I.Mục đích yu cầu:
1. Ơn về cc từ chỉ sự vật , từ so snh .
2. Bước đầu lm quen với biện php tu từ : So snh
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nu trong sch củabi tập 1.
- Bang lớp viết sẵn cc cu văn, cu thơ trong sch củabi tập 2.
- Tranh ( ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yn,một chiếc vịng ngọc thạch gip học sinh hiểu cu văn trong sch của bi tập 2b.Tranh minh hoạ một cnh diều như dấu .
III. Hoạt động ln lớp:
1.Khởi động: Ht bi ht
2.Kiểm tra bi cũ: Gio vin nĩi về tc dụng của tiết luyện từ v cu –Tiết học sẽ gip cc em mở rộng vốn từ, biết cch dng từ, biết nĩi thnh cu gy gọn .
3.Bi mới :
43 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9830 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 (cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH
I.Mục đích yêu cầu:
Ôn về các từ chỉ sự vật , từ so sánh .
Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : So sánh
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong sách củabài tập 1.
- BaÛng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong sách củabài tập 2.
- Tranh ( ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yên,một chiếc vòng ngọc thạch giúp học sinh hiểu câu văn trong sách của bài tập 2b.Tranh minh hoạ một cánh diều như dấu á.
III. Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu –Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn .
3.Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
15’
Giới thiệu bài :Hằng ngày khi nhận xét,miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản .
Ví dụ :Tóc bà em trắng như bông ; Bạn A học giỏi hơn bạn B .
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn về các từ ngữ chỉ sự vật .Sau đó bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn , qua đó rèn luyện óc quan sát .
Hoạt động 1 : Tìm từ ngữ chỉ sự vật .
(Phương pháp trực quan,đàm thoại, giảng giải)
a)Bài tập 1 :
_ Giáo viên mời một học sinh lên bảng làm bài mẫu : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ một .
– Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ .
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét , chấm điểm thi đua. Giáo viên chốt lại lời giải đúng .
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
Hoạt động 2 : Tìm những sự vật được so sánh
( Phương pháp trực quan,quan sát, đàm thoại )
b) Bài tập 2
_ Giáo viên mời một học sinh làm mẫu
Nếu học sinh lúng túng , giáo viên có thể gợi học sinh nhớ lại bài tập đọc( câu hỏi 1
_ Hai bàn tay củabé được so sánh với gì ?
_ Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ ,câu văn.
_ Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng
_ Giáo viên chốt lại lời giải đúng :
Câu b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ .
Câu c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”.
Câu d)Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
+ Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ , trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau .VD:
Câu a) Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoađầu cành ?
Câu b) Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ?
_ Màu ngọc thạch là màu thế nào ?
+ Giáo viên : Khi gió lặng , không có dông bão, mặt biển phẳng lặng , sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch .
Câu c) Vì sao Cánh diều được so sánh với dấu “á”
Câu d) Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ ?
+Giáo viên kết luận : Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
_ Cả lớp chữa bài trong vở .
Hoạt động 3 :Tìm những hình ảnh so sánh .
( Phương pháp trực quan,luyện tập thực hành )
c) Bài tập 3 :
_ Giáo viên mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
_ Giáo viên khuyến khích học sinh trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do
- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài học .
_ Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài .Cả lớp đọc thầm theo .
_Cả lớp làm bài vào vở
_ Cả lớp chữa bài trong vở
_ Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm theo .
- Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành .
_ Cả lớp làm bài vào vở .
_Vì hai bàn tay nhỏ bé , xinh như một bông hoa .
-Đều phẳng , êm và đẹp .
-Xanh biếc, sáng trong .
_ Vì cánh diều hình cong cong , võng xuống ,giống hệt một dấu á
_Vì dấu hỏi cong cong , nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.
_Em thích hình ảnh so sánh nào ở vở bài tập 2 ? Vì sao ?
- Học sinh co ùthể phát biểu theo suy nghĩ :
+ Em thích hình ảnh so sánh a vì bàn tay em bé được ví như một bông hoa là rất đúng .
+ Em thích hình ảnh so sánh b ví cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch .
+ Hình ảnh so sánh ở câu c thật hay vì cánh diều giống hệt dấu “á”mà chúng em viết hằng ngày
+ Hình ảnh so sánh ở câu rất bất ngờ : Dấu hỏi được ví với một vành tai nhỏ,
4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học , biểu dương những học sinh học tốt .
5. Dặn dò: -Bài nhà: Yêu cầu học sinh về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì .
-Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ thiếu nhi. Ôn tập câu : Ai – Là gì ?
* Các ghi nhận, lưu ý :
MÔN: MĨ THUẬT
BÀI : XEM TRANH THIẾU NHI
I/Mục đích yêu cầu:
Kiến thức : HS tiếp tục làm quen với tranh của thiếu nhi , của hoạ sĩ về đề tài môi trường
Kĩ Năng : Biết cách mô tả , nhận xét hình ảnh , màu sắc trong tranh
Thái độ : Có ý thức bảo vệ môi trường
II/Chuẩn bi:
1/ Giáo viên Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác . Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài
2/Học sinh Sưu tầm tranh , ảnh vẽ môi trường . Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . Bút chì , màu vẽ
III/Hoạt động lên lớp
1/Khởi động:. 5’ hát bài hát
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20’
10’
_ GV giới thiệu tranh vẽ đề tài môi trường để HS quan sát
_ GV giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống
_ GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác và gợi ý để HS nhận xét
_ GV nhấn mạnh : Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng quan sát .
Hoạt động 1 : Xem tranh
_ GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh
Ví dụ :
+ Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Những hình ảnh chính , hình ảnh phụ trong tranh .
+ Hình dáng , động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ?
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
_ Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV cần khen ngợi , động viên khích lệ : HS nào trả lời chưa đúng , cần sửa chữa và bổ sung thêm
_ GV nhấn mạnh
+ Xem tranh , tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình
Hoạt động2 : Nhận xét đánh giá
_ Nhận xét chung tiết học
_ Khen ngợi , động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phú hợp với nội dung của tranh
_ Tranh vẽ về đề tài môi trường
_ Đề tài về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như trồng cây , chăm sóc cây , bảo vệ rừng , chim thú …
_Các bạn HS đang chăm sóc cây xanh .
_ Hình ảnh chính là người , hình ảnh phụ là cây cối .
_ Các em HS đang chăm sóc cây cối ở vườn trường .
4 Củng cố : Hôm nay chúng ta học Mĩ thuật bài gì ? Đề tài gì ?
HS Xem tranh thiếu nhi . Đề tài Môi trường
5 Dăn dò: + Bài nhà: Về nhà các em sưu tầm các bức tranh về đề tài môi trường .
+ Chuẩn bị: bài : tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm
Các ghi nhận, lưu ý ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MÔN: TẬP VIẾT
BÀI: VIẾT CHỮ A HOA
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức : - Nắm được cách viết chữ A hoa và từ ứng dụng .
2.Kĩ năng : -Củng cố cách viết chữ A hoa đúng mẫu,đều nét và nối chữ đúng quy định
-Viết tên riêng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ .
3.Thái độ : -Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên :Mẫu chữ viết hoa A .Tên riêngVừa A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li
2.Học sinh : Vở tập viết 3 tập 1 , Bảng con , phấn .
III.Hoạt động lên lớp :
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Mở đầu: Nội dung tập viết ở lớp 3 là tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa ở từ và câu có chứa chữ hoa ấy.Để học tốt tiết tập viết , các em cần có bảng con , phấn , khăn lau , bút chì , bút mựïc . Tập viết đòi hỏi các đức tính cẩn thận , kiên nhẫn .
3.Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
20’
15’
Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích , yêu cầu của tiết học và củng cố viết chữ A hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
1)Luyện viết chữ hoa :
vTìm trong bài các chữ hoa .
- Giáo viên viết mẫu , kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
+Chữ A : Đặt bút ở giữa đường kẻ 3 &4 viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên,đến đường kẻ3 & 4 chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải , kết thúc trên đường kẻ 2 .
+Chữ V :Đặt bút trên đường kẻ 3 viết nét cong trái rồi lượn sang phải như nét 1 của chữ H đến giữa đường kẻ 3 & 4 đổi chiều bút viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới đường kẻ 1 , đổi chiều bút , viết nét móc xuôi phải , kết thúc ngay trên đường kẻ 3
+Chữ D : Đặt bút giữa đường kẻ 3 & 4 viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải , tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ , phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong , dừng bút ở đường kẻ 3
- Giáo viên vừa hướng dẫn vừa viết cho các em quan sát
2) Học sinh viết từ ứng dụng
-Giáo viên giới thiệu :Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộcH mông , anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng
3)Luyện viết câu ứng dụng :
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ : Anh em thân thiết , gắn bó với nhau như chân với tay , lúc nào cũng phải yêu thương , đùm bọc nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết
_ Giáo viên nêu yêu cầu :
+Viết chữ A :1 dòng cỡ nhỏ
+Viết các chữ V và D: 1 dòng cỡ nhỏ .
+Viết tên Vừ A Dính: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ :2 lần
_ Giáo viên nhắc nhở học sinh ngồi viết đúng tư thế, chú ý viết đúng nét , độ cao và khoảng cách giữa các chữ .Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu
_ Giáo viên chấm 5 đến 7 bài .
_ Nhận xét cả lớp rút kinh nghiệm
_Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài .
_ Học sinh tìm các chữ hoa có trong tên riêng : A , V , D .
_ Học sinh chú ý nghe Giáo viên nhắc cách viết các con chữ
_ Học sinh tập viết từng chữ ( A , V , D ) trên bảng con .
_ Học sinh đọc từ ứng dụng :Vừ A Dính
_ Học sinh tập viết trên bảng con từ ứng dụng
_ Học sinh đọc câu ứng dụng :
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần
_ Học sinh tập viết trên bảng con các chữ Anh , Rách .
_ Học sinh viết vào vở tập viết .
4. Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học và nhắc nhở học sinh tập viết ở nhà .
5. Dặn dò: - Bài nhà: Nhắc những học sinh chưa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp , luyện viết thêm phần bài ở nhà . Học thuộc câu ứng dụng .
- Chuẩn bị bài : Ôân chữ Ă, Â , L hoa
* Các ghi nhận, lưu ý :
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI : NÓI VỀ ĐỘI TNTP
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Nắm vững về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Rèn kĩ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách trong nhà trường .
3.Thái độ : Yêu mến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho từng học sinh )
2.Học sinh : Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách
III.Hoạt động lên lớp :
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên nêu yêu cầu và cách học tiết Tập làm văn để củng cố nền nếp học tập cho học sinh .
3.Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
Giới thiệu bài : Tiếp theo bài tập đọc hôm trước .Bài : Đơn xin vào Đội
trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn : Đơn xin cấp thẻ đọc sách
Hoạt động : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a)Bài tập 1 :
_ Giáo viên : Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( từ 5 đến 9 tuổi – sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng ) lẫn thiếu niên ( từ 9 đến 14 tuổi – sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong )
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét , bổ sung , bình chọn người am hiểu nhất , diễn đạt tự nhiên , trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .
+ Sau đây là một số tư liệu cơ bản và câu hỏi gợi ý :
- Đội TNTP thành lập vào ngày nào ? Ở đâu ?
- Những đội viên đầu tiên của Đội TNTP là ai ?
- Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
_ Học sinh có thể nói thêm về huy hiệu Đội, khăn quàng , bài hát , các phòng trào của Đội :
- Giáo viên nên bố trí thời gian thảo luận , trình bày hợp lí để dành thời gian làm bài tập 2 . Học sinh còn có nhiều dịp tìm hiểu , trao đổi về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
b)Bài tập 2 :
- Giáo viên giúp học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thể đọc sách . Gồm nhiều phần :
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (Cộng hòa … Độc lập… )
+Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn
+ Họ tên , ngày sinh , địa chỉ , lớp , trừơng của người viết đơn
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên và địa chỉ của người làm đơn )
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài .
_ Một hoặc hai học sinh đọc yêu cầu của bài . Cả lớp đọc thầm theo
_ Học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
_ Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
_ Đội được thành lập ngày 15-5-1941 tại Pác Bó , Cao Bằng . Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc
_Lúc đầu , Đội chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng). Bốn đội viên khác là : Nông Văn Thành (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Mì (bí danh Thuỷ Tiên), Lý Thị Xậu( bí danh Thanh Thuỷ )
_Về những lần đổi tên của Đội : Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc (15-5-1941 ), Đội Thiếu nhi Tháng Tám (15-5-1951), Đội Thiếu niên Tiền phong ( 2-1956 ) , Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (30-1-1970 )
_Huy hiệu Đội vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ quốc .Bài hát của Đội là Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác .Khăn quàng màu đỏ .Các phong trào là: Công tác Trần Quốc Toản ( phát động năm 1947 ).Kế hoạch nhỏ ( phát động năm 1960 ) , Thiếu nhi làm nghìn việc tốt (phát động năm 1981)
_ Ý kiến của mỗi học sinh sẽ giúp cả lớp hiểu biết phong phú hơn về tổ chức Đội TNTP .
_ Một học sinh đọc yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm theo
_ Học sinh làm bài vào vở hoặc mẫu đơn in sẵn
_ Hai hoặc ba học sinh đọc lại bài viết . Cả lớp và Giáo viên nhận xét
4 .Củng cố : Giáo viên nêu nhận xét về tiết học và nhấn mạnh điều mới biết : Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn . Yêu cầu học sinh nhớ mẫu đơn , thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện
5 .Dặn dò: -Bài nhà: Học sinh về nhà làm lại mẫu đơn
-Chuẩn bị bài : Viết đơn xin vào Đội TNTP
* Các ghi nhận, lưu ý :
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI : HAI BÀN TAY EM
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng
_ Đọc trôi chảy cả bài . Chú ý đọc đúng :
+ Các từ dễ phát âm sai do : Từ có âm đầu n / l : nằm ngủ , cạnh lòng, chải tóc ,
+ Các từ mới : siêng năng , giăng giăng , thủ thỉ ,…
_ Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ
2.Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
_ Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc
_ Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ ( Hai bàn tay rất đẹp , rất có ích và đáng yêu )
3. Học sinh học thuộc lòng bài thơ
II.Chuẩn bị :
_ Tranh minh hoạ bài học trong SGK .
_ Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng .
III.Hoạt động lên lớp
1.Khởi động : Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh tiếp nối nhau kể lại 3 đoạïn câu chuyện : Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung của mỗi đoạn
3.Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
10’
10’
Giới thiệu bài : Tiết hôm nay các em sẽ học một bài thơ về đôi bàn tay của em . Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu hai bàn tay đáng quý , đáng yêu và cần thiết như thế nào đối với chúng ta .
Hoạt động 1 : Luyện đọc
a) Giáo viên đọc bài thơ : Với giọng vui,dịu dàng.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó .
+ Đọc từng dòng thơ :
_ Giáo viên theo dõi hướng dẫn những em đọc đúng từng khổ thơ .
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp
_ Giáo viên kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng , tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
_ Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng khổ thơ : Gồm những từ ngữ được chú giải cuối bài
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm
_ Giáo viên theo dõi hướng dẫn các em đọc đúng từng khổ thơ .
Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
_ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ? Giáo viên nói để học sinh hiểu : Hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp
_Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
_ Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ?
+ Thích khổ thơ 1 : Vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa đầu cành
+ Thích khổ thơ 2 : Vì hai bàn tay lúc nào cũng ở bên em , cả khi em ngủ
+ Thích khổ thơ 3 : Vì hình ảnh rất đẹp : răng trắng hoa nhài , tóc ngời ánh mai
+ Thích khổ thơ 4 : Vì hình ảnh bàn tay làm nở hoa trên giấy là hình ảnh rất đẹp
+ Thích khổ thơ 5 : Vì hình ảnh bạn nhỏ thủ thỉ cùng đôi bàn tay là hình ảnh rất vui , rất thú vị
Hoạt động 3 :Học thuộc lòng bài thơ
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ rồi cả bài thơ
_ Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 2 khổ thơ . Học sinh đọc đồng thanh , xoá dần các từ , cụm từ , giữ lại chỉ các từ đấu dòng thơ ( Hai – Như – Hoa – Cánh / Đêm – Hai – Hoa – Hoa ,…) sau đó là những chữ đầu của mỗi khổ thơ ) học sinh làm tiếp như thế ) với 3 khổ thơ còn lại
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài
_ Học sinh nghe Giáo viên đọc bài thơ .
_ Học sinh đọc tiếp nối đến hết bài thơ,mỗi em hai dòng thơ .
_ Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ trong bài .
_ Học sinh nêu các từ ngữ trong sách .
_ Từng cặp học sinh đọc khổ thơ
_ Cả lớp đọc với giọng vừa phải
_ Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
_Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng ; những ngón tay xinh như cánh hoa .
_ Buổi tối , hai hoa ngủ cùng bé : hoa kề bên má , hoa ấp cạnh lòng
_ Buổi sáng , tay giúp bé đánh răng , chải tóc
_ Khi bé học , bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy
_ Những khi một mình , bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn.
_ Học sinh tự do phát biểu những suy nghĩ của mình .
_ Học sinh thi học thuộc bài thơ với các hình thức nâng cao dần
+ Hai tổ hoặc 2 dãy bàn thi đọc tiếp sức
+ Thi thuộc cả khổ thơ
+ Hai đến 3 học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ . Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc
4 .Củng cố : Giáo viên nhận xét tiết học và nhắc nhở học sinh về nhà luyện đọc nhiều lần .
5 .Dặn dò: -Bài nhà: Học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ ; đọc thuộc lòng cho người thân nghe
-Chuẩn bị bài :Tập đọc : Đơn xin vào Đội
* Các ghi nhận, lưu ý :
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI : ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
_ Đọc trôi chảy cả bài . Chú ý đọc đúng các từ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương : Liên đội , rèn luyện Điều lệ , thiếu niên , có ích , xin hứa ,
_ Biết đọc bài với giọng rõ ràng , rành mạch , dứt khoát
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :
_ Nắm được nghĩa của các từ mới ( Điều lệ , danh dự …)
_ Hiểu nội dung của bài
_ Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên :_ Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
2.Học sinh : _ Mẫu đơn xin vào Đội
III.Hoạt động lên lớp
1.Khởi động : Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ :Giáo viên kiểm tra 3 bạn đọc thuộc lòng bài thơ: Hai bàn tay em và trả lời câu hỏi 4 ( Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? )
3.Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
15’
10’
Giới thiệu bài :Các em đã là học sinh lớp 3 . Sang HK II , các em đủ 9 tuổi , sẽ được xét vào đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh . Để chuẩn bị trở thành đội viên , hôm nay các em sẽ đọc một lá đơn xin vào Đội của một bạn học sinh . Bài học này giúp các em biết cách đọc và viết một lá đơn xin vào Đội .
Hoạt động 1 :Luyện đọc
a)Giáo viên đọc toàn bài : Giọng rõ ràng , rành mạch , dứt khoát
b)Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó
_ Giáo viên đọc từng câu
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó .
_ Đọc từng đoạn trước lớp
+ Có thể chia bài làm 4 đoạn như sau để luyện đọc
Đọan 1 : Từ đầu đến đơn xin vào Đội
Đoạn 2 : Từ Kính gửi … đến Kim Đồng
Đoạn 3 : Từ sau khi …đến cho đất nước .
Đoạn 4 : Đoạn còn lại
_Trong khi theo dõi học sinh đọc , Giáo viên kết hợp hướng dẫn các em ngắt , nghỉ hơi đúng .
_ Giáo viên kết hợp giúp học sinh tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn
_ Đọc từng đoạn trong nhóm
_Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng
Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
_ Đơn này là của ai gửi cho ai ?
_ Nhờ đâu em biết điều đó ?
_ Bạn học sinh viết đơn để làm gì ?
_ Những câu nào trong đơn cho biết điều đó ?
_ Nêu nhận xét về cách trình bày đơn
( Phần đầu đơn ghi rõ :
+ Tên Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ( ở góc trái )
+ Địa
File đính kèm:
- Giao an lop 3 ca nam.doc