I.Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
-Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
-Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
50 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4, trường PTCS Hướng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c a b d o0oc a b d
Thứ 2
/ 1 /2006
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Khoa học
Kĩ thuật
Kính trọng và biết ơn người lao động ( T2)
Phân số
Bốn anh tài (tt)
Không khí bị ô nhiễm
Trồng cây rau , hoa
Thứ 3
/1/2006
Thể dục
Toán
LTVC
Kể chuyện
Bài 39
Phân số và phép chia số tự nhiên
Luyện tập câu kể Ai làm gì ?
Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
Thứ 4
/1 /2006
Tập làm văn
Toán
Tập đọc
Khoa học
Kĩ thuật
Miêu tả đồ vật
Phân số và phép chia số tự nhiên
Trống đồng Đông Sơn
Bảo vệ không khí trong sạch
Trồng rau hoa T2
Thứ 5
/1 /2006
Thể dục
Luyện từ và câu Toán
Chính tả
Bài 40
Mở rộng vốn từ sức khoẻ
Luyện tập
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Thứ 6
/1 /2006
Toán
Địa lí
Lịch sử
Tập làm văn
Sinh hoạt
Phân số bằng nhau .
Đồng bằng Nam Bộ
Chiến thắng Chi Lăng
Luyện tập giới thiệu địa phương .
Nhận xét cuối tuần
Thứ hai ngày tháng năm 2006
ĐẠO ĐỨC :
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
-Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
-Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
-GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
ịNhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ …
ịNhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ …
ịNhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ …
-GV phỏng vấn các HS đóng vai.
-GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
*Hoạt động 2: trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6- SGK/30)
-GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6.
Bài tập 5 :Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện … nói về người lao động.
Bài tập 6 :Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
-GV nhận xét chung.
ơKết luận chung:
-GV mời 1-2 HS đọc to phần “Ghi nhớ” trong SGK/28.
4.Củng cố - Dặn dò:
-Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
-Về nhà làm đúng như những gì đã học.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận:
+Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS trình bày sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân)
-Cả lớp nhận xét.
-HS đọc.
-HS cả lớp thực hiện.
TOÁN :
PHÂN SỐ .
A/ Mục tiêu :
Học sinh bước đầu nhận biết về phân số .
Biết đọc , viết các phân số .
B/ Đồ dùng dạy học :
Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
- + Gọi HS sửa bài tập 4 về nhà .
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành .
Nhận xét , ghi điểm từng học sinh
2.Bài mới:
a) Giới thiệu phân số :
-- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật và chia ra các phần bằng nhau như hình vẽ trong SGK .
+ Nêu câu hỏi :
+ Hình chữ nhật được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu ?
+ GV nêu : Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần . Ta nói tô màu năm phần sáu hình chữ nhật
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều này .
+ Năm phần sáu viết thành ( viết số 5 , viết gạch ngang , viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
+ GV chỉ vào yêu cầu HS đọc .
+ Ta gọi là phân số .
+ Phân số có tử số là 5 , mẫu số là 6 .
+ GV nêu :
-Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang . Mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 6 phần bằng nhau . 6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
+ Tử số viết trên dấu gạch ngang . Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . 5 là số tự nhiên .
+ Yêu cầu học sinh vẽ các hình tương tự như sách giáo khoa và nêu tên các phân số .
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số ở mỗi phân số trên ?
b/ Thực hành :
Bài 1
-Gọi học sinh nêu đề bài xác định nội dung
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
*Bài 2 :
-Gọi một em nêu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu lớp làm vào vở.
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 3 .
+ Yêu cầu học sinh nêu đề bài
-GV nêu yêu cầu viết các phân số như sách giáo khoa
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
- Yêu cầu 2 HS đọc tên các phân số vừa viết .
Bài 4 .
+ Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi .
+ HS A đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì HS A chỉ định HSB đọc tiếp ,cứ như thế đọc cho hết các phân số .
+ Nếu HS nào đọc sai thì GV sửa .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Hãy nêu cách đọc và cách viết các phân số ?
-Phân số có những phần nào ? Cho ví dụ ?.
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn học sinh về nhà học và làm bài.
-1HS lên bảng chữa bài .
+ 2 HS nêu .
- Vẽ hình chữ nhật vào vở như gợi ý .
+ Thành 6 phần bằng nhau .
+ Có 5 phần được tô màu .
+ Lắng nghe .
-Quan sát .
+ Tiếp nối nhau đọc : Năm phần sáu .
+ 2 HS nhắc lại .
+ 2 HS nhắc lại .
-Viết các phân số tương ứng sau đó đọc phân số và nêu tử số và mẫu số . ; ;
+ Phân số : một phần hai , tử số là 1 , mẫu số là 2
+Phân số có tử số là 3 và mẫu số là 4 .
+Phân số có tử số là 4 và mẫu số là 7 .
+ Các tử số và mẫu số ở mỗi phân số đều là những số tự nhiên khác 0 .
-Hai HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm .
-Hai em lên bảng sửa bài .
+ Hình 1 là phân số . Đọc là : Hai phần năm
mẫu số là 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau tử số 2 cho biết đã tô màu vào 2 phần bằng nhau đó .
+ Hình 6 là phân số . Đọc là : Ba phần bảy
mẫu số là 7 cho biết có 7 ngôi sao tử số 3 cho biết đã tô màu vào 3 ngôi sao đó .
-Một em đọc đề bài và xác định yêu cầu đề .
-Một em lên bảng sửa bài :
+ Phân số có tử số là 8 và mẫu số là 10 .
+ Phân số có tử số là 3 và mẫu số là 8 , phân số đó là :
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm trao đổi
+ Thực hiện vào vở , một HS lên bảng viết các phân số .
+ Đọc chữa bài .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm.
+ Nối tiếp nhau đọc tên các phân số .
- Năm phần chín .
- Tám phần mười .
- Bốn phần sáu .
-Hai em nêu lại cách đọc phân số và nêu cấu tạo phân số .
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại và xem trước bài “ Phân số và phép chia số tự nhiên”
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI (tt)
Mục tiêu:
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
-PN: vắng to , thò đầu , lè lưỡi , tối sầm , be , bờ , khoét máng , quy hàng ,…
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh .
Biết đọc diễn cảm bài văn , chuyển giọng linh hoạt hợp với diễn biến của câu chuyện : hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp , hồi hộp ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh chậm rãi , khoan thai ở lời kết …
Đọc - hiểu:
Hiểu nội dung bài: ( phần cuối ) Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu qui phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác , núng thế ,…
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 7 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Chuyện cổ tích loài người " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ .
- Tranh vẽ gì ?
+ Tiết trước các em đã biết về sức khoẻ , tài năng và lòng nhiệt thành của bốn anh em Cẩu Khây .Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu tiếp về sự gan dạ hiệp sức và tài ba của bốn anh em chống lại yêu tinh .
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* LUYỆN ĐỌC:
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Chú ý các câu hỏi:
+Hãy thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh ?
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Gọi HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc diễn cảm bài văn , chuyển giọng linh hoạt hợp với diễn biến của câu chuyện : hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp , hồi hộp ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh chậm rãi , khoan thai ở lời kết +Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm như vắng teo , lăn ra ngủ , hé của , thò đầu , lè lưỡi , đấm một cái , gãy gần hết , quật túi bụi , hét lên , nổi ầm ầm , tối sầm , như mưa , be bờ tát nước ầm ầm , khoét máng , quy hàng .
* TÌM HIỂU BÀI:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ?
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh ?
+Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2 .
-Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
* ĐỌC DIỄN CẢM:
-yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Cẩu Khây mở cửa . Yêu tinh thò đầu vào , lè lưỡi dài như quả núc nác , trợn mắt xanh lè
Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng . Yêu tinh bỏ chạy . Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó . Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi . Yêu tinh đau quá hét lên , gió bão nổi ầm ầm , đất trời tối sầm lại .
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-7 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát ..
- Tranh vẽ miêu tả về cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh .
-Lắng nghe
-2 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở ... đến bắt yêu tinh đấy .
+ Đoạn 2: Cẩu Khây hé cửa … đến từ đấy bản làng lại đông vui .
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp có một bà cụ còn sống sót . Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ .
+ Có phép thuật phun nước làm nước ngập cả cánh đồng làng mạc .
+Đoạn 1 nói về anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ và phép thuật của yêu tinh .
-2 HS nhắc lại.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Yêu tinh trở về nhà , đập cửa ầm ầm . Bốn anh em đã chờ sẵn . Yêu tinh thò đầu vào , lè lưỡi dài như quả núc nác , trợn mắt xanh lè
Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng . Yêu tinh bỏ chạy . Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó . Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi . Yêu tinh đau quá hét lên , gió bão nổi ầm ầm , đất trời tối sầm lại .Đến thung lũng nó dừng lại phun nước ngập cánh đồng Nắm Tay Đóng Cọc be bờ ngăn nước , Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm , Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước . Mặt đất lập tức cạn khô . Yêu tinh núng thế phải quy hàng .
+ Nói lên cuộc chiến đấu ác liệt , sự hiệp sức chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây .
+ Một HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm
- Nội dung : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu qui phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây ..
- Một HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm
-2 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp .
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu:
Giúp HS :
- Phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm .
- Nêu được những nguyên nhân gây nên không khí bị ô nhiễm .
- Biết được tác hại của không khí bị ô nhiễm .
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu điều tra khổ to .
-Hình minh hoạ trang 78, 79 SGK phóng to
+ HS sưu tầm tranh ảnh thể hiện bàu không khí trong lành và bầu không khí bị ô nhiễm .
+ Phiếu học tập .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 4HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Mô tả những tác động của gió cấp 2 và gió cấp 5 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua ?
2) Nói về tác động của gió cấp 7 và gió cấp 9 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua ?
3/ Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài: Không khí có ở mọi nơi trên Trái đất ,không khí rất cần cho sự sống của mọi sinh vật . Không khí phải lúc nào cũng trong lành . Nguyên nhân nào làm cho không khí bị ô nhiễm không khí bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người , động , thực vật . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó .
* Hoạt động 1:
KHÔNG KHÍ SẠCH VÀ KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
- Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS
Cách tiến hành:
- Hỏi : - Em có nhận xét gì về không khí ở địa phương em đang ở ?
-Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em là sạch hay bị ô nhiễm ?
+ Để biết được thế nào là không khí sạch và thế nào là không khí bị ô nhiễm các em cùng quan sát tranh minh hoạ trang 78 và trang 79 trao đổi và trả lời các câu hỏi .
- Hình nào thể hiện bầu không khí sạch ? chi tiết nào đã cho em biết điều đó ?
- Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? chi tiết nào đã cho em biết điều đó ?
+ Gọi HS trình bày . Gọi HS khác nhận xét bổ sung cho bạn .
+ Không khí có những tính chất gì ?
+ Thế nào là không khí sạch ?
Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
* GV nêu : Không khí sạch là không khí trong suốt , không màu , không mùi , không vị ,chỉ chứa khói bụi , khí độc vi khuẩn với tỉ lệ thấp , không làm hại đến sức khoẻ con người .
- Không khí bẩn là không khí có chứa một lượng khói bụi , khí độc vi khuẩn với tỉ lệ cao vượt quá tỉ lệ cho phép làm hại đến sức khoẻ con người .
+ Gọi 2 HS nhắc lại .
+ Nhận xét tuyên dương những HS thuộc bài
* Hoạt động 2:
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS với các câu hỏi :
+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí ?
- GV đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn .
-Gọi HS báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ GV ghi nhanh các ý HS nêu lên bảng .
* Kết luận : Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm như :
- Bụi tự nhiên , bụi từ các núi lửa sinh ra , bụi do các hoạt động của con người những vùng đông dân
+ Khí độc : các khí độc sinh ra do sự lên men , thổi của các vi sinh vật , rác thải , sự cháy của than đá , dầu mỏ , khói dầu của tàu xe , khói thuốc lá , chất độc hoá học .
* Hoạt động 3:
TÁC HẠI CỦA KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
+Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người và động vật , thực vật ?
+ Yêu cầu HS trình bày tiếp các ý kiến không trùng nhau
+ Nhận xét , tuyên dương những HS có hiểu biết .
3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
+ Hỏi : - Thế nào là không khí sạch , không khí bị ô nhiễm ?
- Những tác nhân nào gây cho không khí bị ô nhiễm ?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau . Học thuộc mục bạn cần biết trang 79 SGK .
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn .
- 4 HS trả lời ví dụ :
+ Bầu không khí ở địa phương em là rất trong sạch
+Bầu không khí ở địa phương em bị ô nhiễm .
- Vì ở địa phương em có nhiều cây xanh không khí thoáng không có nhà máy công nghiệp , ô tô chở cát chạy qua .
- Vì ở địa phương em có nhiều ù nhà máy công nghiệp , có nhiều ô tô chở cát chạy qua .
+ Lắng nghe .
- 2 HS ngồi gần nhau trao đổi và quan sát hình để tìm ra những dấu hiệu để nhận biết bầu không khí trong hình vẽ .
-HS thực hiện theo yêu cầu .
+ Hình 1 . là nơi bầu không khí bị ô nhiễm , ở đây có nhiều ống khói nhà máy đang thải ra những đám khói đen lên bầu trời và lò phản ứng hạt nhân đang thải khói và lửa đỏ lên bầu trời .
+ Hình 2 . là nơi bầu không khí sạch , ở đây trời cao và trong xanh cây cối xanh tươi , không gian rộng , thoáng đáng .
+ Hình 3 . là nơi bầu không khí bị ô nhiễm , ở đây có nhiều ống khói đen đang bay lên do đốt rác thải trên đồng ruộng ở vùng nông thôn .
+ Hình 4 . là nơi bầu không khí bị ô nhiễm , ở đây đường phố xe người qua lại đông đúc , nhà cửa san sát , xe cộ qua lại thải ra nhiều khói đen , phía xa có các nhà máy đang thải từng cụm khói đen lên bầu trời . Bên cạnh đường có nhà máy sửa chữa chữa ô tô gây ra tiếng ồn ào .
+ Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn .
+ Lắng nghe .
+ 2 HS nhắc lại .
+ HS thảo luận nhóm thư kí ghi chép các ý kiến .
+ Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung .
-Do khí thải của nhà máy .
- Khói , khí độc từ các phương tiên giao thông thải ra
- Bụi đất trên đường bay lên do có quá nhiều phương tiện chạy qua lại
- Mùi hôi thổi , vi khuẩn của rác thải thối rữa .
- Khói từ bếp nấu than của các gia đình .
- Đốt rừng , đốt nương làm rẫy .
- Sử dụng nhiều chất hoá học , phân bón , thuốc trừ sâu .
- Vứt rác bừa bãi tạo nên chỗ ở cho vi khuẩn .
+ Lắng nghe .
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận về những tác hại của bầu không khí bị ô nhiễm .
+ HS tiếp nối lần lượt trả lời .
- Gây bệnh viêm phế quản mãn tính .
- Gây bệnh ung thư phổi .
- Bụi vào mắt sẽ làm gây ra các bệnh về mắt .
- Gây khó thở .
- Làm cho các loại rau , hoa quả không phát triển được ,...
+ Lắng nghe .
-HS cả lớp .
KĨ THUẬT :
TRỒNG CÂY RAU, HOA (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
-HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
-Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
-Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Cây con rau, hoa để trồng.
-Túi bầu có chứa đầy đất.
-Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen( loại nho)û.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Trồng cây rau và hoa, nêu mục tiêu bài học.
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi :
+Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
+Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
-GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
-GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi :
+Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ?
+Tại sao phải đào hốc để trồng ?
+Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ?
-Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật
-GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu . Sau đó tiến hành trồng cây con).
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
-HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS đọc nội dung bài SGK.đđđđ
- HS đ bài cũ.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời.
-2 HS nhắc lại.
-HS thực hiện trồng cây con theo các bước trong SGK.
-HS cả lớp.
Thứ ba ngày tháng 1 năm 2006
BÀI 39 ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI ,TRÁI
TRÒ CHƠI : “THĂNG BẰNG ”
I. Mục tiêu :
-Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
-Trò chơi: “Thăng bằng ” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ cho tập luyện bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi ”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
-GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
-Khởi động: HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân trường.
+Tập bài thể dục phát triển chung.
+Trò chơi: “Có chúng em” hoặc một trò chơi nào đó mà GV và HS lựa chọn.
2. Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 –
File đính kèm:
- giao an(9).doc