TUẦN 22
Toán: KIỂM TRA
A- MỤC TIÊU :
- Đánh giá được kết quả học tập :
+ Các bảng nhân 2 , 3 , 4 , 5 . Tính giá trị biểu thức số . Giải bài toán bằng một phép nhân . Tính độ dài đường gấp khúc .
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác , tính tự giác trong khi kiểm tra .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
* Giáo viên : Đề kiểm tra và đáp án .
* Học sinh : Giấy làm bài kiểm tra , vở nháp , bút , thước .
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2B tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Toán: KIỂM TRA
A- MỤC TIÊU :
- Đánh giá được kết quả học tập :
+ Các bảng nhân 2 , 3 , 4 , 5 . Tính giá trị biểu thức số . Giải bài toán bằng một phép nhân . Tính độ dài đường gấp khúc .
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác , tính tự giác trong khi kiểm tra .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
* Giáo viên : Đề kiểm tra và đáp án .
* Học sinh : Giấy làm bài kiểm tra , vở nháp , bút , thước .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh trước khi làm bài kiểm tra .
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu, ghi đề:
* KIỂM TRA
2) Thực hành kiểm tra :
- Gv ghi đề kiểm tra lên bảng :
a-Bài 1 : Tính nhẩm
2 x 3 = 5 x 4 = 4 x 9 = 4 x 7 =
5 x 5 = 4 x 10 = 3 x 3 = 3 x 9 =
b-Bài 2 : Tính
3 x 5 + 6 = 3 x 10 – 14 =
c-Bài 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
* 3 ; 7 ; 11 ; … ; … ; … * 8 ; 13 ; 18 ; … ; … ; …
d-Bài 4 :
+ Mỗi nhóm có 4 học sinh . Hỏi 6 nhóm có bao nhiêu học sinh ?
đ- Bài 5 :
+ Tính độ dài đường gấp khúc ABCD sau :
B 15 cm D
12 cm 8cm
A
C
3/ Củng cố , dặn dò : ( 5’)
- Gv tổng kết giờ học , dặn dò chuẩn bị bài sau : PHÉP CHIA” .
- Học sinh lắng nghe giới thiệu.
- Hs ghi đề vào giấy kiểm tra và làm bài theo yêu cầu của giáo viên .
d-Bài 4 :
Số học sinh trong 6 nhóm :
4 x 6 = 24 ( Học sinh )
Đáp số : 24 học sinh
đ- Bài 5 :
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
12 + 8 + 15 = 35 ( cm )
Đáp số : 35 cm
…………………………………………………….
Tập đọc: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN ( tiết 1 )
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn
- Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật .
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Ngẫm , cuống quýt , đắn đo , coi thường , trốn đằng trời , …
- Hiểu ý nghĩa truyện : Khó khăn , hoạn nạn , thử thách trí thông minh , sự bình tĩnh của mỗi người Chớ kiêu căng , hợm người , xem thường người khác .
3- Giáo dục :
- Giáo dục sự bình tĩnh , trí thông minh , chớ kiêu căng xem thường người khác .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .
+ Học sinh : SGK , vở ghi .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới (25’)
1- Giới thiệu bài đọc :
2- Hướng dẫn luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn .
- Hướng dẫn học sinh phát âm từ khó đọc .
b) Đọc từng đoạn trước lớp :
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa .
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu sau :
+ Chợt thấy một người thợ săn , chúng cuống quýt nấp vào một cái hang ( Giọng hồi hộp , lo sợ )
+ Chồn bảo Gà rừng : “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình” .
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới phần chú giải.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Gv theo dõi , hướng dẫn học sinh các nhóm đọc đúng
- Gv nhận xét .
d) Thi đọc giữa các nhóm :
- Gv tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn , cả bài ) .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt nhất .
e) Đọc đồng thanh :
- Gv yêu cầu học sinh đồng thanh cả lớp đoạn 3 .
3/ củng cố , dặn dò: (5’)
- Gọi học sinh đọc lại bài học .
- Giáo viên chốt lại bài học và nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh chuẩn bị bài học tiết 2 .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh lắng nghe , theo dõi và đọc thầm SGK .
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn .
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
- Học sinh chú ý đọc ngắt nghỉ hơi đúng theo hướng dẫn của giáo viên .
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên .
+ Cả lớp nhận xét và bổ sung .
- Lần lượt học sinh đọc từng đoạn trong nhóm , học sinh khác lắng nghe , góp ý .
- Đại diện mỗi nhóm thi đọc với nhau từng đoạn hoặc cả bài .
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu
- 2 học sinh đọc lại bài học . Cả lớp theo dõi .
………………………………………………………………………………..
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN ( tiết 2 )
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/- Bài mới : (25’)
1- Giới thiệu bài đọc :
2- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài :
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi SGK :
+ Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà rừng ?
+ Khi gặp nạn , Chồn như thế nào ?
+ Gà rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn ?
+ Thái độ của Chồn đối với Gà rừng ?
- Giáo viên chốt lại và cho học sinh chọn đặt tên khác cho truyện . Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện .
3- Luyện đọc lại :
- Các nhóm thi đọc theo vai toàn truyện .
- Tổ chức nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt nhất
3 /Củng cố , dặn dò : (5’)
- Giáo viên tổng kết giờ học . Hỏi : Em thích nhân vật nào trong truyện ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết sau : “ CÒ VÀ CUỐC ” .
- Học sinh lắng nghe .
2- Tìm hiểu nội dung bài :
- Học sinh lắng nghe , theo dõi và đọc thầm SGK .
+ Học sinh trả lời
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
* Ví dụ : Gặp hoạn nạn mới biết ai khôn Chồn và Gà rừng ; Gà rừng thông minh …
3- Luyện đọc lại :
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu .
+ Học sinh trả lời , cả lớp nhận xét , bổ sung .
…………………………………………..
Thứ 3 ngày 3 tháng 2 năm 2009
Toán: PHÉP CHIA
A- MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh :
+ Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ và phép nhân .
+ Biết viết , đọc và tính kết quả của phép chia .
+ Giáo dục tính nhanh , cẩn thận , chính xác và ham thích học toán .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
* Giáo viên : Bảng phụ . Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau . Phiếu bài tập .
* Học sinh : SGK , bảng con , phấn màu . Vở bài tập .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gv trả bài kiểm tra , nhận xét , đánh giá kết quả làm bài của học sinh .
- GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm cho học sinh
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu, ghi đề:
* PHÉP CHIA
2) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a- Nhắc lại phép nhân : 2 x 3 = 6
+ Mỗi phần có 3 ô . Hỏi 2 phần có mấy ô ?
- Gv yêu cầu học sinh viết phép tính .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
b- Giới thiệu phép chia cho 2, cho 3 :
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo như hướng dẫn của SGK
c- Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia :
- Gv hướng dẫn học sinh theo như hướng dẫn của SGK .
3) Luyện tập thực hành :
a-Bài 1 :
- Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu theo mẫu
4 x 2 = 8 8 : 2 = 4 8 : 4 = 2
- Gv yêu cầu học sinh dựa vào mẫu làm bài .
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện . Cả lớp làm bài vào bảng con .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
b-Bài 2 :
- Hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như trên
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
3/- Củng cố , dặn dò : (5’)
+ Hỏi : Giữa phép nhân và phép chia có quan hệ như thế nào ? Cho ví dụ ?
- Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau : “ BẢNG CHIA 2” .
- Học sinh lắng nghe giới thiệu.
- Học sinh tìm số ô vuông trong 2 phần
- Giới thiệu phép chia cho 2, cho 3 :
- Học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên .
Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- Học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Học sinh làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Học sinh dựa vào mẫu để làm bài .
- Học sinh lên bảng thực hiện .
- Cả lớp làm bài vào bảng con .
- Học sinh luyện tập thực hành theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh lên bảng thực hiện .
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh trả lời.
…………………………………………………….
Chính tả: Nviết MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn . Biết trình bày viết hoa chữ cái đầu dòng , đầu câu .
+ Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn ( r / d / gi ) và dấu hỏi / dấu ngã .
+ Giáo dục tính cẩn thận , tính tự giác khi viết chính tả và làm bài tập .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Bảng viết sẵn bài tập . Bút dạ .
+ Học sinh : Vở bài tập , vở chính tả , bảng con .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu bài :
2) Hướng dẫn nghe viết :
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Giáo viên đọc đầu bài và bài chính tả .
- Gọi học sinh đọc lại .
- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài viết :
+ Sự việc gì đã xảy ra đối với Gà rừng và Chồn trong lúc dạo chơi ?
b) Hướng dẫn học sinh nhận xét :
+ Hãy tìm câu nói của người thợ săn ?
+ Câu nói đó được đặt trong dấu gì ?
c) Hướng dẫn tập viết từ khó :
- Giáo viên cho học sinh viết từ khó vào bảng con : Buổi sáng , cuống quýt , reo lên , nấp , nguy , kế , trốn .
d) Gv đọc cho học sinh viết bài vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh .
e) Chấm , chữa bài :
- Giáo viên đọc lại cho học sinh nghe để soát lại bài viết , tự chữ lỗi .
- Thu 10 vở chấm
- Nhận xét bài viết của học sinh .
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a- Bài 2 :
- Gv gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi học sinh nhận xét , chốt lại kết quả đúng .
b- Bài 3 :
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập 3
- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi 2 học sinh lên bảng thi làm nhanh , làm đúng kết quả và đọc kết quả .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét lời giải đúng .
3/ Củng cố, dặn dò : (5’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà viết lại các từ viết sai vào vở . Học sinh nào viết chưa đẹp , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau : “ CÒ VÀ CUỐC” .
- Học sinh theo dõi đọc thầm .
- 2 học sinh đọc lại .
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài .
+ Chúng gặp người đi săn , nên cuống quýt nấp vào một cái hang …
+ “ Có mà trốn đằng trời”
+ Trong dấu ngoặc kép .
- 2 học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con .
- Học sinh viết bài vào vở .
- Học sinh dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài .
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và 2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở bài tập , theo dõi và nhận xét bài làm của bạn .
- Học sinh theo dõi .
- Học sinh tự làm bài .
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
* Vẳng từ vườn xa ; chim cành thỏ thẻ ; Em đứng ngẩn ngơ .
…………………………………………………………………………………….
Kể chuyện: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Rèn kĩ năng nói : Đặt tên cho từng đoạn truyện . Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể phù hợp .
2- Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện , biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp theo lời của bạn .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh hoạ như SGK . SGK , vở ghi .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/- Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu bài đọc :
* MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
2) Hướng dẫn kể chuyện :
a- Kể từng đoạn câu chuyện :
- Gv yêu cầu học sinh đọc lệnh của bài .
- Gv mở bảng phụ đã viết sẵn gợi ý kể từng đoạn câu chuyện . Khuyến khích học sinh mạnh dạn kể bằng lời kể của mình , không lệ thuộc vào bài đọc .
- Gv yêu cầu học sinh kể từng đoạn trong nhóm
- Gv mời 4 học sinh , đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn truyện theo gợi ý .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
b- Kể toàn bộ câu chuyện :
- Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 em và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại chuyện trong nhóm
- Gv yêu cầu học sinh các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp .
- Các nhóm học sinh kể theo lối phân vai : Người dẫn chuyện , người đi săn , Chồn và Gà rừng .
- Gv yêu cầu học sinh các nhóm cử đại diện kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Gv tổ chức cho học sinh các nhóm thi kể
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
3/Củng cố , dặn dò : (5’)
- Gv nhận xét kết quả thực hành kể trên lớp . Khen ngợi những học sinh kể chuyện hay , những học sinh nghe bạn kể chăm chú , có nhận xét chính xác .
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . Tập dựng lại hoạt cảnh theo nhóm tổ và chuẩn bị bài học tiết sau : “ BÁC SĨ SÓI ” .
-HS lắng nghe
- HS kể từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh nhận xét sau mỗi lần kể và bình chọn nhóm kể hay nhất .
+ Cả lớp theo dõi giáo viên nhận xét
-HS kể chuyện và trình bày như trên.
………………………………………………………………
Đạo đức: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU , ĐỀ NGHỊ ( tiết 2 )
A- MỤC TIÊU :
1) Học sinh biết :
+ Cần nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau .
+ Lời yêu cầu , đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .
+ Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày .
2) Học sinh có thái độ :
+ Quý trọng những người biết nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Tranh tình huống cho các hoạt động . Phiếu bài tập .
+ Học sinh : SGK , các tấm bìa có 3 màu đỏ , trắng , xanh , vở bài tập đạo đức
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu, ghi đề:
* BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU , ĐỀ NGHỊ ( Tiết 2) Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế
+ Gv yêu cầu học sinh nói lời yêu cầu , đề nghị lịch sự khi cần được sự giúp đỡ ?
+ Kể lại một vài trường hợp cụ thể ?
- Gv khen ngợi những em đã thực hiện tốt .
3) Hoạt động 2 : Đóng vai
- Gv nêu tình huống , yêu cầu học sinh thảo luận , đóng vai theo từng cặp .
- Gv yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét .
- Gv kết luận
4) Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi : “ Văn minh , lịch sự”
- Gv phổ biến luật chơi .
- Gv nhận xét , đánh giá tinh thần và thái độ tham gia của học sinh .
3/ Củng cố , dặn dò : (5’)
- Gv nhắc nhở học sinh cần nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp để thể hiện lòng tự trọng của bản thân và sự tôn trọng đối với người khác .
- Gv nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài :“ LỊCH SỰ KHI NHẬN ĐIỆN THOẠI VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI”
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Hs trả lời các câu hỏi của Gv . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh nhắc lại kết luận của giáo viên .
- Học sinh theo dõi và tham gia chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên .
+ Học sinh theo dõi , lắng nghe giáo viên nhắc nhở .
…………………………………………………………………………….
Thứ 4 ngày 4 tháng 2 năm 2009
Toán: BẢNG CHIA 2
A- MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh :
+ Lập bảng chia 2 .
+ Thực hành chia 2 .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
* Giáo viên : Bảng phụ . Phiếu bài tập . Các tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn ( như SGK )
* Học sinh : SGK , bảng con , phấn màu . Vở bài tập .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 / Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu, ghi đề:
* BẢNG CHIA 2
2) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a- Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2 :
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại phép nhân 2 .
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại phép chia
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học như hướng dẫn của SGK .
b- Lập bảng chia 2 :
- Gv thực hiện tương tự như trên và tiến hành lập bảng chia 2 như hướng dẫn của SGK .
- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 2
3) Luyện tập thực hành :
a-Bài 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài
+ Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
+ Muốn biết mỗi bạn được mấy cái kẹo , ta làm thế nào ?
- Gv yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán .
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện .
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét và bổ sung
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
b-Bài 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài
- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài . Tự tính nhẩm kết quả các phép tính trong khung , sau đó trả lời các số trong ô tròn là kết quả của phép tính nào ?
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
3/ Củng cố , dặn dò : (5’)
- Gv tổ chức trò chơi tiếp sức giải toán .
- Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau : “ MỘT PHẦN HAI” .
- Học sinh lắng nghe giới thiệu.
2) Tìm hiểu bài :
- Học sinh nhắc lại bảng nhân 2 và phép chia theo yêu cầu của giáo viên . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
- Học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo viên .
- Học sinh thi đọc thuộc bảng chia 2
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh trả lời . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
Giải :
Số kẹo mỗi bạn có được là :
12 : 2 = 6 ( cái kẹo )
Đáp số : 6 cái kẹo
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh lên bảng thực hiện . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
……………………………………………………………………..
Tập đọc: CÒ VÀ CUỐC
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
+ Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Vất vả , bẩn , bảo , kiếm ăn , trắng tinh , cất cánh .
+ Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ .
+ Biết đọc giọng vui tươi , nhấn giọng các từ gợi tả , gợi cảm . Biết phân biệt lời các nhân vật ( Cò và Cuốc )
2-Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Cuốc , thảnh thơi , dập dờn .
- Hiểu nội dung bài : Phải lao động vất vả mới có thảnh thơi , sung sướng .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK . Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .
+ Học sinh : SGK , vở ghi .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1- Giới thiệu bài đọc :
* CÒ VÀ CUỐC
2- Hướng dẫn luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn .
- Hướng dẫn học sinh phát âm từ khó đọc :
b) Đọc từng đoạn trước lớp :
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa .
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới :
c) Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Gv theo dõi , hướng dẫn học sinh các nhóm đọc đúng
d) Thi đọc giữa các nhóm :
- Gv tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn , cả bài ) .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt nhất .
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ Thấy Cò lội ruộng , Cuốc hỏi thế nào ?
+ Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy ?
+ Cò đã trả lời với Cuốc thế nào ?
+ Câu trả lời của Cò có chứa một lời khuyên , đó là lời khuyên gì ?
- Gv cho học sinh xem tranh ảnh
- Gv chốt lại ý nghĩa bài học .
4- Luyện đọc lại :
- Gv hướng dẫn thi đọc lại từng đoạn , cả bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét cách đọc của mỗi nhóm và cá nhân .
3/Củng cố , dặn dò :(5’)
- Giáo viên chốt lại bài học .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết sau : “ BÁC SĨ SÓI” .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh lắng nghe , theo dõi và đọc thầm SGK .
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn .
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
- Học sinh chú ý đọc ngắt nghỉ hơi đúng theo hướng dẫn của giáo viên .
+ Học sinh trả lời , cả lớp theo dõi , nhận xét và góp ý bổ sung .
- Lần lượt học sinh đọc từng đoạn trong nhóm , học sinh khác lắng nghe , góp ý .
- Đại diện mỗi nhóm thi đọc với nhau từng đoạn hoặc cả bài .
+ Học sinh trả lời
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
-HS trao đổi theo cặp để trả lời.
- Học sinh nhắc lại .
- Học sinh trả lời , cả lớp nhận xét và bổ sung .
……………………………………………………………………………….
Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM
DẤU CHẤM , DẤU PHẨY
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Mở rộng vốn từ về chim chóc , biết thêm tên một số loài chim , một số thành ngữ về loài chim
+ Luyện tập sử dụng dấu chấm , dấu phẩy .ở bài tập 1 . Tranh các loài chim vẹt , quạ , khướu , cú , cắt … Bút dạ , một số tờ giấy khổ to viết nội dung BT 3. Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT 2
+ Học sinh : SGK , vở bài tập . Vở nháp .
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh sách giáo khoa.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1- Giới thiệu :
* TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM – DẤU CHẤM , DẤU PHẨY
2- Hướng dẫn luyện tập :
a- Bài 1 : Miệng
- Gv yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu .
- Gv chốt lời giải đúng . Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
b- Bài 2 : Miệng
- Gọi học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập .
- Gv giới thiệu tranh ảnh các loài chim : Quạ , cú , cắt , vẹt , khướu . Giải thích : 5 cách ví von , so sánh nêu trong SGK đều dựa theo đặc điểm của 5 loài chim nêu ở trên .
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận
+ Quạ có đặc điểm gì ?
+ Cú thế nào ?
- Gv mở bảng phụ đã viết 2 lần nội dung bài .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét . Gv cùng học sinh giải thích các thành ngữ trên
- Gv yêu cầu Hs đọc lại kết quả làm bài trên bảng
c- Bài 3 : Viết
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3 .
- Gv yêu cầu học sinh làm bài .
- Giáo viên dán 3 tờ giấy khổ to đã chép sẵn nội dung bài tập 3 . Gọi học sinh thi làm nhanh .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , giáo viên chốt lại lời giải đúng .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
3/- Củng cố , dặn dò : (5’)
- Giáo viên chốt lại bài học .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau : “ TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ” .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh làm việc theo cặp.
-Từng cặp lên trình bày
- Học sinh theo dõi và nhận xét lời giải đúng của giáo viên .
- Học sinh đọc thành tiếng theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu .
- Học sinh cùng giáo viên nhận xét .
- Học sinh đọc lại kết quả .
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Học sinh làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
+ Học sinh theo dõi .
………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 5 tháng 2 năm 2009
Chính tả: Nghe –Viết. CÒ VÀ CUỐC
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài :Cò và Cuốc . Biết trình bày viết hoa chữ cái đầu dòng , đầu câu .
+ Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu r / d / gi , thanh hỏi / thanh ngã .
+ Giáo dục tính cẩn thận , tính tự giác khi viết chính tả và làm bài tập .
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Bảng viết sẵn bài tập . Bút dạ .
+ Học sinh : Vở bài tập , vở chính tả , bảng con .
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
.1/Kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới : (25’)
1) Giới thiệu bài :
* CÒ VÀ CUỐC
2) Hướng dẫn nghe viết :
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Giáo viên đọc đầu bài và bài chính tả .
- Gọi học sinh đọc lại .
- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài viết :
+ Đoạn viết nói chuyện gì ?
b) Hướng dẫn học sinh nhận xét :
+ Bài chính tả có một câu hỏi của Cuốc , một câu trả lời của Cò , các câu đó được đặt sau những dấu câu nào ?
+ Cuối các câu trả lời trên có dấu gì ?
c) Hướng dẫn tập viết từ khó :
- Gv cho học sinh viết từ khó vào bảng con .
d) Gv đọc cho học sinh viết bài vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh .
e) Chấm , chữa bài :
- Giáo viên đọc lại cho học sinh nghe để soát lại bài viết , tự chữ lỗi .
- Thu 10 vở chấm
- Nhận xét bài viết của học sinh .
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a- Bài 2 :
- Gv gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi học sinh nhận xét , chốt lại kết quả đúng .
b- Bài 3 :
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập 3
- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi 2 học sinh lên bảng thi làm nhanh , làm đúng kết quả và đọc kết quả .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét lời giải đúng .
3/Củng cố, dặn dò : (5’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà viết lại các từ viết sai vào vở . Học sinh nào viết chưa đẹp , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau : “ BÁC SĨ SÓI” .
- HS lắng nghe
- HS trả lời
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giá
File đính kèm:
- TUAN 22.doc