Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa)

+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược,Thi Sách bị Tô Định giết hại

+Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.

+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN ( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí) ************************************************* TIẾT 2 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( Đã soạn trong KHDH môn Đạo đức) ************************************************* TIẾT 3 TOÁN ÔN TẬP: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Làm được các bài tập trong SGK - HS yêu thích môn học - Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: * Tính giá trị của c + d nếu: a) c = 10 và d = 15 b) c = 20 và d = 30 - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. - HS lắng nghe. 2.Thực hành: Bài 1: * Tính giá trị của a - b nếu: a) a = 45 và b = 20 b) a = 60 và b = 32 c) a = 70 và b = 25 d) a = 35 cm và b = 45 cm - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: m x n là biểu thức có chứa hai chữ .Tính giá trị của m x n nếu : a) m = 30 và n = 7 b) m = 9 và n = 15 c) m = 25 và n = 6 d) m = 55 cm và n = 5 cm - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài 3.Ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người biết về biểu thức có chứa hai chữ, cách tính biểu thức có chứa hai chữ và lấy ví dụ minh họa. - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận ** *********************************** Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam , tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam. - HS biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: * Viết tên em và địa chỉ gia đình em - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Thực hành: Bài 1: Viết họ và tên của 5 bạn trong lớp em. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Quan sát một phong bì thư, sau đó viết đầy đủ các thông tin về bản thân với tư cách là người nhận, sao cho em có thể nhận được thư , bưu kiện từ các bạn khác trong lớp. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Viết tên một số xã ( phường, thị trấn) ở huyện ( quận, thị xã, thành phố) của em . - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. - 2 HS lên bảng làm bài - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe ************************************************* TIẾT 2 LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) ( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí) ************************************************* TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN ( Đã soạn trong KHDH môn Tiếng Việt) ************************************************* Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 KHOA HỌC PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA ( Đã soạn trong KHDH môn Khoa học) TIẾT 2 MĨ THUẬT NGÀY HỘI HÓA TRANG ( GV chuyên soạn và dạy) *********************************************** TIẾT 3 LỊCH SỬ ÔN TẬP : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40) I. MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa) + Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược,Thi Sách bị Tô Định giết hại +Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa....Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng ? - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Thực hành: Bài 1: Hai Ba Trưng khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ? - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống : Oán hận trước ách đô hộ của ..... , Hai Bà Trưng đã phất cờ ... , được khắp nơi nhân dân hưởng ứng.Sau hơn hai thế kỉ bị ...... phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe *********************************************** Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 KĨ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA ( Đã soạn trong KHDH môn Kĩ thuật) *********************************************** TIẾT 2 TOÁN TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG ( Đã soạn trong KHDH môn Toán) ********************************************** TIẾT 3 SINH HOẠT TẬP THỂ I. MỤC TIÊU: - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 7 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 8 - HS có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm. II. LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Lớp tự sinh hoạt: - GV yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển lớp. - GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt. 2. GV nhận xét lớp: - Lớp tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ có tiến bộ. - Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. - Tuyên dương những em có thành tích tốt trong học tập : - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: - Một số em thường xuyên quên vở bài tập ở nhà: - Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Ngoan ngoãn lễ phép. - Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: - Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng. + Vệ sinh cá nhân chưa sạch. - Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn. 3. Phương hướng tuần tới: - Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải. - Tiếp tục thi đua học tập tốt - Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt quy định của đội đề ra. - Thực hiện tốt an toàn giao thông 4. Củng cố-dặn dò: - Nhận xét giờ sinh hoạt lớp. - Nhắc HS tiếp tục phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại trong tuần tới. - Chủ tịch HĐTQ lên báo cáo - Lắng nghe - Lớp nghe nhận xét, tiếp thu. - Lớp nhận nhiệm vụ. - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 7

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2016_2017.doc
Giáo án liên quan