I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể
- Hiểu cấu tạo vần: eo, ao
- Đọc và viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- Nhận ra vần eo, ao trong các tiếng: chú mèo, ngôi sao.
- Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gió mây, ma, bão, lũ.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ
- HS viết bảng con :Đôi đũa, tuổi thơ, mây bay
- 2 HS đọc đoạn thơ ứng dụng.
2. Bài mới:
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2007
Chào cờ
Họcvần
Eo , ao
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
- Hiểu cấu tạo vần: eo, ao
- Đọc và viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- Nhận ra vần eo, ao trong các tiếng: chú mèo, ngôi sao.
- Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gió mây, ma, bão, lũ.
II.Phương tiện dạy- học:
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ
- HS viết bảng con :Đôi đũa, tuổi thơ, mây bay
- 2 HS đọc đoạn thơ ứng dụng.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Dạy vần eo
a.Nhận diện vần
- HS phân tích: Vần eo được tạo bởi những âm nào?( e và o)
- HS ghép: eo
- So sánh eo với e
- HS phát âm eo
b. Đánh vần: e- o- eo
-Thêm m vào trước và thanh huyền để đợc tiếng mèo?
- HS ghép: mèo
- Phân tích tiếng: mèo
- Em hãy xác định vị trí của eo trong tiếng mèo?.
- Đánh vần: mờ- eo- meo- huyền- mèo
Chú mèo
- HS đọc
* ao (quy trình tương tự)
- Vần ao được tạo bởi a và o
- So sánh ao với eo
+ Giống nhau: Đều kết thúc bằng o
+ Khác nhau: ao bắt đầu bằng a
- Đánh vần: a- o- ao
sờ- ao- sao
Ngôi sao
c. Đọc từ ứng dụng:
- HS đọc tìm tiếng chứa ao, eo
- GV giải thích một số từ.
d.Viết: GV viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
HS viết bảng con eo, ao, chú mèo, ngôi sao .
Nhận xét chữ viết của HS.
Tiết2
HĐ3: Luyện tập
a. Luyện đọc:
- HS đọc lại vần, tiếng, từ học ở tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
+ HS quan sát tranh tìm tiếng có từ vừa học.
+ HS đọc
+ Tìm tiếng chứa vần vừa học?.
b.Luyện nói: theo chủ đề: Gió, mây, ma, bão, lũ.
- HS quan sát tranh
- GV gợi ý: Tranh vẽ những cảnh gì?
+ Trước khi có ma thì con thấ trên bầu trời thường xuất hiện những gì?
+ Nếu đi đâu đó gặp ma thì con phải làm gì?
+ Nếu trời có bão thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
+ Bão và lũ có tốt cho cuộc sống của chúng ta không?
+ Chúng ta nên làm gì để tránh bão, lũ?
c. Luyện viết: HS viết vào vở tập viết
eo, ao, chú, mèo, ngôi sao
d. HS đọc bài ở sgk
IV.Củng cố- dặn dò:
- Tìm tiếng có vần vừa học.
- Nhận xét giờ học.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Bảng cộng và làm phép tính cộng trong phạm vi 5
- Phép cộng một số với 0
- So sánh các số
- Nhìn tranh viết phép tính thích hợp
II. Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài
1 + 2 = 4 + 1 =
4 + 0 = 1 + 3 =
5 + 0 = 2 + 2 =
2 HS làm
2 + 0 … 2 4 + 0 … 0 + 4
2 + 1 … 1 + 2 0 + 5 … 5
Nhận xét - chữa bài
B. Dạy học bài mới:
a. Hướng dẫn HS luyện tập
- HS đọc yêu cầu từng bài
- HS làm bài vào vở bài tập - GV theo dõi
b.Chấm - chữa bài
Bài 2: Ví dụ: 2 + 2 + 1 =
- HS nêu cách tính:
(Phải cộng lần lượt từ trái qua phải, đầu tiên lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai. Sau đó lấy kết quả vừa tìm đợc cộng với số thứ 3)
Bài3: Muốn điền dấu trước hết chúng ta phải làm gì? (thực hiện phép cộng)
Củng cố bài học
Tập viết
xa kia, mùa dưa,…
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỷ năng viết nối các chữ cái, viết đúng vị trí các dấu thanh, viết liền mạch.
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu- hướng dẫn quy trình viết.
Những con chữ nào có độ cao 2 ly, con chữ nào 5 ly?
Khoảng cách giữa tiếng với tiếng? Từ với từ?
- HS viết vào bảng con: xa kia, mùa da,
- Nhận xét - chữa lỗi
HĐ3: HS viết vào vở
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
- GV theo dõi
- Chấm nhận xét
- Chọn bài viết đẹp- tuyên dương
- Thi viết chữ đẹp
Tập viết
Đồ chơi, tươi cười, ngày hội…
I.Mục tiêu:
- Củng cố kỷ năng viết nối các chữ cái, viết đúng vị trí các dấu thanh, viết liền mạch.
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, t thế ngồi viết
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu- hướng dẫn quy trình viết.
- HS viết vào bảng con: đồ chơi, tươi cời, ngày hội, vui vẻ
- Nhận xét - chữa lỗi
HĐ3: HS viết vào vở
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
- GV theo dõi
- Chấm nhận xét
- Chọn bài viết đẹp- tuyên dương
- Thi viết chữ đẹp
Đạo đức
Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
I. Mục tiêu:
1- HS hiểu : Đối với anh chị cần lể phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn có như vậy anh chị em mới hoà thuận, bố mẹ mới vui lòng.
2- HS biết cư xử lể phép với anh chị, nhờng nhịn em nhỏ trong gia đình.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Bài tập 1
- HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn trong bài tập 1
- Từng cặp HS trao đổi mỗi bức tranh.
- HS nhận xét trao đổi bổ sung.
- GV kết luận:
Anh chị em trong gia đình phải yêu thương nhường nhịn với nhau.
HĐ2: Thảo luận - phân tích tình huống bài tập 2
- HS quan sát tranh
- GV nêu câu hỏi:
+ Theo em bạn Lan ở bức tranh 1có thể có noí xong cách giải quyết nào
Trong tình huống đó?
- HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có giúp Lan trong tình huống.
- GV chốt lại ý chính.
- Nếu em là bạn Lan em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- GV kết luận cách ứng xử thứ 5 trong tình huống là đáng khen và thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
- Tranh 2 GV hướng dẫn tương tự
**Nhận xét -Dặn dò: Thực hiện tốt như bài học
Thứ 3 ngày 6 tháng 11 năm 2007
Học vần
Bài 39: Au, âu
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: au, âu, cái cầu, cây cau
- Đọc đúng từ, câu ứng dụng
- Phát triển lời nói theo chủ đề: Bà cháu
II. Phương tiện dạy học:
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- HS đọc và viết bảng: Cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ
- 2 HS đọc bài ở SGK
B.Dạy học bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Dạy vần : au (Quy trình tương tự các tiết trước)
a. Nhận diện vần:
- Vần au được tạo nên bởi a và u.
- So sánh au với ao.
+ Giống nhau: Đều bắt đầu bằng a.
+ Khác nhau: au kết thúc bằng u, ao kết thúc bằng o.
- HS ghép au
b.Đánh vần: a- u- au
cờ- au- cau
cây cau
- HS ghép cau.
- HS đọc
* âu (quy trình tương tự)
- So sánh au với âu
- Đánh vần: ớ- u- âu
cờ- âu- câu- huyền- cầu
cái cầu
c. Đọc từ ứng dụng :
- HS tìm tiếng chứa: au, âu
- GV giải thích một số từ.
- HS đọc- GV theo dõi
d. Viết:
- GV viết mẫu- hướng dẫn quy trình viết
- HS viết bảng con: au, âu, cái cầu, cây cau
- Nhận xét
Tiết2
HĐ3: Luyện tập
a.Luyện đọc:
- luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
+ Nhận xét tranh minh hoạ
+ Tìm tiếng chứa vần vừa học
+ HS đọc- giáo viên theo dõi
b. Luyện nói: theo chủ đề: Bà cháu
- HS quan sát tranh- GV gợi ý
+ Trong tranh vẽ gì? Người bà đang làm gì?
+ Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất?
+ Bà thường dạy cháu làm những việc gì?
+ Bà thường dẫn em đi chơi đâu?
+ Em có thích đi cùng bà không?
c.Luyện viết:
- HS viết vào vở bài tập: au, âu, cái cầu, cây cau
- Chấm một số vở
IV. Củng cố- dặn dò:
- HS đọc bài ở SGK
- Trò chơi: "Tìm tiếng chứa vần vừa học"
Toán
Phép trừ trong phạm vi 3
I. Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Biết làm phép tính trừ trong phạm vi 3
- Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong pham vi 3
II. Phương tiện dạy- học:
- Bộ thực hành
III. Hoạt động dạy- học:
A. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành khái niệm phép trừ
- GV gắn lên bảng hai chấm tròn và hỏi " Trên bảng có mấy chấm tròn?"
- GV bớt đi một chấm tròn và hỏi " Trên bảng còn mấy chấm tròn ?"
- HS nêu lại bài toán
- GV cho HS nhắc lại:"Hai bớt một còn một "
- GV: Ai có thể thay cho cô từ " bớt" bằng từ khác ( Lấy đi, trừ đi)
- GV:" Hai trừ một bằng một" và viết như sau:
2- 1 = 1 ( Dấu - đọc là" trừ")
- HS đọc : Hai trừ một bằng một.
3. Hướng dẫn HS làm phép trừ trong phạm vi 3.
- Hình thành tương tự như trên với phép trừ: 3 - 2 = 1và 3 - 1 =2
4. Hướng dẫn HS bước đầu nhận biết ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV đưa ra tấm bìa có gắn 2 cái lá và hỏi " có 2 cái lá thêm một cái lá thành mấy cái lá?
- GV viết : 2 + 1 =3
- GV hỏi : " có 3 cái lá bớt đi 1 cái lá còn mấy cái lá? "
Ta viết phép tính nào? 3 - 1 = 2
- HS đọc 2 + 1 = 3 3 - 1 =2
Tương tự với que tính
Cuối cùng cho HS đọc: 2 + 1 = 3 , 3 - 1= 2, 3- 2 = 1
B. Luyện tập:
- HS làm vào vở bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài- Gv theo dõi.
- Chấm , chữa bài
IV.Củng cố bài học
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 3.
Thể dục
Đội hình đội ngũ
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I.Mục tiêu:
- Ôn một số kỉ năng đội hình đội ngủ, yêu cầu thực hiện tương đối chính xác, nhanh, trật tự
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đa hai tay ra trước, học đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đa hai tay lên cao chếch chữ v, yêu cầu đúng.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Đứng võ tay hát
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc
2. Phần cơ bản:
- Ôn tư thế đứng cơ bản
- Ôn đứng đưa hai tay ra trước
- Học đứng đa hai tay dang ngang
* Tập phối hợp (ba lần)
- Đứng hai tay đa lên cao chếch chữ v
* Tập phối hợp (hai lần)
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghĩ, quay phải quay trái
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
Học vần
Bài 40: iu, êu
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu
- Đọc được từ, câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : "ai chịu khó"
II. Phương tiện dạy- học:
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- HS viết: Sáo sậu, lau sậy
- 2 HS đọc bài ở SGK
B. Dạy học bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Dạy vần :iu (quy trình tương tự)
a. Nhận diện vần: Vần iu được tạo nên bởi i và u.
- So sánh iu với âu
+ Giống nhau: đều kết thúc bằng u.
+ Khác nhau: iu bắt đầu bằng i, âu bắt đầu bằng â.
- HS ghép: iu
b. Đánh vần: i- u- iu
rờ- iu- riu- huyền- rìu
lỡi rìu
- Xác định vị trí của iu trong tiếng rìu.
- HS đọc
* Vần êu (quy trình tương tự)
- Vần êu được tạo nên bởi ê và u
- So sánh êu với iu
- Đánh vần: ê- u- êu
phờ- êu- phêu- ngã- phễu
cái phễu
c. Đọc câu ứng dụng:
- HS đọc tìm tiếng chứa iu và êu
- GV giải thích một số từ
- HS đọc
d. Viết:
- GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết
- HS viết bảng con iu, êu, cái phễu, lưỡi rìu
- Nhận xét- chữa lỗi
Tiết 2
HĐ3: Luyện tâp:
1. Luyện đọc:
- HS luyện đọc lại vần, tiếng, từ học ở tiết 1
- Luyện đọc câu ứng dụng
+ Quan sát nhận xét tranh
+ Tìm tiếng chứa vần iu, êu
+ HS đọc câu
b. Luyện nói: theo chủ đề: Ai chịu khó
- GV gợi ý: + Trong tranh vẽ những con vật nào?
+ Các con vật trong tranh đanh làm gì?
+ Trong số các con vật đó con nào chịu khó?
+ Các con đã chịu khó học bài- làm bài cha?
+ Để trở thành con ngoan, trò giỏi chíng ta phải làm gì?
+ Các con vật trong tranh có đáng yêu không?
+ Con thích cong vật nào nhất? vì sao?
c. Luyện viết:
- HS viết vào vở bài tập: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
- Chấm một số vở
- HS đọc bài ở SGK
IV.Củng cố- dặn dò:
- Tìm tiếng chứa vần vừa học.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: HS được
- Củng cố về phép trừ trong phạm vi 3.
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Nhìn tranh tập nêu bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ.
II.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 3.
- 2 HS làm bài 1 + 2… 3 - 1 2 - 1… 1 + 0
2 + 1… 3 - 2 3 + 0… 3 - 1
- Nhận xét chữa bài
B. Dạy bài mới:
- Một HS nêu yêu cầu bài
- HS làm vào vở bài tập
- Chấm , chữa bài
Bài 2: 1 + 1 + 1 = 3 - 1 - 1=
- HS nêu cách thực hiện
VD: ( Một cộng một bằng hai, lấy hai cộng một bằng ba)
Bài 5: -HS nhìn tranh nêu bài toán
-1 HS viết phép tính tương ứng: 3 - 1 = 2
- Nhận xét giờ học.
Thứ 4 ngày 7 tháng 11 năm 2007
Học vần
Ôn tập giữa kì I
I. Mục tiêu:
- Củng cố để HS nắm vững cách đọc, viết các âm có hai con chữ, các vần đã học và các tiếng, từ có vần đã học.
- Rèn kỷ năng đọc, viết cho HS.
II. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: HS đọc bài ở sgk ( bài ôn tập )
B. Dạy bài mới:
HĐ1: Ôn tập một số âm vần đã học.
- Từ đầu năm lại nay các con đợc học những âm nào? Vần nào?
- HS nhắc lại- GV ghi bảng.
- Những âm nào có hai con chữ?
- HS chỉ và đọc các âm đó.
* Ôn vần:
- Hãy nêu các vần đã học.
- HS nêu - GV ghi bảng.
- GV chỉ- HS đánh vần, đọc
* Đọc từ ứng dụng: GV ghi bảng HS đọc.
Lúa mùa, nghỉ hè quả bưởi, dãy núi ,kéo lưới.
- Nhận xét hướng dẫn đọc
Tiết 2
HĐ2: Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu: kéo co, ngày hội
- HS viết bảng con.
Hỏi: Khi nào thì viết k? Khi nào thì viết ngh? Khi nào thì viết gh?
( Đứng trước e, ê, i )
- HS viết vào vở ô ly:
cái gầu, cây lêu, đôi giầy, suối chảy.
Dưới trời cao đầy sao
Bé ngồi chơi với chị.
- Chấm một số vở- Nhận xét
Mĩ thuật
( Thầy Nguyên dạy)
Toán
Phép trừ trong phạm vi 4
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.
- Biết làm phép tính trừ trong phạm vi 4.
- Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 4.
II.Phương tiện dạy- học:
- Bộ thực hành
III. Hoạt động dạy- học:
A. bài cũ: HS làm bài: 2 - 1 + 3 =
3 - 1 - 1 =
1 + 2 + 1 =
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2.HĐ1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4
Bước1: GV lần lượt giới thiệu các phép trừ: 4-1=3; 4-2=2; 4- 3=1
- GV gắn lên bảng 4 chấm tròn và hỏi " Trên bảng có mấy chấm tròn?"
- GV bớt đi một chấm tròn và hỏi " Trên bảng còn mấy chấm tròn "
- HS nêu lại bài toán
- GV cho HS nhắc lại:"bốn bớt một còn ba" Ta có thể làm phép tính gì? Ai nêu đợc phép tính?
- HS nêu phép tính: 4- 1 = 3
- GV ghi lên bảng: 4 - 1 =3
- HS đọc : bốn trừ một bằng ba
*Giới thiệu phép trừ 4 - 2 = 2
- GV cho HS quan sát tranh 4 con chim, bay đi hai con chim. Hỏi còn lại mấy con chim?
- HS lập phép tính : 4 - 2 = 2
- HS đọc " bốn trừ hai bằng hai "
*Giới thiệu phép trừ 4 - 3 = 1
( GV giới thiệu tương tự như hai phép trên , sử dụng đồ dùng trong bộ thực hành).
Bước 2: Cho HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.
- Trên bảng GV giữ lại các phép tính vừa thành lập:
- Cho HS đọc ( cả lớp đọc , cá nhân đọc )
- GV xoá từng phần cho HS đọc thuộc.
Bước 3:Hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV dán lên bảng 3 chấm tròn và nói: " Trên bảng có mấy chấm tròn?" ( 3 chấm tròn ) GV dán thêm một chấm tròn ( nói: Thêm 1 chấm tròn ) hỏi: " có tất cả mấy chấm tròn?" ( Tất cả có 4 chấm tròn)
- HS nêu phép tính: 3 + 1 = 4
- HS đọc " ba cộng một bằng bốn"
- GV bớt đi 1 chấm tròn và hỏi: " Bốn chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn còn mấy chấm tròn?"
- HS nêu phép tính: 4 - 1 = 3
- GV chốt lại : 3 + 1 = 4. Ngược lại 4 - 1 = 3
- GV hình thành mối quan hệ giữa hai phép tính: 1 + 3 = 4 và 4 - 3 = 1 cũng tơng tự như trên.
- Cuối cùng GV cho HS đọc lại cả 4 phép tính
3 + 1 = 4 4 - 1 = 3
1 + 3 = 4 4 - 3 = 1
- GV kết luận: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
3. HĐ2: Luyện tập
a. Hướng dẫn đặt tính - HS làm vào bảng con
4 4 4
- - -
1 2 3
b. GV hướng dẫn HS làm bài vào vở BT
- Gọi HS nêu đề bài
- HS làm bài, GV theo dõi
- Chấm, chữa bài
Bài 3: GV cho nhiều HS nêu đề toán và nêu phép tính tương ứng
IV.Củng cố- bài học:
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 4
- Nhận xét giờ học.
Thể dục
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
- Ôn một số tư thế cơ bản đã học.Yêu cầu thực hiện được động tác chính xác hơn giờ trước.
- Học đứng kiễng gót hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu
- Xếp thành 3 hàng ngang- dàn hàng.
- Phổ biến yêu cầu tiết học.
- Khởi động xoay các khớp.
2. Phần cơ bản
- Lần lượt cho HS ôn lại các tư thế cơ bản đã học.
- Ôn phối hợp các tư thế đứng cơ bản:
- Đứng đa hai tay ra trước
- Đứng đưa hai tay dang ngang
- Đứng đa hai tay lên cao chếch chữ v.Lần đầu GVđiều khiển- lần sau lớp trưởng điều khiển.
- Học đứng kiễng gót hai tay chống hông.GV hướng dẫn- làm mẫu- HS theo dõi.
- HS tập
- GV theo dõi sửa chữa
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp
- Gv cùng hs hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Sau bài học, HS được củng cố về:
- Bảng trừ, phép trừ trong phạm vi 3, 4.
- So sánh các số trong phạm vi đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
II.Hoạt động dạy- học:
a. Bài cũ:
- HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 3, 4
b. Luyện tập:
- Lần lượt hướng dẫn HS làm vào vbt.
- 1 HS nêu yêu cầu của từng bài.
- HS làm bài- Gv theo dõi.
- Chấm, chữa bài.
Bài 1: a. Yêu cầu đặt tính thẳng cột.
b. 1 HS nêu cách tính 4 - 1 - 1 ( Thực hiện từ trái qua phải: Lấy 4 trừ 1 bằng 3, rồi lấy 3 trừ 1 bằng 2).
Bài 4:HS nêu đề toán và viết phép tính tương ứng.
**Nhận xét giờ học.
Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2007
Âm nhạc
(Cô Phương dạy)
Học vần
Kiểm tra định kì
I. Mục tiêu:
- Củng cố để HS nắm vững cách đọc, viết các âm có hai con chữ, các vần đã học và các tiếng, từ có vần đã học.
- Rèn kỷ năng đọc, viết cho HS.
II. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: HS đọc bài ở sgk ( bài ôn tập )
B. Dạy bài mới:
HĐ1: GV phát đề bài đã in sẵn vào giấy cho HS
- GV hướng dẫn HS làm bài
- HS làm bài
- GV thu bài ,chấm. Và nêu nhận xét .
Toán
Phép trừ trong phạm vi 5
I. Mục tiêu: Sau bài học HS:
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- Biết làm phép tính trừ trong phạm vi 5.
- Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 5.
II.Phương tiện dạy- học:
- Bộ thực hành
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- HS làm bài: 3 + 1 - 2 =
3 - 1 + 1 =
2 + 2 + 0 =
- Cả lớp làm bảng con
- 1 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài
HĐ1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5.
Bước1: GV lần lượt giới thiệu các phép trừ:5 - 1 = 4, 5 - 2 = 3,5 - 3 = 2, 5 - 4 = 1. Mỗi phép tính trừ đều theo 3 bước ( Tương tự phép trừ trong phạm vi 3) Khuyến khích, động viên HS tự nêu vấn đề ( bài toán)
Tự giải bằng phép tính thích hợp.
- GV tổ chức cho HS ghi nhớ bảng trừ.
- HS thi đua đọc thuộc.
- Hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
HĐ2: Luyện tập
1. HS làm vào bảng con:
- Hướng dẫn đặt tính.
5 5 5 5
- - - -
4 3 2 1
2. HS làm vào vở bài tập
- 1 HS nêu yêu cầu bài
- HS làm bài - GV theo dõi.
- Chấm, chữa bài
Bài 2: Y/ c HS quan sát các phép tính ở cột cuối cùng để thấy đợc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Lưu ý viết thẳng cột.
Bài 4: HS xem tranh, nêu phép tính, rồi viết phép tính tương ứng với tình huống trong tranh.
IV.Củng cố-dặn dò:
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 5.
- Nhận xét giờ học.
Luyện toán
Luyện tập Phép trừ trong phạm vi 4
I. Mục tiêu: Củng cố về
- Biết làm phép tính trừ trong phạm vi 4
- Hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Biết lập phép tính
II. Hoạt động dạy- học:
1. Củng cố:
- HS làm bài vào bảng con
4 - 1 = 4 - 2 =
3 + 1 = 2 + 2 =
4 - 3 = 1 + 3 =
- HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.
2. Luyện tập:
a. Tính (theo mẫu)
4 - 2 + 1 2 + 2 - 2 3- 1 + 1
= 2 + 1 = =
= 3 = =
3 + 1 - 1 1 + 2 - 1 3- 1 - 1
= = =
= = =
b- Điền 1, 3, 4 vào chỗ chấm:
… + … = … - … =
… + … = … - … =
c-Điền ,=
4 - 1 … 2 3 - 1 … 3 - 2
4 - 2 …2 4 - 3 … 4 - 2
Chấm chữa bài
Luyện Tiếng Việt
Ôn các vần kết thúc bằng i, y
I. Mục tiêu:
- HS đọc, viết được các vần kết thúc bằng i, y.
- Đọc, viết đúng từ ngữ có chứa vần đã học.
- Rèn kỷ năng đọc, viết.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Ôn tập: HS nhắc lại các vần kết thúc bằng i đã học.
- HS nhắc - GV ghi bảng
- Gọi HS đọc các vần đó.
2. Luyện đọc bài ở sgk: bài 32, 33, 34, 35, 36.
- HS đọc- GV theo dõi
- Luyện đọc bài ở bảng: Chú voi có cái vòi dài.
Chú Tư gửi thư về nhà.
Nhà bé nuôi bò sữa.
Cuối bữa bà bổ trái bưởi.
3 .Luyện viết: HS viết vào vở
- lò sởi, gói muối, thợ may: Mỗi từ 1 dòng.
- Viết câu: Bé mơ mai này bé lái máy bay.
- Chấm, nhận xét.
Hoạt động tập thể
Luyện tập văn nghệ chào mừng ngày 20/11
I. Mục tiêu:
- Tập được một số bài hát, múa có chủ đề về ngày nhà giáo Việt Nam.
- Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
- Đảm bảo tính tập thể, có tính thi đua.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Nêu nội dung yêu cầu tiết học
a. Lên chọn tiết mục
- Tập hát bài: bông hồng tặng cô
- Tập biểu diễn
- GV nhận xét- bổ sung
- Dặn dò: Về nhà tập luyện
Thứ 6 ngày 9 tháng 11 năm 2007
Học vần
Bài 41:iêu, yêu
I.Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: iêu, yêu, diều sáo. yêu quý
- Đọc được câu ứng dụng: Tu hú kêu báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tập giới thiệu
II.Phương tiện dạy- học:
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III.Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- HS viết bảng con: líu lo, chịu khó, kêu gọi
- 2 HS đọc câu ứng dụng
B. Dạy học bài mới
HĐ1 : Giới thiệu bài
HĐ2: Dạy vần iêu ( Quy trình tương tự )
a. Nhận diện vần:
- Con nào phân tích vần iêu cho cô?
- Vần yêu được tạo nên bởi i, ê, u
- So sánh iêu với êu:
+ Giống nhau: Đều kết thúc bằng u.
+ Khác nhau: iêu bắt đầu bằng iê.
- HS ghép iêu- diều
- Xác định vị trí của iêu trong tiếng diều.
b. Đánh vần: iêu: i ê - u- iêu
diều: dờ - iêu -diêu - huyền - diều
diều sáo
**yêu: ( Quy trình tương tự )
Lưu ý : Các tiếng nếu được ghi bằng yêu, thì không có âm bắt đầu
- Vần yêu được tạo nên từ: y ê- u
- Đánh vần: y- ê- u- yêu
yêu
yêu quý
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS đọc - GV giải thích một số từ
d. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết
- HS viết vào bảng con: iêu, yêu, diều sáo. yêu quý
- Nhận xét chữ viết của HS
Tiết 2
HĐ3: Luyện tập
a. Luyện đọc:
- Luyện đọc lại vần, từ, tiếng học ở tiết 1
* Đọc câu ứng dụng:
- HS nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng.
- HS đọc, Tìm tiếng chứa vần vừa học.
b. Luyện nói: HS đọc bài luyện nói
- Bé tự giới thiệu
- HS quan sát tranh - GV gợi ý
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Em năm nay là mấy tuổi?
+ Em đang hcọ lớp nào? cô giáo nào dạy em?
+ Nhà em ở đâu?
+ Em thích môn học nào nhất?
+ Em có thích học vẽ không?
c. Luyện viết:
- HS viết vào vở tập viết: iêu, yêu, yêu quý, diều sáo
- Chấm một số vở- nhận xét
IV.Củng cố-dặn dò
- HS đọc bài ở SGK
- Tìm tiếng chứa vần: iêu
Tự nhiên - xã hội
Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố các kiến thức về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh hằng ngày để có sức khoẻ tốt.
- Tự giác thực hiện tốt nếp sống văn minh vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Khởi động:
2. HĐ1: Thảo luận cả lớp
- Hãy kể tên các hoạt động bên ngoài của cơ thể?
- Cơ thể ngời gồm có mấy phần?
- Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?
- HS xung phong trả lời- GV bổ sung.
HĐ2: Nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.
- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày để có sức khoẻ tốt.
- Tự giác thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ.
- HS nhớ và kể lại - GV bổ sung
**GV kết luận: Nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân hằng ngày để HS có ý thức thực hiện.
Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tháng 10
I.Mục tiêu.
- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Kế hoạch tuần tới.
II.Hoạt động dạy học:
1. Sơ kết tháng 11:
- Nhìn chung mọi nề nếp, hoạt động của lớp tốt.
+ Sinh hoạt 15 phút tốt, có hiệu quả
+ chất lượng học tập nhìn chung có nhiều chuyển biến, nhiều em tiến bộ
nh: Thoại, trang, thuần.
+ Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
+ Nề nếp ra vào lớp nghiêm túc.
Tồn tại: Một số em còn đi học muộn giờ
- Sách vở còn bẩn .
- ý thức học tập chưa tốt.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Thủ công
Xé, dán hình con gà con ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé dán hình con gà con đơn giản.
- Xé được hình con gà con cân đối, phẳng.
II.Phương tiện dạy- học:
- Hình mẫu con gà con
- Giấy màu, keo dán
III.Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Nhận xét hình mẫu
- GV cho HS xem bài mẫu
+ Nhận xét về hình dáng con gà.
VD: Đầu con gà giống hình gì?
Thân con gà có hình gì?
Con gà có mấy chân?
Lông gà thờng có màu gì?
HĐ2: Hướng dẫn xé
- GV thao tác mẫu, HS theo dõi
- Hướng dẫn xé thân gà.
- Xé hình đầu gà.
- Xé đuôi gà.
- Xé hình mỏ, chân và mắt.
HĐ3: Thực hành
- HS thực hành- GV theo dõi giúp đỡ.
- Nhận xét giờ học.
chiều:
Luyện tiếng việt
Ôn luyện iu, êu, iêu, yêu
I.Mục tiêu:
- Đọc viết đúng iu, êu, iêu, yêu
File đính kèm:
- TUAN 10.doc