I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các chim đựơc quan sát.
- Kỹ năng:
- Giải thích tại sao không nên bắt, phá tổ chim.
b) Thái độ:
- Giáo dục Hs biết yêu thích động.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 102, 103 SGK.
Sưu tầm các loại rễ cây.
* HS: SGK, vở.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 27 môn Tự nhiên xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội.
Chim
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các chim đựơc quan sát.
Kỹ năng:
- Giải thích tại sao không nên bắt, phá tổ chim.
Thái độ:
- Giáo dục Hs biết yêu thích động.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 102, 103 SGK.
Sưu tầm các loại rễ cây.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cá
- Gv gọi 2 Hs lên bảng :
+ Kể tên các loại cá sống ở nước ngọt mà em biết?
+ Nêu ích lợi của cá.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim đựơc quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 102, 103 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh hơn?
+ Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Mỏ chim thường có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
+ Toàn thân chúng có lớp lông vũ .
+ Mỏ chim cứng để mổ thức ăn.
+ Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Như đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
* Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh.
- Mục tiêu: Giải thích được tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chi do nhóm tự đặt ra. Ví dụ như: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay.
- Cuối cùng là thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình trước lớp và cử bạn thuyết minh về những loài chim sưu tầm đựơc.
- Gv nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs thảo luận các câu hỏi..
Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Hs lắng nghe.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
Hs quan sát các bức tranh, ảnh.
Hs làm việc với vật thật.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kết– dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thú
Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội.
Thú
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Chỉ và nói tên đựơc các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà đựơc quan sát.
Kỹ năng:
- Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
- vẽ và tô màu một loài thú nhà mà Hs thích.
Thái độ:
- Giáo dục Hs biết yêu thích động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 104, 105 SGK.
Sưu tầm các loại rễ cây.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chim
- Gv gọi 2 Hs lên bảng :
+ Đặt điểm chung của các loài chim?
+ Vì sao chúng ta không săn bắn, phá tổ chim?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 104, 105 SGK. Thảo luận theo gợi ý sau:
+ Kể tên các con thú mà em biết?
+ Trong số các con thú đó: Con nào mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ; Con nào đẻ con ; Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của các loại thú.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo?
+ Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các cặp lên trình bày
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Lợn là vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng.
Trâu, bò dùng để kéo cày, kéo xe. Bò còn được nuôi để lấy sữa.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú nhà mà Hs ưa thích.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú nhà mà các em yêu thích.
- Gv yêu cầu Hs tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs thảo luận các câu hỏi.
Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
Hs quan sát.
Hs làm việc theo cặp.
Các cặp lên trình bày.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs thực hành vẽ một con thú.
Hs giới thiệu các bức tranh của mình.
5 .Tổng kết– dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thú (Tiếp theo).
Nhận xét bài học.
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
Kỹ năng:
Vẽ được hình lọ hoa và quả.
Thái độ:
- Thấy đựơc vẽ đẹp của lọ hoa và quả.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Chuẩn bị một số lọ hoa và quả.
Bài vẽ lọ hoa và quả của Hs các lớp trước.
Hình gợi ý cách vẽ .
* HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
- Gv gọi 2 Hs nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs quan sát gợi cách vẽ lọ hoa và quả.
- Gv bày một vài mẫu, hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét để các em nhận biết:
- Gv hỏi:
+ Hình dáng của các lọ hoa và quả;
+ Vị trí của lọ hoa và quả (quả đặt ở phía sau hay phía trước lọ?)
+ Độ đậm nhạt ở mẫu (của lọ so với quả).
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Cách vẽ hình lọ và quả.
- Mục tiêu: Giúp Hs vẽ hình lọ hoa và quả.
- Gv nêu giới thiệu cách vẽ qua mẫu.
+ Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy vẽ.
+ Phác nét tỉ lệ lọ và quả.
+ Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu;
+ Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Gv giới thiệu với Hs một vài vẽ lọ hoa và quả của Hs các năm trước để các em tự tin hơn.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ lọ hoa và quả vào vở.
- Hs thực hành vẽ.
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs cách vẽ.
+ Tỉ lệ giữa lọ và quả.
+ Tỉ lệ lệ bộ phận: miệng, cổ, thân lọ.
- Nhắc nhở Hs quan sát mẫu để vẽ các nét chi tiết cho giống.
- Hs làm bài.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ lọ hoa và quả
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
+ Hình vẽ so với phần giấy thế nào?
+ Hình vẽ có giống mẫu không ?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi vẽ lọ hoa và quả.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận.
Hs quan sát.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
PP: Quan sát, lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs quan sát.
Hs quan sát, lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành vẽ lọ hoa và quả.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs nhận xét các tranh.
Hai nhóm thi với nhau.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí.
Nhận xét bài học.
* Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC:
TOÁN:
CHÍNH TẢ:
L TỪ & CÂU:
ĐẠO ĐỨC:
TNXH:
Đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Nhưng nguồn nướa không phải là vô tận. Vì thế chúng ta phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Kỹ năng:
- Biết đựơc nguồn nước quan trọng đối với đời sống con người.
c) Thái độ:
Hs biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Nước sạch rất cần thiết với sức khỏe và đời sống của con người.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết vai trò của nguồn nước đối với đời sống của con người
- Gv đưa ra các nức tranh, yêu câu Hs thảo luận.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm cho Hs thảo luận câu hỏi:
+ Tranh vẽ ở đâu ?
+ Trong mỗi bức tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
+ Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Nước được sử dung ở mọi nơi (miền núi hay đồng bằng).
Nước dùng để ăn uống, để sản xuất.
Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe cho con người.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Gv yêu cầu Hs quan sát 4 bức tranh treo lên bảng.Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? Tại sao lại thế?
+ Để có được nước và nước sạch để dùng chúng ta phải làm gì?
+ Khi mở vòi nước, nếu không có nước, em cần làm gì? Vì sao?
- Gv nhận xét chốt lại.
+ Ở tranh 1, 4 không có nước để sử dụng trong lao động và sinh hoạt vì nước đã hết.
+ Ở tranh 2, 3 nước bị bẩn dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ con người.
+ Nước không phải vô tận mà dễ bị cạn kiệt và ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
* Hoạt động 3: Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
-Gv nêu câu hỏi:
+ Thế nào là sử sụng tiết kiệm nguồn nước? Ví dụ.
+ Thế nào là bảo vệ nguồn nước? Ví dụ.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta tôn trọng, giúo đỡ phải sử dụng nước tiết kiệm, không để vòi nước chảy ra ngoài.
Cần phải vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác xuống sông, ao hồ.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs chia nhóm và thảo luận.
Một vài nhóm đại diện trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát tranh.
Hs thảo luận.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
PP: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
Từng cặp Hs thảo luận trả lời.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2).
Nhận xét bài học.
Thủ công
Thực hành làm lọ hoa gắn tường (tiết 2 + tiết 3)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Hs biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Kỹ năng:
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật . trình kĩ thuật.
Thái độ:
- Hứng thú với giờ học.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu lọ hoa gắn tường.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Thực hành làm lọ hoa gắn tường.
- Gv gọi 2 Hs lên nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 3: Hs thực hành làm lọ hoa gắn tường.
-Mục tiêu: Giúp biết các bước thực hiện làm lọ hoa gắn tường.
- Gv yêu cầu một số Hs nhắc các bước làm lọ hoa gắn tường
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa;
+ Bước 3: Làm lọ hoa gắn tường;
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương những lọ hoa đẹp nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
Hs thực hành làm lọ hoa gắn tường.
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
5.Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Làm đồng hồ để bàn.
- Nhận xét bài học.
* Rút kinh nghiệm:
TOÁN:
TẬP VIẾT:
Hát nhạc.
Học hát: Bài Tiếng hát bạn bè minh.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hs biết hát bài “Tiếng hát bạn bè mình” có tính chất vui hoạt, sinh động, dùng để hát tập thể.
Kỹ năng:
Hát đúng giai điệu, lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng, nhạ nhàng.
Thái độ:
- Giáo dục tình bạn bè thân ái.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Truyện kể.
Băng nhạc, máy nghe.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Oân bài hát “ Chị Ong Nâu và Em bé”.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Ngày mùa vui.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Học hát bài “Tiếng hát bạn bè mình” .
a) Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát.
- Gv giới thiệu bài : Tên bài hát, tên tác giả.
- Gv giới thiệu cho hs biết về nhạc sĩ Hoàng Lân.
Dạy hát.
- Gv cho Hs nghe băng nhạc.
- Gv cho Hs đọc lời ca.
- Gv dạy hát từng câu.
- Gv cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát điệu.
- Chú ý những tiếng hát luyến.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm .
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa có những động tác phụ họa phù hợp.
- Gv cho Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
- Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca.
Hs hát từng câu.
Hs luyện tập lại bài hát.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài hát “ Tiếng hát bạn bè minh” . Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son.
Nhận xét bài học.
File đính kèm:
- TNXH,H,MT,DD,TC.doc