I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao rua, mạnh hung, người Thượng.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Đọc đúng các kiểu câu.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm .
- Biết thể hiện tình cảm nhân vật qua lời đối thoại.
c) Thái độ:
Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
B. Kể Chuyện.
- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 13 môn Tập đọc – Kể chuyện. Người con của Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 29 tháng 11 năm 2004
Chào cờ
Tuần 13
Tập đọc – Kể chuyện.
Người con của Tây Nguyên.
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao rua, mạnh hung, người Thượng.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm…..
Biết thể hiện tình cảm nhân vật qua lời đối thoại.
Thái độ:
Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
B. Kể Chuyện.
Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Luôn nghĩ đến miền Nam. 4’
- Gv gọi 2 em lên đọc bài Luôn nghĩ đến miền Nam.
+ Tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào?
+ Tình cảm của Bác với miền Nam được thể hiện ra sao?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
Giới thiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. 62’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc với giọng chậm rãi.
+ Lời anh Núp đối với làng: mộc mạc, tự hào.
+Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi.
+ Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng, sôi động.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Gv viết bảng từ: bok. Mời 2 Hs đọc.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. (Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói)
- Gv mời Hs giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Một Hs đọc đoạn 1.
+ Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
+ Một Hs đọc đoạn còn lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Núp được cử đi đâu?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2:
+ Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
- Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Gv chốt lại: Đại hội tặng dân làng: cái ảnh Bok Hồ, một bộ quần áo lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, huân chương cho cả làng, huân chương cho anh Núp. Mọi người xem những món quà ấy là những thứ vật tặng thiên liêng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3.
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs chọn kể một đoạn của câu chuyện Người con gái Tây Nguyên theo lời của một nhân vật.
- Gv mời1 Hs đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu .
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để lể lại đoạn 1?
- Gv yêu cầu Hs chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Lớp, cá nhân
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
2 hs đọc : boóc.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs đọc lại các câu này.
Hs giải thích các từ khó trong bài.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Một hs đọc đoạn 1.
Hs đọc ĐT phần đầu đoạn 2.
Một Hs đọc đoạn còn lại.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: Nhóm, cá nhân.
Hs đọc thầm đoạn 1..
Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua..
Hs đọc thầm đoạn 2ø.
Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng, trai, gái, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi..
Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích của dân làng. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai chạy đi khắp nhà.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của amh Núp.
Từng cặp Hs kể.
Ba Hs thi kể chuyện trước lớp.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. 1’
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Vàm Cỏ Đông.
Nhận xét bài học.
_________________
Anh văn
Bài 27
GV bộ môn giảng dạy
Tập viết
I – Ông Ích Khiêm.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa I .Viết tên riêng “Ông Ích Khiêm” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa I.
Các chữ Ông Ích Khiêm và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ I hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ I.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ I
-Gồm 2 nét : Nét 1 kết hợp 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang. Nét 2: móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài:
Ô, I, K.
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “Ô, I, K” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng:
Ông Ích Khiêm .
- Gv giới thiệu: Ông Ích Khiêm ( 1832 – 1884) quê ở Quãng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn vỏ toàn tài. Con cháu ông này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Ít chắc chiu hơn nhiều phung phí.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
+ Viết chữ I: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ Ô, K: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Vietá chữ Ông Ích Khiêm : 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết câu tục ngữ: 5lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Củng cố.Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là I. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
Hs quan sát.
Hs nêu.
Cách viết : Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 5 nằm bên phải đường kẻ dọc 2 một chút, viết nét vòng trái và kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4. Từ điểm này kéo thẳng xuống đến dòng kẻ ngang 2 rồi bắt dầu lượn lên về phái trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2.
PP: Quan sát, thực hành.
HT: Lớp, cá nhân.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Ông Ích Khiêm .
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Ít.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi.
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. 1’
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa K.
Nhận xét tiết học.
Ôn tập viết
I – Ông Ích Khiêm.
I/ Mục tiêu:
a.Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa I .Viết tên riêng “Ông Ích Khiêm” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
b.Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
c.Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa I.
Các chữ Ông Ích Khiêm và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động : Hướng dẫn Hs viết trên vở.
- Gv nêu yêu cầu:
+ Viết chữ I: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ Ô, K: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Vietá chữ Ông Ích Khiêm : 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết câu tục ngữ: 5lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 2:Chấm chữa bài.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
PP: Thực hành
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
Hs nhận xét
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa K.
Nhận xét tiết học.
Thể dục
Bài 25
Chính tả
Nghe – viết : Đêm trăng trên Hồ Tây.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng bài “ Đêm trăng trên Hồ Tây” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu.
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng vần iu/uyu. Giải đúng câu đố.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ viết BT3.
* HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Cảnh đẹp non sông. 4’
- GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ: trung thành, chung sức, chông gai, trong nom.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: 29’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
- Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
+ Đêm trăng Hồ Tây đẹp như thế nào?
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt ….
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs tìm được các tiếng có vần iu/uyu. Và biết giải đúng các câu đố.
+ Bài tập 2:
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho các tổ thi làm bài , phải đúng và nhanh.
- Gv mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả .
- Gv nhận xét, chốt lại:đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay
+ Bài tập 3:
- Yêu mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân, kết hợp với tranh minh họa SGK để giải đúng câu đố.
- Gv mời 6 Hs lên bảng viết lời giải đúng câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gv chốt lại.
Câu a) Con ruồi – quả dừa – cái giếng.
Câu b) Con khỉ – cái chổi – quả đu đủ.
Hoạt động 3: Củng cố
GV yêu cầu hs tìm các từ có chứa vần iu/uỷu
GV tuyên dương dãy nào tìm được nhiều từ đúng.
PP: Phân tích, thực hành.
HT: Lớp
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn ; gió đông nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình ; hương sen đưa theo chiều gó thơm ngào ngạt.
Có 6 câu..
Hs trả lời.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chưã lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:Nhóm
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Các nhóm thi đua điền các vần iu/uyu.
Đại diện từng tổ trình bày bài làm của mình.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm việc cá nhân để tìm lời giải câu đố.
6 Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs nhìn bảng đọc lời giải đúng.
Cả lớp sửa bài vào VBT.
HS thi đua tìm theo dãy
Tổng kết – dặn dò. 1’
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Vàm Cỏ Đông.
Nhận xét tiết học.
Thứ tư , ngày 1 tháng 12 năm 2004.
Tập đọc.
Vàm Cỏ Đông.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội dung bài thơ : Cảm nhận được niềm tự hào và tình yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương.
- Hiểu các từ : Vàm cỏ Đông, ấm áp.
b) Kỹ năng:
- Đọc đúng các từ dễ phát âm sai, biết nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ dài.
- Học thuộc lòng những bài thơ trên.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết cảm nhận được vẽ đẹp và yêu quê hương của mình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Người con của Tây Nguyên. 4’
- GV gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài “ Người con của Tây Nguyên ” và trả lời các câu hỏi:
+ Anh Núp đựơc cử đi đâu?
+ Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. 29’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm yêu thương và tự hào, ngắt hơi đúng giữa các dòng thơ. Nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả: tha thiết, Vàm Cỏ Đông, dòng sửa mẹ, ấm áp.
- Gv cho hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- Gv hướng dẫn các em đọc đúng:
Ở tận sông Hồng, / em có biết /
Quê hương anh / cũng có dòng sông /
Anh mãi gọi / với lòng tha thiết: //
Vàm Cỏ Đông ! // Ơi Vàm Cỏ Đông !//
Từng ngọn dừa / gió đưa phe phẩy /
Bóng lồng / trên sóng nước / chơi vơi. //
- Gv cho Hs giải thích từ : Vàm Cỏ Đông, ăm ắp, sóng nước chơi vơi, trang trải.
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc khổ thơ 1. Và hỏi:
+ Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ thơ 1?
- Gv yêu cầu Hs đọc khổ thơ 2:
+ Dòng sông ở Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp?
- Gv gọi 1 Hs đọc thành tiếng khổ thơ 3. Cả lớp trao đổi nhóm.
- Câu hỏi: Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sửa mẹ?
- Gv chốt lại: Vì sông đưa nước về nuôi dưỡng mảnh đất quê hương. Vì sông đầy ăm ắp như dòng sữa mang tình thương của mẹ.
- Gv : Ý nghĩa của bài thơ?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv đọc lại bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đua học thuộc lòng bài thơ.
- Gv mời 3 Hs đại diện 3 nhóm đọc 3 khổ thơ.
- Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT: Lớp
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh.
Mỗi Hs đọc tiếp nối 2 dòng thơ.
Hs đọc từng đoạn..
Hs tiếp nối nhau đọc ở khổ thơ.
Hs đọc lại các câu thơ trên.
Hs giải thích từ.
Hs đọc từng câu thơ trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT: Lớp
Hs đọc thầm khổ thơ đầu:
Anh mãi gọi với lòng tha thiết: Vàm Cỏ Đông ! Ơi Vàm Cỏ Đông !.
Hs đọc khổ thơ 2.
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời. Gió đưa từng ngọn dừa phe phẩy. Bóng lừa lồng trên bóng nước chơi vơi.
Hs đọc khổ thơ 3.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
Hs trả lời
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi
HT: Lớp.
Hs lắng nghe.
Hs đọc 3 đọc 3 khổ thơ.
3 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. 1’
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Cửa Tùng.
Nhận xét bài cũ.
Luyện từ và câu
Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hs biết nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập.
- Biết sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào đoạn văn.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV:. Bảng phụ viết BT1.
Bảng lớp viết BT2.
* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Ôn từ chỉ hoạt động trạng thái. So sánh. 4’
- Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. 29’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. Bài tập 1:
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv giúp Hs hiểu các yêu cầu của bài: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ba ; mẹ/má). Các em phải đặt đúng vào bảng phân loại.
- Gv gọi 1 Hs đọc lại các bảng từ cùng nghĩa.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài nhanh
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
. Từ dùng ở miềm Bắc: bố , mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.
. Từ dùng ở miền Nam:ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, việt xiêm
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs trao đổi theo nhóm để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm.
- Gv mời nhiều Hs nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Gan chì / gan gì, gan rứa/ gan thế , mẹ nờ / mẹ à.
Chờ chi / chờ gì, tàu bay hắn / tàu bay nó, tui / tôi.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong đoạn văn.
. Bài tập 3:
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm cả bài.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
Một người kêu lên: “ Cá heo ! ”
Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “ A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá !”.
Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
HT: lớp
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs đọc.
Cả lớp làm vào VBT.
2 Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trao đổi theo nhóm.
Hs nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
Hs nhận xét.
4 Hs đọc lại kết quả đúng.
Hs chữa bài vào VBT.
PP: Thảo luận, thực hành.
HT: Lớp, cá nhân
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đọc nhẫm.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò. 1’
Về tập làm lại bài:
Chuẩn bị : Ôn về từ chỉ đặt điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?
Nhận xét tiết học.
Thứ năm , ngày 2 tháng 12 năm 2004
Tập đọc
Cửa Tùng.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả vẽ đẹp kì dịu của cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : Bến Hải, Hiền Lương, đổi mới, bạch kim.
b) Kỹ năng:
- Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai.
- Biết đúng giọng văn miêu tả.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí đồng bào mình, đất nước mình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Vàm cỏ Đông. 4’
- GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ: Vàm cỏ Đông.
+ Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện ở những câu thơ nào qua khổ 1?
+ Dòng sông Vàm Cỏ có những nét gì?
+ Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
- GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. 29’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc bài.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đấy tình cảm xúc ngưỡng mộ. Nhấn giọng ở những từ gợi cảm: mướt màu xanh,rì rào gió thổi, biển cả mênh mông, Bà chú, đỏ ối. Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn Hs đọc đúng các câu.
. Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải // - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứa nước. // ( Nghỉ hơi sau dấu ghạch nối).
. Bình minh, / mặt trời như chiếc thau hồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển, / nước biển nhuộm màu hồng nhạt. // Trưa , / nước biển xanh lơ / và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. // ( Nghỉ hơi sau các dấu phẩy và sau những cụm từ dài, tạo nên sự nhịp nhàng trong giọng đọc
- Gv cho Hs giải thích các từ khó : Bến Hải, Hiền Lương, đổi mới, bạch kim.
- Gv cho 3 Hs thi đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng
File đính kèm:
- tieng viet tuan 13.doc