Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trần Thương Thương

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.

2. Kĩ năng: Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

3. Thái độ: Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.

- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.

+ Len (hoặc sợi), khác màu vải.

+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

docx38 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trần Thương Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 21 tháng 10 năm 2019 TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: lặn xuống, ruột, hạt giống nảy mầm, mãi mãi, - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ. 3. Thái độ: Hứng thú với phân môn tập đọc. II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS: sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở Vương quốc Tương Lai (màn 2) và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. + Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì? + Nêu ý nghĩa của chuyện. - Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (2 lượt HS đọc). + Lần 1: GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . + Lần 2: Giải nghĩa một số từ khó - GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc. + Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. + Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: Phép lạ, nảy mầm nhanh, chớp mắt, tha hồ, lặn, hái, triệu vì sao, mặt trời mới, mãi mãi, trái bom, trái ngọt, toàn kẹo, bi tròn, Hoạt động 2. Tìm hiểu bài: - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? + Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? + Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ? - Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. + Em hiểu câu thơ “Mãi mãi không có mùa đông” ý nói gì? + Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? - Ví dụ: * Em thích ước mơ hái triệu vì sai xuống đúc thành ông mặt trời mới để trái đất không còn mùa đông vì em rất yêu mùa hè. Em mong ước không có mùa đông để những bạn nhỏ nhà nghèo không còn sợ không có áo ấm mặc. * Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon bên trong chứa toàn kẹo vì trẻ em ai cũng thích ăn kẹo và vui chơi - Bài thơ nói lên điều gì? Hoạt động 3. Đọc diễn cảm và thuộc lòng: - GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng. Nếu chúng mình có phép lạ Bắt hạt giống nảy mầm nhanh Chớp mắt/ thành cây đầy quả Tha hồ/ hái chén ngọy lành Nếu chúng mình có phép lạ Hoá trái bom/ thành trái ngon Trong ruột không có thuốc nổ Chỉ toàn keo với bi tròn - Gv hướng dẫn đọc diễn cảm - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS. - Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài. - Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất. - Nhận xét, tuyên dương. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự. - 1 HS đọc thành tiếng. + Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài. + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết, mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. + Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. + Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc. + Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét. + Khổ 4: Ước không có chiến tranh. + Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. + Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. + HS phát biểu tự do. * Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sức chăm bón. * Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ. + Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. - 4 em đọc – Hs nhận xét - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau. - Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - 3 HS thi đọc thuộc lòng - Hs nhận xét. C. Củng cố - dặn dò - Hỏi: Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. - HS trả lời theo suy nghĩ của mình. ***************************** CHÍNH TẢ: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, đẹp. Đoạn từ: Ngày mai các em có quyềnđến to lớn, vui tưới trong bài Trung thu độc lập. 2. Kĩ năng: Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/ iêng/ yên để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học - GV: sgk, slide pp - HS: vở chính tả, VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ: khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượng, rướn cổ, - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Trao đổi nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK. - Hỏi: + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? + Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa? Hoạt động 2. Hướng dẫn viết từ khó: -Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết. Hoạt động 3. Nghe – viết chính tả: * Chấm bài – nhận xét bài viết của HS: Hoạt động 4. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: a. – Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: + Câu truyện đáng cười ở điểm nào? + Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm? Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu- kiếm rơi- đánh dấu. Bài 3a: – Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ cho hợp nghĩa. - Gọi HS làm bài. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Kết luận về lời giải đúng. - 2 HS đọc thành tiếng. + Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ơ giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi. + Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thuỷ điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn, - Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường. - 1 HS đọc thành tiếng. - Nhận phiếu và làm việc trong nhóm. - Nhận xét, bổ sung, chữa bài. - 2 HS đọc thành tiếng. + Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. + Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền. - 2 HS đọc thành tiếng. - Làm việc theo cặp. - Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ 1 HS đọc từ hợp với nghĩa. - Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn. - Chữa bài (nếu sai). C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu. ***************************** TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Tính được tổng của ba số, vận dụng một số tính chất để tính tổng ba số bằng cách thuận tiện nhất. 2. Kĩ năng: Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên. 3. Thái độ: Có ý thức học tập, tự giác làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS:vở toán, sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 1245 + 7879 + 8755 + 2103 b) 3215 + 2135 + 7865 + 6785 - GV nhận xét. - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính tổng. - GV hỏi: Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng, chúng ta phải chú ý điều gì? - Yêu cầu HS làm bài cột b). - GV chữa bài. Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn HS: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau. - Yêu cầu HS lên bảng làm dòng 1, 2. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 4 - Gọi HS đọc đầu bài. - Bài tập phần a) yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. - HS thực hiện. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở. 26387 54293 + 14075 + 61934 9210 7652 49672 123879 - HS chữa bài. - Tính bằng cách thuận tiện. - 4 HS lên bảng làm bài. a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167 b) 789 + 285 + 15 = 789 + (285 +15) = 789 + 300 = 1089 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 = 500 + 594 = 1094 - HS đọc. - Sau 2 năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người? - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở. Bài giải Số dân tăng thêm sau 2 năm là: 79 + 71 = 150 (người) Đáp số: 150 người C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. ***************************** Tuần 8 Ngày dạy : Thứ ba, ngày 22 tháng 10 năm 2019 TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 3. Thái độ: - Giải bài toán theo các bước. II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS:vở toán, sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Áp dụng a + (b – c) = (a +b) – c, tính giá trị của các biểu thức sau: a) 426 + (574 – 215) b) 789 + (211 – 250) - GV nhận xét. - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó a) Giới thiệu bài toán - Gọi HS đọc bài toán ví dụ SGK. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - GV nêu: Bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu tìm hai số nên dạng toán này gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. b) Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán. - Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ: + Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn trên bảng. + Đoạn thẳng biểu diễn số bé như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn? + Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé, yêu cầu HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu của hai số trên sơ đồ. c) Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) - Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán, suy nghĩ cách tìm 2 lần số bé. - Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? - Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? - Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? + Tổng mới là bao nhiêu? + Tổng mới lại chính là 2 lần số bé vậy ta có 2 lần của số bé là bao nhiêu? - Tìm số bé, số lớn? - Yêu cầu HS trình bày lời giải. - GV nêu: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 d) Hướng dẫn giải bài toán (cách 2) - Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? - Tổng mới là bao nhiêu? - Tổng mới lại chính là 2 lần của số lớn. Vậy ta có 2 lần số lớn là bao nhiêu? - Tìm số lớn, số bé? - Yêu cầu HS trình bày lời giải. - GV nêu: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 Hoạt động 2. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc đầu bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt: ? tuổi Tuổi bố: Tuổi con: 36 tuổi 58 tuổi ? tuổi - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt ? em Trai: Gái : 4 em 28 em ? em - HS đọc. - Cho biết tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số đó là 10. - Tìm hai số. - Vẽ sơ đồ. + Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn. + 1 HS lên bảng vẽ. ? Số lớn: Số bé : 10 70 ? - Suy nghĩ, trả lời. - Số lớn bằng số bé. - Là hiệu của hai số. - Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé. + Tổng mới là: 70 – 10 = 60. + Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60 - Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là: 30 + 10 = 40 hoặc 70 – 30 = 40 - Trình bày. - Tổng của chúng tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn hơn so với số bé. - Tổng mới là: 70 + 10 = 80 - Hai lần số bé là: 70 + 10 = 80 - Số lớn là: 80 : 2 = 40 Số bé là: 40 – 10 = 30 hoặc 70 – 40 = 30 - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở. - Đọc. - Tuổi bố, tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. - Hỏi tuổi của mỗi người. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở. Bài giải (Cách 1) Hai lần tuổi của bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi của bố là: 96 : 2 = 48 (tuổi) Tuổi của con là: 48 – 38 = 10 (tuổi) Đáp số: Bố: 48 tuổi; Con: 10 tuổi Bài giải (Cách 2) Hai lần tuổi của con là: 58 – 38 = 20 (tuổi) Tuổi của con là: 20: 2 = 10 (tuổi) Tuổi của bố là: 10 + 38 = 48 (tuổi) Đáp số: Bố: 48 tuổi; Con: 10 tuổi - Đọc. - Trả lời. - 2 HS lên bảng làm bài. Bài giải (Cách 1) Hai lần số học sinh trai là: 28 + 4 = 32 (học sinh) Số học sinh trai là: 32 : 2 = 16 (học sinh) Số học sinh gái là: 16 – 4 = 12 (học sinh) Đáp số: Trai: 16 HS; Gái: 12 HS Bài giải (Cách 2) Hai lần số học sinh gái là: 28 – 4 = 24 (học sinh) Số học sinh gái là: 24 : 2 = 12 (học sinh) Số học sinh gái là: 28 – 12 = 16 (học sinh) Đáp số: Trai: 16 HS; Gái: 12 HS C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. ***************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc. 3. Thái độ: Hứng thú với môn học, II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS:vở LTVC, sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gv đọc cho 2 HS viết câu sau: + Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh - Nhận xét, tuyên dương. - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Nhận xét  Bài tập 1: - GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng. - Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng. Bài tập 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? Tên người: + Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn-xtôi. + Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô-rít-xơ Bộ phận 2 gồm 3 tiếng : Mát-téc-lích + Tô –mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận: Tô –mát và Ê-đi-xơn. Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Tô –mát Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ê-đi-xơn. + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? + Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho(ở nhận xét 3) có gì đặc biệt? - Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở NX3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Chẳng hạn: Hi Mã Lạp Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi-ma-lay-a là tên quốc tế, được phiên âm từ tiếng Tây Tạng. Hoạt động 2. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS lên bảng lấy ví dụ minh hoạ cho từng nội dung. - Gọi HS nhận xét tên người, tên địa lí nước ngoài bạn viết trên bảng. Hoạt động 3. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi và làm bài tập. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn viết về ai? + Em đã biết nhà bác học Lu-i Pa-xtơ qua phương tiện nào? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. - Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. - Kết luận lời giải đúng. - GV có thể dựa vào những thông tin sau để giới thiệu cho HS. + An-be Anh-xtanh: Nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người Đức (1879 -1955). + Crít-xti-an An-đéc-xen: Nhà văn nổi tiếng thế giới, chuyên viết truyện cổ tích, người Đan Mạch. (1805-1875) + I-u-ri Ga-ga-rin: Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934-1968) + Xanh Pê-téc-bua: Kinh đô cũ của Nga + Tô-ki-ô: Thủ đô của Nhật Bản + A-ma-dôn: Tên 1 dòng sông lớn chảy qua Bra-xin. + Ni-a-ga-ra: Tên 1 thác nước lớn ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch.  - Chúng ta tìm tên nước phù hợp với tên thủ đô của nước đó hoặc tên thủ đô phù hợp với tên nước. - Dán 4 phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức. - Gọi HS đọc phiếu của nhóm mình. - Bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất. - HS đọc cá nhân, đọc trong nhóm đôi, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi. - Trả lời. Tên địa lí: + Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ma/lay/a + Đa- nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa/ nuýp + Lốt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lốt Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ăng-giơ-lét + Niu Di-lân có 2 bộ phận Niu và Di-lân Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Niu Bộ phận 2 gồm 2 tiếng là Di/ lân. + Công-gô: có một bộ phận gồm 2 tiếng là Công/ gô. + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa. + Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi: Một số tên ngườ, tên địa lí nước ngoài viế giống như tên người, tên địa lí Việt Nam: tất cả các tiếng đều được viết hoa. - 3 HS đọc thành tiếng. - 4 HS lên bảng viết tên người, tên địa lí nước ngoài theo đúng nội dung. Ví dụ: Mi-tin, Tin-tin, Lô-mô-nô-xốp, Xin-ga-po, Ma-ni-la. - Nhận xét. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Nhật xét, sửa chữa Ac-boa, Lu-I, Pa-xtơ, Ac-boa, Quy-dăng-xơ. - 1 HS đọc thành tiếng. + Đoạn văn viết về gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới- người đã chế ra các loại vắc-xin trị bệnh cho bệnh than, bệnh dại. + Em biết đến Pa-xtơ qua sách Tiếng Việt 3, qua truyện về nhà bác học nổi tiếng - 2 HS đọc thành tiếng. - HS thực hiện viết tên người, tên địa lí nước ngoài. - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - HS đọc đề bài. - HS thi tìm tên các thủ đô và các nước qua trò chơi tiếp sức. - HS trình bày. C. Củng cố - dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài. - Nhận xét tiết học. ***************************** KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT THƯA( TIẾT 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 2. Kĩ năng: Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 3. Thái độ: Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học - Tranh quy trình khâu mũi đột thưa. - Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm. + Len (hoặc sợi), khác màu vải. + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS nêu lại quy trình khâu đột thưa. - GV nhận xét, tuyên dương. - 2 HS nêu lại quý trình khâu đột thưa. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1: HS thực hành - GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 bước: + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - GV hường dẫn những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi khâu đột thưa đã nêu hoạt động 2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nêu thời gian yêu cầu thực hành là 10 phút để thực hiện đường khâu và yêu cầu HS thực hành khâu. - GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng. Lưu ý: trật tự của HS trong giờ thực hành, cẩn thận cầm kim.  Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. + Đường vạch dấu thẳng. + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu. + Đường khâu tương đối phẳng + Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - GV nhận xét. - HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa. - (HS khá, giỏi) nhắc lại kĩ thuật thêu - HS lấy dụng cụ ra để trên bàn - HS tiến hành thực hành các mũi khâu theo hướng dẫn của GV. - Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành. - Cả lớp quan sát đánh giá sản phẩm của bạn C. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS - Chuẩn bị bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. ***************************** KHOA HỌC: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường. 2. Kĩ năng: Có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bệnh. Phân biệt được cơ thể khi khỏe mạnh và khi bị bênh. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sức khỏe của bản thân. II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS: sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó? 2) Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? 3) Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cho mình và mọi người? - GV nhận xét, tuyên dương. - 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1 : Kể chuyện theo tranh. - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 32 / Sgk, thảo luận và trình bày theo nội dung sau: + Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. + Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. - GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. - Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt. Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh. - Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng. 1. Em đã từng bị mắc bệnh gì ? 2. Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ? 3. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ? - GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường. * Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi. * Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” - GV chia HS thành 5 nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu yêu cầu. - Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. - Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh. + Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. + Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ? + Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. + Nhóm 4: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ? + Nhóm 5: Tình huống 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì ? - GV nhận xét , tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt -Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diển nhóm s

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_nguyen_tran_thuong_th.docx