỵ. - Cả lớp nhận xét. - Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. - Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất. + Giò chả – trả lại. + Con trăn – cái chăn Thủ công (T7): GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (Tiết 1). (Dự kiến 35 phút, SGK trang 204 ) I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. - Học sinh yêu thích gấp thuyền. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Mẫu thuyền bằng giấy. - Học sinh: Giấy màu, kéo, III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay đuôi rời. - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu. - Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. * Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu - Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. - Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền. - Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tập gấp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gấp thuyền phẳng đáy không mui từng bước như trong sách giáo khoa. - Giáo viên đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về tập gấp lại. - Học sinh quan sát và nhận xét. - Học sinh theo dõi. - Học sinh nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Học sinh tập gấp từng bước theo hướng dẫn của giáo viên. + Gấp các nếp gấp cách đều nhau. + Gấp tạo thân và mũi thuyền. + Tạo thuyền phẳng đáy không mui. Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2008. Toán (33): LUYỆN TẬP. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 33 ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm quen với cân đồng hồ. - Thực hành cân với cân đồng hồ. - Giải các bài toán có kèm theo số đo khối lượng có đơn vị là kg. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học? + Nêu cách viết tắt kilôgam? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Giáo viên giới thiệu cái cân đồng hồ. - Cân có mấy đĩa? - Mặt đồng hồ có ghi các số tương ứng với vạch chia. Khi trên đĩa không có các đồ vật thì kim chỉ ở số 0. - Cách cân: Đặt đồ vật lên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay. Kim dừng ở vạch nào thì số tương ứng ấy cho biết vật đặt trên đĩa nặng bấy nhiêu kg. - Gọi 2, 3 học sinh lên bảng thực hành cân. - Giáo viên nhận xét cho cả lớp đọc số chỉ trên mặt đồng hồ. Bài 2: Củng cố đối tượng nặng hơn, nhẹ hơn. Bài 3: Yêu cầu học sinh nhẩm rồi ghi ngay kết quả vào vở. Bài 4: Hướng dẫn học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. Bài 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự bài 4. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Có 1 đĩa. - Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu cái cân đồng hồ. - Học sinh theo dõi giáo viên cân. - Học sinh lên thực hành cân 1 túi gạo 2kg, 1 túi đường 1kg, cân 2 chồng sách 3kg. - Học sinh làm miệng: + Câu b, c, e đúng. + Câu a, d, c sai. - Học sinh làm vào vở. 3kg + 6kg – 4kg = 5kg. 15kg – 10kg + 7kg = 12kg. 8kg - 4kg + 9kg = 13kg. - Học sinh tự giải bài toán. Bài giải Số kilôgam gạo nếp mẹ mua là 26 – 16 = 10 (kg): Đáp số: 16 kg. Kể chuyện (7): NGƯỜI THẦY CŨ. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 57 ) I. Mục đích - Yêu cầu: - Rèn kỹ năng nói: xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện. - Kể lại toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến. Biết tham gia dựng phần chính của câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, thầy giáo, chú bộ đội. - Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ dùng để đóng vai. - Học sinh: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên kể lại câu chuyện “ mẩu giấy vụn”. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. - Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện. + Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào? - Kể toàn bộ câu chuyện. + Dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai. + Lần 1 giáo viên làm người dẫn chuyện 1 học sinh vai chú khánh 1 học sinh vai thầy giáo 1 học sinh vai bạn dũng. + Lần 2: Ba học sinh xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai. - Giáo viên nhận xét chung. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. - Học sinh nêu tên các nhân vật: Thầy giáo, chú bộ đội, người dẫn chuyện. - Học sinh tập kể trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Học sinh lên dựng lại câu chuyện theo vai. Học sinh nhìn sách giáo khoa để nhớ lại nếu như không nhớ lời nhân vật. - Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai. - Cả lớp nhận xét. Tự nhiên và xã hội (T7): ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 16, 17 ) I. Mục đích - Yêu cầu: Sau bài học học sinh có thể: - Hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh. - Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa trang 16, 17. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu đường đi của thức ăn trên sơ đồ? - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày. - Cho học sinh làm việc theo nhóm. + Hàng ngày các em ăn mấy bữa? + Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu? + Ngoài ra các em còn ăn thêm những gì ? - Giáo viên kết luận: ăn uống đầy đủ là chúng ta ăn đủ cả về số lượng và đủ cả về chất lượng. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ. - Học sinh thảo luận nhóm cả lớp theo câu hỏi: + Tại sao chúng ta phải ăn đủ no uống đủ nước? + Nếu chúng ta thường xuyên bị đói, khát thì điều gì xảy ra? - Giáo viên kết luận: Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn thêm hoa quả, * Hoạt động 4: Trò chơi đi chợ. Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà ôn lại bài. - Học sinh thực hành theo cặp. - Đại diện 1 số nhóm lên lên phát biểu ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Hàng ngày em ăn 3 bữa. + Mỗi bữa ăn 3 bát cơm và ăn thêm rau, cá, thịt, - Học sinh nhắc lại kết luận nhiều lần. - Học sinh thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi. - Các nhóm báo cáo. - Cả lớp nhận xét. - Nhắc lại kết luận. - Học sinh vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. - Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. MĨ THUẬT Tiết 7: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC (thời gian toàn bài: 35 phút) I/ MỤC TIÊU : -HS biết được nội dung đề tài Em đi học. -Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh. -Biết vẽ và vẽ được nội dung đề tài Em đi học. II/ CHUẨN BỊ: -GV: Vật mẫu, tranh ảnh về nội dung đề tài Em đi học. -HS: Vở tập vẽ, viết, màu III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: (6’) Quan sát và nhận xét. -GV giới thiệu bài và giới thiệu tranh về nội dung đề tài Em đi học. -HS quan sát và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các chi tiết có trong bức tranh? Em hãy nêu cách sắp xếp hình ảnh của các bức tranh này? -GV nhận xét và chuyển ý. Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn cách vẽ. -GV hướng dẫn HS dựng khung hình, phác hoa, chỉnh hình và vẽ màu. HS chú ý lắng nghe và nhắc lại cách vẽ. *GV vẽ mẫu. Hoạt động 3: (20’) Thực hành vẽ. -GV cho HS tiến hành vẽ. Trong quá trình HS vẽ, GV theo dõi để giúp đỡ HS. -HS vẽ xong trưng bày sản phẩm. HS nhận xét và GV nhận xét chung. Hoạt động 4: (1’) Nhận xét và dặn dò tiết học. Luyện từ và câu (T7): TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG. (Dự kiến 35 phút ) I. Mục đích - Yêu cầu: - Củng cố vốn từ về các môn học và hoạt động của người. - Rèn kỹ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Tranh minh họa về các hoạt động của người. - Học sinh: Bảng phụ; vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 Học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận được gạch chân. + Ai là học sinh lớp 2 ? + Môn học em yêu thích là gì ? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên ghi ghi lên bảng các từ chỉ các môn học: Tiếng việt, toán, đạo đức, tự nhiên - xã hôị, thể dục, nghệ thuật. Tên các môn tự chọn: Ngoại ngữ. Bài 2: Gọi học sinh đọc đề - Tìm từ chỉ hoạt động của người trong từng tranh. - Cho học sinh quan sát tranh Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên mời 1 số em lên bảng làm. Bài 4: Giúp học sinh nắm yêu cầu bài - Cho học sinh làm bài vào vở. - Gọi 1 vài học sinh đọc bài viết của mình. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà ôn lại bài. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét. - Học sinh đọc đề. - Học sinh quan sát tranh rồi tìm từ chỉ hoạt động. T 1: Đọc sách hoặc xem sách. T 2: Viết hoặc làm bài. T 3: Nghe hoặc nghe giảng. T 4: Nói hoặc trò chuyện. - Học sinh đọc lại các từ vừa tìm được. - Học sinh lên kể lại nội dung mỗi tranh và phải dùng từ vừa tìm được. - 4 Học sinh lên bảng kể mỗi em 1 câu. - Cả lớp nhận xét. - Học sinh làm bài vào vở. - Một số học sinh đọc bài làm của mình. - Học sinh cả lớp nhận xét. Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2008. Thể dục (T14): ĐỘNG TÁC NHẢY. TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 54, 55 ) I. Mục tiêu: - Ôn 6 động tác đã học. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác nhảy. Yêu cầu biết và thực hiện tương đối chính xác. - Học trò chơi: “ bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi và 2 khăn để bịt mắt. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Khởi động: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Phần mở đầu. - Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Ôn bài tập đội hình đội ngũ * Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Ôn sáu động tác đã học. - Giáo viên điều khiển. - Học động tác nhảy. + Giáo viên tập mẫu 1 lần toàn động tác để học sinh theo dõi. + Hướng dẫn học sinh tập từng nhịp. + Hô cho học sinh tập toàn động tác. - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Về ôn lại trò chơi. - Học sinh ra xếp hàng. - Học sinh ôn lại một vài lần. - Học sinh thực hiện mỗi động tác 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. - Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Thực hiện 2 lần. - Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh các tổ thi đua xem tổ nào nhanh nhất. - tập một vài động tác thả lỏng. Toán (T34): 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5. (Dự kiến 35 phút, SGK trang 34 ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết cách thực hiện phép cộng dạng: 6 + 5, từ đó tự lập bảng công thức 6 cộng với một số. - Rèn kỹ năng tính nhẩm. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng đọc bảng công thức 7 cộng với một số. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 6 + 5. - Giáo viên nêu bài toán: Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả. - Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính tương tự như bài 7 cộng với một số. 6 + 5 11

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc