TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kĩ năng : Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc. Các tranh ảnh về cảnh cứu người trong cơn bão lũ.
- Bảng phụ viết câu dài cần hướng dẫn đọc.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần thứ 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Soạn ngày 15/9 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2005
Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng : Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc. Các tranh ảnh về cảnh cứu người trong cơn bão lũ.
- Bảng phụ viết câu dài cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài truyện cổ nước mình, trả lời ccâu hỏi: em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thể nào?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh SGK
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài ( 12-15 phút )
Luyện đọc đúng:
- HS đọc cả bài cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
+ đoạn 1: từ đầu đến chia buồn cùng bạn
+ Đoạn 2: tiếp đến những người bạn mới như mình.
+ Đoạn 3: còn lại
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm : quách, khắc phục,... GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, luyện đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm, luyện đọc câu dài: Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/ về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng trầm buồn, chân thành. Thấp giọng hơn khi đọc những câu văn nói về sự mát mát ( Mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận bão lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn cùng bạn) cao giọng hơn khi đọc những câu động viên( nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dung cảm của ba...)
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một Hỏi: bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Hỏi câu 1 SGK
GV chốt ý: Lương viết thư chia buồn với bạn.
HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
GV chốt: Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm và khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau.
HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 12- 15 phút
3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “Hoà bình ngày 5/8/2001
Bạn Hồng thân mến đến chia buồn với bạn.
Gv đọc mẫu
HS luyện đọc theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì?
Gv ghi đại ý: Sự thông cảm, thương bạn,muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn của bạn Lương.
3. Củng cố, dặn dò
- Bức thư cho em biết gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- Gv nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết11: triệu và lớp triệu ( tiếp theo )
I. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức: Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
2. Kỹ năng: đọc, viết đúng các số đến lớp triệu
3. Thái độ: tích cực hợp tác học tập
II. Đồ dùng dạy học
- bảng phụ kẻ sẵn các hàng các lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang13
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2.GV hướng dẫn HS đọc và viết số
- GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS viết lại số đã cho trong bảng phụ
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- HS đọc số vừa viết
- HS nêu cách đọc số.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét kết luận:
+ Tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
3.Thực hành:
Bài tập 1: hoạt động cá nhân. HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự viết các số vào vở theo mẫu đã hướng dẫn
- Đại diện 3 HS lên viết trên bảng mỗi em viết 2 số.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét đánh giá chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: làm miệng
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số HS đọc to trước lớp
- Gv nhận xét đánh giá hướng dẫn lại cách đọc số.
Bài tập 3: thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài. Thảo luận theo cặp và tự viết số vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Hai HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ
- Các nhóm hoàn thành yêu cầu bài 4 và cử đại diện lên trả lời.
- GV nhận xét kết luận
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các hàng các lớp , cách đọc số có sáu chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về xem lại bài tập 2,3 trang 15
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Bài 1: nước văn lang
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 trước công nguyên ( TCN ). Biết một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương.
2. Kỹ năng: Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương. Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
3. Thái độ: Trân trọng một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay.
II. Đồ dùng dạy – học
- Hình trong SGK
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
A.khởi động: GV đọc bài diễn ca lịch sử của Bác:
“ Hồng Bàng là Tổ nước ta.
Nước ta lúc ấy gọi là Văn lang.
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam....”
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trên đất nước ta từ xa xưa đã có người sinh sống. Khoảng 700 năm trước công nguyên, trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước Văn Lang đã ra đời
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng
- GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta qui ước năm o là năm công nguyên( CN ) đó là năm chúa DêSu ra đời ; phía bên trái năm CN là những năm trước công nguyên (TCN ); phía bên phải năm công nguyên là những năm sau công nguyên ( SCN )
Năm 700 TCN Năm500 TCN CN Năm 500
- HS dựa vào SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và Kinh đô Văn Lang trên bản đồ.; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành trên phiếu học tập. Sau đó dán lên bảng.
Điền vào sơ đồ các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang
¯
¯
- HS hệ thống các tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ : cao nhất là Hùng Vương tiếp đến Lạc hầu, Lạc tướng; tầng lớp thứ hai là lạc dân; tầng lớp thấp kém nghèo hèn nhất là nô tì.
- GV chốt ý chính về tổ chức xã hội
Hoạt động 3 Làm việc theo cặp
-HS dựa vào các hình 3, 4, 5, 6 ,7, 8, 9, 10 và nội dung SGK thảo luận tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
+ Hình 3, 4, 5, 7, 9 nói về sản xuất
+ Hình 10 nói về tinh thần
- GV khai thác tranh và giảng bổ sung
Sản xuất
ăn uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
-Lúa
- Khoai
- cây ăn quả
- Ươm tơ, dệt lụa
-Đúc đồng: giáo, mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày.
- nặn đồ đất
- Đóng thuyền.
- Cơm, xôi
- bánh chưng, bánh giầy.
- uống rượu
- Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu
- Nhà sàn
- quây quần thành làng
- Vui chơi nhảy múa
- Đua thuyền
- Đấu vật
- Đại diện một số HS mô tả bằng lời về đời sống của người Lạc Việt
Hoạt động 4: làm việc cả lớp
- HS quan sát hình 2
- GV giới thiệu về lăng vua Hùng. Về tục giỗ tổ Hùng Vương 10 - 3 hằng năm
- HS phát biểu về những tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay ở địa phương.
GV kết luận chốt ý liên hệ giáo dục
3. Củng cố, dặn dò:
_ GV củng cố ý chính về xã hội, về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
+ GV mở rộng giới thiệu về 18 đời Hùng Vương, các nhà nghiên cứu đoán định rằng dân số nước Văn Lang áng chừng một triệu người.
Soạn 15/9 Thứ Ba ngày 20 tháng 9 năm 2005
Tập đọc
Người ăn xin
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
2. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
3. Thái độ: cần thông cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh với mọi người
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Băng giấy viết câu văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Thư thăm bạn trả lời câu hỏi SGK
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Sử dụng tranh minh hoạ
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài ( 12-15 phút )
Luyện đọc đúng:
- 1HS đọc cả bài cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
+ đoạn 1: từ đầu đến cầu xin cứu giúp
+ Đoạn 2: tiếp đến không có gì để cho ông cả.
+ Đoạn 3: còn lại
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm :già lọm khọm, sưng húp, run lẩy bẩy,... GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải thích thêm một số từ: tài sản, lẩy bẩy, khản đặc,luyện đọc đúng giọng nghỉ hơi dài sau chỗ có dấu chấm lửng, đọc đúng câu cảm thán: Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã ngặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
+ Cháu ơi cảm ơn cháu như!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài - giọngnhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật.
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc lướt, đọc thầm đoạn một trả lời : câu hỏi 1 SGK
GV chốt ý: ông lão ăn xin đáng thương già lọm khọm, quần áo tả tơi.
HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để trả lời câu hỏi 2 SGK?
GV chốt: cậu bé chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông
HS đọc lướt toàn, đọc thầm đoạn còn lại bài Trả lời câu hỏi 3,4 SGK
- GV giảng: cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của câu truyện này.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 12- 15 phút
3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp tìm giọng đọc và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.Đọc phân biệt giọng các nhân vật.
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
Tôi chẳng biết làm cách nào...........Cả tôi nữa, tôi cũng nhận được chút gì của ông lão.
Gv đọc mẫu
HS luyện đọc theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm theo hai vai trước lớp.
HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì?
Gv ghi đại ý: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ
3. Củng cố, dặn dò
-Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người bất hạnh chưa?
- Gv nhận xét tiết học.HS về tập kể lại câu truyện trên.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 12:luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:Củng cố cách đọc, số viết số đến lớp triệu.
2. Kỹ năng: nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số
3. Thái độ: ham học hỏi, sáng tạo trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang 15. Nêu cách đọc số.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2.GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
- GV hỏi: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số?
- HS tự nghĩ ra số có đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu. Viết số đó ra bảng con
3.Thực hành
Bài tập 1: Hoạt động nhóm
- Các nhóm làm vào phiếu học tập
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: làm việc cả lớp
- GV viết từng số lên bảng HS lần lượt đọc từng số
Bài tập 3: Làm việc cá nhân
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự viết vào vở
- 2 HS lên chữa bài
Bài tập 4:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gợi ý cách làm
- HS trả lời miệng
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhác lại cách viết số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Dăn về xem lại bài tập 4 trang 16
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng dể tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng phải có nghĩa. Bước đầu làm quen với từ điển
2. Kỹ năng: Phân biệt được từ đơn, từ phức. Biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
3. Thái độ: có ý thức sử dụng từ chính xác.
II. Đồ dùng dạy – học
- Giấy khổ to chép sẵn nội dung cần nghi nhớ
- phiếu học tập nghi nội dung các câu hỏi ở phần nhận xét
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ: Một HS nhắc lại nội dung cần nghi nhớ ở bài trước Dấu hai chấm.
- Một HS làm lại bài 1a, một HS làm bài 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1 phút): GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiét học.
2. Hướng dẫn hình thành khái niệm ( 5-10 phút)
a. phần nhận xét:
- Một hS đọc các yêu cầu trong phần nhận xét
- HS thảo luận theo cặp và làm vào phiếu học tập.
Câu 1: hãy chia các từ đã cho thành hai loại
Từ chỉ gồm một tiếng( từ đơn)
Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức)
Câu 2:
Tiếng dùng để làm gì?
Từ dùng để làm gì?
- Đại diện một số nhóm trình bày kế quả.
- HS nhận xét.
- Gv nhận xét chốt lại kiến thức chuẩn
+ Từ gồm một tiếng ( từ đơn) : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là
+từ gồm nhiều tiếng ( từ phức ) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ Tiếng dùng để cấu tạo từ.
+ từ dùng biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm...( tức là biểu thị ý nghĩa).Từ dùng để cấu tạo câu.
b.Phần ghi nhớ
- Ba HS đọc phần ghi nhớ SGK cả lớp đọc thầm.
- GV giải thích cho rõ thêm nội dung phần ghi nhớ
3. Hướng dẫn luyện tập ( 20-25 phút )
Bài tập 1:Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS trao đổi theo cặp và tự làm vào vở.
- Một HS lên bảng trình bày kết quả .
- HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá chốt lại kết quả đúng
Bài tập 2: Một HS giỏi đọc và giải thích rõ yêu cầu của bài tập 2
- GV giảng: Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng việt và giải thích nghĩa của từng từ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị từ điển của HS, hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- HS tự tra từ điển để tìm từ. Một số em báo cáo kết quả làm việc.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét
bài tập 3: Một em đọc yêu cầu của bài tập 3 và câu văn mẫu.
- Gv tổ chức trò chơi ai nhanh ai đúng GV chia lớp thành 4 nhóm thi đặt câu nối tiếp giữa các nhóm theo vòng tròn và tính điểm.
4. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Về học thuộc ghi nhớ, viết lại 2 câu đã đặt ở bài tập 3
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 5: vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức:Sau bài học HS có thể kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.
2.Kỹ năng:Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo.
3.Thái độ: HS có ý thức ăn đủ chất đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể, tránh ăn quá nhiều chất béo gây béo phì hoặc ăn ít chất đạm gây chậm lớn....
II. Đồ dùng dạy – học
Sử dụng hình trang 12,13 SGK
Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
HS nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể?
Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo
Mục tiêu: - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.
Cách tiến hành
Bước 1: làm việc theo cặp
- HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình ở trang 12,13 SGK. Cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần biết trang 12,13 SGK.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
HS trả lời các câu hỏi:
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình ở trang 12 SGK.
+Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn.
+ tại sao hằng ngày các em cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
+ Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở trang 13 SGK
+Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo.
- Sau mỗi câu trả lời của HS ,GV nêu nhận xét hoặc bổ sung.
Kết luận:
Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể: Làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa,sữa chua, pho- mát, đậu, lạc, vừng...
Chất béo rất giàu năng lượngvà giúp cơ thể hấp thụ các vi -ta -min: A, D,E, K. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và mộ số hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu nành...
Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạmvà chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật
Cách tiến hành: Bước 1:- GV phát phiếu học tập theo nhóm bàn.
- HS làm việc với phiếu học tập
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp.
Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp
HS khác nhận xét
Kết luận: các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại vai trò của chất đạm và chất béo
GV tổ chức cho chơi trò chơi đố bạn : đội 1 gồm các bạn nam, đội 2 gồm các bạn nữ. Đội nam kể tên thức ăn, đội nữ nêu chất có chứa trong thức ăn đó.
Gv liên hệ giáo dục về việc ăn đảm bảo đủ chất hàng ngày của HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn 16/9 Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2005
Chính tả
Nghe- viết: cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Nghe – Viết lại đúng chính tả bài thơ cháu nghe câu chuyện của bà. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn( tr/ch; dấu hỏ/ dấu ngã)
2. Kỹ năng: Trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
3. Thái độ: cảm thông, thương, kính trọng ông bà
II. Đồ dùng dạy – học
- Bốn tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết nháp các từ bắt đầu bằng s/x
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
2. Hướng dẫn chính tả : ( 8 - 10 phút )
- GV đọc bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. HS theo dõi SGK.
- Một HS đọc lại bài viết.
- GV hỏi: Nội dung bài thơ nói gì?
- Cả lớp đọc thầm bài thơ. GV nhắc các em chú ý các tiếng: trước, sau, làm, lưng, lối. Rưng rưng
-GV hỏi cách trình bày bài thơ lục bát.
- Hướng dẫn HS luyện viết các chữ nghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên bảng con .
3. Viết chính tả: 12-15 phút
- GV đọc cho HS nghe viết
- GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
4. Chấm, chữa bài chính tả: 4-5 phút.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung
5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:4-5 phút
GV nêu yêu cầu của bài tập 2a
- HS làm bài vào phiếu học tập. Sau đó đại diện một số em lên đọc bài viết.
- GV giảng: Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người.
- cả lớp sửa bài làm theo lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò: 1 phút
- GV nhận xét tiét học. HS về tìm viết tên 5 tên con vật bắt đầu bằng chữ tr/ch.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 14: dãy số tự nhiên
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
2. Kỹ năng: Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
3. Thái độ: Tự giác học tập
II. Đồ dùng dạy – học
-Vẽ sẵn tia số vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 2 trang 17
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- GV gợi ý HS nêu một vài số đã học.
- GV ghi các số đó lên bảng và chỉ vào các số và nêu các số Ví dụ : 12,241,1996,0 .. là các số tự nhiên
- HS nhắc lại và nêu thêm ví dụ về số tự nhiên
- GV hướng dãn HS viết lên bảng các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
- HS nêu lại đặc điẻm dãy số vừa viết
- GV giới thiệu: Tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên
GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét xem dãy số nào là dãy số tự nhiên hoặc không phải là dãy số tự nhiên:
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10... là dãy số tự nhiên, ba dấu chấm để chỉ các số tự nhiên lớn hơn 10.
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, , 8, 9, 10, không là dãy số tự nhiênvì thiếu số 0, đây chỉ là bộ phận của dãy số tự nhiên.
+ 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, không là dãy số tự nhiênvì thiếu ba dấu chấm biểu thị các số tự nhiên lớn hơn 10, đây chỉ là bộ phận của dãy số tự nhiên.
- GV cho HS quan sát hình vẽ tia số trên bảng
- HS nêu nhận xét: số 0 ứng với điểm gốc tia số; mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểmcủa tia số
- GV kết luận : ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số
2.Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
-GV hướng dẫn HS tập nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên:0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10..
- GV nêu câu hỏi thêm 1 vào số 36 ta được số nào?
+ Thêm 1 vào số 2005 ta được số nào?
- HS tự phát hiện thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất.
- HS nêu thêm một số ví dụ khác
- Tương tự GV cho HS bớt 1 ở bất kì số nào cũng đwocj số tự nhiên liền trước số đó.
-GV kết luận không thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên nên không có số tự nhiên nào liền trước số 0 và số 0 là số tự nhiên bé nhất
- GV gợi ý HS nhận xét về hai số tự nhiên liền nhau từ đó có nhận xét chung: Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
3.Thực hành
Bài tập 1, 2: Làm việc cá nhân
- HS tự viết vào vở
- 2 HS lên chữa bài
- Cả lớp nhận xét.
- GV hỏi củng cố về số liền trước, số liền sau của một dãy số tự nhiên.
Bài tập 3: Thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài , thảo luận theo cặp.
- Đại diện 3 cặp lên điền số thióch hợp vào chỗ chấm
- các HS khác nhận xét
- GV nhân xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: Làm việc cá nhân
- HS tự làm bài vào vở.
- Đại diện 3 em lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về xem lại bài tập 3,4 trang 19
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện
2. Kỹ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vạt trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp
3. Thái độ: giáo dục tính trung thực thẳng thắn
II. Đồ dùng dạy – học
-Phiếu học tập ghi nội dung các bài tập 1,2.3 ( phần nhận xét ) ; nội dung các bài tập 2,3 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Một HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ ở tiết trước. Một HS trả lời: khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1phút): trực tiếp
2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút )
a.Hướng dẫn HS nhận xét.
Bài tập 1,2: Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2
- Cả lớp đọc bài người ăn xin, viết nhanh vào vở những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé.
- GV phát phiếu cho đại diện 3 nhóm làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. Gv nhận xét.
- đại diện 3 nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng
+ Chao ôi! Cảnh nghèo đói......biết nhường nào!
+ Cả tôi nữa ...chút gì của ông lão.
+ Ông đừng giận cháu,cháu không có gì để cho ông cả
+ lời nói và ý ghĩ của cậu bé cho tháy cậu là một người nhân hậu, giàu lòng chắc ẩn thương người.
Bài tập 3: GV treo bảng phụ chép nội dung bài 3
- Hai HS đọc nội dung bài tập
- HS thảo luận theo cặp và trả lời
- HS phát biểu ý kiến.
- cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng
+ cách 1 Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời của ông lão.
+ Cách 2 tác giả thuật lại gián tiếp lời nói của ông lão
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ
- Ba HS đọc phần ghi nhớ SGK cả lớp đọc thầm
- HS lấy ví dụ thêm về lời nói trực tiếp và lời nói gián
File đính kèm:
- Giao an tuan 3.doc