Giáo án lớp 5

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc diễn cảm bài văn ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. Trả lời được các câu hỏi trong bài.

- Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng, thành phố .

III.Các hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ : “Ôn tập”

H-Hãy nêu từ ngữ tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có trong bài tập đọc mà em thích nhất? (Đ Đức)

H-Tìm từ ngữ nói về thiên nhiên đặt câu với từ đó? (Kiều)

2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn : 23/10/2011 Ngày dạy : Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011. TẬP ĐỌC: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I.Mục đích yêu cầu: - Đọc diễn cảm bài văn ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi). - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. Trả lời được các câu hỏi trong bài. - Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng, thành phố . III.Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ : “Ôn tập” H-Hãy nêu từ ngữ tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có trong bài tập đọc mà em thích nhất? (Đ Đức) H-Tìm từ ngữ nói về thiên nhiên đặt câu với từ đó? (Kiều) 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Luyện đọc Mục tiêu : Luyện đọc đúng, phát hiện và sửa lỗi sai về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi của hs. - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - GV chia bài này thành 3 đoạn và yêu cầu HS đọc nối tiếp. - Lần 1: theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. - Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. -Cho HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc toàn bài 1 lần. -Gọi HS đọc thể hiện -GV nhận xét chung việc đọc bài của HS. Họat động 2: Tìm hiểu bài: Mục tiêu : Đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Đoạn 1: Từ đầu đến…không phải là vườn. H: Bé Thu thích ra ban công để làm gì? (Để ngắm cây và nghe ông kể về loài cây) H-Hãy nói về những loài cây được trồng trên ban công nhà bé Thu? ( Cây quỳnh lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn – thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy – bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa Ấn Độ – bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to…) Đoạn 2: còn lại H-Vì sao khi thấy chim về đậu trên ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? (Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn) H-Em hiểu đất lành chim đậu là thế nào? (Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim đậu, sẽ có người đế tìm để làm ăn) =>Giáo viên: loài chim chỉ đến sống và làm tổ, hát ca ở những nơi có cây cối, sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết là một cánh rừng, một cánh đồng, một công viên hay một khu vườn lớn. Có khi chỉ có một mảnh vườn nhỏ bằng một băng chiếu trên ban công…nếu mỗi người biết yêu thiên nhiên, cây hoa, chim chóc, biết tạo cho mình một khu vườn như trên ban công nhà bé Thu thì môi trường xung quanh ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn. Nội dung : Bài văn cho ta thấy tình yêu thiên nhiên của ông cháu bé Thu. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Mục tiêu : Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. ( đoạn 1) - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét và tuyên dương. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo. - HS theo dõi. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK. - HS luyện đọc theo cặp, đọc thể hiện . - Lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung. - HS trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại. - 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm. - HS trả lời, các bạn nhận xét. -Ý kiến, bổ sung.. -HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm để tìm NDC. - Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp. -HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 3.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc lại nội dung chính của bài. 4.Dặn dò : -Về nhà luyện đọc bài văn và chuẩn bị trước bài ôn tập (bỏ bài Tiếng vọng) *************************************************************** KHOA HỌC ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ ( TIẾT 2) I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: + Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. + Cách phòng tránh một số bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS. II. Chuẩn bị : - GV: một số tranh vẽ SGK, Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : (Ôn tập con người với sức khoẻ) H-Nêu tác hại của bệnh viêm não? Cách phòng tránh? (Hùng) H-Nêu tác hại của bệnh sốt rét? Cách phòng tránh? (Cường) 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung tranh sách giáo khoa. MT: HS nắm được nội dung của các tranh sách giáo khoa. -Giáo viên treo tranh hình 2, 3 sách giáo khoa phóng to lên bảng. -Yêu cầu học sinh thảo luận nội dung của từng tranh? H-Bức tranh 2 có nội dung gì? ( Một bạn học sinh đang rủ bạn cùng lứa tuổi bị mắc bệnh HIV đi học và tham gia chơi cùng mình) H-Bức tranh hai có nội dung gì? (Thể hiện mọi người cương quyết không hút thuốc lá và bỏ thuốc lá vào thùng rác) -Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh ảnh câu chuyện có nội dung vận động phòng tránh HIV/AIDS và các chất gây nghiện lên bảng. -Chia bảng thành hai phần hai dãy lên dán tranh ảnh của mình. Từng dãy cử người thuyết trình nội dung các bức tranh…. Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động. MT:HS thực hành vẽ tranh và thuyết trình nêu được nội dung tranh. -Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận về nội dung bức tranh nhóm mình vẽ và phân công cùng nhau vẽ. -Yêu cầu các nhóm dán tranh của nhóm mình lên bảng. Cử đại diện nhóm thuyết trình về nội dung bức tranh. => Muốn phòng tránh các bệnh nguy hiểm, tai nạn giao thông, sự xâm hại của người khác đối với mỗi người chúng ta, chúng ta cần phải tự biết cách phòng tránh cho bản thân và kêu gọi vận động tuyên truyền mọi người cùng tham gia phòng tránh . -Học sinh quan sát nhận xét. -Học sinh thảo luận nhóm đôi nêu nội dung từng bức tranh. -Đại diện nhóm trả lời. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh trưng bày tranh ảnh câu chuyện mình trình bày. -Đại diện dãy lên trình bày. -Các nhóm thảo luận vẽ tranh. -Cử đại diên lên trình bày. -Các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Học sinh lắng nghe. 3. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung ôn tập. - Nhận xét tiết học 4. Dặn dò: - Về học bài, chuẩn bị bài sau. *************************************************************** ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I I.Mục tiêu : -Củng cố lại kiến thức của các bài đã học. -Rèn học sinh thực hành được những hành vi đúng qua từng câu chuyện. -Giáo dục học sinh có ý thức vượt khó trong học tập, trong việc làm…rèn trở thành con người có ích cho xã hội. II-Chuẩn bị: -Một số hành vi đạo đức. III.Các hoạt động dạy và học: 1-Bài cũ: H-Em hãy kể một vài việc làm của mình thể hiện là người có trách nhiệm với bạn? H-Khi bạn khó khăn em phải làm gì? 2-Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy: Hoạt động của trò: Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn nội dung các chủ đề. MT:HS nắm được nội dung cần ôn tập. H- Chúng ta đã học những chủ đề nào? -Em là học sinh lớp 5. -Có trách nhiệm về việc làm của mình. -Có chí thì nên. -Nhớ tổ tiên. Tình bạn. Hoạt động 2:Thực hành. MT:HS thực hành giải quyết các tình huống gắn với hành vi đạo đức đã học. -Cho học sinh thảo luận, trình bày trước lớp những nội dung sau. H-Theo chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? H-Nêu những biểu hiện thể hiện người có trách nhiệm? H-Trong cuộc sống hiện tại, em đang có những khó khăn gì? Nêu kế hoạch và cách thể hiện để vượt qua khó khăn đó? H-Nêu một số câu ca dao, tục ngữ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”, “Tình bạn” và cho biết ý nghĩa, của câu ca dao tục ngữ đó? -Đại diện các nhóm trả lời giáo viên nhân xét bổ sung -Học sinh trả lời. -Lớp nhận xét bổ sung. -Thảo luận nhóm đôi. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. 3-Củng cố: Nhận xét tiết học. 4-Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: *************************************************************** TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Củng cố cho học sinh. - Biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh các số thập phân. Giải bài toán với các số thập phân. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ:Tổng nhiều số thập phân: H-Nêu tính chất kết hợp của phép cộng? (Tuấn) Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.(Quốc, Dung) a) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 b) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05 2. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Hướng dẫn luyện tập thực hành. MT: HS làm được các bài tập đúng chính xác. Bài 1: Tính: Yêu cầu học sinh đọc đề nêu yêu cầu đề, làm bài vào vở. H-Muốn tính tổng nhiều số ta làm thế nào? Bài 2: a, b (các ý còn lại HS khá giỏi làm tại lớp, HS trung bình, yếu không làm kịp thì về nhà làm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: H-Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất nào? Bài 3: cột 1 (các ý còn lại HS khá giỏi làm tại lớp, HS trung bình, yếu không làm kịp thì về nhà làm) Điền dấu ,= Bài 4: Bài giải:Yêu cầu học sinh đọc đề, tìm hiểu đề và giải. -Học sinh đọc đề, tìm hiều đề. -2 học sinh lên bảng. -Lớp làm vào vở. -Nhận xét sửa bài. -Học sinh trả lời. -Học sinh đọc đề, tìm hiều đề. -2 học sinh lên bảng. -Lớp làm vào vở. -Nhận xét sửa bài. -Học sinh trả lời. - Học sinh lên bảng. -Lớp làm vào vở. -Học sinh đọc đề, tìm hiều đề. -Học sinh lên bảng. -Lớp làm vào vở. -Nhận xét sửa bài. 3. Củng cố:Nhắc lại nội dung đã ôn tập? 4. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo ********************************************************************************** Ngày soạn :24 / 10/ 2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011 CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT). LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Muc đích yêu cầu: - HS trình bày đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản luật. - Làm được các bài tập 2a, 3b. **GDMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT; GD ý thức BVMT, không săn bắt các loài vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. -HS có ý thức viết chữ rõ ràng, rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. Bài cũ: -GV đọc cho 2 em (Nam, Hoàng) viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những từ sau: Lụp xụp, sặc sỡ , vương quốc, miếu mạo, đền đài. 2.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1 :Hướng dẫn nghe - viết. MT: HS nghe viết đúng bài chính tả. a) Tìm hiểu nội dung bài viết: -Gv đọc mẫu đoạn viết H. Nội dung điều 3, khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường nói gì? (Điều 3, khoản 3 giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường) - Liên hệ giáo dục BVMT. b) Hướng dẫn viết từ khó: -Gv nêu một số tiếng khó mà hs hay viết sai: phòng ngừa, ứng phó, suy thoái… -Cho hs luyện viết tiếng khó. - Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai. - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng. c) Viết chính tả: -GV hướng dẫn cách viết và trình bày xuống dòng khi viết điều khoản, cách viết hoa trong ngoặc kép, những chữ viết hoa. - Đọc từng câu cho học sinh viết. - Đọc cho HS soát bài. d) Chấm chữa bài:- GV treo bảng phụ - HD sửa bài. - Chấm 10-13 bài - Yêu cầu HS sửa lỗi. - Nhận xét chung. Hoạt động 2 : Luyện tập. MT: HS làm đúng các bài tập. -Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập. -GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 4 em làm trên phiếu bài tập, một nhóm lên bảng làm vào bảng phụ. -Yêu cầu HS nhận xét bài, GV chốt lại: Bài 3: Gọi HS đọc bài 3, nêu yêu cầu đề bài. (làm bài 3b) -GV tổ chức cho HS chia thành 2 đội, mỗi đội chọn 5 em xếp hàng dọc thi tiếp sức lên bảng viết từ láy có âm ng hoặc n ở cuối. Em đứng đầu lên viết rồi vòng ra sau, em tiếp theo lên viết cứ thế hết thời gian đội nào tìm nhiều từ đúng không trùng từ, đội đó sẽ thắng. -GV nhận xét phân thắng/thua. – GV khen ngợi. -Lớp theo dõi, đọc thầm theo - 1-2 em trả lời . - 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp. -Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai. -1 hs đọc -Theo dõi. -Viết bài vào vở. - Lắng nghe soát bài. - HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi. - Thực hiện sửa lỗi nếu sai. -HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập. - HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài trên bảng. -HS chia thành 2 đội, mỗi đội chọn 5 em thi tìm từ tiếp sức, HS khác cổ vũ. 3.Củng cố:- Cho lớp xem bài viết sạch, đẹp. - Nhận xét tiết học. - Liên hệ giáo dục BVMT. 4. Dặn dò: - Ghi nhớ cách viết chính tả các chữ có âm n/ng ở cuối, chuẩn bị bài tiếp theo *************************************************************** LỊCH SỬ: ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ(1858 – 1945) I.Mục tiêu: - HS nắm được mốc thời gian những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 (năm 1858; nửa cuối thế kỷ XIX; đầu thế kỷ XX; ngày 3/2/1930; ngày 19/8/1945; ngày 2/9/1945) - Giáo dục các em tự hào truyền thống đấu tranh của nhân dân ta. II.Đồ dùng dạy học: -Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng thống kê sự kiện lịch sử từ bài 1 đến bài 10 III.Hoạt động dạy - học: Bài cũ: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. H. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày tháng năm nào? Ở đâu? (Q Toàn) H.Em hãy thuật lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập?(Lộc) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1:Hướng dẫn ôn tập: MT: HS nắm được nội dung ôn tập. Giáo viên treo bảng thống kê lên bảng yêu cầu học sinh đọc và thảo luận nhóm bàn hoàn thành bảng thống kê. -Học sinh đọc bảng và trả lời câu hỏi. -Học sinh thảo luận nhóm bàn hoàn thành bảng thống kê trên phiếu. -Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung. Thời gian Sựï kiện tiêu biểu Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu. 1/9/1858 -Pháp nổ súng xâm lược nước ta. -Mở đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta. 1859 -1864 -Phong trào chống Pháp của Trương Định. -Phong trào diễn ra từ ngày đầu khi Pháp vào chiếm đóng Gia Định; phong trào đang lên cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống thực dân xâm lược. -Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định. 5/7/1885 -Cuộc phản công ở kinh thành Huế. -Để giành thế chủ động Tôn Thất Thguyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do địch còn mạnh nên kinh thành nhanh chóng thất thủ. Sau cuộc phản công Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu cần Vương từ đó bùng nổ phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương. Tôn Thất Thuyết Vua Hàm Nghi. 1905 - 1908 Phong trào Đông du -Do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam Phan Bội Châu là nhà yêu nước của Việt Nam thế kỉ XX 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. -Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX Nguyễn Tất Thành. 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. -Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên giành thắng lợi vẻ vang. Nguyễn Aùi Quốc 1930 - 1931 -Phong trào xô viết Nghệ Tĩnh -Nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12 tháng 8 là ngày kỷ niệm xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công. 8/1945 Cách mạng tháng 8. Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19 /8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám của nước ta. 2/9/1945 -Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. -Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ quyền tự do độc lập… Hồ Chí Minh -Giáo viên treo bảng tổng hợp đã hoàn chỉnh. Yêu cầu học sinh đọc lại. -Hai, ba học sinh đọc. 3. Củng cố : Nhắc lại nội dung ôn tập -GV nhận xét tiết học 4 .Dặn dò :Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” *************************************************************** TOÁN: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - HS biết trừ hai số thập phân. Biết giải toán có nội dung thực tế. - Rèn cho HS tính toán nhanh , thành thạo II.Chuẩn bị: Nội dung bài dạy . - HS chuẩn bị bài ở nhà. III. Hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: (M Linh, Tín) Điền dấu ,= 3,6 + 5,8 … 8,9 5,7 + 8,8 … 14,5 7,56 … 4,2 + 3,4 0,5 … 0,08 + 0,4 2. Bài mới: giới thiệu bài- Ghi đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 Tìm hiểu về thực hiện phép trừ hai số thập phân. MT:HS nắm được cách thực hiện phép trừ hai số thập phân . -Gợi ý và giao việc -Ví dụ 1 : Hãy tính độ dài đoạn thẳng BC? + Muốn tính độ dài của đoạn thẳng BC ta làm thế nào ? + Ghi phép trừ: 4,29 –1,84= ? (m) + GV nhận xét và chốt lại cách tính bằng cách chuyển về số tự nhiên. Ta có: 4,29 m = 429cm 429 1,84m = 184cm - 184 245cm = 2,45 cm Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m) -Từ cách trừ số tự nhiên yêu cầu học sinh trừ số thập phân. 4,29 - 1,84 2,45 (m) Ví dụ 2: 45,8 – 19,26 Tượng tự ví dụ 1 yêu cầu học sinh thực hiện. 45,80 (Chúý: Ở số trừ có hàng phần trăm SBT không có - 19,26 cần thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của SBT) 26,54 -Từ 2 VD trên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách thực hiện phép trừ. H-Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào? Hoạt động 2 : Luyện tập: MT: HS thực hành làm được các bài tập đúng chính xác. Bài 1:a, b (các ý còn lại HS khá giỏi làm tại lớp, HS trung bình, yếu về nhà làm) -Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề và thực hiện. H-Muốn trừ hai số thập phân làm thế nào? Bài 2: a, b (ý còn lại HS khá giỏi làm tại lớp, HS trung bình, yếu về nhà làm) Đặt tính rồi tính. -Tương tự như bài 1 yêu cầu học sinh làm. Bài 3:Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiều đề giải. + 1HS đọc to VD + Cả lớp theo dõi + Thảo luận : nhóm /bàn trao đổi tìm ra hướng giải quyết + Đại diện nhóm trình bày + Lớp nhận xét bổ sung -Một học sinh lên bảng làm. Lớp làm giấy nháp. -Một học sinh lên bảng làm. Lớp làm giấy nháp. -Học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách trừ. -Đại diện nhóm trình bày. -Lớp bổ sung. -Lần lượt 3 học sinh lên bảng. -Lớp làm vào vở. -Đổi vở nhận xét sửa sai. -Học sinh trả lời. Lần lượt 3 học sinh lên bảng. -Lớp làm vào vở. -Đổi vở nhận xét sửa sai. -Học đọc đề, tìm hiểu đề giải. -Lớp làm vào vở. -Đổi vở nhận xét sửa sai. 3. Củng cố: H: Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào? 4. Dặn dò: Về học bài, xem trước bài tiếp. *************************************************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐẠI TỪ XƯNG HÔ. I . Mục đích yêu cầu: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND Ghi nhớ). Nhận biết đựơc đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2) Giáo dục học sinh sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong giao tiếp hàng ngày. II .Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 (Phần nhận xét) - Học sinh xem bài trước III. Hoạt độïng dạy học : 1. Bài cũ H-Thế nào là đại từ? Lấy ví dụ? Đặt câu với đại từ tìm được? (H Linh) 2. Bài mới :Giới thiệu bài . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Hình thành kiến thức. MT: HS nhận biết đựơc đại từ xưng hô trong đoạn văn. VD1: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề hoàn thành phiếu học tập sau. Từ chỉ người nói. Chúng, tôi, ta Từ chỉ người nghe. Chị, các ngươi Từ chỉ người hay vật. chúng VD2: Yêu cầu đọc bài tập và nêu yêu cầu đề. -Thảo luận nhóm đôi nhận xét cách xưng hô của các nhân vật. =>GV chốt ý: -Cách xưng hô của cơm ( xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị). Tự trọng lịch sự với người đối thoại. -Cách xưng hô của Hơ Bia: (xưng là ta, gọi cơm là các ngươi): kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại) VD3: Giáo viên treo hai bảng yêu cầu giống nhau. Yêu cầu hai dãy thi tiếp sức tìm từ để gọi, tự xưng. Đối tượng Gọi Tự xưng Với thầy cô Thầy, cô Con, em Với bố, mẹ Bố, cha, ba, thầy , tía..mẹ, má, mạ, u, mệ, bầm, bủ… con Với anh, chị Anh, chị em Với em em Anh ( chị) Với bạn bè Bạn, cậu, đằng ấy….. Tôi, tớ, mình H- Những từ dùng để gọi, hay tự xưng được gọi là gì? Cho ví dụ? H-Bên cạnh các từ đó để thể hiện sự tôn trọng phân biệt bậc thứ người Việt Nam còn dùng những từ nào nữa? H-Khi xưng hô cần chú ý điều gì? -Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 105 Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. MT: HS làm được các bài tập đúng chính xác. Bài 1: Học sinh đọc đề nêu yêu cầu đề. -Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân vào vở. + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. Bài 2: GV treo bảng phu ghi nội dung cần điền lên bảng. Yêu cầu học đọc đề nêu yêu cầu đề. -GV phát phiếu học tập yêu cầu học sinh điền từ cần điền vào phiếu. =>GV:Thứ tự điền vào ô trống: 1 - tôi, 2 - tôi, 3- nó, 4- tôi, 5- nó, 6- chúng ta. -Học sinh đọc đề tìm hiểu đề. -Học sinh cá nhân hoàn thành phiếu học tập. -Đại diện lên bảng hoàn thành vào bảng phụ. -Học sinh thảo luận nhóm đôi nêu nhận xét. -Đại diện nhóm trình bày. -Lớp nhận xét bổ sung. -Hai dãy thi tiếp sức tìm từ. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh cá nhân trình bày. -Hs lần lượt TL -Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. -Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu đề. -Làm bài vào vở. -Đại diện lên bảng làm. -Học sinh đọc đề nêu yêu cầu đề. -Học sinh hoàn thành bài tập vào phiếu. 3. Củng cố : H-Thế nào là đại từ xưng hô? Đại từ xưng ho

File đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 11 2011giam tai chuan KTKN KNS GDMT.doc
Giáo án liên quan