Giáo án Lớp 4B - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Trần Hồng Nhiên

I. Mục tiêu :

Học xong bài này, HS có khả năng :

 1. Hiểu :

 - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đ/v HS.

 - Neu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo.

 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

 2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

 - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy, cô giáo.

@ * KNS : Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô; Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

II. Chuẩn bị : Thẻ

III. Các hoạt động dạy - học

 

docx33 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4B - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Trần Hồng Nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẦM DƠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ BÌNH AN KẾ HOẠCH BÀI DẠY NĂM HỌC : 2019 - 2020 LỚP 4B – TUẦN 15 GV chủ nhiệm : Trần Hồng Nhiên Thị Trấn, ngày 05 tháng 12 năm 2019 Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2019 BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Bài : BÁC HỒ CƠM CÙNG CHIẾN SĨ (T2) I. Mục tiêu : - Hiểu vế cách hướng dẫn, dạy bảo của Bác đối với mọi người xung quanh. - Nhận thức được một số quy tắc ứng xửa hợp lý trong cuộc sống. - Biết cách ứng xử họp lý trong một số tình huống. II. Chuẩn bị : Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức. 2. KT bài cũ : Trong bữa ăn phải có thái độ như thế nào để thể hiện sự văn minh, lịch sự? 3. Bài mới : * Hoạt động 1 : Khởi động GV giới thiệu mục tiêu bài. * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm - GV chia nhóm. - Bữa cơm gia đình em có gì giống và khác với câu chuyện? - Sau khi đọc câu chuyện, em dự định sẽ điều chỉnh cách ăn cơm cùng mọi người như thế nào? - Nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò : - Trong bữa ăn phải có thái độ như thế nào để thể hiện sự văn minh, lịch sự? - Nhận xét. HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác bổ sung. - HS trả lời theo ý riêng. - HS trả lời. ****************************************** Tiết 1 : Tập đọc CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu : - Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài. - Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong bài). II. Chuẩn bị : Tranh minh cánh diều. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : - Gọi 2 em đọc nối tiếp truyện : Chú Đất Nung (Phần 2), trả lời câu hỏi 2, 3 SGK. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài : Gv cho HS xem tranh minh họa cánh diều. - Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em. b) HD Luyện đọc : - Gọi 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn. - GV kết hợp sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi, hỏi từ ngữ khó trong bài ở mục chú giải. - Yêu cầu nhóm luyện đọc. - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu : Giọng vui thiết tha, nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. c) Tìm hiểu bài : - Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? - Tác giả đã quan sát cánh diều bằng giác quan nào ? - Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ? - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ? - Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? - Nội dung chính bài này là gì ? d) Đọc diễn cảm : - Gọi 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn. - HD đọc diễn cảm đoạn “Tuổi thơ...vì sao sớm”. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 4. Củng cố : Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui gì cho các em? 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Tuổi Ngựa. - 2 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi - Quan sát, mô tả. Đoạn 1 : Từ đầu ... vì sao sớm. Đoạn 2 : Còn lại. - Nhóm 2 em cùng bàn luyện đọc. - 2 em đọc. - Lắng nghe. - mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, trên cánh diều có nhiều loại sáo. - tai và mắt. - Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. - Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên cháy mãi khát vọng...tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi... - cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. ****************************************** Tiết 2 : Toán CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu : Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng các chữ số 0. II. Chuẩn bị : Bảng phụ viết quy tắc chia. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : Nêu tính chất chia một tích cho một số. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài và ghi tựa bài lên bảng. b) Hướng dẫn : Chia nhẩm cho 10, 100, 1000... - GV nêu VD và yêu cầu HS làm miệng : 320 : 10 = 32 3200 : 100 = 32 32000 : 1000 = 32 - Gợi ý HS nêu quy tắc chia. * Chia 1 số cho 1 tích : - Tiến hành tương tự như trên. 60 : (10 2) = 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3 - Giới thiệu trường hợp số chia và số bị chia đều có 1 chữ số 0 tận cùng. * Nêu phép tính : 320 : 40 = ? - HD HS tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích. - HD HS nêu nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4. Cùng xóa chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC để có 32 : 4 * HD đặt tính và tính : Lưu ý : Khi đặt hàng ngang vẫn ghi : 320 : 40 = 8 Giới thiệu trường hợp các chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC không bằng nhau. * Giới thiệu phép chia : 32000 : 400 = ? Tiến hành theo cách chia một số cho một tích: - HDHS nêu nhận xét : 3200 : 400 = 320 : 4 Cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC để được phép chia : 320 : 4 HDHS đặt tính và tính : Lưu ý : Khi đặt hàng ngang vẫn ghi : 3200 : 400 = 80 - Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng các chữ số 0, ta có thể làm thế nào? c) Luyện tập : Bài 1 : Tính - Nhận xét. Bài 2 : Tìm x - Gọi HS đọc BT2. + x gọi là gì ? + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? Bài 3a) - GV yêu cầu HS tự giải. - Nhận xét. 4. Củng cố : Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta làm như thế nào ? 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Chia cho số có hai chữ số. - 2 em nêu. - HS làm miệng. - 2 em nêu quy tắc chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000. - 1 em tính giá trị bài tập và 1 em nêu quy tắc. 320 : 40 = 320 : (10 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - HS nhắc lại. - 320 40 0 8 - 320000 : 400 = 3200 : (100 4) = 3200 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - 32000 400 00 80 - ...ta có thể cùng xóa một, hai, ba...chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC, rồi chia như thường. - 2 HS nhắc lại. - 1 HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng tính. 420 60 4500 500 0 7 0 9 85000 500 92000 400 35 170 12 230 00 00 - HS đọc. - x là thừa số. - HS nêu. x 40 = 25600 x = 25600 : 40 x = 640 - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm. - HS tự làm bài Số toa để chở 20 tấn hàng là: a) 180 : 90 = 9 (toa) ****************************************** Tiết 3 : Thể dục ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG- TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” I. Mục tiêu : - Thực hiện cơ bản đúng động tác đã học của bài TD phát triển chung. - Trò chơi "Thỏ nhảy". YC Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. Chuẩn bị : Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi. III. Các hoạt động dạy - học : NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức 1. Chuẩn bị : - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập. - Trò chơi "Số chẳn, số lẻ". 1-2p 60-80m 2-3p X X X X X X X X X X X X X X X X r 2. Cơ bản : - Ôn bài thể dục phát triển chung. + GV hô nhịp cho cả lớp tập. + Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập.GV nhận xét sửa sai sau mỗi lần tập. + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. + Biểu diễn thi đua giữa các tổ bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi "Thỏ nhảy". GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử sau đó nhận xét rồi chơi chính thức. 12-15p 2-3 lần 2lx8nh 1 lần 5-6p X X X X X X X X X X X X X X X X r X X ------X-----> X X ------X------> X X ------X-----> X X -------X-----> r 3. Kết thúc : - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn bài thể dục đã học. 1p 1-2p 1-2p X X X X X X X X X X X X X X X X r ****************************************** Tiết 4 : Đạo đức BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO (T 2) I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng : 1. Hiểu : - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đ/v HS. - Neu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy, cô giáo. @ * KNS : Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô; Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. II. Chuẩn bị : Thẻ III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : - Thầy, cô giáo đã có công lao như thế nào đối với HS ? - HS phải có thái độ như thế nào đối với thầy, cô giáo ? 3. Bài mới : HĐ1 : Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài 4, 5) - Gọi 2 nhóm lên bảng trình bày 2 tiểu phẩm về chủ đề Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Tổ chức cho HS phỏng vấn. - Gọi 1 HS kể 1 câu chuyện về kỉ niệm của thầy cô đ/v bản thân và HS trình bày 1 bài vẽ về thầy cô : Dưới ánh đèn. - Gọi 1 số em có bài viết, thơ sưu tầm đựơc lên trình bày. HĐ2 : Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ. - Nêu yêu cầu. - Giúp các nhóm chọn đề tài, viết lời chúc mừng. - Tuyên dương các nhóm làm bưu thiếp đẹp. + Cần kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt để thể hiện lòng biết ơn. 4. Củng cố : GV nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Yêu lao động. - 2 em trả lời. - 2 nhóm tiếp nối lên bảng: + Tiểu phẩm : Chúc mừng 20-11. + Tiểu phẩm : Thăm cô giáo ốm. - Lớp chất vấn các bạn đóng vai. - 1 số em trình bày trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - HS làm việc nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp chọn bưu thiếp đẹp, có ý nghĩa nhất. - Lắng nghe. ****************************************** Tiết 5 : Khoa học TIẾT KIỆM NƯỚC I. Mục tiêu : - Thực hiện tiết kiệm nước. - BVMT : Vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước. - KNS : Kĩ năng xác định giá trị của bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước; Kĩ năng bình luận về sử dụng nước (quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước). II. Chuẩn bị : - Hình trang 60, 61/ SGK. - Giấy khổ lớn và bút màu cho mỗi em. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : Để bảo vệ nguồn nước, bạn cùng gia đình và địa phương nên và không nên làm gì ? 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài và ghitựa bài lên bảng. b) Hướng dẫn : HĐ1 : Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước : - HS nhóm đôi quan sát hình vẽ. - Chỉ ra những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước ? - Tại sao chúng ta cần tiết kiệm nước ? - Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không ? - Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa ? - GV kết luận như trong SGK. - Liên hệ những nơi không có nước sạch để dùng. HĐ2 : Đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : - GV đánh giá, nhận xét và tuyên dương. 4. Củng cố : Gọi HS đọc : Bạn cần biết. GD HS tiết kiệm nước và vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày là biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên. 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Làm thế nào để biết có không khí ? - 2 HS trả lời. - Nhóm 2 em. - H1, 3, 5 : nên làm để tiết kiệm nước. - H2, 4, 6 : không nên làm. - Tiết kiệm để người khác có nước dùng. - HS tự trả lời. - Các nhóm 4 thảo luận : + Xây dựng kịch bản. + Tìm lời thoại cho kịch bản. + Phân công công việc cho tất cả các thành viên. - Đại diện 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác theo dõi và góp ý hoàn thiện. ********************************************************************* Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2019 Tiết 1 : Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu : - HS biết một số tên đồ chơi, trò chơi - những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. - Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. II. Chuẩn bị : - Giấy A3 để làm BT2. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : - Nhiều khi, người ta còn sử dụng câu hỏi vào các mục đích gì ? - Gọi 3 em đặt 3 câu hỏi để thể hiện thái độ: khen, yêu cầu, khẳng định. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Gắn với chủ điểm Tiếng sáo diều, tiết học hôm nay sẽ giúp các em MRVT về trò chơi, đồ chơi. b) Hướng dẫn : Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HS tranh minh họa SGK trả lời: - Nhận xét - kết luận đúng. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 em. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận những từ đúng. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 4. Củng cố : - Nêu các trò chơi, đồ chơi mà em biết? - Những đồ chơi trò chơi nào có lợi, những đồ chơi trò chơi nào có hại? 5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. - Nhận xét. - 2 em trả lời. - 3 em làm ở bảng, cả lớp làm vào vở. - HS đọc thầm, 1 em đọc to. - 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận. + diều, thả diều + đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao, múa  tử, rước đèn... - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HĐ nhóm, dán phiếu lên bảng. - Bổ sung các từ mà bạn cha có - Đọc lại phiếu, viết vào VBT: + bóng, quả cầu, quân cờ... + đá bóng, đá cầu, cờ tướng, bày cỗ.. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm đôi. - Tiếp nối phát biểu, bổ sung. a) đá bóng, bắn súng, cờ tướng, lái mô tô... b) búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa... thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử... b) thả diều (thú vị- khỏe), cắm trại (rèn khéo tay, thông minh)... - Chơi quá nhiều quên ăn, ngủ và bỏ học là có hại. c) súng nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (dễ gây thương tích)... - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. + say mê, hăng say, thú vị, say sa, hào hứng... - 3 em đọc nối tiếp. . Bé Hoa thích chơi búp bê. ****************************************** Tiết 2 : Toán CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu : Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia dư). II. Chuẩn bị : Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : - Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta làm như thế nào ? - Nhận xét. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài và ghi tựa bài lên bảng. b) Hướng dẫn : Trường hợp chia hết : - Giới thiệu phép chia : 672 : 21 = ? - HD đặt tính, tính từ trái sang phải. - HDHS tính theo quy trình : Chia – nhân - trừ. - HS ước lượng tìm thương : . 67 : 21 lấy 6 : 2 = 3 . 42 : 21 lấy 4 : 2 = 2 ... Trường hợp chia có dư - Giới thiệu phép chia : 779 : 18=? - HD tương tự như trên. - HD ước lượng số thương theo 2 cách: . 77 : 18 lấy 7 : 1 rồi tiến hành nhân và trừ nhẩm, nếu không trừ được thì giảm dần thương đó từ 7, 6, 5 rồi 4 thì trừ được (số dư phải bé hơn số chia). . 77 : 18, ta có thể làm tròn lấy 80 : 20 = 4 ... c) Luyện tập : Bài 1 : - HDHS đặt tính và làm trên bảng con. Bài 2 : - Gọi HS đọc đề. 15 phòng : 240 bộ. 1 phòng : ? bộ. - Muốn biết mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ta làm phép tính gì? - 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. 4. Củng cố : Khi thực hiện chia cho số có hai chữ số ta thực hiện chia theo thứ tự như thế nào ? 5. Dặn dò : Chuẩn bị bài : Chia cho số có hai chữ số (TT). - 2 HS trả lời. 672 21 63 32 42 42 0 - 2 em đọc lại quy trình chia trên bảng. 779 18 72 43 59 54 5 - 2 em vừa chỉ vào bảng vừa trình bày quy trình chia. - 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. .288 24 . 469 67 48 12 00 7 0 .740 45 .397 56 290 16 05 7 20 - HS đọc đề - 1 HS lên bảng giải. Mỗi phòng xếp được số bộ bàn ghế là : 240 : 15=16 (bộ) Đáp số : 16 bộ ****************************************** Tiết 3 : Lịch sử NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. Mục tiêu : - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. - Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp dê phòng lụt : Lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II. Chuẩn bị : Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? - Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước ? 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài và ghi tựa bài lên bảng. b) Hướng dẫn : HĐ1 : Làm việc cả lớp - Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho SX nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ? - Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc đựơc biết qua các phương tiện thông tin ? - Kết luận lời giải đúng. HĐ2 : Làm việc cả lớp. - Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? HĐ3 : Nhóm đôi. - Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? - Đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận. HĐ4 : Nhóm 4 em BVMT : - Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống con người như thế nào ? - Sông ngòi đem lại phù sa màu mỡ nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống cho nên mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ, tu sửa đê. 4. Củng cố : Cho HS nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. - 2 em trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc thầm SGK, thảo luận. - Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới SX nông nghiệp. - HS tự trả lời. - Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. - Nhóm 2 em cùng thảo luận. - Hệ thống đê dọc theo nhũng con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. - Gọi 2 nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - Sông ngòi đem lại phù sa màu mỡ. - HS đọc lại ghi nhớ ****************************************** Tiết 4 : Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu : - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) mình đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu nôi dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. II. Chuẩn bị : 1 số truyện viết về đồ chơi. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : Gọi HS kể lại câu chuyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài và ghitựa bài lên bảng. b) Hướng dẫn : - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - Phân tích đề, gạch chân các từ : đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện. - Em còn biết truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em ? - Các em hãy giới thiệu câu chuyện của mình cho các bạn nghe. - Yêu cầu HS kể và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - Giúp đỡ các em gặp khó khăn. - Gợi ý : + Kể chuyện ngoài sách được điểm thưởng, kể có đầu có kết thúc (mở rộng). + Trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - Tổ chức cho HS thi kể. - GV cùng HS nhận xét. Khuyến khích HS hỏi lại bạn về nhân vật, ý nghĩa truyện. 4. Củng cố : Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. - 1 HS kể lại câu chuyện bằng lời kể của Búp bê. - 1 em đọc. - 1 em nêu những từ ngữ quan trọng. - 4 em tiếp nối đọc. + Chú lính chì dũng cảm (An-đéc-xen) và Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên) có nhân vật là đồ chơi. + Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài) có nhân vật là con vật. + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Vua Lợn, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Con ngỗng vàng... - 3 em giới thiệu. - 2 em cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện. - 5 em kể, các em khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc TLCH của bạn. - HS nhận xét, bình chọn. ****************************************** Tiết 5 : Tiếng Anh GVBM : La PhươngThì ********************************************************************* Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2019 Tiết 1 : Tập đọc TUỔI NGỰA I. Mục tiêu : - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng, đọc đúng nhịp thơ. Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. - Hiểu nội dung bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường tìm về với mẹ. - Học thuộc lòng khoảng 8 dòng thơ. II. Chuẩn bị : Bảng phụ viết khổ thơ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : - Gọi 2 em nói tiếp đọc bài : Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi SGK. 3. Bài mới : a) GT bài : Các em có biết một người tuổi Ngựa là như thế nào không? Chúng ta sẽ xem bạn nhỏ tuổi Ngựa trong bài thơ ước đựơc phóng ngựa đi đến những nơi nào? b) Luyện đọc : - Gọi mỗi lượt 4 HS đọc tiếp nối 4 khổ thơ, GV kết hợp sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi. - Cho nhóm đôi luyện đọc. - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm : dịu dàng, hào hứng, nhanh hơn và trải dài hơn ở khổ thơ 2,3; lắng đọng trìu mến ở 2 câu cuối bài. c) Tìm hiểu bài : - Bạn nhỏ tuổi gì ? - Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ? - Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu ? - Đi chơi khắp nơi nhưng Ngựa con vẫn nhớ mẹ như thế nào ? - Điều gì hấp dẫn Ngựa con trên cánh đồng hoa ? - Ngựa con đã nhắn nhủ với mẹ điều gì? - Cậu bé yêu mẹ như thế nào ? - Gợi ý HS trả lời bằng nhiều ý tưởng khác nhau - Nội dung của bài thơ là gì ? d) Đọc diễn cảm và HTL : - Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ. - Đoạn cần luyện đọc : Khổ thơ thứ 2. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS đọc nhẩm và thuộc lòng khổ thơ, bài thơ. - Gọi HS đọc thuộc lòng. 4. Củng cố : Cậu bé trong bài có nét tính cách gì đáng yêu? - Cho HS nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Kéo co. - 2 lần lượt đọc. - 2 lượt. - Nhóm 2 em. - 2 em đọc. - Theo dõi SGK. - Tuổi Ngựa. - Không chịu ở yên một chỗ, thích đi. - Qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. - vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gió của trăm miền”. - màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại. - tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông cách biển, con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ. + dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ. - 1 em đọc, TLCH (VD: Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, dõi mắt nhìn về phía xa ẩn hiện ngôi nhà ...) - Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm về với mẹ. - 4 em luyện đọc. - Luyện đọc nhóm 2. - Các nhóm thi đọc với nhau. - Đọc nhẩm trong nhóm. - Nhóm 4 em đọc tiếp sức cả bài. - HS tự trả lời. ****************************************** Tiết 2 : Toán CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT) I. Mục tiêu : Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư). II. Chuẩn bị : Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định. 2. Kiểm tra : Khi chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào ? 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài và ghi tựa bài lên bảng. b) Hướng dẫn : Trường hợp chia hết : - GV nêu phép tính : 8192 : 64 = ? - HDHS đặt tính và tính từ trái sang phải - Giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia : . 81 : 4 lấy 8 : 6 = 1 (dư 2) .179 : 4 lấy 17 : 6 = 2 (dư 5) . 512 : 64 lấy 51 : 6 = 8 (dư 3) Trường hợp có dư : - Nêu phép tính: 1154 : 62 = ? - HD tương tự như trên. - HD ước lượng tìm thương : . 115 : 62 lấy 11 : 6 = 1 (dư 5) . 534 : 62 lấy 53 : 6 = 8 (dư 5) c) Luyện tập : Bài 1 : - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. - Nhận xét. Bài 3 : Tìm - Gọi 1 đọc BT và nêu cách tìm thừa số chưa biết. 4. Củng cố : GV nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : Chuẩn bị : Luyện tập. - HS trả lời. - Những em còn lại theo dõi, nhận xét. 8192 64 64 128 179 128 512 512 0 1154 62 62 18 534 496 38 - 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. 4674 82 2488 35 574 57 038 71 00 3 5781 47 9146 72 108 123 194 127 141 506 00 02 - 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. a) 75 = 1800 = 1800 : 75 = 24 ****************************************** Tiết 3 : Thể dục ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG- TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I. Mục tiêu : - Thực hiện cơ bản đúng động tác đã học của bài TD phát triển chung. - Trò chơi"Lò cò tiếp sức". YC Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. Chuẩn bị : Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi. III. Các hoạt động dạy - học : NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức 1. Chuẩn bị : - GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học. - Giậm chân tại chỗ và hát. - Khởi động các khớp tay, chân,

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_tran_hong_nhien.docx
Giáo án liên quan