Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU :

- Đọc , viết các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số.

- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số cho số có một chữ số.

- Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2016 TIẾT 1 LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí) ************************************************* TIẾT 2 ĐẠO ĐỨC TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Đã soạn trong KHDH môn Đạo đức) ************************************************* TIẾT 3 TOÁN ÔN TẬP: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 I. MỤC TIÊU : - Đọc , viết các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. - Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số cho số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài: Viết mỗi số sau thành tổng:8725; 9170; 3085; 7007 - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. - GV giới thiệu bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. - HS nhận xét - HS lắng nghe. 2.Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm: a) 4000 + 3000 b) 9000 - 5000 c) 4000 x 2 d) 45000 : 5 - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 4651 + 1458 b) 7461 – 2354 c) 18416 : 2 d) 413 x 3 - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Một nhà máy trong 5 ngày sản xuất được 685 chiếc ti vi.Hỏi trong 6 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi, biết số ti vi sản xuất mỗi ngày là như nhau ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài 3.Ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người biết về cách đọc viết các số đến 100000 và phân tích cấu tạo số, lấy được ví dụ. - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe ******************************************************************** Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016 TIẾT 1 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP : CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤC TIÊU : - Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng trong Tiếng Việt ( gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh). - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ vào bảng mẫu - Bồi dưỡng lòng ham mê thích học Tiếng việt cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: +Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: Đọc và giải những câu đố sau : Có sắc là một trái thơm Có huyền ăn ruột, vỏ dùng xe dây Không dấu là trái chi đây Thêm nặng, lưng bạn tựa ngay vào tường ( Là những chữ gì ? ) Nửa đầu là giống chuột hôi Nửa cuối là người trên bác trên cha Kết lại vào cùng một nhà Làm nơi nuôi vịt, nhốt gà, thả heo. ( Là những chữ gì ? ) Giữ nguyên, đo, đếm, vẽ hình Mất đi quả trứng, biến thành ba hoa. ( Là những chữ gì ? ) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, giải đố - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 3. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với người thân biết về cấu tạo của tiếng và lấy được ví dụ về cấu tạo của tiếng. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc - HS thảo luận nhóm đôi, giải đố - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận ********************************************** TIẾT 2 LICH SỬ-ĐỊA LÍ  LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí) TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ? ( Đã soạn trong KHDH môn Tiếng Việt) ******************************************************************** Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2016 TIẾT 1 KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI ( Đã soạn trong KHDH môn Khoa học) *********************************************** TIẾT 2 MĨ THUẬT NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ ( GV chuyên soạn và dạy) *********************************************** TIẾT 3 KHOA HỌC ÔN TẬP : CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I.MỤC TIÊU: - Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. - Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê nghiên cứu khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK , bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Con người cần gì để duy trì sự sống ? - GV nhận xét, dánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống : Con người không thể sống thiếu ô-xi quá ....... phút, không thể nhịn uống nước ....... ngày , cũng không thể ................28-30 ngày. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Khác với những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì ? A. Những yêu cầu về vật chất. B. Những yêu cầu về tinh thần, văn hóa, xã hội. C. Cả hai ý trên. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 3. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với người thân biết về những điều kiện cần thiết để con người duy trì sự sống và lấy được ví dụ. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận ****************************************************************** Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016 TIẾT 1 KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( Đã soạn trong KHDH môn Kĩ thuật) ************************************************* TIẾT 2 TOÁN LUYỆN TẬP ( Đã soạn trong KHDH môn Toán) TIẾT 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. MỤC TIÊU: - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 1 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 2 - HS có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm. II. LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Lớp tự sinh hoạt: - GV yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển lớp. - GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt. 2. GV nhận xét lớp: - Lớp tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ có tiến bộ. - Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: - Một số em thường xuyên quên vở bài tập ở nhà: - Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Ngoan ngoãn lễ phép. - Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: - Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng. + Vệ sinh cá nhân chưa sạch. - Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn. 3. Phương hướng tuần tới: - Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải. - Tiếp tục thi đua học tập tốt - Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt quy định của đội đề ra. - Thực hiện tốt an toàn giao thông 4. Củng cố-dặn dò: - Nhận xét giờ sinh hoạt lớp. - Nhắc HS tiếp tục phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại trong tuần tới. - Chủ tịch HĐTQ lên báo cáo - Lắng nghe - Lớp nghe nhận xét, tiếp thu. - Lớp nhận nhiệm vụ. - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 1

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2016_2017.doc