Giáo án Lớp 4A3 - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Tuấn

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa các từ trong bài. Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật.

2. Kỹ năng:

 - Đọc đúng các từ ngữ có âm vần địa phương dễ sai.

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

3. Thái độ :Yêu thích môn học, kính trọng người trung thực

4. Năng lực

- Năng lực đọc có ngữ điệu, hiểu và cảm thụ văn học, ngôn ngữ, hiểu nghĩa câu chuyện,

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh trong SGK.

- Máy chiếu

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc50 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4A3 - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm - Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ. 2. Kỹ năng: - Làm tốt các bài tập về đơn vị đo thời gian 3. Thái độ - Yêu thích môn học, hứng thú học tập 4. Năng lực - Năng lực tư duy toán học, đổi đơn vị đo thời gian, tính toán, trình bày, II. Đồ dùng: - Phấn màu, máy chiếu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp 5’ 30’ 3’ A. Kiểm tra bài cũ: - Năm 1945 thuộc thế kỉ nào? Đến nay được bao nhiêu năm? - Em sinh năm nào thuộc thế kỉ nào ?Đến nay được bao nhiêu năm? B. Bài mới: Luyện tập thực hành: *Phát triển năng lực ghi nhớ ngày tháng, đổi đơn vị đo thời gian, tính toán, trình bày Bài tập 1: a,Kể tên những tháng có: 30 ngày, 31 ngày, 28(hoặc 29) ngày. -Những tháng có 30 ngày là: tháng 4, 6, 9, 11 -Những tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 -Những tháng có 28(hoặc 29) ngày là :tháng 2 b,Cho biết: năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày Các năm không nhuận thì tháng 2 có 28 ngày Năm nhuận có 366 ngày. Năm không nhuận có 365 ngày Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 3 ngày = 72 giờ 3 giờ 10 phút = 190 phút 4 giờ = 240 phút 2 phút 5 giây = 125 giây 8 phút = 480 giây 4 phút 20 giây= 260 giây ngày= 8 giờ ; giờ = 15 phút ; phút = 30 giây Bài tập 3: a, Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII b, Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV C.Củng cố- dặn dò: - Em hãy nêu lại cách tính ngày trong một năm? - Năm nhuận là năm có bao nhiêu ngày? - Về nhà ôn lại bài. - 2 HS nêu - HS nhận xét - GV kết luận lại - Chiếu bài - 1 HS viết lên bảng - HS lần lượt nói, GV ghi bảng - HS làm miệng - GV nhận xét chốt bài - Chiếu bài - GV ghi đầu bài lên bảng - HS làm bài - 2 HS làm bảng phụ - 1 HS giải thích - Chiếu bài - HS làm bài -2 HS chữa miệng và nêu cách làm -GV nhận xét -2 HS trả lời, GV nhận xét . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: TẬP ĐỌC NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa các từ trong bài. Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật. 2. Kỹ năng: - Đọc đúng các từ ngữ có âm vần địa phương dễ sai. - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. 3. Thái độ :Yêu thích môn học, kính trọng người trung thực 4. Năng lực - Năng lực đọc có ngữ điệu, hiểu và cảm thụ văn học, ngôn ngữ, hiểu nghĩa câu chuyện, II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK. - Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp 3’ 30’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: Bài Tre Việt Nam - Trả lời câu hỏi 4 trong SGK - Bài thơ nhằm ca ngợi những phẩm chất gì, của ai B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc * Phát triển năng lực đọc đúng, nghe nhận xét, giải nghĩa từ - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu ® trừng phạt. +Đoạn 2: Có chú bé mồ côi ® từ thóc giống của ta. + Đoạn 3: Đoạn còn lại - Từ khó đọc: dốc công, sững sờ, ... - Từ khó hiểu: bệ hạ, sững sờ, hiền minh. - Đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài * Phát triển năng lực hiểu, cảm thụ văn học, ngôn ngữ, hiểu nghĩa câu chuyện - Nhà vua muốn chọn người như thế nào để nối ngôi? - Nhà vua làm cách nào tìm được người trung thực? - Gv hỏi thêm HS: thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không (HS tự trả lời) =>GVKL: Mưu kế của nhà vua. Đoạn 2 : - Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? - Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm đã làm gì? - Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? - Thái độ mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? =>GVKL: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực. - Chôm đã được hưởng điều gì? - Theo em, vì sao trung thực là một phẩm chất đáng quý? =>GVKL: Người trung thực được hưởng hạnh phúc. * Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật. c, Luyện đọc lại: * Phát triển năng lực đọc thể hiện lời nhân vật, nghe và nhận xét - Giọng đọc chậm rãi. Lời Chôm tâu vua ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn (lúc giải thích thóc giống đã được luộc kỹ), khi dõng dạc (lúc ca ngợi đức tính trung thực của chú bé Chôm). Chú ý nhấn giọng, ngắt giọng một số câu sau: + Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn:// ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi,/ ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.// + Tâu Bệ hạ!// Con không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được.// C. Củng cố, dặn dò - Câu chuyện này muốn nói điều gì? - HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS trả lời - Gv nhận xét - Gv chiếu tranh giảng - Gv ghi đề bài lên bảng - 1 HS đọc bài -3 HS đọc đoạn nối tiếp - Hs nêu từ khó đọc- HS đọc cá nhân- cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc phần chú giải - HS đặt câu với từ: sững sờ, dõng dạc. - Gv đọc diễn cảm toàn bài một lần - 1HS đọc thành tiếng đoạn 1. - Hs trả lời. - Gv chốt nội dung đoạn 1 - HS đọc thầm đoạn 2 - HS trả lời - Gv chốt nội dung đoạn 2 - Gv gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. -Gv cho 2HS cùng bàn thảo luận. - Gv hướng dẫn Hs tự nêu nội dung chính của bài , Gv ghi lên bảng. - HS nhắc lại - Gv hướng dẫn hs giọng đọc toàn bài và một đoạn văn - 1 vài HS luyện đọc: 1HS đọc cả bài; -Từng nhóm 3HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú bé Chôm ,nhà vua). - 1 số HS trả lời - GV Nhận xét tiết học BUỔI CHIỀU LỊCH SỬ NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯỜNG BẮC I. Mục tiêu: Sau bài, học sinh biết: 1. Kiến thức: - Từ năm 179 TCN đến 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. - Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. 2. Kỹ năng: - Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của bọn chúng. 3. Thái độ -Có thái độ trân trọng lịch sử nước nhà 4. Năng lực - Năng lực hợp tác, tìm hiểu Lịch sử,phân tích, hoàn thành, báo cáo II. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp 5’ A. Bài cũ Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng trả lời: + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? + Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì? Hãy kể về thành tựu đó. + Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. => Giáo viên nhận xét việc học ở nhà của học sinh - 3 học sinh lên bảng thực hiện + Học sinh 1 + Học sinh 2 + Học sinh 3 + Hs lắng nghe. 30’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Sau khi Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Tình hình nước ta lúc đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Nước ta dưới .... phương Bắc” + Gv nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài 2. Giảng bài Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. * Phát triển năng lực hợp tác, phân tích, trình bày + Yêu cầu đọc SGK rồi trả lời các câu hỏi sau: - Câu 1: Sau khi chiếm nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì? (+ Chia nước ta thành quận, huyện. + Bắt nhân dân lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. + Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ hán, sống theo luật pháp của người Hán.) - Câu 2: Tìm sự khác biệt của tình hình nước ta về chủ quyền, kinh tế văn hoá trước và sau khi bị các triều đại + Lắng nghe rồi mở sách giáo khoa trang 17. - Gv ghi bài lên bảng -Chiếu bài - Gv nêu câu hỏi, Hs thảo luận nhóm 4 trong thời gian 3 phút. - Đại diện 2 nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét. phong kiến phương Bắc đô hộ. (Treo bảng phụ) Nội dung thảo luận: T.G Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 (hơn 1000 năm) Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc. Kinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc Văn hoá Có phong tục tập quán riêng Phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc + Giáo viên chốt lại ý chính để kết thúc hoạt động1. => GVKL: Nước ta bị triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ấp bức bốc lột nặng nề hơn một nghìn năm. - Các nhóm khác nhận xét. Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. * Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, hoàn thành, báo cáo + Hỏi: trước sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã phản ứng ra sao? (- Nhân dân ta không chịu khuất phục, vẫn giữ gìn được các phong tục truyền thống vốn có như: ăn trầu, nhuộm răng, mở các lễ hội mùa xuân với những cuộc đua thuyền, đánh vật và hát những làn điệu dân ca. - Không cam chịu áp bức bóc lột nhân dân ta liên tục nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ) => GVKL: Nhân dân ta không chịu khuất phục, không ngừng đấu tranh. + Yêu cầu: Hãy đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại bọn phong kiến phương Bắc + Báo cáo kết quả, ghi kết quả đúng + Báo cáo kết quả, ghi kết quả đúng + Nội dung bảng Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 542 Khởi nghĩa Lý Bí Năm 550 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Năm 766 Khởi nghĩa Phùng Hưng Năm 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Năm 931 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Năm 938 Khởi nghĩa Bạch Đằng Hỏi: - Có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn? (9 cuộc khởi nghĩa lớn) - Mở đầu là cuộc khởi nghĩa nào ? (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng) - Kết thúc là cuộc khởi nghĩa nào ? (Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938) - Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của PK phương Bắc nói lên điều gì? (Có lòng nồng nàn yêu nước quyết tâm bền chí đánh giặc giữ nước. ) - Gv kết luận. - Gv nêu câu hỏi, hs trả lời - hs khác nhận xét - Gv kết luận -Chiếu phiếu Thảo luận nhóm đôi + Gv chép nội dung thảo luận vào bảng nhóm cho hs quan sát + 1 nhóm trình bày vào bảng nhóm + Học sinh thảo luận nhóm 2 trong thời gian 3 phút hoàn thành bài vào nháp + Đại diện 2 nhóm trình bày => GVKL: Bằng chiến thắng Bạch Đằng, nhân dân ta đã giành lại được độc lập hoàn toàn. 2’ C. Tổng kết - Dặn dò + Cho học sinh đọc ghi nhớ cuối bài + Nhận xét chung giờ học -Bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). + 1-2 học sinh đọc + Lắng nghe và ghi nhớ. HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN TUẦN 5 - TIẾT 1 Mục tiêu - Củng cố kiến thức về đơn vị đo thời gian. - Học sinh giải được bài toán có liên quan. Chuẩn bi - Vở Luyện tập Toán 4 Các hoạt động dạy - học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B. Bài mới: 1. Giới thiệu 2. Luyện tập Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm vào vở - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS thảo luận - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả. Bài 3: TRÒ CHƠI - GV nêu tên trò chơi, cách chơi - TC cho học sinh chơi . CÁC CÂU HỎI: - Năm 1879 ở thế kỉ nào? - Năm 1945 ở thế kỉ nào? - Em sinh năm nào ? ở thế kỉ bao nhiêu? - Bác Hồ sinh năm 1890.Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX - Bác Hồ ra đi tìm dường cứ nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ nào? - Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ nào? - Mẹ Lan năm nay 40 tuổi. Mẹ Lan sinh năm nào? Thế kỷ bao nhiêu? C. Củng cố: - Nhận xét giờ học - Nêu yêu cầu về nhà. - HS đọc đề bài - HS làm vở - Hs nối tiếp nêu kết quả - HS đọc đề bài - HS thảo luận - Hs nêu kết quả và giải thích. - HS nghe - HS chơi trò chơi. Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2019 TOÁN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số. 2. Kỹ năng: - Biết cách giải bài toán tìm số trung bình cộng của nhiều số. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, hứng thú học tập 4. Năng lực - Năng lực tư duy toán học, giải toán , tính toán, trình bày, II. Đồ dùng: - Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp 3’ 35’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: - Năm 2005 có phải là năm nhuận không ? Vì sao ? - Điền số : 1 ngày = ...giờ 4 giờ =...phút . 3 B. Bài mới: 1.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. *Phát triển năng lực tính toán, xây dựng cách giải bài toán, trình bày Cô có bài toán sau. Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất 6 lít dầu, rót vào can thứ hai 4 lít dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? H : Muốn tìm số lít dầu được rót đều vào hai can em phải tìm gì? (Tìm được tổng số lít dầu có trong hai can) Theo đầu bài, cô có sơ đồ đoạn thẳng như sau: 6 lít 4 lít 5 lít 5 lít Bài giải Tổng số lít dầu của hai can là: 6 + 4 = 10 (lít) Số lít dầu rót đều vào mỗi can là: 10: 2 = 5( lít) Đáp số : 5 lít H: Sau khi tính được tổng số lít dầu của hai can, em chia cho 2 để tìm được gì? Nhận xét : Lấy tổng số lít dầu chia 2 được số lít dầu rót đều vào mỗi can:( 6 + 4) : 2 = 5 (lít) Ta gọi số 5 là trung bình cộng của hai số 6 và 4 Ta nói: can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít, trung bình mỗi can có 5 lít Bài toán 2: Số HS của ba lớp lần lượt là 25 HS, 27 HS, 32 HS. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS? H: Muốn tìm trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS, em tìm gì? Bài giải Tổng số HS của ba lớp là: 25 + 27 + 32 = 84(học sinh) Trung bình mỗi lớp có : 84 : 3 = 28(học sinh) Đáp số : 28 học sinh H: Cô đố em nào biết 28 gọi là gì? (Số 28 là trung bình cộng của ba số 25; 27; 32) Ta viết: (25 + 27 +32) : 3 = 28 H: Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, em làm thế nào? KL: Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng 2.Luyện tập thực hành: *Phát triển năng lực tính toán, giải toán, giải thích, trình bày Bài tập 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a,42 và 52 Trung bình cộng của hai số là : (42 + 52) : 2 = 47 b,36; 42 và 57 Trung bình cộng của các số là: (36 + 42 + 57) : 3 = 45 c,34; 43; 52 và 39 Trung bình cộng của các số là: (34 + 43 + 52 + 39 ) : 4 = 42 Bài tập 2: Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịch lần lượt cân nặng là 36 kg, 38 kg, 40 kg,34kg. Hỏi trung bình mỗi em nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Bài giải Trung bình mỗi em cân nặng số ki-lô-gam là: (36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37(kg) Đáp số: 37 kg C.Củng cố – dặn dò - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số em làm thế nào? -Về nhà ôn lại bài.Học thuộc kết luận. - 2 HS nêu - HS nhận xét - GV kết luận lại - 2 HS đọc đề toán - GV chỉ lên sơ đồ đã kẻ sẵn - 1 HS nêu phần giải, GV ghi bảng - HS làm ra nháp - GV hỏi. HS trả lời - 1số HS đọc đề bài -GV ghi đầu bài lên bảng -HS làm bài -GV gọi 1 số HS đọc miệng -1 số HS nói -GV ghi bảng -1 số HS nói -GV ghi bảng kết luận - HS đọc yêu cầu -Cả lớp làm vào vở -3 HS lên bảng -HS đổi vở chữa bài -GV chữa bài -1 HS đọc đầu bài -Cả lớp làm bài -1 HS làm bảng nhóm, GV hỏi cách làm -GV chữa bài -3 HS nêu miệng Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHÍNH TẢ NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I-Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống. - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn l/n, en/eng 2. Kỹ năng: - Viết đều, sạch , trình bày khoa học đúng thể thức văn bản 3. Thái độ - Chú ý lắng nghe , yêu thích môn học 4. Năng lực - Năng lực phân tích, nghe, viết đúng chính tả, điền từ, II-Đồ dùng dạy- học: - Máy chiếu III-Các hoạt động dạy-học: Thời gian Nội dung Phương pháp 4’ 30’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: Viết một số từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần ân/âng. B. Bài mới: 1,Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn HS nghe –viết. *Phát triển năng lực phân tích, nghe, viết + Đọc đoạn viết bài: Những hạt thóc giống. + Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa tên riêng ) ( Từ khó: Luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi.) + GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li. Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. + Học sinh viết bài + GV đọc toàn bài chính tả. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: *Phát triển năng lực lựa chọn điền từ, giảI câu đố * Bài tập 2. Tìm những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: Ngày hội, người người... chân. Lan... qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện... keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ mà nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà lão mặc áo... ấm, choàng khăn nhung màu....Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, ... em ngoan. (Từ điền lần lượt: Chen, len, leng, len, đen, khen) * Bài tập 3 Giải các câu đố sau: a) Tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n. Mẹ thì sống ở trên bờ Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao. Có đuôi bơi lội lao xao Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ. (Là con gì?) (Con nòng nọc) b) Tên con vật chứa tiếng có vần en hoặc eng. Chim gì liệng tựa con thoi Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa. (Là con gì?) (Con chim én) C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ vừa học - Học thuộc lòng 2 câu đố để đố lại người thân. - 2 HS lên bảng. Cả lớp làm ra giấy nháp. - GV ghi đầu bài - GV phát âm rõ ràng. - HS theo dõi SGK. -HS đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi của GV. -GV đọc 1 HS viết lên bảng. -Cả lớp viết vào nháp . -GV nhận xét và chữa . - GV đọc đúng tốc độ. HS gấp SGK. HS viết bài vào vở . - GV đọc từng câu .HS soát lại bài. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV soát lỗi 3 bài . - GV nêu nhận xét chung. -GV chiếu bài. -HS đọc yêu cầu bài tập. -HS tự làm bài - 2 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV chốt lại lời giải đúng. -HS giải đố nhanh và viết đúng vào giấy (bí mật lời giải) -Một số HS đọc lại câu đố và lời giải. -GV kiểm tra giấy HS đã viết trả lời. -GV nhận xét nhanh, khen gợi những HS giải đố đúng, viết đúng chính tả. - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trung thực, tự trọng. - Biết đọc những thành ngữ gắn với chủ điểm. 2. Kỹ năng: -Biết sử dụng những từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. 3. Thái độ :Yêu thích môn học, ham tìm hiểu 4. Năng lực - Năng lực tìm từ, hiểu nghĩa các thành ngữ,tục ngữ, sử sụng từ điển , trình bày, II. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu - Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển học sinh. III. Hoạt động dạy - học Thời gian Nội dung Phương pháp 2’ 30’ 2’ A. Bài cũ: - Tìm 2 từ ghép tổng hợp, 2 từ ghép phân loại. - Tìm 3 từ láy phụ âm đầu B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. *Bài 1 và bài 2 phát triển năng lực tìm từ, đặt câu, trình bày Bài 1: Tìm từ gần nghĩa và trái nghĩa với từ “ Trung thực”. Lời giải: a. Từ gần nghĩa với từ trung thực: thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thành thật, bộc trực, chính trực... b. Từ trái nghĩa với từ trung thực: dối trá, gian lận, gian giảo, gian dối, lừa đảo, lừa lọc... Bài 2: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được VD: Dối trá là tính xấu Bài 3: *Bài 3 và bài 4 phát triển năng lực tìm hiểu nghĩa của từ,các câu thành ngữ, tục ngữ, giải thích -Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ Tự trọng” Lời giải: ý c: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình Bài 4:(Nếu còn thời gian ) Trong những thành ngữ dới đây, thành ngữ nào nói về tính trung thực, thành ngữ nào nói về tính tự trọng? Thẳng như ruột ngựa: Người có lòng ngay thẳng, ví như ruột ngựa rất thẳng. Lời giải: Các thành ngữ nói về tính trung thực là:a, c, d. - Các thành ngữ nói về tính tự trọng là: b, đ C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học - HS về nhà sưu tầm thêm một số thành ngữ về tính trung thực, tự trọng - 2 học sinh lên bảng. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài ghi -Chiếu bài -1 h/s đọc yêu cầu của bài ( đọc cả mẫu) - Làm bài vào vở - Chữa bài -1HS nêu từ trái nghĩa , từ cùng nghĩa - HS làm bài - HS lần lượt đặt câu trước lớp - Học sinh đọc to đầu bài cho cả lớp theo dõi , lớp đọc thầm, - Làm bài miệng - HS đọc đề, dùng từ điển tra nghĩa - HS giải nghĩa các thành ngữ có trong bài 4 - HS thảo luận nhóm 4. Các nhóm viết lời giải vào bảng phụ. - Thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện 2 nhóm trình bày , nhóm bạn nhận xét bổ sung - HS nêu một thành ngữ nói về tính trung thực, một thành ngữ nói về tình tự trọng - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC BÀY TỎ Ý KIẾN (T2) I. mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nhận thức được các em có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - HS thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác. 2. Kỹ năng: - Biết áp dụng vào thực tế cuộc sống 3. Thái độ -Mạnh dạn bày tỏ ý kiến bản thân 4. Năng lực - Năng lực phỏng vấn, đóng tiểu phẩm, ngôn ngữ, trình bày, II. Đồ dùng dạy học: - Cây hoa và các tờ giấy nhỏ để chơi trò “Hái hoa dân chủ”; - Một chiếc micrô không dây để chơi trò “Phóng viên”; - SGK Đạo đức 4. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp 5’ 25’ 2’ A. Khởi động: - Em hãy nêu một số tấm gương vượt khó học tốt ở trường, lớp em mà em biết. B. Bài mới: Hoạt động 1: Trò chơi “phỏng vấn” hoặc “hái hoa”: * Phát triển năng lực phỏng vấn, đóng ngôn ngữ, Cách 1: Trò chơi “Phỏng vấn” - Chia HS thành các nhóm. - Lần lượt từng HS trong nhóm đóng vai là phóng viên và phỏng vấn các bạn trong nhóm theo nội dung các câu hỏi. Ví dụ: + Bạn hãy nói về một bài hát, một bài thơ mà bạn yêu thích? + Bạn hãy kể về một chuyện mà bạn thích? + Người mà bạn yêu quý nhất là ai? + Sở thích của bạn là gì? + Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? Hoạt động 2: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”. * Phát triển năng lực phân tích, đóng tiểu phẩm, ngôn ngữ, trình bày 1. HS xem tiểu phẩm. - Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa. - Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. Mẹ Hoa trao đổi với bố bạn về việc cho bạn nghỉ học vì gia đình quá nghèo mà chưa hỏi qua ý kiến của bạn. Nhưng cuối cùng bố đã giúp Hoa nói lên ý kiến của mình. 2. HS thảo luận. - Nhận xét về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của bạn? (ý kiến của mẹ bạn Hoa là muốn dừng việc học của bạn Hoa. Đối với hoàn cảnh của gia đình bạn, có thể mẹ Hoa đã phải cố gắng lắm mới nói lên được điều đáng buồn ấy... bà cũng rất tôn trọng con, không bắt ép con phải theo ý mình). - Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? (Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình bằng cách học nửa buổi, làm nửa buổi. ý kiến đó phù hợp với tình hình nhà Hoa bấy giờ). - Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? (Nếu em là bạn Hoa, em sẽ ...). 3. GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là những vấn đề liên quan đến các em. ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. 4. Kết luận chung: - Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. - Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. C. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc nhở thực hiện nội dung trong phần thực hành của SGK. - 2 HS lên bảng. - GV nhận xét - GV chia mỗi tổ thành 3 nhóm. - Một vài nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận. - HS chơi cả lớp. - HS lên bốc câu hỏi, trả lời - GV nhận xét chung và rút ra kết luận. 1. HS lên biểu diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị. 2. HS cả lớp theo dõi. - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi. - GV chốt ý. - HS lắng nghe - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU ĐỊA LÍ TRUNG DU BẮC BỘ I-Mụ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4a3_nam_hoc_2019_2020_bui_van_tuan.doc
Giáo án liên quan