Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIấU

Luyện cỏch thực hiện bài toỏn giải liờn quan rỳt về đơn vị

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1. Mua 3 quyển vở hết 15000 đồng. Hỏi mua 5 quyển vở như thế hết bao nhiờu tiền?

Bài 2. Một đội sửa đường cú 8 cụng nhõn đắp được một con đường dài 72 ngày. Hỏi đội đú cú thờm 6 người nữa cựng đắp thỡ đắp được mấy một đường (Sức đắp như nhau)

Bài 3. Bạn Bỡnh mua 6 quyển vở và 2 cỏi bỳt hết 38 000 đồng. Bạn Cường mua 3 quyển vở và 2 cỏi bỳt cựng loại hết 23 000 đồng. Tớnh giỏ tiền 1 cỏi bỳt và 1 quyển vở.

* Bài tập dành thờm cho HS khỏ, giỏi:

 Một bếp ăn dự định đủ số gạo cho 16 người ăn trong 5 ngày nhưng cú một số người đến thờm nờn số gạo đú chỉ đủ ăn trong 4 ngày. Hỏi bếp ăn đú cú thờm bao nhiờu người nữa?

2. Củng cố, dặn dũ: Nhận xột tiết học.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Tập đọc “Vua tàu thuỷ” bạch thái bưởi i. mục tiêu: - Đọc rành mạch, lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn trôi chảy với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các câu hỏi trong 1, 2, 4 trong SGK). HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 3. Ii. đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ nội dung bài đọc Iii. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : - 2 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước. Nêu ý nghĩa của một số câu em vừa đọc. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc: - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện ba lượt (mỗi lần xuống dòng 1đoạn) - GV kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ ở phần Chú giải - HS luyện đọc theo cặp. - Hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. 2.3. Tìm hiểu bài - GV yêu cầu một HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 1, TLCH: + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? + Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? + Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ? - 2HS đọc các đoạn còn lại HS khác đọc thầm, TLCH: + Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? + Bạch Thái Bưởi đã thắng cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? + Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ? + Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? 2.4. Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm - Mời 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện - Cả lớp luyện đọc diễn cảm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ở ông Bạch Thái Bưởi ? - Nhận xét tiết học. Dặn về nhà đọc bài ở nhà. toán nhân một số với một tổng i. Mục tiêu Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 a) 1 ý; b) 1 ý; Bài 3. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. 2. Hoạt động cụ thể 2.1. Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức GV ghi lên bảng hai biểu thức 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 Cho HS tính giá trị của hai biểu thức, so sánh giá trị của hai biểu thức để rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 =12 + 20 = 32 Vậy: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 2.2. Hoạt động 2: Nhân một số với một tổng GV chỉ ra cho hs biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng, biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. Từ đó rút ra kết luận: Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau Viết dạng biểu thức : a x(b + c)= a x b + a x c 2.3. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: a b c a x (b + c) a x b + a x c 4 5 2 4 x (5 + 2) = 4 x 7 = 28 4 x 5 + 4 x 2 =2 0 + 8 =28 3 4 5 3 x (4 + 5) = 3 x 9 = 27 3 x 4 + 3 x 5 = 12 +15 = 27 6 2 3 6 x (2 + 3) = 6 x 5 =30 6 x 2 + 6 x 3 =12 +18 = 30 Bài 2: (khuyến khích HS cả lớp cùng làm) HS đọc yêu cầu đề bài rồi giải bằng hai cách dựa vào mẫu a) 36 x (7 + 3) C1: 36 x 10 = 360; C2: 36 x (7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360 Bài 3: - 1HS đọc yêu cầu đề sau đó giải vào vở - HS làm sau đó nêu cách nhân một số với một tổng: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau Bài 4: - 1HS đọc yêu cầu đề sau đó giải vào vở. (1HS làm trên bảng phụ). - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chiều Luyện tiếng việt Luyện tập về động từ I. Mục tiêu: Củng cố việc nắm một số cách bổ ngữ cho động từ. Nhận biết được từ ngữ là động từ trong đoạn văn. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: 2 HS trả lời: - Động từ là gì ? cho ví dụ minh hoạ. - GV nhận xét chung. 2. Luyện tập: GV cho HS lần lượt làm các bài tập sau : Bài 1: Gạch chân các động từ trong đoạn văn sau: Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.úng tôi sung sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Bài 2: Tìm động từ và gạch chân những từ ngữ làm rõ nghĩa thêm cho động từ trong mỗi câu sau : a) Mùa xuân xinh đẹp đã về. b) Lúa chiêm lấn dần cỏ dại rừng hoang. c) Em bé đã buồn ngủ. Bài 3: Đặt câu có động từ chỉ hoạt động. - Chấm một số bài, sau đó chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. chính tả người chiến sĩ giàu nghị lực i. Mục tiêu - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: Người chiến sĩ giàu nghị lực. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Luyện viết đúng những tiếng có vần, âm dễ lẫn : tr/ch ; ươn/ương II. đồ dùng dạy học Ba tờ phiếu phô tô phóng to nội dung bài tập 2a để hs các nhóm thi tiếp sức III. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : - 2HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ ở bài tập 3 tiết trước. - GV nhận xét chung. 2. Dạy bài mới : 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. 2.2. Hướng dẫn HS nghe-viết - GV đọc bài : Người chiến sĩ giàu nghị lực - HS đọc thầm bài văn, chú ý các hiện tượng chính tả trong bài. - GV nhắc các em những từ thường viết sai, cách trình bày, cách viết các lời thoại. - GV đọc bài cho HS viết. - HS đổi chéo vở, soát lỗi lần nhau. 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2a) - HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài tập vào vở - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng. HS các nhóm thi tiếp sức điền chữ: Trung Quốc - chín mươi tuổi - hai trái núi- chắn ngang - chê cười - chết - cháu - chú - chắt - truyền nhau - chẳng thể - thời - trái núi HS đọc lại các đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. - Chấm một số bài, nhận xét chữ viết, chữa lỗi 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. Dặn HS về luyện viết thêm Luyện toán Luyện : GiảI bài toán liên quan rút về đơn vị I. Mục tiêu Luyện cách thực hiện bài toán giải liên quan rút về đơn vị II. Hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1. Mua 3 quyển vở hết 15000 đồng. Hỏi mua 5 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? Bài 2. Một đội sửa đường có 8 công nhân đắp được một con đường dài 72 ngày. Hỏi đội đó có thêm 6 người nữa cùng đắp thì đắp được mấy mét đường (Sức đắp như nhau) Bài 3. Bạn Bình mua 6 quyển vở và 2 cái bút hết 38 000 đồng. Bạn Cường mua 3 quyển vở và 2 cái bút cùng loại hết 23 000 đồng. Tính giá tiền 1 cái bút và 1 quyển vở. * Bài tập dành thêm cho HS khá, giỏi : Một bếp ăn dự định đủ số gạo cho 16 người ăn trong 5 ngày nhưng có một số người đến thêm nên số gạo đó chỉ đủ ăn trong 4 ngày. Hỏi bếp ăn đó có thêm bao nhiêu người nữa? 2. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2019 Toán Nhân một số với một hiệu I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số - Biết giải bài toán và tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3; Bài 4. II. Hoạt động dạy học 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức - GV ghi lên bảng hai biểu thức 3 x (7 - 5) và 3 x7 - 3 x 5 - Cho HS tính giá trị của hai biểu thức ,rồi so sánh kết quả 3 x (7 - 5 ) = 3 x 2 = 6 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6 Vậy 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5 2. Nhân một số với một hiệu - GV chỉ biểu thức : 3 x (7 – 5) là nhân một số với một hiệu - GV chỉ biểu thức: 3 x 7 - 3 x 5 là hiệu giữa các tích của của số đó với số bị trừ và số trừ - Kết luận : Khi nhân một số với một hiệu ,ta có thể lần lượt nhận số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả đó cho nhau Viết dưới dạng biểu thức: a x (b – c) = a x b – a x c 3. Thực hành : Bài 1: HS tìm hiểu yêu cầu rồi tính. GV giúp đỡ những em gặp khó khăn a b C a x(b - c) a x b – a x c 6 9 5 6 x(9 - 5 )= 6 x 4 = 24 6 x 9 – 6 x5 = 54-30 =24 8 5 2 8 x(5 – 2 )= 8 x 3 = 24 8 x5 – 8x 2 = 40 – 16 = 24 Bài 2: HS đọc đề rồi làm bài Bài 3: HS đọc BT, tóm tắt rồi giải. (1HS làm trên bảng phụ). Nhận xét, chữa bài. Bài 4: HS tính rồi trình bày kết quả. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. luyện từ và câu mở rộng vốn từ : ý chí – nghị lực I. Mục tiêu Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí –nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí)theo hai nhóm nghĩa; hiểu nghĩa từ nghị lực; điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn; hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : - Hai HS làm miệng bài tập làm văn của tiết trước. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới : 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. 2.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập: Bài 1 : - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân a) Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công b) ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí Bài 2: - HS làm bài cá nhân ý b là đúng a) Kiên trì c) Kiên cố d) Chí tình, chí nghĩa Bài 3 : - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân - Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau : Nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng Bài 4: a) Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hạy vàng giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng b) Từ nước lã mà làm thành hồ. Từ tay không (không có gì cả) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi ngoan cường c) Phải vất vả lao động mới có được thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che chở - Câu a khuyên ta: Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn - Câu b khuyên ta: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nên sự ngiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. - Câu c khuyên ta: Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. khoa học sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên I. Mục tiêu - Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. Ii. đồ dùng dạy học - Hình trang 48 ;49 sgk - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: 2 HS trả lời: + Nêu nội dung ghi nhớ của bài học trước. + GV nhận xét chung. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: 2.1. Kết nối: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Bước 1: Làm việc cả lớp : - HS quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên- trang 48 sgk và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ. - GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được vẽ ở bảng phụ + Mũi tên chỉ nước bay hơi vẽ tượng trương, không có nghĩa chỉ có nước ở biển bay hơi. Trên thực tế, hơi nước thường xuyên được bay từ bất cứ vật nào chứa nước, nhưng biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước nhất vì chúng chiếm một diện tích lớn trên bề mặt trái đất . Bước 2: Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên Kết luận : Nước đọng ở ao hồ, sông, biển không ngừng bay hơi thành hơi nước Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thnàh những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây Các giọt nước trong những đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa 2.2. Kết nối: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Bước 1: Làm việc cả lớp GV giao nhiệm vụ cho HS (như yêu cầu của sgk) Bước 2: làm việc cá nhân HS hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của sgk Bước 3 : HS trình bày theo cặp Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân của mình Bước 4: GV gọi một số HS trình bày kết quả bài vẽ của mình trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục Bạn cần biểt trong SGK. GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài. Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2019 Toán Luyện tập I. Mục tiêu Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính toán, tính nhanh. Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1); Bài 2: a; b (dòng 1); Bài 4 (chỉ tính chu vi) ii. hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học - GV gợi cho hs nhắc lại các kiến thức về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng - HS viết biểu thức chữ : a x b = b x a (a x b) x c = a x (b xc) a x (b + c) = a x b + a x c (a + b ) x c = a x c + a x b a x (b – c) = a x b – a xc (a – b) x c = a x b – a x c 2. Hoạt động 2: Thực hành : Khuyến khích HS cả lớp làm hết các bài tập có trong bài: Bài 1: HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn cách làm bài. Bài 2: HS làm việc cá nhân Bài 3: Chấm và chữa bài. Bài 4: HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng phụ để chữa trước lớp Giải: Chiều rộng hình chữ nhật là 180: 2 = 90 (m) Chu vi sân vận động là (180 + 90) x 2 = 540(m) Diện tích sân vận động là 180 x90 = 16200 (m2) Đáp số: Chu vi: 540 m Diện tích:16200m2 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Tập đọc Vẽ trứng I. mục tiêu : - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo. - Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-đô- nác-đô -da Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. (trả lời được các CH trong SGK). Ii. đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ nội dung bài đọc ở SGK. Iii. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : - Hai HS sinh nối tiếp nhau đọc truyện : “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. - Nêu nội dung chính của bài. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới . 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2.2. Hoạt động 2:Luyện đọc - 1 HS khá đọc toàn bài. - HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ được như ý Đoạn 2: Phần còn lại - HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ khó ở phần Chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - Hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: - Một HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Vì sao những ngày đầu học vẽ Lê-đô-nác-đô-da Vin-xi cảm thấy chán nản? + Thầy Vê-rô-bri-ô cho HS vẽ thế để làm gì ? - HS đọc đoạn 2: + Lê-đô-nác-đô-da Vin–xi thành đạt như thế nào? + Theo em những nguyên nhân nào khiến Lê-đô-nác-đô-da Vin–xi trở thành hạo sĩ nổi tiếng? + Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất? - HS đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài. 2.4. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc : - 2HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, cả lớp đọc thầm, tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bằng cách: + GV đọc mẫu. + HS luyện đọc theo cặp. + Thi đọc diễm cảm trước lớp - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - GV nhận xét tiết học luyện từ và câu tính từ (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất; bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được. ii. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - 2 HS nhắc lại: Thế nào là tính từ ? Nêu ví dụ minh hoạ. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới : 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2.2. Hoạt động 2: Phần Nhận xét Bài 1: a) Tờ giấy này trắng mức độ trung bình, tính từ trắng b) Tờ giấy này trăng trắng độ thấp, từ láy trăng trắng c) Tờ giấy này trắng tinh mức độ cao, từ ghép trắng tinh - Mức độ của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ trắng đã cho. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài - ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng: rất trắng + Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất: Trắng hơn, trắng nhất 2.3. Hoạt động 3: Phần Ghi nhớ Bốn HS đọc nội dung cần ghi nhớ 2.4. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: Những từ ngữ : đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngọc ngà, hơn, hơn, hơn. Bài 2: Đỏ : - đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chát, đỏ chói - rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ vô cùng - đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son Cao : - cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi - Rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao. - Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi. Vui : - Vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, vui mừng, mừng vui. - Rất vui, vui lắm, vui quá - Vui hơn, vui nhất, vui như tết Bài 3: Đặt câu: (HS tặ đặt câu rồi trình bày trước lớp, sau đó nhận xét, chữa bài) Quả ớt đỏ chót. Mặt trời đỏ chói. Bầu trời cao vời vợi. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung cần Ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2019 Toán nhân với số có hai chữ số i. Mục tiêu - Biết cách nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c); Bài 3. ii. hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Tìm cách tính 36 x 23 HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng x23 = 36 x ( 20 + 3 ) =36 x 20 + 36 x 3 =720 =828 - GV hướng dẫn hs đặt tính và tính: (GV vừa thực hiện vừa trình bày- Sau đó HS nhắc lại). 36 x 23 108 180 72 2. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính 86 x 53 = 4558 ; 33 x 44 = 1452 ; 157 x 24 = 3768 ; 1122 x 19 = 21318 Bài 2: Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585 Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170 Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755 Bài 3: Bài giải: Số trang của 25 quyển vở là 48 x25 =1200(trang ) Đáp số: 1200 trang. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. khoa học nước cần cho sự sống I. Mục tiêu: - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: + Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trng đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. II. đồ dùng dạy học Hình trang 50 ;51 sgk HS sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước III. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - 2 HS: + 1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + 1 HS chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: 2.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống của con người, động vật, thực vật - GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm giao cho một nhiệm vụ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể con người ? Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể động vật ? Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể thực vật ? - Các nhóm làm việc theo nhóm Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung - GV kết luận như sgk 2.3. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi giải trí - Động não: Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác? - HS trả lời, GV ghi tóm tắt tất các những ý kiến của hs - HS đưa ra những dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi giải trí GV kết luận (như SGK) 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục Bạn cần biết. GV nhận xét tiết học. tập làm văn kết bài trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu - Nhận biết được hai cách kết bài : Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện - Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng. ii. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Một số HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước - Hai HS đọc phần mở đầu chuyện “Hai bàn tay” theo cách mở bài gián tiếp - GV nhận xét chung. 2. Dạy bài mới : 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2.2. Hoạt động 2: Phần Nhận xét Bài 1, 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 - Cả lớp đọc thầm truyện : “Ông trạng thả diều” - HS tìm phần kết của truyện Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta. Bài 3: - 1HS đọc yêu cầu của đề bài KL: Câu chuyện này càng làm cho em thấm thía lời dạy của cha ông : Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững Bài 4: 1HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài theo hai cách mở rộng (Khuyến khích HS làm cả 2 cách) Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta Mở rộng : Thế rồi vua mở khoa thi ... . Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời cha ông dạy: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. Ai nỗ lực phấn đấu vươn lên người ấy sẽ đạt được điều mình mong muốn. 2.3. Hoạt động 3: Phần Ghi nhớ : HS đọc trong SGK 2.4. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: a: Kết bài không mở rộng b; c; d; e : Kết bài mở rộng Bài 2: a) Kết bài không mở rộng: “Tô Hiến Thành ....” b) Kết bài mở : “Nhưng An-đrây-ca ....” Bài 3: Theo cách kết bài mở : a: Một người chính trực Câu chuyện về sự chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng đến mãi muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu : Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt công việc lợi ích của đất nước lên trên tình riêng. Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài sau lịch sử chùa thời lý I. mục tiêu Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý: + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. HS khá, giỏi: Mô tả ngôi chùa mà HS biết. II. Đồ dùng dạy học : ảnh chụp phóng to chùa Một Cột III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: 2 HS trả lời: + Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào? + Nêu lí do khiến Lý Công Uốn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Vì sao nói : “Đến thời Lý Đạo phật phát triển thịnh đạt nhất?” - Nhà vua đã từng theo dạo phật. Nhân dân theo đạo phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa 2.2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: Làm vào phiếu học tập Đánh dấu vào sau những ý đúng + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật + Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ. - Chữa bài. 2.3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A-di - đà và khẳmg định chùa là một công trình kiến trúc lớn - yêu cầu hs mô tả bằng lời ngôi chùa mà các em biết. 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục tóm tắt nội dung bài học - Nhận xét tiết học. kể chuyện kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. HS khá, giỏi: Kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo. ii. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - 1 em kể lại chuyện Bàn chân kì diệu - Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học. 2.2. HS kể chuyện: a) HS hiểu yêu cầu đề HS đọc đề bài: Hãy kể câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), hoặc được đọc về một người có nghị lực. - Một em đọc lại đề ra - Bốn em nối tiếp nhau đọc các gợi ýTrong sgk b) HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghiã câu chuyện - HS thi kể trước lớp - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019 Tập làm văn Kể chuyện (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc) - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ. ii. hoạt động dạy học GV viết đề lên bảng 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu 2. Kể lại câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca 3. Kể lại câu chuyện: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một người chủ tàu Pháp hoặc người Việt. - HS chọn một trong ba đề trên bảng để làm - HS làm bài - GV thu bài, nhận xét tiết học. toán luyệntập I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nhân một số với hai chữ số. - Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (cột 1, 2); Bài 3. ii. hoạt động dạy học Bài 1: Đặt tính rồi tính HS làm bài cá nhân. Gv theo dõi, kiểm tra kĩ năng tính của HS. Bài 2: HS đọc đề, xem bảng và tự tính. GV theo dõi, giúp đỡ. M 3 30 23 230 m x 78 3 x 78 = 234 30 x 78 = 2340 23 x 78 = 1794 230 x78 =17940 Bài 3: HS đọc bài toán, một vài em tóm tắt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2019_20120.doc
Giáo án liên quan