BÀI 1:
PHAN NGỌC HIỂN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HÒN KHOAI
Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910, trong một gia đình lao động nghèo xã Thới Bình – TP Cần Thơ. Thuở nhỏ ông học ở trường làng. Ông học rất chăm chỉ, cần cù và thông minh. Lớn lên ông vaoh học trường Trung học Sư phạm ở Sài Gòn 3 năm.
Mùa hè năm 1932, khi ra trường, ông được phân công về dạy học ở tại vùng đất xa xôi Rạch Gốc – Cà Mau. Nơi đây, đúng là thật gian khổ: muỗi mòng, nước mặn, đất bùn lầy, dân cư thưa thớt, nhưng ông đã đến với bà con chòm xóm nơi đây với tấm lòng chân thật. Đối với học sinh, ông thể hiện vừa là người thầy, vừa là người anh thân thiết với các em. Ông thường tổ chức những trận bóng đá giao hữu, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa vùng này với vùng khác. Ngoài ra ông còn làm thơ, viết báo hoặc khi nhận được tờ báo tiến bộ, ông mang đi đọc cho dân nghe, giải thích cho dân rõ.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử địa phương lớp 4 và 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1:
PHAN NGỌC HIỂN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HÒN KHOAI
Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910, trong một gia đình lao động nghèo xã Thới Bình – TP Cần Thơ. Thuở nhỏ ông học ở trường làng. Ông học rất chăm chỉ, cần cù và thông minh. Lớn lên ông vaoh học trường Trung học Sư phạm ở Sài Gòn 3 năm.
Mùa hè năm 1932, khi ra trường, ông được phân công về dạy học ở tại vùng đất xa xôi Rạch Gốc – Cà Mau. Nơi đây, đúng là thật gian khổ: muỗi mòng, nước mặn, đất bùn lầy, dân cư thưa thớt,…nhưng ông đã đến với bà con chòm xóm nơi đây với tấm lòng chân thật. Đối với học sinh, ông thể hiện vừa là người thầy, vừa là người anh thân thiết với các em. Ông thường tổ chức những trận bóng đá giao hữu, tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa vùng này với vùng khác. Ngoài ra ông còn làm thơ, viết báo hoặc khi nhận được tờ báo tiến bộ, ông mang đi đọc cho dân nghe, giải thích cho dân rõ.
Năm 1936, ông kết nạp Đảng CSVN và được phân công phụ trách cơ quan công khai của Đảng ở thị xã Cà Mau. Ông làm báo và luôn sử dụng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh bênh vực quyền lợi của quần chúng nhân dân.
- Tình cảm của Phan Ngọc Hiển đối với nhân dân như thế nào?
Tháng 6/1940, ông được phân công ra đảo Hòn khoai để chuẩn bị mọi điều kiện cho khởi nghĩa. Đúng 21 giờ ngày 13/12/1940, cuộc nổi dậy ở Hòn Khoai nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, trọn ven, giết tên chúa đảo và thu toàn bộ vũ khí.
Lực lượng khởi nghĩa tiến về đất liền trong khí thế đoàn quân chiến thắng, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế muôn năm”. Nhân dân Rạch Gốc vô cùng phấn khởi, bọn tay sai hoảng sợ bỏ chạy vào rừngd. Để phát huy thắng lợi, 9 giờ sáng ngày 15/12/1940, Phan Ngọc Hiển lệnh tấn công và nhà Quận kiểm lâm, tên Đốc Đông khiếp sợ giao nộp toàn bộ vũ khí cho quân khởi nghĩa.
Trưa hôm đó, bọn thực dân Pháp ở Cà Mau đưa hai tàu chở đầy lính tiến vào Rạch Gốc. Trước lực lượng đông đảo và có trang bị vũ khí hiện đại của địch, các chiến sĩ khởi nghĩa đã rút vào rừng, bảo toàn lực lượng. Biết lực lượng của ta yếu, địch càng ra sức truy lùng ráo riết, đến ngày 22/12/1940 chúng đã bắt được Phan Ngọc Hiển và các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai tại bãi Khai Long.
- Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đã diễn ra như thế nào?
Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai nổ ra thắng lợi, song do hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa Nam Kì vừa chấm dứt, địch đang điên cuồng chống phá Cách mạng. Bọn thực dân cho đây là một sự thách thức nên đến ngày 12/7/1941, chúng đã xử bắn Phan Ngọc Hiển và 9 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn khoai.
Phan Ngọc Hiển và các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai là những tấm gương tiêu biểu một lòng vì dân, vì Đảng, sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Tinh thần cách mạng của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai sống mãi trong lòng nhân dân Cà Mau và trong lòng mỗi người Việt Nam yêu nước.
Câu hỏi:
1/ Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai năm 1940?
2/ Ngày truyền thống của tỉnh Cà Mau là ngày nào?
------------------------------------
BÀI 2:
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
MÙA XUÂN NĂM 1975 Ở CÀ MAU
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1956, Pháp đưa quân trở lại Cà Mau cùng với nhân dân cả nước một lòng theo Đảng kiên cường chiến đấu suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp đầy hy sinh và gian khổ. Đến năm 1954, Pháp buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân về nước. Nhân dân Cà Mau vui mừng đón chờ ngày hòa bình, thống nhất đất nước, nhưng đế quốc Mỹ và bọn tay sai đã thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nướcta, ra sức tàn sát đồng bào ta. Một lần nữa quân và dân Cà Mau lại tiếp tục kiên cường kháng chiến chống mỹ và sau 21 năm chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, niềm mong ước được sống trong hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân mới thành hiện thực.
Tỉnh lị Cà Mau là nơi trung tâm đầu não của Mỹ - Ngụy, nơi tập trung mạnh nhất tiềm lực chính trị và quân sự của chúng. Để cuộc tiến công giành được thắng lợi, tỉnh ủy Cà Mau họp và bố trí từng mũi tiến công cụ thể vào thị xã.
Ngày 29/4/1975, được lệnh của quân khu, ta đồng loạt nổ súng tấn công vào thi xã Cà Mau theo bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trong khi các hướng tấn công của ta đang trên thế áp đảo, hình thành thế trận bao vây đich thì đến trưa ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh- tổng thống Ngụy tại Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Tình hình chuyển biến rất mau lẹ. Lúc này, bọn ngụy quân, ngụy quyền ở Cà Mau chia rẽ dữ dội, phần lớn hầu như tê liệt, chỉ còn một số tên sĩ quan ngoan cố chống cự. Ta dùng máy thông tin vô tuyến kêu gọi tên đại tá tỉnh trưởng Nhan Nhật Chương phải đầu hàng và ra lệnh cho các chi khu nộp vũ khí. Tên Chương ngoan cố chần chừ xin đến sáng hôm sau sẽ thực hiện. Không chờ đến sáng, Ban chỉ huy tiền phương ra lệnh cho các hướng tiến công mạnh mẽ vào thị xã. Đêm 30/4/1975 tên Chương chuồn lên chiếc máy bay L19 chốn thoát.
5 giờ sáng ngày 1/5/1975, các mũi tên của ta lần lượt chiếm được các vị trí quan trọng trong thị xã. Quân địch ở các vị trí đều nộp vũ khí đầu hàng. Trước đó một số lớn mững rỡ vứt bỏ vũ khí, quấn áo, giầy dép, bỏ nghề binh nghiệp, trở về với đồng bào, trở về địa phương. Đúng 10 giờ sáng ngày 1/5/1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc tòa hành chính dinh tổng trưởng ngụy và khắp thị xã Cà Mau rực rỡ một màu cờ cách mạng cùng với tiếng hoan hô vang dậy của đồng bào ta.
Cùng với quân dân toàn miền Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau đã giành thắng lợi trọn vẹn.
Câu hỏi:
1/ Trình bày sơ lược diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau?
2/ Nêu ý nghĩa lịc sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau?
------------------------------------
PHẦN II: GỢI Ý GIẢNG DẠY.
Phương án 1:
Đối với nhưng đơn vị có điều kiện phô tô nội dung 2 bài học này để phát chop học sinh (ít nhất mỗi nhóm 1 tờ) thì có thể thay đổi hình thức tổ chức dạy học (nhóm, cá nhân, cả lớp).
Phương án 2: (thực hiện đối với những đơn vị không có điều kiện phô tô tài liệu cho học sinh).
BÀI 1:
PHAN NGHỌC HIỂN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HÒN KHOAI
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Phan Ngọc Hiển là người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Cà Mau những năm trước cách mạng tháng Tám.
- Biểu diễn sơ lược cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai.
- Trân trọng và tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của thế hệ cha anh.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ hành chính việt nam hoặc bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
- GV và HS sưu tầm tư liệu về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
*HĐ1: Giáo viên treo bản đồ, chỉ vị trí đảo Hòn khoai (HS quan sát), giới thiệu ngắn gọn: Hòn khoai nằm ở Biển Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 20km, là đảo có vị trí quan trọng về quân sự. nơi đây, năm 1940 đã diễn ra cuộc bạo động cách mạng do thầy giáo Phan Ngọc Hiển lãnh đạo. Vậy Phan Ngọc Hiển là ai? cuộc khởi nghĩa ở Hòn khoai diễn ra như thế nào? Tiết học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều đó.
*HĐ2: (Tìm hiểu về Phan Ngọc Hiển).
Giáo viên dựa vào nội dung của bài 1, kể về thầy giáo Phan Ngọc Hiển đọan: từ đầu đến … quần chúng nhân dân.
- Kể lại 2 lần kết hợp với ghi bảng: năm sinh, quê quán, thời điểm chính trong những năm đầu tham gia cách mạng của thầy giáo Phan Ngọc Hiển.
- GV nêu câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhớ lại các ý chính:
+ Phan ngọc Hiển sinh năm bao nhiêu? Quê quán ở đâu? Khi còn nhỏ, ông học tập thế nào?
+ Khi làm nghề dạy học, ông có thái độ, làm việc nhơ thế nào đối với nhân dân?
+ Những việc làm của ông thể hiện điều gì?
- Học sinh lần lượt trả lời: GV nhận xét, bổ sung thêm: Trong mọi điều kiện hoạt động cách mạng ông luôn thể hiện là người lòng yêu nước, thương dân, chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân.
HĐ3: (Tìm hiểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai).
- GV kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai
- Nêu câu hỏi gợi ý học sinh nhớ lại diễn biến chính:
+ Cuộc khởi nghĩa Hòn khoai diễn ra vào thời gian nào? Do ai trực tiếp lãnh đạo?
+ Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
+ Khi về đất liền các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đã làm gì?
+ Thực dân Pháp đã làm gì để đối phó với các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai?
- Học sinh lần lượt trả lời. GV nhận xét bổ sung, kết hợp ghi một số ý chính.
- Học sinh chia nhóm và tập trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai cho bạn cùng nhóm nghe và nhận xét.
- Đại diện của một số nhóm thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ 4: (Tìm hiểu về ý nghĩa).
- GV gợi ý học sinh xác định ý nghĩa:
+ Thái độ của nhân dân Cà Mau nói riêng và của những người yêu nước nói chung đối với các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn khoai như thế nào?
- HS lần lượt trả lời, GV nhận xét, bổ sung và rút ra bài học (ghi bảng).
- HS nhắc lại nội dung tóm tắt của bài học.
HĐ5: Củng cố - dặn dò:
- Kể tên đơn vị hành chính hoặc trường học mang tên Phan Ngọc Hiển mà em biết.
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai và liên hệ thực tế về ngày truyền thống của tỉnh.
---------------------------------
BÀI 2:
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
MÙA XUÂN NĂM 1975 Ở CÀ MAU
I / MỤC TIÊU.
Học xong bài này, học sinh biết:
- Cùng với quân dân miền Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau đã giành thắng lợi trọn vẹn.
- Trình bày sơ lược diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử địa phương và tình yêu quê hương đất nước.
II/ CHUẨN BỊ.
HĐ 1: GV trình bày tóm tắt lịch sử Cà Mau giai đoạn 1954 – 1975 (phần chữ nghiêng bài 2) và nêu yêu cầu của tiết học: Tìm hiểu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
HĐ 2: GV kể diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau. Sau đó GV kể lại lần 2 kết hợp ghi lại thời gian, địa điểm trên bảng.
- GV nêu câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhớ lại diễn biến chính:
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau được bắt đầu vào thời gian nào?
+ Khi quân ta đang thế áp đả, thì điều gì đã xảy ra ở Sài Gòn gây bất lợi cho địch?
+ Hành động của quân ta và thái độ của tên đại tá tỉnh trưởng Nhan Nhật Chương diễn ra như thế nào?
+ Cuộc tổng tiến công của quân ta đã kết thúc thắng lợi như thế nào?
- HS lần lượt trả lời. GV nhận xét và bổ sung.
HĐ 3: (Hoạt động nhóm).
HS làm việc theo nhóm: Trình bày lại diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau trong nhóm.
- Một số học sinh đại diện cho nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
HĐ 4: (Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử).
- GV nêu câu hỏi gợi ý giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau thắng lợi có ảnh hưởng như thế nào đối với nhân dân Cà Mau nói riêng và nhân dân cả nước nói chung?
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời. GV nhận xét, bổ sung và rút ra tóm tắt nội dunh bài học, ghi bảng.
HĐ 5: Củng cố - dặn dò:
HS thi kể lại diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.
---------------------------------
MÔN ĐỊA LÝ
PHẦN I: NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC.
CÀ MAU - MẢNH ĐẤT CỰC NAM
1. Vị trí địa lí và giới hạn.
Cà Mau là một tỉnh cực Nam của Tổ quốc; với ba phía giáp với biển, Cà Mau như một bán đảo. Lãnh thổ gồm hai phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền có diện tích 5.211km2, vùng biển chue quyền gần 100.000km2 trong đó có nhiều đảo.
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, hãy:
+ Chỉ phần đất liền của tỉnh ta.
+ Hãy cho biết phần đất liền của tỉnh Cà Mau giáp với những tỉnh nào?
+ Cho biết biển bao bọc những phía nào phần đất liền của Cà Mau?
+ Kể tên một số đảo của tỉnh ta mà em biết.
- Về hành chính, hiện nay Cà Mau gồm mấy huyện, thành phố? Hãy kể tên các huyện, thành phố đó?
Với vị trí địa lý ba phần giáp biển nên Cà Mau rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thông đường thủy, giao lưu với quốc tế và các địa phương khác trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau có khí hậu cận xích đạo, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi; với ba phía giáp biển nên khí hậu ôn hòa, ít xảy ra bảo lụt. Khí hậu Cà Mau chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Em hãy nêu đặc điểm khí hậu của Cà Mau.
- Cà Mau có hệ thống sông, rạch chằng chịt, mật độ cao nhất cả nước. Những sông lớn, nước sâu dẫn phù sa khắp mọi nơi, như sông Cái Tàu, sông Ông Đốc, sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn,…
+ Em hãy kể tên một số con sông lớn của tỉnh ta mà em biết.
- Cà Mau có rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các huyện Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi; rừng tràm tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Ngoài ra tỉnh ta còn có rùng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên các đảo, rừng trông phân tán trong các khu dân cư.
+ Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng.
- Động vật ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng.
+ Hãy kể tên một số động vật hoang dã ở tỉnh ta mà em biết.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Lãnh thổ gồm phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Với vị trí hai mặt giáp biển nên thiên nhiên Cà Mau rất phong phú và đa dạng.
CÂU HỎI:
1/ Dựa vào bản đồ, em hãy nêu vị trí, giới hạn của tỉnh ta.
2/ Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của Cà Mau.
3 Dân cư Cà Mau.
- Tính đến năm 2005, dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.505 người với mật độ dân số trunh bình 234 người/ km2.
- Ba tộc người có số dân đông nhất và có mặt sớm nhất để khai hoang, lập ấp tạo nên mảnh đất Cà Mau là người kinh (Việt,) Khmer, Hoa. Ngoài ra còn có người Chăm, Nùng, Thái , Mường…trong đó người kinh có số dân đông nhất, có mặt ở khắp mọi nơi trong tỉnh.
Người Hoa cần cù lao động, rất trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong làm ăn, sinh sống. Trên khắp các huyện thuộc tỉnh Cà mau đều có người Hoa sinh sống nhưng tập trung đông nhất là thành phố Cà Mau và các thị trấn.
Người khmer ở Cà Mau cần cù lao động. Họ sống thành cụm dân cư hoặc xen với các dân tộc anh em khác ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
4. Một số hoạt động kinh tế.
- Nhờ vùng biển rộng lớn, hệ thống sông rạch chằng chịt nên tỉnh ta phát triển mạnh kinh tế thủy sản. Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
+ Hãy kể tên các sản phẩm thủy sản, hải sản của tỉnh Cà Mau mà em biết.
- Ngoài ra tỉnh ta còn trồng lúa, hoa màu và các cây ăn trái đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và chăn nuôi heo, bò, vịt,…
- Cà Mau phát triển các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tỉnh ta đang xây dựng các khu công nghiệp như khu khí - điện - đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh, nhà máy đóng tàu ở huyện Năm Căn…
- Những năm gần đây, Cà Mau đang phát triển mạnh các dịch vụ du lịch nhất là du lịch sinh thái.
+ Kể tên một số khu du lịch của tỉnh Cà Mau mà em biết.
Cà Mau gồm ba tộc người chủ yếu, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
Kinh tế Cà Mau có nhiều ngành trong đó thủy sản có vai trò quan trọng. Hiện nay Cà Mau đang xây dựng cụm công nghiệp khí - điện - đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh
CÂU HỎI:
1/ Dân cư tỉnh Cà Mau có đặc điểm gì?
2/ Nêu một số hoạt động kinh tế của tỉnh Cà Mau.
---------------------------------
PHẦN II: GỢI Ý GIẢNG DẠY
CÀ MAU - MẢNH ĐẤT CỰC NAM
(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU.
Học xong bài này, hs:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
- Năm được một số đặc điểm tự nhiên (khí hậu, sông ngòi, rừng và động vật) của tỉnh Cà Mau.
- Góp phần giáo dục học sinh thêm yêu mảnh đất Cà Mau; hành động thiết thực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam và một số bản đồ tỉnh Cà Mau cỡ nhỏ (nếu có)
- Tranh về cảnh quan thiên nhiên của tỉnh (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Vị trí địa lý và giới hạn:
HĐ 1: (Làm việc cá nhân hoặc theo cặp).
Bước 1: Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng, hướng dẫn học sinh xác định vị trí của tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
GV giới thiệu sơ lược về tỉnh Cà Mau(như phần đầu mục 1 trong tài liệu).
Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, kết hợp vốn hiểu biết trả lời một số câu hỏi do giáo viên nêu.
+ Phần đất liền của Cà Mau giáp với tỉnh nào? (Kiên Giang và Bạc Liêu).
+ Biển bao bọc những phía nào phần đất liền của Cà Mau? (phía đông, phía nam và phía tây).
+ Kể tên một số đảo của tỉnh ta mà em biết. (đảo Hòn Khoai ở huyện Ngọc Hiển, đảo Hòn Đá Bạc ở huyện Trần Văn Thời…)
+ về hành chính, hiện nay Cà Mau có mấy huyện, thành phố? (9 huyện, thành phố là: Thành phố Cà Mau và các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình).
- Gv sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3:
- HS chỉ vị trí, giới hạn của tỉnh Cà Mau trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
Bước 4: GV đặt câu hỏi: Vị trí của tỉnh ta có thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế và đi lại.
Kết luận: Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, nằm trên bán đảo Cà Mau. Ba phía giáp biển nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu bằng đường biển với quốc tế và các địa phương khác trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên của Cà Mau.
HĐ 2: Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của tỉnh Cà Mau.
Bước 1: GV đặt một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của tỉnh Cà Mau.
+ Khí hậu Cà Mau có đặc điểm gì? (nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ ít thay đổi, có hai mùa).
+ Em hãy kể tên một số cơn bảo xảy ra ở Cà Mau gần đây mà em đã được nghe kể hoặc chứng kiến. Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế thiệt hại do bão lụt gây ra?
+ Nêu đặc điểm của kênh gạch, sông ngòi của Cà mau? (Cà Mau có mật độ kênh gạch, sông ngòi như mạng nhện, mật độ cao nhất cả nước).
+ Em hãy kể tên một số con sông lớn của tỉnh ta mà em biết.
Bước 2: GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Khí hậu Cà Mau tương đối ôn hòa, gồm mùa mưa và mùa khô. Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt.
HĐ 3: Tìm hiểu về rừng và động vật của tỉnh.
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Cà Mau có các loại rừng nào? Chúng được phân bố ở đâu?
- Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ rừng.
- Hãy kể tên một số động vật của tỉnh ta mà em biết.
Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp, GV chốt ý hoàn thiện các ý của các câu trả lời của HS.
Kết luận: Rừng ngập nước ở Cà Mau rất phát triển. Cà Mau có một số khu rừng trở thành khu bảo tồn động, thực vật của cả nước.
HĐ 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên của tỉnh (nếu có).
IV/ THÔNG TIN BỔ SUNG.
Cơn bão số 5, có tên quốc tế là linda, đổ bộ vào Bạc Liêu, Cà Mau ngày 2 tháng 11 năm 1997, là cơn bão thế kỷ (cơn bão trước đó xảy ra vào năm 1904). Tuy sức gió không mạnh (cấp 10 đến cấp 11) nhưng đã gây thiệt hại cực kỳ to lớn về người và của. Số người chết 128, số người mất tích 1164, số người bị thương 601, số nhà sập 84.059. Diện tích lúa bị ảnh hưởng 79.072 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng 94.758 ha. Tổng thiệt hại lên đến 2.712 tỷ đồng.
------------------------------
CÀ MAU - MẢNH ĐẤT CỰC NAM
(Tiết 2)
I MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS:
- Biết một số đặc điểm về dân cư của tỉnh Cà Mau.
- Nêu một số hoạt động kinh tế của tỉnh.
- góp phần giáo dục học sinh thêm yêu mảnh đất, con người Việt Nam.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV chuẩn bị bảng số liệu về số dân và mật độ dân số của tỉnh Cà Mau như dưới đây:
Tên tỉnh
Số dân (người)
Mật độ dân số (người/ km2)
Bạc Liêu
807.796
312
Cần Thơ
1.142.000
1.016
Cà Mau
1.219.505
234
Sóc Trăng
1.274.000
385
Kiên Giang
1.668.600
266
Bảng số liệu về dân số và mật độ dân số
của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2005.
- GV, HS sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế của tỉnh (nếu có).
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
3 Dân cư Cà Mau:
HĐ1: Tìm hiểu về số dân, mật độ dân số, tự phân bố dân cư và các dân tộc của tỉnh Cà Mau.
Bước 1: GV treo bảng phụ cho học sinh quan sát bảng số liệu và trả lời một số câu hỏi sau:
+ Năm 2005, tỉnh Cà Mau có số dân, mật độ dân số là bao nhiêu?
+ Tỉnh Cà Mau có số dân, mật độ dân số đứng hàng thứ mấy so với các tỉnh được nêu trong bảng số liệu.
+ Em hãy kể tên một số dân tộc hiện nay đang sinh sống ở Cà Mau. Nêu những hiểu biết của em về các dân tộc đó.
Bước 2:
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Nói thêm về người dân Cà Mau qua tranh ảnh (nếu có).
Kết luận: Cà Mau có số dân vào loại trung bình so với cả nước (đứng hàng thứ 28 trong tổng số 64 tỉnh, thành; đứng hàng thứ 8 sở khu vực đồng bằng sông Cửu Long), ba tộc người chủ yếu ở Cà Mau là Kinh (Việt), hoa, Khmer.
4 Một số hoạt động kinh tế.
HĐ2: (Làm việc cả lớp).
Bước 1: GV lần lượt nêu một số câu hỏi, học sinh dựa vào vốn hiểu biết của bản thân để trả lời.
+ Cà Mau có điều kiện thuận lợi nào để phát triển kinh tế thủy sản? (Có bờ biển rộng, hệ thống sông rạch chằng chịt…)
+ Hãy kể tên các sản phẩm thủy, hải sản của tỉnh Cà Mau mà em biết (tôm, cua, cá, mực…).
Về nông nghiệp, ngoài thủy sản, Cà Mau còn phát triển ngành nào? (Trồng thủy, hải sản và lương thực, thực phẩm).
+ Hiện nay, Cà Mau đang xây dựng cụm công nghiệp nào? Ở đâu? (Cà Mau đang đẩy nhanh xây dựng cụm cộng nghiệp khí- điện - đạm ở xã khánh An, huyện U Minh; nhà máy đóng tàu ở huyện Năm Căn.
+ Hãy kể tên một số khu du lịc ở tỉnh Cà Mau mà em biết.
Bước 2:
- HS trình bày kết quả học trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
GV có thể nói thêm: Là một tỉnh có diện tích không quá lớn nhưng sản lượng thủy, hải sản của Cà Mau chiếm khoảng ¼ sản lượng cả nước. Cà Mau chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến thủy, hải sản và lương thực, thực phẩm nhưng chỉ chủ yếu là sơ chế. Cà Mau có tương lai phát triển công nghiệp trong những năm tới đồng thời là một tỉnh có tiềm năng phát triển về du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
GV giới thiệu một số hoạt động kinh tế của tỉnh qua tranh, ảnh (nếu có).
Kết luận: Thủy sản là ngành kinh tế có vai trò quan trọng của tỉnh Cà Mau. Hiện nay tỉnh ta đang đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp. Du lịch sinh thái ở Cà Mau trên đà phát triển.
--------******---------
File đính kèm:
- LICH SU DIA PHUONG L4-5.doc