I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Mông, Dao.
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Tôn trọng truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
7 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
ĐỊA LÍ
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí)
*************************************************
TIẾT 2
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
( Đã soạn trong KHDH môn Đạo đức)
*************************************************
TIẾT 3
TOÁN
ÔN TẬP: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu , hàng trăm triệu, và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- HS được củng cố về hàng và lớp
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số , mỗi số có bao nhiêu chữ số 0 ?
Mười sáu nghìn
Hai trăm năm mươi
Ba mươi tám triệu
Bảy trăm triệu
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- HS lắng nghe.
2.Thực hành:
Bài 1:
Viết tiếp vào chỗ chấm:
Lớp đơn vị gồm các hàng :
Lớp nghìn gồm các hàng: ..
Lớp triệu gồm các hàng :
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Viết các số sau:
a) Sáu trăm mươi ba triệu
b) Một trăm hai mươi ba triệu chín trăm ba mươi hai nghìn
c) Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba
d) Tám mươi sáu triệu không trăm linh bốn nghìn ba trăm linh hai.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau:
a) 715 639
b) 571 648
c) 836 577
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
3.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về triệu và lớp triệu, biết viết các số đến lớp triệu.
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS làm bài
-2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
********************************************************************
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP : TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ bước đầu làm quen với từ điển
( hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ.
- HS sử dụng từ đúng trong khi nói và viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Thế nào là từ đơn, từ phức ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Thực hành:
Bài 1:
Đọc các câu thơ sau đây và ghi lại các từ đơn và từ phức:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong câu sau:
Gió thổi ..... qua cánh đồng
a) Một từ đơn: ......................
b) Một từ phức: ...................
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về từ đơn và từ phức, lấy được ví dụ minh họa.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TIẾT 2
LỊCH SỬ
NƯỚC VĂN LANG
( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí)
*************************************************
TIẾT 3
TẬP LÀM VĂN
KẺ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT ?
( Đã soạn trong KHDH môn Tiếng Việt)
********************************************************************
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA VI – TA – MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
( Đã soạn trong KHDH môn Khoa học)
***********************************************
TIẾT 2
MĨ THUẬT
CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
( GV chuyên soạn và dạy)
***********************************************
TIẾT 3
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Mông, Dao..
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Tôn trọng truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên của họ.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Thực hành:
Bài 1:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1.Vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi có:
A. Dân cư thưa thớt
B. Dân cư đông đúc
2. Dân tộc ít người là dân tộc :
A. Có dân cư đông đúc
B.Sống chủ yếu ở miền núi
C.Sống tập trung thành bản
3. Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn là:
A. Dao, Thái, Mông
B. Chủ yếu là người Kinh
C. Gia – rai, Ê- đê, Xơ - đăng
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống :
Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng.Trang phục của các ............ được may, thêu .................. rất công phu và thường có màu sắc ...............
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
Em hãy điền các cụm từ : đun nấu; vật liệu; mùa đông; thú dữ vào chỗ trống (...) thích hợp :
Nhà sàn được làm bằng các ................ tự nhiên như gỗ, tre, nứa , .... Bếp được đặt ở giữa nhà không chỉ là nơi ...................... mà còn để sưởi ấm khi ........................ giá rét.Họ làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và tránh ...................
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, kể tên được một số lễ hội tiêu biểu ở Hoàng Liên Sơn.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
******************************************************************
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
KĨ THUẬT
KHÂU THƯỜNG
( Đã soạn trong KHDH môn Kĩ thuật)
TIẾT 2
TOÁN
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
( Đã soạn trong KHDH môn Toán)
TIẾT 3:
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 3
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 4
- HS có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm.
II. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Lớp tự sinh hoạt:
- GV yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn.
- Tuyên dương những em có thành tích tốt trong học tập :
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà:
- Một số em thường xuyên quên vở bài tập ở nhà:
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép.
- Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện:
- Vệ sinh :
+ Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
+ Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng
tương đối nhanh nhẹn.
3. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
4. Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ sinh hoạt lớp.
- Nhắc HS tiếp tục phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại trong tuần tới.
- Chủ tịch HĐTQ lên báo cáo
- Lắng nghe
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 3
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2016_2017.doc