Giáo án lớp 2 tuần 9 - Trường Tiểu học Đại Đồng

TIẾNG VIỆT

Ôn tập giữa học kì 1( tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, BT4).

- HS Khá - Giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn , đoạn thơ( tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút)

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 9 - Trường Tiểu học Đại Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 Chào cờ Nền nếp đầu tuần …………………………………………………… TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì 1( tiết 1) I. Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học. - Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, BT4). - HS Khá - Giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn , đoạn thơ( tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút) II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b) Hướng dẫn ôn tập. *Kiểm tra đọc: - Học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chuẩn bị 2 phút. - Giáo viên gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi GV nêu? - Nhận xét. * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Gọi 1 HS khá đọc toàn bộ bảng chữ cái. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái. Bài 3: - Gọi HS đọc đầu bài. - Gọi 4 HS lên bảng làm, yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập. Bài 4: - Gọi HS đọc đầu bài. - Chia lớp thành 4 nhóm , phát phiếu học tập có kẻ như bài tập 3. - Các nhóm thi đua tìm thêm từ ghi vào các cột . - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. - Học sinh lên đọc bài. Học sinh trả lời câu hỏi. - 1 Học sinh đọc bảng chữ cái. - HS nối tiếp đọc bảng chữ cái. - 1 HS đọc đầu bài. - Học sinh làm bài vào vở BT. Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối Bạn bè Hùng Bàn Xe đạp Thỏ mèo Chuối xoài - Tìm thêm từ có thể xếp vào trong bảng. - Lớp hoạt động nhóm , làm vào phiếu BT. - Đại diện nhóm trình bày. VD: + Học sinh, thầy giáo, ông, cha, mẹ, … + Ghế, tủ, giường, ô tô, xe đạp, … + Gà, bò, trâu, ngựa, dê, voi, vìt, … + Cam, mít, na, chanh, quýt, bưởi, … ..................................................................... TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì 1( tiết 2) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? (BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái. ( BT 3) II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập ghi tên các bài tập đọc, bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b. Hướng dẫn ôn tập. * Kiểm tra đọc: - Học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chuẩn bị 2 phút. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: - Gọi HS đọc đầu bài. - Treo bảng phụ ghi BT3. - Gọi HS Khá- Giỏi đạt câu theo mẫu. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở BT. - Gọi HS đọc câu mình đặt trong vở BT. - Nhận xét , cho điểm. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho học sinh làm bài vào vở. - Gọi một vài học sinh lên bảng chữa bài. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. - Học sinh lên đọc bài. - Học sinh trả lời câu hỏi. - HS đọc đầu bài. - Học sinh đọc: đặt câu theo mẫu. - Một học sinh khá giỏi đặt câu. - Học sinh tự làm. - HS đọc bài. Ai(cái gì, con gì): Là gì ? M: Bạn Lan Chú Nam Bố em Em trai em Là học sinh giỏi. Là nông dân. Là bác sĩ. Là học sinh mẫu giáo. - HS đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài vào vở. - Đáp án là: An, Dũng , Khánh, Minh, Nam . ………………………………………………… Toán Tiết 41: Lít I.Mục tiêu: - Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước,dầu…. - Biết ca 1 lít, chai 1lít . Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. - Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít. - Làm bài 1; bài 2( cột 1,2); bài 4. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước. - Học sinh: Bảng phụ. Vở bài tập III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 Học sinh lên bảng đặt tính rồi tính 37 +63 ; 18 + 82 ; 45 + 55 - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài b. Giới thiệu nhiều hơn( nước) và ít hơn( nước). - Giáo viên lấy 2 cái cốc 1 to 1 nhỏ, rót đầy nước vào 2 cốc. - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? - Cốc nào chứa được ít nước hơn? c. Giới thiệu lít. - Để biết trong cốc , can, . . . có bao nhiêu nước ta đùng đơn vị đo là lít. - Lít viết tắt là: l - Giáo viên giới thiệu ca 1 lít, rót đầy ca ta được 1 lít nước. - Đưa ra chiếc can có vạch chia rót đầy nước , yêu cầu HS đọc mức nước có trong can. d.Thực hành. Bài 1: Viết tên gọi đơn vị là lít, theo mẫu. - Yêu cầu HS viết , sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Bài 2: Tính theo mẫu. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Gọi 1 số học sinh lên bảng chữa bài. CHốT: Khi cộng, trừ các số có kèm theo đơn vị lít em làm thế nào? 3. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - 3 HS lên bảng làm , lớp làm bảng con. - Học sinh quan sát giáo viên rót nước vào cốc. - Cốc to. - Cốc bé. - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc: lít viết tắt là l - Học sinh đọc: Một lít, hai lít, bốn lít, sáu lít, … - Học sinh lên bảng làm., lớp đọc đồng thanh. - Học sinh làm vào vở. 9l+8l=17l 17l-6l=11l 15l+5l=20l 18l-5l=13l .................................................................. Âm nhạc Học bài hát: chúc mừng sinh nhật ( GV chuyên dạy) .................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 42: Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít . - Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong đo nước , dầu … - Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít. -HS làm BT 1,2,3. HSKG làm thêm BT4 II. Chuẩn bị: -Bảng con, vở bài tập. . III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ: -GV nhận xét. 2.Bài mới: a. Giới thiệu : Luyện tập. b. Hướng dẫn HS làm các bài tập và chữa bài. Bài 1: -Cho HS làm vào vở. Bài 2:HS nêu miệng -Cho HS tự nêu phép tính giải mỗi bài toán. Bài tập 3: - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Muốn tìm số lít dầu thùng thứ hai lam phép tính gì? - Tổ chức nhận xét Bài 4 : thực hành đổ nước sang 4 cốc như nhau( còn thời gian cho hs thực hành) 3.Củng cố , dặn dò: -Dặn HS về nhà tiếp tục làm các bài tập chưa xong ở lớp. -Nhận xét tiết học. -Gọi vài HS lên bảng lớp , cả lớp làm bảng con: 17l- 2l; 18l-5l; 25l+5l. - Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài vào vở, 3 hs lên bảng - Nhận xét, chốt kết quả đúng - Hs đọc yêu cầu - HS quan sát hình vẽ, nêu kết quả a) 6l , b) 8l , c) 30l. - Nhận xét , chốt kết quả đúng - HS đọc bài toán, pt, tóm tắt bài toán - Bài toán về nhiều hơn - Hs làm bài vào vở , 1 Hs lên bảng Bài giải Thùng thứ hai chứa được là : 16-2= 14 ( l ) Đáp số : 14 l ............................................................... TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì 1( tiết 3) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật , của người và đặt câu nói về sự vật ( bài tập 2, bài tập 3 ) II. Chuẩn bị: -Phiếu ghi các bài tập đọc . - Bảng phụ kẻ bảng thống kê để HS làm bài tập . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học . 2.Kiểm tra tập đọc : Thực hiện như tiết 1. 3.Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật , mỗi người trong bài “ Làm việc thật là vui ” (miệng ). -GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập( tìm từ ngữ ) -Cả lớp làm vào nháp -GV nhận xét . 4.Đặt câu về hoạt động của con vật , đồ vật , cây cối ( viết ) -Yêu cầu HS làm bài vào vở . -Cả lớp và GV nhận xét. 5. Củng cố , dặn dò: -GV yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài học thuộc lòng . -Nhận xét tiết học. - Hs đọc yêu cầu -1HS lên bảng làm bài. Từ ngữ chỉ vật , chỉ người Từ ngữ chỉ hoạt động -đồng hồ -gà trống -tu hú -chim -cành đào -bé -báo phút , báo giờ. -gáy vang ò…ó..o báo trời sáng. -kêu tu hú , tu hú báo sắp đến mùa vải chín. -bắt sâu bảo vệ mùa màng. -nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ -đi học,quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ - Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài vào vở - Tiếp nối nhau nêu câu văn của mình, Hs khác nghe và nhận xét -Mèo bắt chuột , bảo vệ đồ đạc , lúa thóc trong nhà. -Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ Trung thu. -Cây mai ra hoa , báo hiệu ngày tết đến. ................................................................... TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì 1( tiết 4) I. Mục tiêu: -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. -Nghe-viết chính xác , trình bày đúng bài chính tả Cân voi ( bài tập 2 ) ; tốc độ viết khoảng 35 chữ / 15 phút . - HSKG : viết đúng, roàng bài CT(tốc độ trên 35/ phút) II. Chuẩn bị:- -Phiếu ghi các bài tập đọc . -Vở viết chính tả. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học . 2.Kiểm tra tập đọc : Thực hiện như tiết 1. 3.Viết chính tả -GV đọc bài Cân voi . -Giải nghĩa các từ : sứ thần , Trung Hoa , Lương Thế Vinh. -GV hỏi HS về nội dung mẫu chuyện + Mẩu chuyện ca ngợi ai ? -HS tập viết các từ khó và tên riêng vào bảng con. - GV đọc bài . -HS đổi vở cho nhau để chửa bài. - GV chấm điểm một số bài viết. 4.Củng cố , dặn dò: -GV nhắc HS về nhà ôn lại các bài học thuộc lòng . -Nhận xét tiết học. -2,3 HS đọc bài , cả lớp đọc thầm theo. -Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh. -HS nghe viết vào vở . ....................................................................... đạo đức Chăm chỉ học tập ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu - Nêu được một số biểu hiện của việc chăm chỉ học tập . - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. - HS khá giỏi biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày. Giáo dục kĩ năng sống: - Kn quản lí thời gian học tập của bản thân. II. Chuẩn bị:. -Các phiếu thảo luận nhóm cho hoạt động 2 (tiết 1 ) , III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể những việc em đã làm ở nhà - Những việc nhà bạn làm đã phù hợp với khả năng chưa? - Em làm việc đó một cách tự nguyện hay phải nhắc nhở? - Bố mẹ cảm thấy thế nào trước những việc làm của em? 2.Bài mới Giới thiệu bài : Chăm chỉ học tập. Hoạt động 1 :Xử lý tình huống -Mục tiêu : HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập. -Cách tiến hành: .GV nêu tình huống để HS thảo luận và sắm vai: Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi ( đá bóng ) .Bạn Hà phải làm gì khi đó . -Kết luận:Khi đang học bài , đang làm bài tập các em cần cố gắng hòán thành công việc không nên bỏ dở như thế mới là chăm chỉ học tập. Hoạt động 2: Thaỏ luận nhóm -Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện của việc chăm chỉ học tập -Cách tiến hành : .Hãy đánh dấu cộng vào ô trống trước những biểu hiện của việc chăm chỉ học tập . .GV kết luận :Các ý kiến biểu hiện chăm chỉ học tập là a b,d,đ. -Chăm chỉ học tập có lợi ích gì? : Hoạt động 3: Liên hện thực tế -Mục tiêu : Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc căm chỉ học tập. -Cách tiến hành : .GV yêu cầu HS tự liên hệ về việc học tập của mình . 3.Củng cố , dặn dò: -Gọi HS nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập .-Nhắc HS thực hiện bài học vào thực tế bản thân . -Nhận xét tiết học. - 3,4 HS nêu những việc làm ở nhà của mình . - HS thảo luận , sắm vai trước lớp . - Hs trình diễn, các nhóm khác quan sát - Hs phân tích về các cách ứng xử của các nhóm - hs đọc các ý kiến - Hs bày tỏ ý kiến, giải thích lí do Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn . .Được thậy cô , bạn bè yêu mến . .Thực hiện tốt quyền được học tập .Bố mẹ hài lòng . -Các nhóm thảo luận từng nộidung và trình bày kết quả của mình . -HS trao đổi theo nhóm đôi. -Tự liên hệ trước lớp . ...................................................................... Thể dục Bài thể dục phát triển chung Điểm số 1-2,1-2 theo đội hình hàng dọc I. Mục tiêu. - Thực hiện được các động tác của bài TD phát triển chung. - Ôn cách điểm số 1-2 , 1- 2 theo đội hình hàng dọc. II. Địa điểm ,phương tiện - Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.Còi. -Tranh động tác TD. Khăn bịt mắt III. Nội dung và phương pháp lên lớp NộI DUNG ĐịNH LƯợNG PHƯƠNG PHáP Tổ CHứC I/ Mở ĐầU GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS đứng tại chỗ vổ tay và hát Giậm chân……….giậm Đứng lại…………đứng Đi đều…………bước Đứng lại………………..đứng Kiểm tra bài cũ : 4 hs Nhận xét II/ CƠ BảN: a.Điểm số 1-2,1-2,…theo đội hình hàng dọc: Theo 1-2,1-2,…đến hết……….điểm số Nhận xét b.Ôn bài thể dục phát triển chung Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp *Các tổ tổ chức luyện tập Giáo viên theo dõi góp ý Nhận xét *Các tổ thi đua trình diễn bài thể dục Nhận xét Tuyên dương III/ KếT THúC: HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát Hệ thống bài học và nhận xét giờ học Về nhà ôn 8 động tác TD đã học 4phút 31phút 5 phút Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình học mới động tác TD * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội Hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV ………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013 TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì 1( tiết 5) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu , kĩ năng đọc như tiết 1. - Trả lời được các câu hỏi về nội dung (BT2). II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. - Học sinh: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b.Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập. * Kiểm tra đọc. - Giáo viên thực hiện như Tiết 1. * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Để thực hiện tốt yêu cầu của bài, các em cần chú ý điều gì? - Cho học sinh quan sát tranh để trả lời. + Hàng ngày ai đưa Tuấn đến trường ? + Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học được? + Tuấn làm gì giúp mẹ? + Tuấn đến trường bằng cách nào? - Gọi HS khá- Giỏi trả lời toàn bộ câu hỏi để tạo thành một câu chuyện. 3. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. - Học sinh lên đọc bài. - HS đọc đầu bài. - Quan sát kĩ từng bức tranh , đọc câu hỏi và trả lời sao cho các câu trả lời tạo thành một câu chuyện. - Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. + Hàng ngày mẹ đưa Tuấn tới trường. + Hôm nay mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm. + Tuấn rót nước cho mẹ uống. + Tuấn tự mình đi bộ đến trường. - HS trả lời. VD: Hằng ngày , mẹ vẫn đưa Tuấn đi học. Hôm nay, chẳng may mẹ bị ốm phải nằm ở nhà. Tuần rót nước mời mẹ uống. Tuấn tự đi bộ một mình tới trường. ………………………………………… Toán Tiết 43: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị : kg, l - Biết số hạng, tổng. - Biết giải bài toán với một phép cộng. - Làm bài 1( dòng 1, 2); bài 2; bài 3( cột 1, 2, 3); bài 4. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng làm bài 3 / 43. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Tính nhẩm. - Giáo viên cho học sinh làm miệng. Bài 2: - Giáo viên cho học sinh nhìn từng hình vẽ nêu thành bài toán . - Yêu cầu HS nêu kết quả. Bài 3: - Gọi HS nêu đầu bài. - 1 HS lên bảng làm , lớp làm bảng con. CHốT: Muốn tìm tổng các em làm thế nào? Bài 4: - Gọi HS đọc đầu bài. - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Dựa vào tóm tắt em cho biết bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 HS khá- Giỏi nêu thành bài toán hoàn chỉnh. - Yêu cầu HS giải vào vở. - Nhận xét cho điểm. Bài 5.( Dành cho HS Khá- Giỏi) - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và cho biết túi gạo nặng bao nhiêu kg? Vì sao em biết? - Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng. 3. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh tính nhẩm. 5 + 6 = 11 8 + 7 = 15 9 + 4 = 13 16 + 5 = 21 27 + 8 = 35 44 + 9 = 53 - HS nêu: Có hai bao gạo, bao thứ nhất nặng 25 kg, bao thứ hai nặng 20 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu ki- lô- gam? - Học sinh nêu kết quả: 45 kilôgam, 45 lít. - 1 HS đọc đầu bài. - 1 Học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con. Số hạng 34 45 63 Số hạng 17 48 29 Tổng 51 93 92 - Lấy số hạng cộng với số hạng. - HS đọc đầu bài. - Giải bài toán theo tóm tắt. - Lần đầu bán 45 kg, lần sau bán 38 kg. - Hỏi cả hai lần bán bao nhiêu kg? - HS nêu: Một cửa hàng lần đầu bán được 45 kg đường, lần sau bán được 38 kg. Hỏi cả hai lần cửa hàng bán được bao nhiêu kg? - Học sinh giải vào vở. Bài giải Cả hai lần bán được là: 45 + 38 = 83 (Kg): Đáp số: 83 kilôgam. - HS Khá- Giỏi làm. .................................................................. Mĩ thuật Tập vẽ cỏi mũ( nún )theo mẫu ( GV chuyờn dạy ) ........................................................................ TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì 1( tiết 6) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống cụ thể (BT2) ; đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện (BT3). II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. - Giáo viên cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài rồi về chuẩn bị 2 phút. - Gọi học sinh lên đọc bài. c. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: - Gọi HS đọc đầu bài. -Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Gọi các cặp lên nói. - Giáo viên ghi những câu học sinh nói lên bảng. - Nhận xét chung. Bài 3 : - Gọi HS đọc đầu bài. - Treo bảng phụ. - HS tự làm. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét cách làm đúng sai. 3. Củng cố - Dặn dò - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài. - Học sinh lên bốc thăm về chuẩn bị rồi lên đọc bài. - Học sinh lên đọc bài. - HS đọc đầu bài. - Học sinh làm việc nhóm đôi thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Các nhóm lên trình bày. a) Cảm ơn bạn đã giúp mình. b) Xin lỗi bạn nhé. c) Tớ xin lỗi vì không đúng hẹn. d) Cảm ơn bác cháu sẽ cố gắng hơn nữa. - HS đọc đầu bài. - Học sinh làm vào vở. Câu 1: 1 dấu chấm, 1 dấu phẩy. Câu 2: 1 dấu phẩy. ………………………………………………………………………………………………… Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013 Toán Kiểm tra định kì giữa học kì I I. Mục tiêu: II. Chuẩn bị:Giáo viên phô tô đề III. Các hoạt động dạy học: 1. GV phát đề KT cho HS làm. 2. HS làm bài- Thu bài chấm 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết KT - Dặn chuẩn bị tiết học sau. ………………………………………… Tiếng việt Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 7- tr 73 ) A. Mục tiêu : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết1. - Biết cách tra mục lục sách (BT2); nói đúng lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3). B.Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi các bài học thuộc lòng . C.Các hoạt động dạy học : I.ổn định tổ chức . II.Kiểm tra bài cũ : - HS nêu tác dụng của dấu chấm và dấu phẩy trong câu . III.Bài mới : 1.GTB : 2. KT đọc thuộc lòng (10 - 12 em) thực hiện như tiết 6 . 3.Bài tập : Bài 3 :(miệng) : - GV cho HS mở phần mục lục, tìm tuần 8, đọc các phần trong tuần. - HS lần lượt báo cáo kết quả : nêu tên tuần, chủ điểm, môn, nội dung(tên bài), trang. Bài 4 :(viêt) - HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS tự ghi ra giấy lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với 3 tình huống đã nêu. - HS đọc bài làm. - GV nghe và nhận xét, sửa sai nếu có. - GV nhắc nhở HS biết áp dụng vào cuộc sống thể hiện được là con người văn minh lịch sự. IV. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị giờ sau kiểm tra. ...................................................................... Tự nhiên xã hội Đề phòng bệnh giun sán I. Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun. *KNS: - KN ra quyết định:Nên và không nên làm gì để đề phòng bệnh giun. - KN tư duy phê phán:Phê phán những hành vi ăn uống không sạch sẽ,không đảm bảo vệ sinh,gây bệng giun sán -KN làm chủ bản thân:Có trách nhiệm với bản thânđề phòng bệnh giun * BVMT: - Biết con đường lây nhiễm giun;hành vi mất VS của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môI trường và lây truyền bệnh - Biết sự cần thiết của hành vi giữ VS - Có ý thức giữ gìn VS ăn uống:rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện...ăn chín uống sôi II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ: - Cần phải làm gì để ăn sạch, uống sạch? - Nêu ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ? - Gọi HS nhận xét, bổ sung. 2 .Bài mới: a) Giới thiệu bài: cho HS hát bài Bắc kim thang (lời mới) b) Tìm hiểu bàiv: * Hoạtđộng 1:Tìm hiểu về giun -GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau: +Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun? +Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người? +Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? +Nêu tác hại do giun gây ra? Kết luận :Giun sống trong cơ thể hút chất bổ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. * Hoạt động 2:Các con đường lây nhiễm giun và cách phòng. - GV cho HS chỉ đường đi của trứng giun vào cơ thể - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo cặp các câu hỏi sau: +Các bạn làm như vậy để làm gì? +Ta nên giữ vệ sinh như thế nào? Kết luận:Giun vào cơ thể do ăn uống không vệ sinh nên trứng giun theo vào, ta phải ăn chín, uống sôi để đề phòng bệnh giun. 3 .Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nên tẩy giun 6 tháng 1 lần. Thực hành ăn uống hợp vệ sinh. - Hai học sinh trả lời. -HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: + Đau bụng, buồn nôn... +Sống trong ruột người, dạ day, +Ăn các chất bổ trong cơ thể người +Sức khoẻ yếu,học tập và lao động kém hiệu quả. -HS chỉ đường đi của trứng giun vào cơ thể người( Thực hành SGK). -HS quan sát tranh vẽ,thảo luận. -Các nhóm trình bày trước lớp, lớp nghe nhận xét bổ sung. +Để phòng bệnh giun. + Ăn chín, uống sôi... ............................................................ Tiếng việt kiểm tra giữa học kì I (Kiểm tra đọc) I. Mục tiêu: - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa học kì I (nêu ở tiết1, Ôn tập). II. Chuẩn bị:Giáo viên phô tô đề trong SGK trang 75 cho HS làm bài III. Các hoạt động dạy học: 1. GV phát đề KT cho HS làm. 2. HS làm bài- Thu bài chấm 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết KT - Dặn chuẩn bị tiết học sau. ............................................................... Thể dục Bài thể dục phát triển chung Điểm số 1-2,1-2 theo đội hình hàng dọc và hàng ngang I. Mục tiêu. - Thực hiện được các động tác của bài TD phát triển chung. - Ôn cách điểm số 1-2 , 1- 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang. II. Địa điểm ,phương tiện - Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.Còi. -Tranh động tác TD. Khăn bịt mắt III. Nội dung và phương pháp lên lớp NộI DUNG ĐịNH LƯợNG PHƯƠNG PHáP Tổ CHứC I/ Mở ĐầU GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS đứng tại chỗ vổ tay và hát Giậm chân……….giậm Đứng lại…………đứng Đi đều…………bước Đứng lại………………..đứng Kiểm tra bài cũ : 4 hs Nhận xét II/ CƠ BảN: a.Điểm số 1-2,1-2,…theo đội hình hàng dọc và hàng ngang Theo 1-2,1-2,…đến hết……….điểm số Nhận xét b.Ôn bài thể dục phát triển chung Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp *Các tổ tổ chức luyện tập Giáo viên theo dõi góp ý Nhận xét *Các tổ thi đua trình diễn bài thể dục Nh

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2tuan 9 cktkn bvmt kns.doc
Giáo án liên quan