Giáo án lớp 3 - Tuần 29

 A/ Mục tiêu :

 - Nắm được quy tắc tính diện tích HCN khi biết hai cạnh của nó.

 - Vận dụng để tính diện tích một số HCN đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét.

 - Giáo dục HS chăm học.

 B/ Chuẩn bị : 1HCN bằng bìa có chiều dài 4ô, chiều rộng 3 ô.

 C/ Các hoạt động dạy học:

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Từ ngày 06/4/2009 đến ngày 10/4/2009 Thứ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai (06/4/09) 1 Chào cờ 2 Toán Diện tích hình chữ nhật 3 Tập đọc Buổi học thể dục . 4 TĐ-KC Buổi học thể dục . Thứ ba (07/4/09) 1 Thể dục Ôn bài TD Với hoa hoặc cờ TC: Nhảy đúng - Nhảy nhanh 2 Toán Luyện tập . 3 Chính tả Nghe viết:Buổi học thể dục . 4 Tập đọc Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục . Thứ tư (08/4/09) 1 Toán Diện tích hình vuông 2 LT-Câu Từ ngữ về thể thao - Dấu phẩy 3 TNXH Thực hành: Đi thăm thiên nhiên. 4 Mỹ thuật Vẽ tranh: Tĩnh vật ( lọ hoa và quả ) . 5 Âm nhạc Tập viết các nốt nhạc trên khuôn nhạc Thứ năm (09/4/09) 1 Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước(tt) 2 Toán Luyện tập . 3 Chính tả Nghe viết:Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục . 4 Tập viết Ôn chữ T(tt) Thứ sáu (10/4/09) 1 Toán Phép cộng các số trong phạm vi 100000 2 TLV Viết về một trận thi đấu thể thao. 3 TNXH Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (tt) 4 Thủ công Làm đồng hồ để bàn (tt) Thứ sáu (10/4/09) 1 Luyện:TLV Viết về một trận thi đấu thể thao. 2 Luyện:Â.N Tập viết các nốt nhạc trên khuôn nhạc 3 Sinh hoạt Sinh hoạt lớp Cam lộ ngày 04 tháng 4 năm 2009 BGH TT Chuyên môn Người lập Ngô Thị Bạch Ngọc Ngày soạn: 4/4/ 2009 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 6 tháng 4 năm 2009 Tiết 2: Toán: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT A/ Mục tiêu : - Nắm được quy tắc tính diện tích HCN khi biết hai cạnh của nó. - Vận dụng để tính diện tích một số HCN đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét. - Giáo dục HS chăm học. B/ Chuẩn bị : 1HCN bằng bìa có chiều dài 4ô, chiều rộng 3 ô. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - GV đọc, yêu cầu HS lên bảng viết các số đo diện tích: - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Xây dựng qui tắc tính diện tích HCN: - GV gắn HCN lên bảng. + Mỗi hàng có mấy ô vuông ? + Có tất cả mấy hàng như thế ? + Hãy tính số ô vuông trong HCN ? + Diện tích 1 ô vuông có bao nhiêu cm2 ? + Chiều dài HCN là bao nhiêu cm, chiều rộng dài bao nhiêu cm ? + Tính diện tích HCN ? + Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào - Ghi quy tắc lên bảng. - Cho HS đọc nhiều lần QT, ghi nhớ. b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - Phân tích mẫu. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích HCN. - Yêu cầu tự làm bài. - Mời 2 em lần lượt lên bảng chữa bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS đọc bài toán. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Yêu cầu từng cặp đổi chéo vở và KT bài. - Mời một HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. + Em có nhận xét gì về đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng HCN ? + Để tính được diện tích HCN em cần làm gì ? - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - dặn dò: - Cho HS nhắc lại QT tính diện tích HCN. - Về nhà học thuộc QT và xem lại các BT đã làm. - 2HS lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi GV giới thiệu. - Lớp quan sát lên bảng và TLCH: + Mỗi hàng có 4 ô vuông. + Có tất cả 3 hàng. + Số ô vuông trong HCN là: 4 x 3 = 12 (ô vuông) + Diện tích 1 ô vuông là 1cm2 + Chiều dài HCN là 4cm, chiều rộng là 3cm. + Diện tích HCN là: 4 x 3 = 12 (cm2) + Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). - HS đọc QT trên nhiều lần. - Một em đọc yêu cầu và mẫu. - Một em nêu lại cách tính chu vi và diện tích HCN. - Cả lớp tự làm bài. - 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. Chiều dài 10 32 Chiều rộng 4 8 Chu vi HCN 28 cm 80 cm Diện tích HCN 40 cm2 256 cm2 - Một em đọc bài toán. - Cả lớp phân tích bài toán rồi t]j làm bài vào vở. - Đối chéo vở để KT bài nhau. - Một HS lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung. Giải : Diện tích mảnh bìa HCN là: 14 x 5 = 70 (cm2) ĐS : 70 cm2 - Một em đọc bài toán. + Khác nhau. + Cần đổi về cùng đơn vị đo. - Lớp thực hiện vào vở. - Một em lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung. Giải : a) Diện tích mảnh bìa HCN là: 3 x 5 = 15 (cm2) ĐS : 15 cm2 b) Đổi 2dm = 20cm Diện tích mảnh bìa HCN là: 20 x 9 = 180 (cm2) ĐS : 180 cm2 - Vài HS nhắc lại QT tính diện tích HCN. ---------------------------------------------------- Tiết 3.4: Tập đọc - Kể chuyện: BUỔI HỌC THỂ DỤC A / Mục tiêu: - SGV. - Luyện đọc đúng các từ: Đê – rốt – ti, Xtác – đi, Ga – rô – nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay … B /Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong SGK, tranh về gà tây, bò mộng. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài “Tin thể thao “ - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - Mời hai em nối tiếp nhau đọc đoạn 2 và 3. c) Tìm hiểu nội dung - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ? + Các bạn trong lớp thực hiện tập thể dục như thế nào ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục ? + Vì sao Nen - li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? - Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3. + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li ? - Em có thể tìm thêm một số tên khác thích hợp để đặt cho câu chuyện ? d) Luyện đọc lại: - Mời 3 HS tiếp nối thi đọc 3 đoạn của câu chuyện. - Theo doic nhắc nhở cách đọc. - Mời một tốp 5HS đọc theo vai. - Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vu:ï Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật 2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: - Yêu cầu chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật. - Gọi 1HS đọc yêu cầu và mẫu. - Yêu cầu từng cặp tập kể đoạn 1 theo lời một nhân vật. - Mời 1 số HS thi kể trước lớp. - GV cùng lớp bình chọn HS kể hay nhất. đ) Củng cố- dặn dò: - Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì ? - GV nhận xét đánh giá. - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới. - Ba em lên bảng đọc bài “Tin thể thao“ - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp theo dõi. - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ khó ở mục A. - 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện. - Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - Hai em nối tiếp nhau đọc đoạn 2 và 3. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi. + Mỗi em phải leo lên trên cùng của một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang trên đó. + Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ, Xtác - đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây… - Lớp đọc thầm đoạn 2. + Vì cậu bị tật từ lúc còn nhỏ, bị gù lưng. + Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được. - Đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3. + Leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đãm trán.Thầy bảo cậu có thể xuống nhưng cậu cố gắng leo... + Cậu bé can đảm ; Nen - li dũng cảm ; Một tâm gương đáng khâm phục.... - 3 em tiếp nối thi đọc 3 đoạn câu chuyện. - 5 em đọc phân vai : Người dẫn chuyện, thầy giáo, Nen - li và 3 em cùng nói: “Cố lên !“. - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học - HS tự chọn một nhân vật để tập kể lại câu chuyện (có thể là lời của Nen - li hay của Đê - rốt - xi, Cô - rét - ti, hoặc Ga - rô - nê ... ) - Một em kể mẫu lại toàn bộ câu chuyện. - Từng cặp tập kể đoạn 1 theo lời của một nhân vật trong chuyện. - 3 em lên thi kể câu chuyện trước lớp. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Truyện ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. ------------------------------------------------- Ngày soạn: 4/4/ 2009 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 7 tháng 4 năm 2009 Tiết 1: Thể dục: ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ TRÒ CHƠI: NHẢY ĐUÚNG - NHẢY NHANH A/ Mục tiêu: - SGV. B/ Địa điểm phương tiện : - Mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. - Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC. C/ Hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Đứng tại chỗ khởi động các khớp. - Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay. - Chơi trò chơi “ Tìm quả ăn được “. 2/ Phần cơ bản : * Ôn bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần. - Lần 1, GV hô để lớp tập. Lần 3,4 cán sự hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần. - Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh. * Chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh “. - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau. - Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui. 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV -------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Luyện tập về cách tính diện tích HCN theo kích thước cho trước. - Giáo dục HS chăm học. B/Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng làm BT: Tính diện tích HCN biết: a) chiều dài là 15cm, chiều rộng là 9cm. b) chiều dài là 12cm, chiều rộng là 6cm. - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b/ Luyện tập : Bài 1: - Gọi HS nêu bài toán. - Ghi tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Cho quan sát về các đơn vị đo các cạnh và nêu nhận xét về đ[n vị đo của 2 cạnh HCN. - Yêu cầu HS tự làm và chữa bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS nêu bài toán. 8 cm cm - GV gắn hình H lên bảng. Yêu cầu cả lớp quan sát. A B 10cm cm M D C 8 cm cm 20cm cm P N + Hãy nêu độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật ABCD và DMNP. + Muốn tính được diện tích của hình H ta cần biết gì ? + Khi biết diện tich 2 hình chữ nhật ABCD và DMNP, ta làm thế nào để tính được diện tích hình H . - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Mời một em lên giải bài trên bảng. - Nhận xét đánh giá bài làm HS. Bài 3: - Gọi HS nêu bài toán. - Ghi tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. d) Củng cố - dặn dò: - Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào ? - Về nhà học thuộc QT và xem lại các BT đã làm. - 2HS lên bảng làm BT. - Cả lớp theo dõi , nhận xét abif bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Một em nêu bài toán. - Phân tích bài toán. - Nêu nhận xét các số đo của hai cạnh HCN không cùng đơn vị đo ta phải đổi về cùng đơn vị đo. - Cả lớp tự làm bài. - 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. Giải : 4 dm = 40 cm Diện tích HCN: 40 x 8 = 320 (cm2) Chu vi HCN: (40 + 8) x 2 = 96 (cm) Đ/S : 320 cm2, 96 cm - Một em đọc bài toán. - Cả lớp quan sát hình vẽ. + Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 10cm, chiều rộng 8cm. + Hình chữ nhật DMNP có chiều dài 20cm, chiều rộng 8cm. + Cần tính diện tích của 2 hình ABCD và DMNP. + Lấy diện tích của 2 hình đó cộng lại với nhau, - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một HS lên bảng giải. Cả lớp theo dõi bổ sung Giải: Diện tích hình ABCD : 10 x 8 = 80 (cm2) Diện tích hình DMNP : 20 x 8 = 160 (cm2) Diện tích hình H : 80 + 160 = 240 (cm2) Đ/S : 240 cm2 - Một em nêu bài toán. - Phân tích bài toán. - Cả lớp tự làm bài. - 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: Giải : Chiều dài HCN: 5 x 2 = 10 (cm) Diện tích HCN: 10 x 5 = 50 (cm2) Đ/ S: 50 cm2 - Vài HS nhắc lại QT tính diện tích HCN. -------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả: BUỔI HỌC THỂ DỤC A/ Mục tiêu: - SGV. B/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ trong bài tập 3a. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ có dấu hỏi/ dấu ngã. - Nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc đoạn chính tả 1 lần: - Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. - Đoạn văn trên có mấy câu ? + Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ? + Những chữ nào trong bài cần viết hoa ? - Yêu cầu lấùy bảng con và viết các tiếng khó. - GV nhận xét đánh giá. * Đọc cho HS viết vào vở. * Chấm, chữa bài. c/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2a. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời 1HS đọc cho 3 bạn lên bảng viết tên các bạn HS trong truyện Buổi học thể dục. - Nhận xét bài làm HS và chốt lại lời giải đúng. Bài 3a: - Nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Gọi 3 em lên bảng thi làm bài nhanh. - Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn. - Nhận xét bài làm HS và chốt lại lời giải đúng. d) Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Về nhà luyện viết lại những chữ đã viết sai. - 2HS lên bảng viết: luyện võ, nhảy cao, thể dục, thể hình,… - Cả lớp viết vào giấy nháp. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. + Đặt trong dấu ngoặc kép. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, riêng. - Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,... - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - 1 em nêu yêu cầu BT. - HS làm vào vở. - Một em đọc, 3 em lên bảng thi viết nhanh tên các bạn trong truyện. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất: Đê-rốt-xi ; Cô-rét-ti ; Xtác -đi ; Ga-rô-nê và Nen - li. - Một em nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở. - Ba em lên bảng thi đua làm bài, - Cả lớp nhận xét bổ sung: nhảy xa - nhảy sào - sới vật. ------------------------------------------------- Tiết 4: Tập đọc: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC A/ Mục tiêu - SGV B/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài “Buổi tập thể dục“ - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c/Tìm hiểu nội dung - Yêu cầu đọc thầm bài văn trao đổi trả lời câu hỏi: + Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc + Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ? + Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục “ của Bác Hồ ? + Em sẽ làm gì sau khi học xong bài này ? - Tổng kết nội dung bài. d) Luyện đọc lại : - Mời một em khá chọn một đoạn trong bài để đọc. - Hướng dẫn đọc đúng một số câu. - Yêu cầu 3 – 4 HS thi đọc đoạn văn. - Mời hai HS đọc lại cả bài. - Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay. đ) Củng cố - dặn dò: - Gọi 2 - 4 HS nêu nội dung bài. - Dặn dò HS về nhà đọc bài. - Ba em lên bảng đọc bài “Buổi tập thể dục“ - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp theo dõi. - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ khó ở mục A. - 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn trong câu chuyện. - Giải nghĩa các từ sau bài đọc - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Lớp đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi + Giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.Việc gì cũng phải cần có sức khỏe mới làm được. + Vì mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh là cả nước khỏe mạnh,… + Bác Hồ là tấm gương sáng về luyện tập thể duc, Sức khỏe là vốn quí / Mỗi người đều phải có bổn phận bồi bổ sức khỏe … + Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục / Từ nay hàng ngày em sẽ tập thể dục … - Lắng nghe bạn đọc mẫu - Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - Lần lượt từng em thi đọc đoạn văn. - Hai bạn thi đọc lại cả bài - Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất. - 2 đến 4 em nêu nội dung vừa học. -------------------------------------------------- Ngày soạn: 5/4/ 2009 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 8 tháng 4 năm 2009 Tiết 1: Toán: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG A/ Mục tiêu : - Nắm được quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó. - Giáo dục HS chăm học. B/ Đồ dùng dạy học: Một số hình vuông bằng bìa có số đo cạnh 4cm,10 cm,... Phiếu HT C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 1 em lên bảng sửa bài tập về nhà. - Chấm vở tổ 2. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Xây dựng qui tắc tính diện tích hình vuông - GV gắn hình vuông lên bảng. - Yêu cầu quan sát đếm số ô vuông có trong hình vuông ? - Yêu cầu tính số ô vuông bằng cách lấy số ô của một hàng nhân với số ô của một cột ? - Gợi ý để HS rút ra cách tính diện tích bằng cách lấy 3 ô nhân 3 ô bằng 9 ô. - Đưa ra một số hình vuông với số ô khác nhau yêu cầu tính diện tích ? - Nhận xét đánh giá bài làm của HS. b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Kẻ lên bảng như SGK. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình vuông. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời một em lên thực hiện và điền kết quả vào từng cột trên bảng. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời một em lên bảng giải bài - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - dặn dò: - Cho HS nhắc lại QT tính diện tích HV. - Về nhà học thuộc QT và xem lại các BT đã làm. - Một em lên bảng chữa bài tập số 3. Chiều dài HCN là : 5 x 2 = 10 cm Diện tích HCN : 10 x 5 = 50 (cm 2) - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn để nắm về cách tính diện tích hình vuông. - Thực hành đếm và nêu : Hàng ngang có 3 ô vuông 1cm2, cột dọc có 3 ô vuông 1 cm2 - Vậy số ô vuông của cả hình vuông là : 3 x 3 = 9 (ô vuông) - Vì 1 ô vuông bằng 1 cm 2 nên : 3 x 3 = 9 (cm2) - Vài HS nêu lại cách tìm diện tích. - Tương tự cách tính ở ví dụ 1 lớp thực hành tính diện tích một số hình vuông khác nhau. - Một em nêu yêu cầu đề bài. - Một em nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình vuông. - Cả lớp thực hiện làm bài. - Một em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: - Một em nêu yêu cầu đề bài. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - Một HS lên bảng tính, lớp theo dõi bổ sung. Giải : Đổi : 80 mm = 8 cm Diện tích tờ giấy là : 8 x 8 = 64 ( cm2) Đ/S : 64 cm2 - Một em nêu yêu cầu đề bài. - Lớp thực hiện vào vở. - Một em lênbaifchax chữa bài, lớp bổ sung. Giải : - Cạnh hình vuông là : 20 :4 = 5 (cm) - Diện tích hình vuông là : 5 x 5 = 25 (cm2) Đ/S: 25 cm2 - 3 em nhắc lại QT. ------------------------------------- Tiết 2: Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY A/ Mục tiêu : - SGV. B/ Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh nói về các môn thể thao có trong bài tập 1.Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 3.2 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 1. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 2 và bài tập 3. - Chấm vở hai bàn tổ 1. - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1 : - Yêu cầu một em đọc bài tập 1. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm và thực hiện làm bài vào vở. - Dán 2 tờ giấy tô đã viết sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng. - Mời nhóm đại diện lên bảng thi tiếp sức làm bài. - Theo dõi nhận xét từng từng câu - GV chốt lời giải đúng. - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được. Bài 2: - Mời một em đọc nội dung bài tập vui “ Cao cờ “ cả lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu lớp làm việc cá nhân. - Mời 3 em nêu miệng, GV chốt lại : được thua, không ăn, thắng, hòa. Mời một em đọc lại câu chuyện vui. + Anh chàng trong chuyện có cao cờ không? Anh ta có tháng nổi ván nào trong cuộc chơi không ? + Câu truyện đáng cuời ở điểm nào ? Bài 3: - Yêu cầu một em đọc bài tập 3. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yeu cầu HS làm bài cá nhân. - Mời ba em lên bảng làm bài. - Theo dõi nhận xét việc HS điền các dấu phẩy ở từng câu c) Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - Hai HS làm miệng bài tập số ø3 và bài tập 2 mỗi em làm một bài. - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi GV giới thiệu bài. - Một em đọc yêu cầu bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm bài tập. - Lớp suy nghĩ và tự làm bài cá nhân. - Hai nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức điền từ vào chỗ trống trên bảng. - Em cuối cùng ghi số lượng từ của nhóm tìm được. - Lớp đọc đồng thanh các từ điền vào bảng đã hoàn chỉnh. - Một HS đọc bài tập 2. - Lớp theo dõi và đọc thầm theo. Lớp làm việc cá nhân. - Ba em nêu miệng kết quả. - Một em đọc lại câu chuyện vui. + Anh này đánh cờ rất kém, không thắng nổi ván nào. - Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua - Một em đọc đề bài 3. - Lớp tự suy nghĩ để làm bài. - 3 em lên bảng làm bài tập. - Điền dấu phẩy vào những chỗ phù hợp trong câu văn. a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt,… b/ Muốn cơ thể khỏe mạnh,… c/ Để trở thành con ngoàn, trò giỏi,… - Lớp quan sát và nhận xét bài bạn. - Hai em nêu lại nội dung vừa học. ---------------------------------------------- Tiết 3: Tự nhiên-xã hội: THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Vẽ, nói hoặc viết về cây cối và các con vật mà đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. - Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong sách trang 108, 109. - Mỗi HS 1 tờ giấy A4, bút màu. Giấy khổ to, hồ dán. C/ Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Mặt Trời". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: - Dẫn HS đi thăm thiên ở khu vực gần trường. - Cho HS đi theo nhóm. * Hoạt động 2: - Giao nhiệm vụ: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật mà em đã nhìn thấy. - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm việc. - Theo dõi nhắc nhở các em. b/ Củng cố dặn dò: - Tập trung HS, nhận xét, dặn dò và cho HS về lớp. - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu vai trò của Mặt Trời đối với đời sông con người, động vật và thực vật. + Người ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - Lớp theo dõi. - Đi theo nhóm đến địa điểm tham quan. - Lắng nghe nhận nhiệm vụ học tập. - Các nhóm tiến hành làm việc. - Tập trung, nghe dặn dò và về lớp. ----------------------------------------------------- Tiết 4: Mỹ thuật VẼ TRANH TĨNH VẬT (LỌ VÀ HOA) I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết thêm về tranh tĩnh vật. - Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích. - Hiểu được vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II. Chuẩn bị - Một số tranh tĩnh vật và tranh thể loại khác . - Mẫu vẽ: lọ và hoa - Bốn bài của HS năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu yêu cầu của bài học. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giáo viên bày mẫu ở vị trí học sinh dễ quan sát. Yêu cầu tất cả cùng quan sát mẫu - ở vị trí em ngồi thì thấy lọ và quả vật nào ở trước ? Cái nào lớn hơn ? - Hình dáng, tỷ lệ của lọ hoa và quả ? - Đậm nhạt và màu sắc của mẫu ? Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu. - Giáo viên vẽ phác lên bang và chỉ cho học sinh thấy các bước tiến hành. + Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của toàn bộ vật mẫu để vẽ khung hình chung. + Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu. + Phác hì

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 29lop 3.doc