A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo đó.
- Ước lượng một cách chính xác các số đo chiều dài.
2. Kỹ năng: Thực hành đo và vẽ đúng, chính xác.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Thước dài có vạch chia cm , phấn màu .
* HS: VBT, bảng con , thước có vạch chia cm .
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1)
2. Bài cũ: Luyện tập (3)
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3. 4
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(28)
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 9 môn Toán: Thực hành đo độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo đó.
- Ước lượng một cách chính xác các số đo chiều dài.
2. Kỹ năng: Thực hành đo và vẽ đúng, chính xác.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Thước dài có vạch chia cm , phấn màu .
* HS: VBT, bảng con , thước có vạch chia cm .
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập (3’)
Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3. 4
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(28’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1: Làm bài 1.(9’)
- MT: Giúp Hs biết dùng thước có vạch chia cm và bút để vẽ các đoạn thẳng.
Cho học sinh mở vở bài tập:
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Gv yêu cầu cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét.
* HĐ2: Làm bài 2.( 9’)
- MT:: Giúp Hs biết dùng thước để đo độ dài và sau đó đọc lại kết quả số đo đó.
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự làm các phần của bài. Hai Hs ngồi cạnh nhau cùng thực hiện phép đo.
- Gv nhận xét.
* HĐ3: Làm bài 3.(7’)
- MT: Giúp cho Hs ước lượng một cách chính xác các số đo chiều dài.
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv cho Hs quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1mét.
- Gv yêu cầu Hs ước lượng độ cao của chân bàn lớp.
- Gv hướng dẫn: So sánh độ cao này với chiều dài của thước 1m xem được khoảng mấy thước.
- Gv yêu cầu Hs làm các phần còn lại.
- Gv nhận xét.
* HĐ4: Củng cố (3’)
- MT: Giúp Hs củng cố lại bài học về thực hành đo độ dài.
- Gv chia Hs thành 2 nhóm.
- Cho các em thi đua làm toán với nhau. Trong thời gian 3 phút nhóm nào làm bài nhanh, đúng sẽ chiến thắng.
Thực hành đo độ dài và vẽ đoạn thẳng.
Chiều dài của quyển sách.
Chiều dài của quyển tập.
Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm; CD = 7cm.
- Gv nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Cá nhân , lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trình bày cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
Hs làm vào VBT.
A B
5cm
C D
8 cm
E G
12cm
Ba Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nêu cách đo đoạn thẳng .
Hs thực hành phép đo và báo cáo kết quả trước lớp.
Độ dài đoạn thẳng AB là : 2 cm hay là 20mm .
Độ dài đoạn thẳng CD là : 2cm5mm
hay là 25 mm .
Độ dài đoạn thẳng EG là : 2cm9mm hay là
29 mm .
Hs nhận xét , bổ sung .
PP: Luyện tập thực hành, thảo luận.
HT : Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs quan sát thước 1mét.
Hs ước lượng và trả lời theo thực tế cây bút chì , bàn ngồi học , chiều cao chân bàn ngồi học của mình .
Ha nhận xét bổ sung .
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:Lớp , cá nhân .
Hai đội thi đua nhau làm bài.
Đại diện các đội đọc kết quả và vẽ đoạn thẳng.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài. 2 , 3.
Chuẩn bị : Thực hành đo độ dài (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO)
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Củng cố cho Hs đo độ dài ( đo chiều cao của người).- Đọc và viết số đo độ dài.- So sánh các số đo độ dài.
2 .Kĩ năng: Thực hành đúng, chính xác các bài tập.
3.Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Thước dài, phấn màu, bảng phụ.
* HS: VBT, bảng con , thước có vạch chia cm .
C/ Các hoạt động:
1..Khởi động: Hát.(1’)
2.Bài cũ: Thực hành đo độ dài (tiết 1) .(3’)
Gọi học sinh lên bảng sửa bài 2,3
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4.Phát triển các hoạt động.(28’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1: Làm bài 1. (13’)
- MT: Giúp Hs biết đo độ dài (đo chiều dài gang tay của người).
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv yêu cầu Hs đọc cho bạn bên cạnh nghe.
- Gv hỏi:
+ Nêu chiều dài gang tay của bạn trong tổ em ?
+ Muốn biết bạn nào có gang tay dài nhất ta phải làm thế nào?
+ Có thể so sánh như thế nào?
- Sau đó Gv yêu cầu Hs so sánh xem bạn nào có gang tay dài nhất, bạn nào ngắn nhất trong bảng.
- Gv nhận xét.
* HĐ2: Làm bài 2. (12’)
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 Hs.
- Gv hướng dẫn các em từng bước làm bài:
+ Ước lượng chiều dài bước chân của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại và sau đó viết vào bảng tổng kết.
- Gv yêu cầu các nhóm thực hành.
- Gv mời các nhóm đứng lên đọc kết quả.
- Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành tốt.
* HĐ3: Củng cố .(3’)
- MT: Giúp học sinh củng cố về so sánh các số đo độ dài.
- Gv chia lớp thành 2 đội.
- Gv cho 2 đội chơi trò chơi “ Ai nhanh”.
- Yêu cầu trong thời gian 3 phút đội nào làm nhanh, đúng sẽ chiến thắng.
* Đề bài: Điền dấu “ ” vào ô trống.
5m5dm … 6m2dm ; 3m4cm … 2m8dm
2dam3m … 3dam ; 3dam3dm … 304dm
- Gv nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành , thảo luận .
HT: Nhóm , lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi .
Hs thực hành đo chiều dài gang tay của bạn và nêu kết quả đo .
Ta phải so sánh chiều dài gang tay của các bạn với nhau.
Đổi tất cả các số đo ra đơn vị cm và so sánh.
Hs so sánh và trình bày theo thực tế chiều dài gang tay tất cả các bạn trong bàn ngồi học của mình .
Hs nhận xét .
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT : Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs thực hành theo nhóm.
Các nhóm đọc kết quả của nhóm mình thực hành được.
Hs nhận xét .
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Lớp , cá nhân .
Hai đội tham gia thi làm bài.
Đại diện các nhóm lên tham gia trò chơi.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Về làm lại bài tập 1 , 2 .
Chuẩn bị : Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Thực hiện nhân, chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.Nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số.Chuyển đổi, so sánh các số đo độ dài.Giải toán về gấp một số lên nhiều lần.Đo và vẽ độ dài đoạn thẳng cho trước.
2.Kĩõ năng: Hs làm đúng, chính xác , tính toán nhanh các bài tập.
3.Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, VBT.
* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Thực hành đo độ dài (tt).(3’)
Gọi 2 học sinh bảng làm bài 1, 2 .
- Nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(28’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Làm bài 1, 2.(13’)
- MT: Giúp Hs củng cố lại việc thực hiện các phép tính nhẩm nhân chia. Thực hiện nhân , chia số có hai chữ số với số có một chữ số
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài.
- Gv mời Hs nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 2:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách tính của một phép nhân, một phép chia.
- Yêu cầu Hs tự suy nghĩ và làm bài.
- Gv mời Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét , chốt lại.
* HĐ2: Làm bài 3, 4 (13’)
MT: Củng cố lại cho Hs việc chuyển đổi, so sánh các số đo độ dài, giải toán có lời văn .
* Bài 3 :
- Gv mời Hs đọc đề bài.
Gv yêu cầu Hs nêu cách làm của
4m4dm = …………dm.
4m4dm = 44dm
- Yêu cầu Hs làm các phần còn lại.
- Gv mời Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại .
* Bài 4 :
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài. Một Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* HĐ4: Củng cố .(3’)
-Mt: Củng cố cho Hs cách đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia Hs thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai vẽ nhanh”.
Yêu cầu: Trong thời gian 3 phút nhóm nào đo và vẽ độ dài đoạn thẳng đúng, thì đội đó sẽ thắng.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân .
Học sinh mở vở bài tập.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT.
Hs nối tiếp nhau đọc kết quả bảng nhân và bảng chia từ 5 đến 7 .
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nêu.
Hs cả lớp làm bài.
14 20 34 66
x 6 x 5 x 7 x 6
84 100 238 396
86 2 64 3 80 4 83 4
8 23 6 21 8 20 8 20
06 04 00 03
6 3
0 1
Hs lên bảng sửa bài.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành , thảo luận .
HT : Lớp , cá nhân .
Hs đọc đề bài.
Hs nêu cách làm.
Hs làm các phần còn lại.
6m5dm = 65 dm ; 1m65cm = 165cm
3m3dm = 33dm ; 5m12cm = 512cm
2m9dm = 29dm ; 2m2cm = 202cm
Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được :
12 x 4 = 48 (kg)
Đáp số : 48kg đường .
Một Hs lên bảng làm bài.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Lớp , cá nhân
Hs đọc đề bài.
Hs các nhóm thi đua làm bài.
Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng AB đã cho .
A B
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Xem lại bài và làm lại các bài còn sai .
Chuẩn bị : Kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1 .
Nhận xét tiết học.
Toán
GIẢI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.- Bước đầu biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải.
2.Kĩõ năng: Thực hành giải toán nhanh , chính xác.
3.Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Kiểm tra một tiết.
- Gv nhận xét bài kiểm tra của HS.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*HĐ1: Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính. (8’)
- MT: Giúp Hs làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
Bài toán 1:
- Gv mời 1 Hs đọc đề bài:
- Gv hỏi:
+ Hàng trên có mấy cái kèn?
- Mô tả hình vẽ cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ như phần bài học của SGK.
+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?
- Vẽ sơ để thể hiện số kèn hàng dưới để có:
Tóm tắt.
3 kèn
Hàng trên: 2kèn ?
Hàngdưới:
+ Hàng dưới có mấy có kèn?
+ Vậy cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn?
- Gv hướng dẫn Hs trình bày bài giải như phần bài học của SGK.
Gv nhận xét .
Bài toán 2:
- GV gọi Hs đọc yêu cầu của bài.
+ Bể thứ nhất có mấy con cá?
+ Số bể thư hai như thế nào so với bể một?
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ để thể hiện số cá của bể hai.
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ.
4 con cá
Bể 1:. 3con cá
? con cá
Bể 2:
+ Để tính được tổng số cá của hai bể ta phải làm sao?
+ Số cá của bể thứ 1 đã biết chưa ?
+ Hãy tính số cá của hai bể?
- Gv hướng dẫn Hs trình bày lời giải.
Gv nhận xét .
* HĐ2: Luyện tập.(5’)
- MT: Giúp cho Hs biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
+ Ngăn trên có bao nhiêu quyển sách?
+ Số quyển sách ngăn dưới thế nào so với số quyển sách của ngăn trên?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết tổng số quyển sách của hai ngăn ta phải làm sao?
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv chốt lại.
32 quyển
Ngăn trên:
? quyển
Ngăn dưới : 4 quyển
Gv nhận xét .
*HĐ2 : Làm bài tập 2, 3 .( 12’)
MT :Giúp hs biết nhìn vào tóm tắt và yêu cầu bài toán đặt đề rồi giải ; biết đọc và tóm tắt bài toán rồi giải thật chính xác .
Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi:
+Gà trống có bao nhiêu con ?
+ Số gà mái đã biết chưa ?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
27 con
Gà trống :
15con ?con
Gà mái :
GV nhận xét .
* Bài 3 :
GV yêu cầu đọc đề bài .
Đặt đề toán và giải .
Yêu cầu làm bài vào vở
28 HS
Lớp 3A : 3HS ? HS
Lớp 3B :
GV nhận xét .
* HĐ3: Củng cố .(3’)
- MT: Giúp Hs biết giải toán đúng.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Gv nhận xét, tổng kết , tuyên dương .
.PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Lớp , cá nhân .
Hs đọc đề bài.
Có 3 cái kèn.
Có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
Có 3 +2 = 5 cái kèn.
Cả hai hàng có 3 +5 = 8 cái kèn.
Hs thi đua giải toán
Giải
Số kèn hàng dưới có là :
3 + 2 = 5 (cái)
cả hai hàng có tất cả :
3 + 5 = 8 ( cái )
Đáp số : 8 cái kèn .
Hs nhận xét bổ sung .
Hs đọc yêu cầu của bài.
Có 3 con cá.
Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá.
Hs nêu và vẽ sơ đồ tóm tắt .
Bài toán hỏi tổng số cá của hia bể.
Biết được số cá của bểthứ nhất và bể thứ hai
Có 3con
Hs thi đua tính
Giải
Bể thứ hai có :
4 + 3 = 7 ( con )
Cả hai bể có tất cả là :
7 + 4 = 11 ( con )
Đáp số : 11 con cá .
Hs nhận xét .
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Cá nhân , nhóm .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có 32quyển sách .
Ít hơn số sách ngăn trên là 4 quyển .
Tổng sốsách của hai ngăn ..
Hs nhận xét.
Ta lấy số sách của ngăn trên cộng số sách của ngăn dưới .
Hs thi đua làm bài vào vở .
Giải
Ngăn dưới có là :
32 + 4 = 36 ( quyển )
cả hai ngăn có tất cả là :
32 + 36 = 68 ( quyển )
Đáp số : 68 quyển sách .
Một hs lên bảng làm.
Hs nhận xét .
PP : Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT : Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào vở .
Giải
Gà mái trong đàn có là :
27 + 15 = 42 (con )
Đàn gà có tất cả là :
27 + 42 = 69 ( con)
Đáp số : 69 con gà .
Hai nhóm thi đua sửa bài.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu bài toán .
Thi đua nhìn vào tóm tắt tự đặt một đề toán rồi giải .
Giải
Lớp 3B có :
28 + 3 = 31 ( HS )
Cả hai lớp có tất cả là :
28 + 31 = 59 ( HS )
Đáp số : 59 HS .
HS nhận xét .
PP: Trò chơi , đánh giá , thi đua .
HT : Lớp , cá nhân .
Hs cho một đề toán và thực hiện giải .
Bao ngô nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Cả hai bao cân nặng là:
27 + 32 = 59 (kg)
Đáp số : 59 kg.
Hs nhận xét .
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài: 2, 3.
Chuẩn bị : Giải toán bằng hai phép tính.
Nhận xét tiết học.
Toán
Kiểm tra định kỳ
Giữa kỳ IToán
Kiểm tra một tiết
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố lại cho Hs .
- Nhân, chia nhẩm.
- Kĩ năng thực hiện phép nhân, chia, chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Kĩ năng về giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần.
- Đo độ dài đoạn thẳng; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
b) Kĩõ năng: Thực hiện các phép tính nhân, chia đo độ dài một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Chuẩn bị đề kiểm tra.
* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
Đề kiểm tra.
Bài 1: Tính nhẩm.
6 x 4 = ……… 18 : 6 = ……… 7 x 3 = ……… 28 : 7 = …………
6 x 7 = ……… 30 : 6 = ……… 7 x 8 = ……… 35 : 7 = …………
6 x 9 = ……… 36 : 6 = ………… 7 x 5 = ……… 63 : 7 = …………
Bài 2: Tính
33 12 55 5 96 3
x 2 x 4
Bài 3: Điền dấu “ ” thích hợp vào ô trống.
3m5cm 3m7cm 8dm4cm 8dm12mm
4m2dm 3m8dm 6m50cm 6m5dm
Bài 4: Lan sưu tầm được 25 con tem, Ngọc sưu tầm được gấp đôi số tem của Lan. Hỏi Ngọc sưu tầm được bao nhiêu con tem?
Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng ¼ độ dài đoạn thẳng AB.
5. Tổng kết – dặn dò.
Nhận xét tiết kiểm tra.
Chuẩn bị bài: Giải toán bằng hai phép tính.
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- T- tuan 10.doc