Giáo án lớp 5 tuần thứ 11

TẬP ĐỌC

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .

2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọngkể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi .

3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Trọng dụng người tài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC:

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên

- Giới thiệu bài Ông trạng thả diều

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần thứ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 11 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2005 tập đọc ông trạng thả diều i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Hiểu các từ ngữ trong bài . - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi . 2. Kĩ năng : - Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọngkể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi . 3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Trọng dụng người tài . ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên - Giới thiệu bài Ông trạng thả diều 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài . - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài . - HS luyện đọc theo cặp . - Một , hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều . ? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? - HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại ? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? ? Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều ? - Trả lời câu hỏi 4 trong SGK . Một HS đọc câu hỏi , cả lớp suy nghĩ , trao đổi ý kiến , nêu lập luận , thống nhất câu trả lời đúng . - GV kết luận : Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng . Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao , là người công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên . Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của câu chuyện . c, Hướng dẫn đọc diễn cảm - Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn có thể chọn đoạn 2 . 3. Củng cố , dặn dò - GV hỏi : Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ? - GV nhận xét tiết học. Toán nhân với 10 , 100, 1000.... chia cho 10 , 100, 1000.... i. Mục tiêu 1. Kiến thức : Nắm được cách thực hiện phép nhân một số tự nhiê với 10 , 100, 1000... và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn ...cho 10 , 100, 1000 2. Kĩ năng : Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100 ,1000 và chia cho số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn ...chia cho 10 , 100, 1000... 3. Thái độ : Rèn tính chính xác và linh hoạt trong khi học môn Toán . ii. đồ dùng dạy học iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. kiểm tra bài cũ : KT vở bài tập của HS b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiê với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 - Gv ghi phép nhân lên bảng : 35 x 10 = ? - HS nêu cách làm - GV hướng dẫn HS nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra : Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 . - Gv hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350 suy ra 350 : 10 = 35 * Nhận xét : Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó . 3. Hướng dẫ HS nhân một số với 100, 1000... hoặc chia một số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 100, 100... - GV hướng dẫn HS tương tự như trên 4. Thực hành Bài 1 - HS nhắc lại nhận xét ở bài học - Lần lượt từng HS trả lời các phép tính : Bài 2 - HS làm miệng sau đó làm bài vào vở - HS đổi chéo bài cho nhau để chữa bài 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Tính chất kết hợp của phép nhân Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2005 tập đọc Có chí thì nên I. Mục đích, yêu cầu 1.Kĩ năng : - Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng đúng từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên nhủ, nhẹ nhàng, chí tình. 2.Kiến thức : - Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ. - Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ để có thếp chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 3. HTL 7 câu tục ngữ. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa. - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm. III. Các hoạt động dạy - học A - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông trạng thả diều và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn. B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu với HS 7 câu tục ngữ khuyên còn người rèn luyện ý chí trong bài học hôm nay, đồng thời giới thiệu cho các em biết cách diễn đạt tục ngữ có gì đặc sắc. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng câu tục ngữ. GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó, và nhác nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai em đọc 7 câu tục ngữ. - GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó. b. Tìm hiểu bài: HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV. Câu hỏi 1 - HS đọc câu hỏi, từng cặp trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho. GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em viết cho nhanh, chỉ viết một dòng - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Câu hỏi 2 - Một HS đọc câu hỏi. - Cả lớp suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm khiến người đọc dễ hiểu, dễ nhớ như: ngắn gọn, ít chữ, có vần có nhịp cân đối, có hình ảnh. Câu hỏi 3 HS đọc câu hỏi, suy nghĩ phát biểu ý kiến. Gv nhận xét chốt lại: HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL. - Gv hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài. - HS nhẩm HTL cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 7 câu tục ngữ toán tính chất kết hợp của phép nhân i. mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân . 2. Kĩ năng - Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán 3. Thái độ : Tính chính xác, linh hoạt trong khi học môn Toán . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ đã kẻ sẵn phần b SGK bỏ trống iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: GV kiểm tra VBT của HS B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. So sánh giá trị của hai biểu thức - GV viết hai biểu thức lên bảng : ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) - Gọi HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức đó , HS dưới lớp làm vào nháp - HS so sánh để rút ra kết quả của hai biểu thức có giá trị bằng nhau . 3.Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống - GV treo bảng phụ , giới thiệu cấu tao bảng và cách làm . - HS tính giá trị của hai biểu thức ( a x b ) xc và a x ( b x c ) - HS rút ra KL : Khi nhân môt tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba . a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c ) 4. Thực hành Bài 1 : - GV cho HS xem cách làm mẫu - Cho HS tự làm bài rồi chữa . Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất - HS tự làm bài - Gv gọi HS lên bảng chữa bài - Cả lớp và GV nhận xét Bài 3 : GV hướng dẫn HS phân tích bài toán , nói cách giải và trình bày bài toán theo 2 cách 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 . luyện từ và câu luyện tập về động từ i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Nắm đượcmột số từ bổ sung ý nghĩa cho động từ . 2. Kĩ năng - Bước đầu biết sử dung những từ ngữ nói trrên. 3. Thái độ : ý thức sử dụng đúng thể loại từ . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi rõ nội dung BT 2- 3. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Gọi một HS lên bảnh làm bài 1 , một HS lên bảng làm bài 2 . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - HS nêu yêu cầu của bài . - Cả lớp đọc thầm các câu văn , tự gach chân bằng bút chì mờ dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa . - Hai HS lên bảng làm bài - GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chôt lại lời giải đúng. Bài tập 2 - Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm lại các câu văn , thơ suy nghĩ làm bài cá nhân - GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng làm bài - HS báo cáo kết quả - Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài văn và mẩu chuyện vui đãng trí . Cả lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài . - GV gọi 3- 4 HS lên bảng thi làm bài > Sau đó từng em lần lượt đọc truyện vui , giải thích cách sửa bài của mình . Cả lớp cùng GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - GV hỏi HS về tính khôi hài của truyện vui trên . - Cả lớp làm bài theo lời giải đúng . 3. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Tính từ Khoa học Ba thể của nước i.Mục tiêu 1 Kiến thức : - Đưa ra những VD chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể : rắn , lỏng và khí . Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể . - Nêu cách chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại . - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại . 2. Kĩ năng : - Vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước . 3. Thái độ : - Yêu thích môn học . Say mê tìmhiểu nghiên cứu khoa học . ii. Đồ dùng dạy học - Hình trang 44 , 45 SGK - Chuản bị theo nhóm : + Chai , lọ thuỷ tinh để đựng nước . + Nguồn nhiệt , ống nghiệm hoặc chậu thuỷ tinh , siêu + Nước đá , khăn lau bằng vải , hoặc bọt biển . iii. Các Hoạt động dạy - học A. KTBC: Nước có những tính chất gì? b . Dạy bài mới 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượn nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại * Mục tiêu: - Nêu VD về nước ở thể lỏng và thể khí . - Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại . * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp ? Nêu một số VD về ở thể lỏng ? ? Nước tồn tại ở những thể nào ? - GV dùng khăn mặt ướt lau lên bảng rồi hỏi : Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không ?Nếu mặt bảng khô đi , thì nước trên mặt bảng sẽ biến đi đâu ? - Gv yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK. Bước 2: Tổ chức hướng dẫn - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm Bước 3 : HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận về những gì mà các em đã quan sát được qua thí nghiệm . Bước 4 : Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Kết luận - Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí . Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn ở nhiệt độ thấp . - Hơi nước là ở thể khí . Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường . - Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng . 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại * Mục tiêu: Bước 1 : Nêu nhiệmvụ cho HS Bước 2 : HS làm việc theo nhóm thảo luận các câu hỏi ? Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì ? ? Nhận xét nước ở thể này ? ? Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là gì ? - Quan sát hiện tượng xảy ra khi để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã xảy ra và nói tên hiện tượng đó . - Nêu VS về nước tồn tại ở thể rắn . Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm . Kết luận - GV đưa ra về sự đông đặc và sự nóng chảy . 4. Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước * Mục tiêu - Nói về ba thể của nước . - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước . * Cách tiến hành Bước 1 : làm việc cả lớp ? Nước tồn tại ở những thể nào ? ? Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể . Bước 2 : Làm việc cá nhân và theo cặp - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạ bên cạnh . 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Bài 22 Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2005 chính tả ( nhớ viết ) nếu chúng mình có phép lạ` phân biệt s/ x , dấu hỏi / dấu ngã i. mục tiêu 1. Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác , trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ . 2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/x ( hoặc tiếng có dấu hỏi / dấu ngã) . 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. ii. đồ dùng học tập - VBT Tiếng Việt Tập 1 - Bảng phụ. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có vần ươn , ương . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt. 2. Hướng dẫn HS nhớ viết - GV nêu yêu cầu của bài , 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Nếu chúng mình có phép lạ . - GV đọc lại đoạn thơ một lần . - HS đọc thầm lại đoạn thơ . - HS nêu cách trình bày đoạn thơ . - HS gấp sách , viết đoạn thơ theo trí nhớ. HS tự soát lại bài . - GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung . 3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả . Bài tập 2 ( lựa chọn ) - GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a, b . - HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở . - GV cho HS chơi thi tiếp sức . - Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được . - GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc . Bài tập 3 ( lựa chọn ) - Gv nêu yêu cầu của bài tập - HS đọc thầm yêu cầu của bài tập , làm bài vào VBT - GV giải thích lần lượt ngiã của từng câu - HS thi đọc thuộc lòng những câu trên 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2a, 2b , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết . toán nhân với số có tận cùng là chữ số o i. mục tiêu 1. Kiến thức - Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 . 2. Kĩ năng - Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm . 3. Thái độ : Yêu thích môn học ii. đồ dùng dạy học - VBT Toán iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Gọi HS lên bảng làm bài 3 B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : 2. Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - GV ghi lên babgr phép tính 1324 x 20 = ? - GV hướng dẫn HS cách nhân : 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 ) = ( 1324 x 2 ) x 10 - Viết thêm chữ số 0 vào bên phải của tích 1324 x 2 - Vậy ta có 1324 x 2 = 26480 - Từ đó Gv hướng dẫn HS cách đặt tính - HS nhắc lại cách nhân 1324 x 20 . 3. Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 - Gv ghi phép tính lên bảng : 230 x70 - GV hướng dẫn HS cách làm tương tự như trên 230 x 70 = ( 230 x 10 ) x ( 7 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x ( 10 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x 100 - Viết thêm hai chữ số 00 vào bên phải của tích 23 x 7 - Hướng dẫn HS đặt tính - GV gọi HS nhắc lại cách nhân 230 x 70 . 4.Thực hành Bài 1 : - GV gọi HS nêu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 - HS làm bài vào VBT - Gv gọi HS nêu cách làm và kết quả Bài 2 : - Gọi HS phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài . Bài 3 : - Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt - HS tự làm bài rói chữa bài . Bài 4 : GV hướng dẫn tương tự bài 3 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Đề - xi - mét vuông Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức : - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thứ trao đổi. 2. Kĩ năng : - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra. II. Đồ dùng dạy học - Sách truyện đọc lớp 4 - Giấy khổ to, hoặc bảng phụ viết sẵn: + Đề tài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. + Tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ - GV công bố điểm bài kiểm tra HTL giữ học kỳ 1, nêu nhận xét chung. - Mời 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học một môn năng khiếu. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài a. Hướng dẫn HS phân tích đề bài - HS đọc đề bài - GV hướng dẫn HS phan tích đề bài . b. Hướng dẫn HS thực hành cuộc trao đổi - HS đọc lần lượt từng gợi ý : + Gợíy 1 : Tìm đề tài trao đổi + Gợi ý 2 : Xác định nội dung trao đổi + Gợi ý 3 : Xác định hình thức trao đổi c. Từng cặp HS đóng vai thực hành trao đổi d. Từng cặp HS thi đóng vai thực hành trước lớp 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Viết lại bài vào vở Địa lý ôn tập i.Mục tiêu 1. Kiến thức : - Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên , con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn , trung du bắc Bộ và Tây Nguyên . 2. Kĩ năng : - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam . 3. Thái độ : - Yêu thích môn học . Thích tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam . II- Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam . III- Các hoạt động dạy- học A. KTBC: B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoăch cả lớp Bước 1: - GV yêu cầu HS lên bảng nhìn bản đồ chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt Bước 2: Gv nhận xét phàn làm việc của HS 3. Hoạt động 2 : làm việc theo nhóm Bước 1: HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK Bước 2 : - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 4. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp Bước 1: ? Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ? ? Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ? - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 5. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Đồng bằng Bắc Bộ Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2005 tập làm văn mở bài trong bài văn kể chuyện i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện . 2. Kĩ năng : - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu đoạn văn bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp . 3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ của bài . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Gọi 2 HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực , có ý chí vươn lên trong cuộc sống . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trựctiếp 2. Phần nhận xét Bài tập 1, 2 : Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1, 2 để tìm đoạn mở bài trong truyện . Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài tập . - HS suy nghĩ để so sánh cách mở bài thứ nhất với cách mở bài thứ hai . - - GV chốt lại : đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . 3. Phần ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ . - GV nhắc HS đọc thuộc ghi nhớ 4. Phần luyện tập Bài tập 1 - Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ . - Lớp suy nghĩ làm bài . Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung bài tập 2 - Lớp đọc thàm rồi trả lời câu hỏi Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu của bài - HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình - GV cùng HS nhận xét 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà luyện viết hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay . toán mét vuông i. mục tiêu 1. Kiến thức : Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông .Biết1 m2 = 100 dm2 2. Kĩ năng : Biết đọc và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông . Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2 , dm2 , m2 . 3. Thái độ: Yêu thích môn học ii. đồ dùng dạy học - Bảng mét vuông iii. các hoạt động dạy học A . KTBC : b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : 2. Giới thiệu mét vuông - GV gipí thiệu mét vuông . - GV chỉ hình vuông dã chuẩn bị , HS quan sát - GV nói : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mét . - GV giới thiệu cách đọc và viết mét vuông - HS quan sát hình vuông , đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hìh vuông và phát hiện mối quạn hệ : 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại . 3. Thực hành Bài 1 ; Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài . Bài 3 : - HS dọc yêu cầu của bài - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 4 - GV hướng dẫn HS cách cắt hình đã cho thành các hình chữ nhật - HS tự làm bài rồi chữa bài 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Nhân một số với một tổng Đạo đức ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì i I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Nắm được nội dung các bài đạo đức đã học . 2. Kĩ năng : - HS biết thực hành những kĩ năng đã học qua các bài đào đức đã học . 3. Thái độ : Vận dụng những điều đã học trong cuộc sống hàng ngày của các em II . Đồ dùng dạy học - SGK đạo đức 4. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. KTBC: B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 1. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm ghi lại những việc làm mà từng thành viên nhóm mình đã thực hiện sau khi học các bài đậo đức : - Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Biết bày tỏ ý kiến - Tiết kiệm thời giờ - Tiết kiệm tiền của 2. Các nhóm thảo luận - GV yêu cầu các nhóm báo cáo cho nhóm trưởng một cách trung thực . 3. Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, thảo luận. 3.Hoạt động 2: GV đưa ra một số tình huống , yêu cầu HS chuyển thành lời kịch bản sau đó chuyển thành kịch bản và diễn trước lớp . 1. GV theo dõi để nhận xet xem HS đã áp dung những điều đã học vào trong cuộc sống như thế nào . 5. Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Vận dụng những điều đã hoạc vào trong cuộc sống Khoa học Mây được hình thành như thé nào ? mưa từ đâu ra ? i.Mục tiêu 1. Kiến thức : - Trình bày mây đợc hình thành như thế nào . - Hiểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . 2. Kĩ năng : - Giải thóch được nước mưa từ đâu ra . - Phát biếu được định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . 3. Thái độ - Yêu thích môn học , ham hiểu biết , tìm tòi , nghiên cứu khoa học . ii.Đồ dùng dạy - học - Hình trang 46, 47 SGK iii. các Hoạt động dạy - học A. KTBC: ? Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ? b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên * Mục tiêu: - Trình bày mây được hình thành như thể nào . - Giải thích được nước mưa từ đâu ra . * Cách tiến hành: - Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn - Bước 2 : làm việc cá nhân ? Mây được hình thành như thế nào ? ? Nước mưa từ đâu ra ? - Bước 3 : làm việc theo cặp Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân - Bước 4 : Làm việc cả lớp + Mây được hình thành như thế nào ? + Nước mưa từ đâu ra ? 3. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước * Mục tiêu: - Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa . * Cách thức tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp thành 4 nhóm . Yêi cầu HS hội ý và phân vai theo : + Giọt nước + Hơi nước + Mây trắng + Mây đen + Giọt mưa Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm phân vai sau đó trao đổi với nhau về lời thoại Bước 3: Trình diễn và đấng giá - Lần lượt các nhóm lên trình bày - Nhóm khác bổ sung, góp ý . 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Bài 23 kể chuyện Bàn chân kì diệu i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : Hiểu truyện . Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí ( bị tàn tật nhưng khát khao học tập , giàu nghị lực , có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình momg ước ) 2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ , HS kể lại được câu chuyện , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . + Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện , nhớ chuỵên. Theo dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn , kkể tiếp được lời kể của bạn . 3. Thái độ : Yêu thích môn học , biết vượt lên những khó khăn để trở thành những người công dân có ích cho xã hội . ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ cho truyện trong SGK iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 2. GV kể chuyện - GV kể lần 1 , HS nghe, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký. - GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng . - GV kể lần 3 . 3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập a. Kể chuyện theo cặp : HS kể theo cặp hoặc theo nhóm ba em, sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK . b. Thi kể chuyện trước lớp - Hai , ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện . - Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện . - Mỗi em kể lại xong đều nói điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký. - Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất . 4. Củng cố , dặn dò . - ? Qua câu chuyện em hiểy điều gì ? ( Những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúccho ngườu nói điều ước , cho tất cả mọi người ) - GV nhận xét tiết học. Thứ năm

File đính kèm:

  • docTUÇN11~1.DOC
Giáo án liên quan