I.Mục đích, yêu cầu:
- Bit ®ọc phân biệt lời các nhân vật, bíc ®Çu bit ®c diƠn c¶m ®ỵc mt ®o¹n trong bµi.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, .
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vÞ quan nỉi ting c¬ng trc thi xa.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc.
Tranh ảnh đến thờ Tô Hiến Thành.
Giấy khổ lớn viết đoạn câu, đoạn để hướng dẫn HS đọc.
33 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2008 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ 2 ngày 8 tháng 9 năm 2008
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I.Mục đích, yêu cầu:
- BiÕt ®ọc phân biệt lời các nhân vật, bíc ®Çu biÕt ®äc diƠn c¶m ®ỵc mét ®o¹n trong bµi.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu,….
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vÞ quan nỉi tiÕng c¬ng trùc thêi xa.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc.
Tranh ảnh đến thờ Tô Hiến Thành.
Giấy khổ lớn viết đoạn câu, đoạn để hướng dẫn HS đọc.
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Người ăn xin
H: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
H:Cậu bé không có gì cho lão nhưng ông lão lại nói “ Như vậy là lão đã cho rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
A: Luyện đọc.
- 1 HS đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 2-3 lượt :
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Tô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
-Theo dõi, sửa sai.
- Nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và đọc đúng giọng các câu hỏi, câu cảm trong bài.
HS đọc phần chú giải SGK.
- Cho HS đọc nhóm đôi
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV nxét, sửa sai.
- GV đọc lại bài.
B.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
H:Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
H:Mọi người đánh giá ông là người thế nào?
H:Trong việc lập ngôi vua Tô Hiến Thành thể hiện sự chính trực của mình như thế nào?
- Cho HS đọc theo cặp và TLCH.
H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
H:Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- Gọi 1 HS đọc to đoạn 3 và hỏi.
H:Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
H:Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên?
H:Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông thể hiện như thế nào?
H:Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
-Theo dõi giúp HS.
-Hướng dẫn HS rút đại ý bài văn.
C: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Gọi HS đọc nối tiếp bài.
Hướng dẫn HS đọc phân vai.
HS đọc theo nhóm.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-Theo dõi nhận xét, sửa cho HS.
4.Củng cố, dặn dò:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.Về học bài – Chuẩn bị bài sau.
3 HS đọc và TLCH
-1 HS đọc toàn bài.
-HS đọc cá nhân từng đoạn.
-Nxét, sửa sai.
-Nghe.
-HS tự giải nghĩa.
-HS đọc .
-Đọc cá nhân.
-HS khác nhận xét, sửa.
-HS nghe.
-HS đọc thầm.
+Triều Lý.
+Ông là người nổi tiếng chính trực.
+Không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
-HS đọc theo cặp.
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- 1 HS đọc lớp theo dõi.
+ Ai sẽ là người thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được tiến cử.
+ Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá,
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Đại ý:Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
-4 HS đọc.
-HS đọc nối tiếp theo nhóm.
2-4HS thi đọc diễn cảm.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
TOÁN SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: GV giúp HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về:
-Các so sánh hai số tự nhiên.
-Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
-Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II.Chuẩn bị:
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Nêu giá trị của mỗi chữ số 4 trong mỗi số sau:
425 321 700; 15 426 375; 925 412.
2.Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
HĐ1:So sánh các số tự nhiên:
A,Luôn thực hiện được phép so sánh với hai số tự nhiên bất kỳ.
-GV nêu các cặp số tự nhiên : 100 và 98, 456 và 231,…
H:Số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
H:Có hai số tự nhiên nào mà em không thể xác định được số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
H:Như vậy với hai số tự nhiên bất kỳ chúng ta luôn xác định được điều gì?
*Kết luận: Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
B,Cách so sánh hai số tự nhiên bất kỳ.
H:Hãy so sánh hai số: 100 và 99?
H:Số 99 có mấy chữ số?
H:Số 100 có mấy chữ số?
H:Số 99 và 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn?
H:Vậy khi so sánh hai số tự nhiê với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
-Cho HS nhắc lại.
-GV viết bảng các cặp số: 123 và 456, 7891 và 7578,…
+So sánh các số trong từng cặp số với nhau?
+Em có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên?
+Như vậy em đã tiến hành so sánh như thế nào?
+Hãy nêu cách so sánh 123 với 456? 7891 với 7578?
+Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau?
-GV yêu cầu HS nhắc lại về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
C,So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số.
+Hãy nêu dãy số tự nhiên?
+Hãy so sánh 5 và 7?
+Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước hay 7 đứng trước?
+Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn hay đứng sau bé hơn?
-Cho HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
-Cho HS so sánh 4 và 10.
+Trên tia số số 4 gần gốc 0 hơn hay số 10?
+Vậy số nào lớn hơn?
-Theo dõi, sửa sai.
HĐ2: Xếp thứ tự các số tự nhiên.
-GV nêu các số tự nhiên: 7 698, 7968, 7896, 7869.
+Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn? Và ngược lại? Tại sao em có thể xếp được?
+Số nào là số lớn nhất trong các số trên? Số nào là số bé nhất?
*KL: Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
HĐ2:Luyện tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Cho HS làm miệng.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề.
-Cho HS làm việc nhóm đôi.
-Gọi HS trình bày.
-Theo dõi, sửa sai.
Bài 3:
-Gọi HS đọc miệng 2 – 3 HS.
-Cho HS làm vở.
-Theo dõi, giúp HS.
- Thu vở chấm.
4.Củng cố, dặn dò:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
Về học bài , làm bài tập –Chuẩn bị bài sau.
-Theo dõi.
+HS tự so sánh.
+Không có.
+Số nào lớn hơn, số nào bé hơn.
-Nhắc lại.
+100 lớn hơn 99.
+2 chữ số.
+3 chữ số.
+99 ít hơn 100 nhiều hơn.
+Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
-3 HS nhắc lại.
-Theo dõi.
+HS tự so sánh.
+Bằng nhau.
+So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại.
+So sánh hàng trăm 1 <4 nên 123 < 456.
+Thì hai số đó bằng nhau.
-HS nhắc lại cách so sánh.
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,….
+ 5 bé hơn 7.
+ Số 5 đứng trước.
+ Số đứng trước bé hơn, số đứng sau lớn hơn.
- HS vẽ tia số.
+ 4 bé hơn 10.
+ Số 4.
+ Số 10 lớn hơn.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi.
+7698, 7869, 7896, 7968 ; 7968, 7896, 7869, 7698. Vì ta luôn so sánh được số tự nhiên với nhau.
+Lớn nhất là: 7968. Số bé nhất là: 7698.
-Nghe.
Bài 1:
-2 HS đọc đề.
-HS làm miệng.
-HS khác nhận xét, sửa.
Bài2:
-HS đọc đề.
-HS thảo luận.
-HS lên trình bày.
-HS theo dõi và sửa.
Bµi3:
-2 HS đọc.
-1 HS làm bảng - lớp làm vở.
-HS khác nhận xét, sửa.
-Nộp vở .
LỊCH SỬ NƯỚC ÂU LẠC
I.Mục tiêu:HS biết:
-Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
-Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
-Tìm hiểu lịch sử.
II.Chuẩn bị: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hình trong SGK, phiếu học tập của HS.
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:Nước Văn Lang
H:Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào?
H:Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
2.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề.
HĐ1: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau. Em hãy điền X vào ô trống sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt.
-Sống trên cùng một địa bàn
-Đều biết chế tạo đồ đồng
-Đều biết rèn sắt
-Đều trồng lúa và chăn nuôi
-Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
GV kết luận: Cuộc sống của Âu Lạc và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
HĐ2: Làm việc cá nhân.
Treo lược đồ
H:So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
H:Nêu tác dụng của nỏ và thành cổ loa?
HĐ3:Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS đọc SGK
Đoạn “Từ năm 207 TCN … Phương Bắc” sau đó HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân ta.
H:Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
H:Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố, dặn dò: Hệ thống, nhận xét.
3HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
HS làm việc cá nhân, báo cáo.
HS xác định trên lược đồ nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
-Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở Phong Châu( Phú Thọ)
-Kinh đô của nước Âu Lạc ở cổ loa Đông Anh Hà Nội.
-Nỏ bắn 1 lần được nhiều mũi tên, thành luỹ cao kiên cố.
1 HS đọc lớp đọc thầm
-Người Âu Lạc đoàn kết 1 lòng chống giặc, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố nên lần nào quân giặc cũng bị thất bại.
-Năm 179 TCN, Triệu Đà lại đem quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, phải nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
3-4 HS đọc ghi nhớ
ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T2)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
-HS nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.
-HS biết xác định những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống và cách khắc phục.Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn
-HS biết quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II.Chuẩn bị: Sách Đạo đức 4.
Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên KT.
+Đọc phần ghi nhớ?
+Làm bài tập 1 SGK?
3.Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
*HĐ1:Thảo luận nhóm BT2.
-Chia nhóm và cho HS thảo luận.
-Cho HS lên trình bày.
-Chốt ý – rút ra kết luận.
*HĐ2: Thảo luận nhóm đôi (câu hỏi 3 SGK)
-GV giải thích yêu cầu của BT.
-Chia nhóm cho HS thảo luận
-GV yêu cầu HS lên trình bày.GV ghi bảng.
-GV rút ra kết luận.
HĐ4: Làm việc cá nhân.
-Cho HS làm bài tập 4.
-Gọi HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
-Theo dõi – ghi bảng.
-GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
*Kết luận:
-Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
-Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn
4.Củng cố, dặn dò:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
Về học bài, thực hiện cho tốt – Chuẩn bị bài sau.
-HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Nghe.
-Nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
-HS đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nghe.
-HS làm bài tập 4.
-HS tự nêu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
+Rút ghi nhớ.
-5 HS đọc.
-Nghe.
Thứ 3 ngày 9 tháng 9 năm 2008
TOÁN LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố kỹ năng viết số, so sánh các số tự nhiên.
-Luyện vẽ hình vuông.
-HS làm bài cẩn thận, rõ ràng và chính xác.
II.Chuẩn bị:Bảng phụ ghi bài tập 4
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
+Làm bài 3 SGK.
GV nxét – ghi điểm.
2.Bài mới:Giới thiệu – ghi bảng.
*Luyện tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc đề.
-Cho HS làm nháp.
+Nêu các số có 4, 5, 6, 7 chữ số?
-Theo dõi giúp HS.
-Gọi HS đọc lại.
Bài2: GV ghi bảng:
-Gọi HS đọc đề.
+Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
+Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào? Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
+Từ 10 – 19 có bao nhiêu số?
-GV vẽ tia số biểu thị từ số 10 – 19.
+Mỗi đoạn như thế có bao nhiêu số?
+Vậy từ 10 – 99 có bao nhiêu số?
+Vậy có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số?
-Theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm miệng.
+Tại sao lại điền số 0?
-Yêu cầu HS làm các phần còn lại vào vở.
-Theo dõi, giúp HS.
Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vở.
-Thu vở chấm – ghi điểm.
Bài 5:Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Cho HS làm vở, bảng lớp. GV theo dõi giúp đỡ
4.Củng cố:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:Về học bài, làm bài – Chuẩn bị bài sau.
Bài1:
-2 HS đọc đề.
-Cho 1 HS làm bảng - làm vào nháp.
+ Bé nhất: 1000, 10 000, 100 000, 1 000 000.
+ Lớn nhất: 9999, 99 999, 999 999, 9 999 999
-HS khác nhận xét bổ sung.
-5 HS đọc lại.
Bài2: Theo dõi.
-HS đọc.
+10 số.
+Là số 10. Là số 99.
+10 số.
-Theo dõi.
+10 số.
+Có 90 số.
+Có 90 số.
-Nhận xét bổ sung.
Bài3:
-HS đọc đề.
-Cho HS làm miệng.
+Vì so sánh các hàng….
-HS làm vở.
-Nxét bổ sung
Baì4:
-HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS làm bảng – lớp làm vở.
-Nộp vở .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 5:HS làm: Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là 70; 80; 90. Vậy x là: 70; 80; 90
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I.Mục đích, yêu cầu:
-HS hiểu được từ láy và từ ghép là hai cách cấu tạo từ phức tiếng Việt: Từ ghép là từ gồm những tiếng ghép lại với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lặp lại nhau.
-Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ.
-Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu.
II.Chuẩn bị: Bảng ghi sẵn ví dụ.
Giấy kẻ 2 cột.
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài cũ:Từ đơn và từ phức
+Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ?
GV nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
-GV viết bảng từ: khéo léo, khéo tay.
+Em có nhận xét gì về cấu tạo của những từ trên?
-Theo dõi, sửa.
-Hai từ phức vừa nêu có sự khác nhau về cấu tạo và tạo nên từ ghép và từ láy.
HĐ1:Tìm hiểu bài.
-GV ghi VD lên bảng.
+Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+Từ truyện, từ cổ có nghĩa là gì?
+Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
-Theo dõi, giúp HS.
-Rút ra kết luận.
+Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
*HĐ2: Luyện tập.
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Chia nhóm phát giấy bút và yêu cầu HS thảo luận và viết vào giấy dán lên bảng.
-GV theo dõi giúp HS và chốt lại:
+Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
+Từ láy: nô nức; mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp.
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề.
-Cho HS thảo luận cặp.
-Theo dõi giúp các nhóm yếu.
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
-GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
-Theo dõi, sửa sai.
4.Củng cố, dặn dò: Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
Về học bài, làm bài – Chuẩn bị bài sau.
HS TLCH
-Theo dõi.
+Là hai từ phức.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
+Từ khéo tay có âm, vần khác nhau. Từ khéo léo có vần eo giống nhau.
-Theo dõi.
+Truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im.
+Từ truyện nghĩa là tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến sự việc.
Từ cổ nghĩa là từ xa xưa, lâu đời.
+thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
Thầm thì lặp lại âm đầu th.
Chầm chậm lặp lại cả âm đầu và vần.
Cheo leo lặp lại vần eo.
Se sẽ lặp lại âm đầu và vần.
-HS khác nxét, bổ sung.
+HS tự nêu.
-HS tự rút ghi nhớ.
-Đọc lại ghi nhớ ( 3 em).
Bài1
-2 HS đọc.
-Chia nhóm và thảo luận.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Baì2:
-2 HS đọc.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện lên trình bày.
+Từ ghép: ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ,…
thẳng băng, thẳng tắp, thẳng cánh, thẳng tuột,…
chân thật, thành thật, thật lòng,…
+Từ láy: ngay ngắn ; thẳng thắn ; thật thà,…
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung
3-5 HS đọc.
-HS nối tiếp nhau tìm.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Mĩ thuật Vẽ trang trí
Chọn hoạ tiết trang trí dân tộc.
I. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II, Chuẩn bị.
Mẫu hoạ tiết dân tộc.
Bộ đồ dùng dạy vẽ.
Vở tập vẽ, bút chì, màu tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
HĐ 1: Quan sát và nhận xét.
HĐ 2: Cách chép lại hoạ tiết trang trí dân tộc.
HĐ 3: Thực hành.
HĐ 4: Nhận xét – đánh giá.
Dặn dò:
-Chấm một số bài của tiết trước.
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
-Nhận xét chung.
-Giới thiệu bài.
Giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc.
+Hoạ tiết trang trí là những hình gì?
+Hình hoa, lá, con vật ở các hoạ tiết trang có đặc điểm gì?
+Đường nét, cách xắp xếp các hoạ tiết như thế nào?
+Hoạ tiết dùng để trang trí ở đâu?
-Bổ xung nhấn mạnh.
- Giới thiệu một số hoạ tiết đơn giản.
-HD vẽ từng bước.
+Tìm và phắc hình dáng chung của hoạ tiết.
+Vẽ đường trục dọc ngang.
+Đánh dấu các điểm chính và cách vẽ phác bằng nét thẳng.
+Quan sát, so sánh điều chỉnh vẽ giống mẫu.
+Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.
-Yêu cầu HS thực hành.
-Theo dõi và giúp đỡ.
-Lưu ý về nhận xét:
Hình vẽ nét vẽ cách vẽ màu
-Nhận xét chung.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
-Tự kiểm tra đồ dùng của mình.
-Quan sát.
-Hình hoa lá, con vật.
-đã được đơn giản và cách điệu.
-Đường nét hài hoà, cách xắp xếp cân đối, chặt chẽ.
-Chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, ...
-Quan sát và lắng nghe.
-Quan sát bài kĩ trước khi vẽ.
-Chọn và chép lại hình trang trí.
-Vẽ màu theo ý thích.
-Nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp.
KHOA HỌC TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
-Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
-Nói tên thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
-Có kế hoạch ăn uống trong ngày sao cho hợp lý.
II.Chuẩn bị: Hình trang 16, 17 SGK.
Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa: gà, cá, tôm, cua,….
III.Hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài cũ:Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
H:Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi – ta – min đối với cơ thể?
H:Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể?
3.Bài mới:Giới thiệu – ghi đề.
-HĐ1:Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
*Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
*Cách tiến hành:
Bước 1:Thảo luận nhóm:
-Chia nhóm cho HS thảo luận.
H:Tại sao chúng ta nên ăn phốihợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
-GV theo dõi, giúp HS.
Bước 2:Làm việc cả lớp.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
-GV theo dõi, bổ sung và rút kết luận:
Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể, ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
HĐ2:Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối..
*Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
*Cách tiến hành:
Bước 1 -Làm việc cá nhân.
-Yêu cầu HS nghiên cứu tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người ăn trong một tháng trang 17 SGK..
*Lưu ý : Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn.
Bước 2:Làm việc theo cặp.
-HS thay nhau hỏi :
H:Hãy nói tên nhóm thức ăn : Cần ăn đủ, vừa phải, có mức độ, ít, hạn chế?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
-Gọi HS lên trình bày theo cặp HS đố nhau.
HS1: Hãy kể tên các thức ăn cần ăn đủ?
HS 2: Trả lời.
*Lưu ý: HS có thể đố ngược lại.
-Theo dõi, giúp HS và rút kết luận:
*Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi – ta – min, khoáng chất chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối.
HĐ3: Trò chơi đi chợ.
Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
-Cho HS thi kể, vẽ hoặc viết tên các thức ăn đồ uống hành ngày.
Bước 2: HS chơi như đã hướng dẫn.
Bước 3:Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã chọn cho từng bữa ăn.
-Dựa trên những hiểu biết về những bữa ăn cân đối, cả lớp cùng GV nhận xét xem sự lựa chọn của bạn nào là phù hợp, là có lợi cho sức khỏe.
4.Củng cố, dặn dò:Hệ thống bài – Nhận xét tiết học.
Về học bài, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng . – Chuẩn bị bài sau.
3 HS trả lời câu hỏi
-HS thảo luận 4 nhóm.
+HS tự thảo luận.
+Vì mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định…
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nghe.
-HS nghiên cứu.
-Chú ý.
-Thảo luận nhóm đôi.
+Thức ăn chứa chất khoáng, xơ, đường bột cần ăn đủ, chất béo nên ăn có mức độ,…
-4 – 6 HS lên trình bày theo cặp.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
File đính kèm:
- tuan 4.doc