I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Đọc đúng các kiểu câu.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai:đông nghịch, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộc
- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
c) Thái độ:
Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm đẹp giữa các miền với nhau.
B. Kể Chuyện.
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK. Hs kể được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Nắng phương nam.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4778 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 12 môn Tập đọc – Kể chuyện: Nắng phương nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện
Nắng phương nam
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai:đông nghịch, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộc …
Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
Thái độ:
Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm đẹp giữa các miền với nhau.
B. Kể Chuyện.
Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK. Hs kể được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Nắng phương nam.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ : Chõ bánh khúc của dì tôi. (5’)
- Gv gọi 2 em lên đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi.
+ Vì sao tác giả không quên được mùi vị bánh khúc quê hương?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Giới thiệu và nêu vấn đề:(1’)
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. (27’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc sôi nổi, ; diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật ; nhấn giọng các từ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn miền Nam.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy? (Nhấn giọng ở những từ in đậm).
Vui / nhưng sao mà / lạnh dễ sợ luôn.
Hà Nội đang rạo rực những ngày giáp Tết. Trời cuối Đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu 1 Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước gì?
- Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
- Gv chốt lại: Vì cành mai chở nắng phương nam đến cho Vân. Cành mai ở ngoài Bắc không có nên rất quí…..
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- GV chi Hs ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs.
- Gv yêu cầu Hs đọc truyện theo phân vai từng nhân vật
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs dựa vào các gợi ý trong SGK, các em nhớ và kể lại từng đạn của câu chuyện.
- Gv mở bảng phụ đã viết phần gợi ý.
- Gv mời 1 Hs nhìn phần gợi ý, nhớ nội dung kể mẫu đoạn 1.
Đi chợ tết.
- Chuyện xảy ra vào lúc nào?
- Uyên và các bạn đi đâu?
- Vì sao mọi người sững lại?
b) Đoạn 2: Bức thư.
- Vân là ai?
- Tết ngoài bắc ra sao?
- Các bạn mong ước đều gì?
c) Đoạn 3: Món quà.
- Sáng kiến của Phương.
- Quay lại chợ hoa.
- Gv yêu yêu cầu từng cặp Hs kể chuyện
- Ba Hs tiếp nối nhau kể ba đoạn của câu chuyện.
- Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Cá nhân
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs đọc lại các câu này.
Hs giải thích các từ khó trong bài.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Một Hs đọc cả bài
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: Lớp
Cả lớp đọc thầm.
Uyên , Huê, Phương cùng một số bạn ở TP. HCM..
Hs đọc thầm đoạn 1.
Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết.
Gửi cho Vân được ít nắng phương nam.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Gửi tặng Vân ngoài Bắc một cành mai.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: Cá nhân
Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT: Lớp
Hs nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 1.
Hs nhìn phần gợi ý kể đoạn 2.
Hs nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 3.
Từng cặp Hs kể từng đoạn của câu chuyện.
Ba Hs thi kể chuyện.
Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
Nhận xét bài học.
Tập viết
Bài : H – Hàm nghi
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa H Viết tên riêng “Hàm nghi ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa H.
Các chữ Ghềnh ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (5’)
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (27’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ H hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ H.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ H
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài:
H, N, V.
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “H, N, V” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Hàm Nghi .
- Gv giới thiệu: Hàm Nghi ( 1872 – 1943) làm vua 12 năm tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt rồi đưa đi dày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Hải vân bát ngát nghìn trùng.
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
- Gv giải thích câu ca dao: tả cảnh đẹp thiên nhiên và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm ở giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là H. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
HT : Lớp , cá nhân
Hs quan sát.
Con chữ H gồm 3 nét : Nét 1 kết hợp 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang.Nét 2 kết hợp 3 nét cơ bản khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải.Nét 3 : nét thẳng đứng nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết,
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân
HS nêu và viết bảng con
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Hàm Nghi.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Hải Vân, Hòn Hồng.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa I
Nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe – viết : Chiều trên sông Hương
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng bài “ Chiều trên sông hương” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu.
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng vần oc/ooc. Giải đúng câu đố.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ viết BT3.
* HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Vẽ quê hương. (5’)
- GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ: khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (27’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
- Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
+ Tác giả tả hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
+ Những từ nào trong bài phải viết hoa?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs tìm được các tiếng có vần oc/ooc.
+ Bài tập 2:
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho các tổ thi làm bài , phải đúng và nhanh.
- Gv mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả .
- Gv nhận xét, chốt lại:
Con sóc, mặc quần soọc, cần cẩu móc hàng, kéo xe roơ-moóc.
+ Bài tập 3:
- Yêu mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân, kết hợp với tranh minh họa SGK để giải đúng câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gv chốt lại.
Câu a) Con trâu là con vật giúp bác nông dân. Nếu thêm huyền thì chữ trâu sẽ thành chữ trầu. Thêm sắc thì chữ trâu sẽ thành chữ trấu.
Câu b) Hạt mà không nở thành cây dùng để xây nhà là hạt cát.
PP: Phân tích, thực hành.
HT: Lớp
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước., tiếng lanh canh của thuyền chài….
Viết hoa các chữ đầu bài và đầu câu.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Cá nhân
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Các nhóm thi đua tìm các từ có vần ong/oong.
Đại diện từng tổ trình bày bài làm của mình.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm việc cá nhân để tìm lời giải câu đố.
Hs cả lớp nhận xét.
Ba Hs nhìn bảng đọc lời giải đúng.
Cả lớp sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.(1’)
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Cảnh đẹp non sông
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội các câu ca dao : Cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các miiền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
- Hiểu các từ : Đồng Đăng, la đà, canh gà, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười
b) Kỹ năng:
- Đọc đúng các từ dễ phát âm sai, biết nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ dài.
- Học thuộc lòng những câu ca dao trên.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết cảm nhận được vẽ đẹp và yêu quê hương của mình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
Tranh, ảnh về cảnh đẹp quê hương.
* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: Nắng phương nam. (5’)
- GV gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài “ Nắng phương nam ” và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (27’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu ca dao.
Gv đọc bài.
- Giọng đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông.
- Gv cho hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu ca dao.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao.
- Gv hướng dẫn các em đọc đúng:
Câu 1: Đồng Đăng / có phố Kì Lừa./
Có nàng Tô Thị, / có chùa Tam Thanh.//
Câu 3: Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh, /
Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ.//
Câu 6: Đồng Tháp Mười / có bay thẳng cánh/
Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm. //
- Gv cho Hs giải thích từ : Đồng Đăng, la đà, canh gà, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười.
- Gv cho Hs đọc từng câu ca dao trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài. Và hỏi:
+ Mỗi câu ca dao nói đến một vùng? Đó là những vùng nào?
- Gv bổ sung: Sáu câu ca dao nói về cảnh đẹp của 3 miền Bắc – Trung – Nam.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài thơ và thảo luận nhóm. Câu hỏi:
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
+ Theo em, ai đã gìn giữ, tô điểm cho non sống ta ngày càng đẹp hơn?
- Gv chốt lại: Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này ; giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp 6 câu ca dao.
- Hs thi đua học thuộc lòng.
- Gv mời 6 Hs đại diện 6 nhóm tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT: Lớp
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh.
Mỗi Hs đọc từng câu.
Hs tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao.
Hs đọc lại các câu ca dao trên.
Hs giải thích từ.
Hs đọc từng câu trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT: Lớp
Hs đọc thầm khổ thơ đầu:
Lạng Sơ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiềng Giang, Đồng Tháp.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Cá nhân
Hs đọc thuộc tại lớp từng câu ca dao.
6 Hs đọc 6 câu ca dao.
Hs nhận xét.
3 Hs đọc thuộc cả bài thơ.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Luôn nghĩ đến miền nam.
Nhận xét bài cũ.
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái. So sánh
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Tiếp tục học về phép so sánh.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV:. Bảng phụ viết BT1.
Bảng lớp viết BT3.
* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Từ ngữ về quê hương. Oân tập câu Ai là gì? (5’)
- Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (27’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. Bài tập 1:
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm gạch dưới các từ chỉ hoạt động:
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Con mẹ đẹp làm sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
- Gv nhấn mạnh:Hoạt động chạy của những chú gà được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới so sánh hoạt động với hoạt động.
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs trao đổi theo nhóm. Mỗi nhóm làm một đoạn trích.
- Gv mời đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Sự vật, con vật Hoạt động Từ so sánh HĐ
a) Con trâu đen đi như đập đất.
b) Tàu cao vươn như (tay) vẫy.
c) Xuồng con đậu như nằm
húc húc như đòi
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho các em hoàn hoàn thành đúng một câu.
. Bài tập 3:
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm nhẫm.
- Gv dán bảng lớp 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
+ Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông.
+ Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả.
+ Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh.
+ Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên dòng sông.
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
HT: Cá nhân
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT.
1 Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trao đổi theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài vào VBT.
PP: Thảo luận, thực hành.
HT: Nhóm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm nhẫm.
3 Hs lên bảng làm. Sau đó từng em đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về tập làm lại bài:
Chuẩn bị : Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Luôn nghĩ đến miền nam
II/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh.
b) Kỹ năng:
- Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Hs đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí đồng bào mình, đất nước mình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Cảnh đẹp non sông. (5’)
- GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ: Cảnh đẹp non sông.
+ Mỗi câu ca dao có nói đến một vùng. Đó là những vùng nào?
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
+ Theo em, ai đã gìn giữ tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (27’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc bài.
- Giọng đọc diễn cảm bài văn với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở những từ gợi cảm: một trăm năm, trăm tuổi, mới trăm tuổi cơ. Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv viết bảng cho Hs tập đọc các từ ngữ sau: 1969 ; tối mồng 1 tháng 9 năm 1969
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn Hs đọc đúng các câu.
Chúng cháu đánh Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. // Chỉ sợ một điều là / Bác…// trăm tuổi. // ( Nghỉ hơi lâu sau dấu chấm lửng).
- Gv cho Hs giải thích các từ khó : sợ bác trăm tuổi, hóm hỉnh, thưa, ra đi mãi mãi.
- Gv cho 3 Hs thi đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1.
+ Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?
+ Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào?
- GV yêu cầu Hs đọc thầm hai đoạn còn lại.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi:
+ Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam như thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng.
+ Bác mong đựơc vào thăm đồng bào miền Nam.
+ Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng lúc tỉnh, vẫn mong hỏi tin trong Nam. Bác luôn nghỉ đến miền Nam trong chiến đấu và mong chiến thắng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 3.
- Gv cho vài Hs thi đọc lời của Bác .
- Gv mời hai Hs thi đọc lại cả bài .
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT: Cá nhân
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs nhìn bảng tập đọc theo.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
Hs luyện đọc lại các câu.
Hs giải nghĩa từ khó và đặt câu với những từ này.
3 Hs đọc từng đoạn trong nhóm .
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh .
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT: Lớp
Hs đọc thầm đoạn 1.
Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác .. trăm tuổi.
. Đồng bào miềm Nam rất dũng cảm, không sợ giặc Mĩ, chỉ sợ không gặp Bác.
. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như một người cha trong gia đình.
. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác.
Hs đọc thầm 2 đoạn còn lại.
Hs thảo luận.
Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Nhóm
Ba Hs thi đọc lời Bác.
Hai Hs thi đọc cả bài.
Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài:Ngừơi con của Tây Nguyên.
Nhận xét bài cũ.
Chính tả
Nghe – viết : Cảnh đẹp quê hương
I/ Mục t
File đính kèm:
- tieng viet.doc