A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh thấy được chí lớn, khí phách anh hùng, tinh thần quyết liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cảm nhận được nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua giọng điệu, lối dùng từ ngữ, mạch liên tưởng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
+Sách GK, sách GV
+Thơ văn Phan Bội Châu
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lưu biệt khi xuất dương (xuất dương lưu biệt), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20 tháng 12 năm 2007
Tuần 19 (Từ tiết 73 đến tiết 75)
Tiết 73
..............
Lưu biệt khi xuất dương
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh thấy được chí lớn, khí phách anh hùng, tinh thần quyết liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cảm nhận được nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua giọng điệu, lối dùng từ ngữ, mạch liên tưởng.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Thơ văn Phan Bội Châu
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
2.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
& Hs làm việc với Sgk
Nêu nội dung chính của phần tiểu dẫn?
I.Tìm hiểu chung
1.Tiểu dẫn
Tác giả
+Phan Bội Châu (1867-1940).Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San. Hiệu là Sào Nam.
+Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại
làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An.
+Ông nổi tiếng thần đồng: 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi (1900) đỗ Giải nguyên trường Nghệ An .
+Phan Bội Châu là nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Năm 1904, ông lập Hội Duy Tân-tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản.
+Năm 1905, theo chủ trương của Hội Duy Tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật.
+Năm 1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội. Cũng năm này ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc ở Trung Quốc, chúng định đem ông về nước để thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, thực dân Pháp phải đem ông ra xét xử công khai, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, chúng phải xoá án khổ sai chung thân và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế. ông mất ở đây năm 1940.
Suy nghĩ của em về sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu?
v Phan Bội Châu là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX.
Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành, nhưng đã khơi dậy tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.
Kể tên những tác phẩm trong sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu?
-Năm 17 tuổi, viết : Bình Tây thu Bắc, dán ở các cổng trong làng, để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào Cần Vương.
-Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã sáng tác nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại khác nhau, bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+Bái thạch vi huynh phú (1987)
+Việt Nam vong quốc sử (1905)
+Hải ngoại huyết thư (1914)
+Ngục trung thư (1906)
+Trùng quang tâm sử (1921-1925)
+Văn tế Phan Châu Trinh (1926)
+Phan Bội Châu niên biểu (1929)
+Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập (hai tập văn thơ này làm trong thời gian cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng tại Huế)
Nội dung chính thơ văn Phan Bội Châu ?
-Thơ văn Phan Bội Châu sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu nước; Thơ văn ông đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Thơ văn ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.
ông được coi là cây bút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế kỉ XX.
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ
Tác phẩm:
-Duy Tân hội được thành lập năm 1905, khi phong trào Cần Vương đã cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Phan Sào Nam, lúc này còn rất trẻ đã biểu hiện quyết tâm vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới, tìm hướng mới khôi phục giang sơn. Phong trào Đông Du được nhóm lên, đặt cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
-Lưu biệt khi xuất dương được viết trong bữa cơm ngày tết cụ Phan tổ chức ở nhà mình, để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường.
Em hãy nêu bố cục bài thơ?
2.Văn bản
Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường Luật thường có bố cục 4 cặp câu (Đề, thực, luận, kết) hay 4 câu trên, 4 câu dưới.
Có thể chia bài thơ làm hai phần:
*Bốn câu trên:
Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
*Bốn câu còn lại:
ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.
Hs đọc bốn câu đầu
Câu thơ đầu nói về điều gì?
Có phải cụ Phan là người đầu tiên nói về chí làm trai?
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu
Làm trai phải lạ ở trên đời
Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại cho đời.
Các bậc tiền nhân trước như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ đã từng nói nhiều về chí làm trai....
Cái lạ ấy theo em là gì?
-Câu thơ thứ hai: Há để càn khôn tự chuyển dời
Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ. (lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài vô can.
Chí làm trai của cụ Phan có điều gì khác so với các bậc tiền nhân?
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng”
(Nguyễn Trãi- Bảo kính cảnh giới số 5)
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Phạm Ngũ lão- Tỏ lòng)
“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ- Chí làm trai)
Chí làm trai mà các bậc tiền nhân nhắc đến gắn với lí tưởng phong kiến, gắn với nhân nghĩa, chí khí, với công danh sự nghiệp.
Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan:
Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp theo.
Suy nghĩ của em về hai câu thơ tiếp theo?
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.
Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác,
Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại
(Tính phi ngã).
Gv: nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả, khi tác phẩm được viết bằng cả tấm lòng, tâm huyết, niềm tin chân thật!
Sau này muôn thuở há không ai?
Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm tin với mình như thế nào, với mai sau như thế nào mới viết được những câu thơ như thế.
Thái độ của tác giả trước tình cảnh đất nước trong hiện tại?
2.Bốn câu cuối
-Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?...
Nhục....hoài!
Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:
“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc);
“Si” (ngu)
Các từ trong bản dịch: nhục, hoài; chưa thể hiện được các từ “Đồ nhuế”, “Si” trong nguyên tác.
Hs đọc hai câu thơ cuối
-Khát vọng hành động, tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các từ chỉ không gian: “Trường phong đông hải” “Thiên trùng bạch lãng” vừa kì vĩ, vừa rộng lớn gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. (Con người trong thơ xưa chưa phải là con người các nhân, cá thể mà là con người vũ trụ)
Hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác dụng tô đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình, đó là khát vọng là tư thế hăm hở lên đường cứu nước.
-Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ sôi động, bay lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Mạnh mẽ hơn nữa: cùng một lúc bay lên với muôn trùng sóng bạc.
Đọc lại toàn bài thơ
Theo em? yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ?
Thứ nhất:
Giọng điệu thơ đầy tâm huyết, khẳng định, tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ:
Hai câu đầu ý thơ mở ra có tính chất mạnh mẽ (hướng ngoại). Những câu tiếp: khẳng định ý thức trách nhiệm cá nhân một cách tự tin, giọng thơ lắng xuống khi nhìn vào thực trạng đất nước.
Hai câu cuối: tứ thơ lại trào lên mạnh mẽ, hăm hở, với khát vọng lên đường.
Nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua giọng điệu bài thơ:đó là con người tự tin, dám khẳng định mình; ý thức rõ về nỗi vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ hai:
Cách sử dụng từ ngữ:
Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm
(những từ ngữ chỉ đại lượng không gian, thời gian rộng lớn, mang tầm vóc vũ trụ-Đặc trưng thơ tỏ chí trung đại (múa giáo non sông...) đó cũng là đặc trưng trong bút pháp thơ của Phan Bội Châu.
Những từ phủ định mạnh mẽ, đã tác động đến độc giả một cách sâu sắc (Tử hĩ, đồ nhuế, si)
ấn tượng của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ?
III.Củng cố
Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng một người anh hùng, tràn đầy ý thức về cái tôi của mình, cái tôi ý thức đầy trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước, để từ đó thể hiện vai trò của mình với giang sơn đất nước.
@ Hs thảo luận nhóm
& Luyện tập
Chí làm trai của Phan Bội Châu được khẳng định
Trên mấy cơ sở sau đây:
+Sức vươn lên mạnh mẽ của tuổi trẻ, của cái tôi. làm trai phải xoay trời chuyển đất, xuống đông đông tĩnh , lên đoài đoài yên
+Vai trò của tuổi trẻ với sự tồn vong của dân tộc, thanh niên là lực lượng cứu nước chính. Cứu nước phải tìm đường, phải học hỏi. không thể theo lối mòn cũ!
+Nét mới: sự nhạy cảm của Phan Bội Châu trước đòi hỏi của lịch sử, dứt khoát từ bỏ kiểu học vấn cũ. Chí làm trai gắn liền với sự tồn vong của dân tộc, chuyện lưu danh muôn thuở không phải là mục đích chính!
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
Nghĩa của câu
Ngày soạn 21 tháng 12 năm 2007
Tuần 19 (Từ tiết 73 đến tiết 75)
Tiết 74
..............
Nghĩa của câu
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm được khái niệm “nghĩa sự việc” “nghĩa tình thái” trong câu.
Biết cách vận dụng hiểu biết nghĩa của câu vào việc phân tích , tạo lập câu.
B.Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, luyện tập.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài Lưu biệt khi xuất dương
2.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung
1.Nghĩa của sự việc và nghĩa tình thái
Hs làm việc với sgk
Thế nào là nghĩa sự việc?
-Nghĩa của sự việc là thành phần phản ánh sự tình trong câu.
Vd:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều”
-Sự việc: báo an toàn không có gì xảy ra, chuẩn bị đóng cửa thành khi bóng chiều sắp hết.
Hs làm việc với sgk
Thế nào là nghĩa tình thái?
-Nghĩa tình thái là thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
2. Một số loại nghĩa tình thái quan trọng
a. Nghĩa tình thái hướng về sự việc
Nêu các loại nghĩa tình thái hướng về sự việc?
+Chỉ sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra.
+Chỉ khả năng xảy ra của sự việc
+Chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí
b. Nghĩa tình thái hướng về người đối thoại
Các từ ngữ biểu đạt ở cuối câu: à, ôi, nhỉ, nhé, đâu, đấy...hướng về phía người đối thoại.
@Hs làm việc theo nhóm
II. Luyện tập
Bài số 1
+Cam: nghĩa tình thái được nhận thức như một đạo lí
+Vẫn: chỉ sự việc đã xảy ra.
+Liền : chỉ sự việc xảy ra ngay sau đó
+Không thể : nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra.
+Câu 5,6,7,8: nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra.
@Hs làm việc theo nhóm
Bài số 2
+Trời mưa mất! > phỏng đoán sự việc chắc chắn xảy ra
+Trời mưa chắc? > phỏng đoán sự việc có thể xảy ra hoặc không?
Từ “ mất”, “chắc” ở cuối câu thuộc về nghĩa tình thái hướng về người đối thoại.
“Mất”: gắn liền với việc đánh giá tiêu cực, nên không thể đi với trường hợp tích cực (không thể nói
“anh ấy sống mất”
“Chắc”: Không có hàm ý tích cực, hay tiêu cực
“Xong rồi nhỉ”: sắc thái thân mật, chờ đợi sự đồng tình ở phía người đối thoại.
“Xong rồi mà”: sắc thái nghi ngại
Trong câu cầu khiến “ăn đi mà”: thì lại có hàm ý năn nỉ.
@Hs làm việc theo nhóm
Bài số 3
+Bác ấy đã thưởng cho em tôi ba cuốn sách
+Bác ấy chưa thưởng cho em tôi ba cuốn sách
+Chắc chắn bác ấy thưởng cho em tôi ba cuốn sách
+Bác ấy rất quan tâm thưởng cho em tôi ba cuốn sách
+Bác ấy thưởng cho em tôi những ba cuốn sách.
+Bác ấy chỉ thưởng cho em tôi ba cuốn sách.
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
Bài viết số năm (nghị luận văn học)
Ngày soạn 22 tháng 12 năm 2007
Tuần 20 (Từ tiết 73 đến tiết 75)
Tiết 75
..............
Bài viết số năm
(nghị luận văn học)
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh biết viết bài nghị luận văn học phân tích một vấn đề về của tác phẩm văn xuôi. Rèn kĩ năng phân tích đề, kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một vấn đề của tác phẩm văn xuôi.
Học sinh biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng quy cách. Hạn chế được những sai sót ở các bài viết trước.
B.Phưng tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên nhắc nhở học sinh trung thực tự giác, nghiêm túc thực hiện đúng quy chế kiểm tra thi cử, trên tinh thần của cuộc vận động “Hai không” giáo viên kiểm tra ý thức học sinh trong giờ làm bài tại lớp.
D.Tiến trình lên lớp
1.Giáo viên nhắc nhở chung.
Chép đề lên bảng:
Tác dụng của nghệ thuật miêu tả tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
2. Học sinh làm bài.
Giáo viên theo dõi quá trình làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra.
Giáo viên thu bài, dặn dò khi hết giờ.
Đáp án chấm
MB:
+Học sinh giới thiệu khái quát về tác phẩm, tác giả.
+Nêu khái quát nghệ thuật miêu tả tương phản của Thạch Lam trong tác phẩm.
TB:
+Giới thiệu nghệ thuật miêu tả tương phản, thủ pháp nghệ thuật mà chủ nghĩa lãng mạn thường sử dụng trong việc tái hiện đời sống và làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
+Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của nghệ thuật miêu tả tương phản trong tác phẩm:
Bóng tối / ánh sáng; Bầu trời / mặt đất...
+Phân tích vai trò và tác dụng của nghệ thuật miêu tả tương phản:
ánh sáng chỉ làm tô đậm thêm bóng đêm; Bầu trời đẹp “hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh” tô đậm thêm cảnh nghèo dưới mặt đất “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía...Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi...”
Thủ pháp nghệ thuật miêu tả tương phản còn làm tăng thêm chất thơ, tô đậm màu sắc lãng mạn, phù hợp với âm hưởng bao trùm của thiên truyện: tâm tình ,thủ thỉ...
Thể hiện niềm cảm thương lặng lẽ, chân thành của Thạch Lam với cuộc sông chìm khuất, mòn mỏi, tù túng, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện bình lặng, tối tăm....
KB:
+Khái quát lại các ý của bài viết
+Suy nghĩ riêng của cá nhân
Biểu Điểm
Điểm 9 >10: Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, đáp ứng đủ những yêu cầu trên.Chữ viết cẩn thận.
Điểm 7>8: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.
Điểm 5>6: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, còn mắc từ 5 đến 6 lỗi chính tả.
Điểm 3>4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1>2 : Không đạt các yêu cầu trên. Phân tích chung chung toàn truyện.
Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề
Thu bài
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
Hầu trời (Tản Đà)
-----------------------
Ngày soạn 24 tháng 12 năm 2007
Tuần 20 (Từ tiết 76 đến tiết 78)
Tiết 76 và 77
..............
Hầu trời
Tản Đà
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà, được thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện Hầu trời đầy kì thú. Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của ông.
B.Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Thơ văn Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, nét mới trong quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu.
2.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
& Hs làm việc với Sgk
Nêu nội dung chính của phần tiểu dẫn?
Tác giả :
Tản Đà (1889-1939)
Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu
Quê làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ; nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. quê ông nằm ở bờ sông Đà, gần núi Tản Viên, vì thế ông lấy bút danh Tản Đà.
+Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống
Khoa bảng. Theo con đường cử nghiệp, nhưng hai lần thi Hương ông đều không đỗ. Ông chuyển sang viết báo, viết văn và là người đầu tiên ở nước ta sống bằng nghề viết văn xuất bản.
+Ông có ý tưởng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện.
+Ông sống phóng túng, từng đeo “túi thơ” đi khắp ba kì Bắc, Trung, Nam. Từng nếm đủ mùi cay đắng, vinh hạnh, tuy nhiên ông vẫn giữ được cốt cách nhà Nho và phẩm chất trong sạch.
Sự nghiệp văn chương:
+Thơ:
Khối tình con I (1916)
Khối tình con II (1918)
Khối tình con III (1932)
Còn chơi (1921)
Thơ Tản Đà (1925)
+Văn xuôi:
Giấc mộng lớn (1928)
Giấc mộng con I (1916)
Giấc mộng con II (1932)
Tản Đà văn tập (1932)
+Chú giải: Truyện Kiều
+Dịch: Kinh thi, thơ Đường, Liêu Trai chí dị
+Soạn: Tây Thi (tuồng), Thiên Thai (tuồng)
Nêu đặc điểm văn chương Tản Đà?
ông đạt thành tựu trên nhiều lĩnh vực, nhưng thực sự nổi bật về thơ.
Thơ ông là điệu tâm hồn mới mẻ với cái tôi lãng mạn bay bổng; vừa hài hoà, phóng khoáng, ngông nghênh lại vừa cảm thương ưu ái.
“Thơ ông là gạch nối của hai thời đại thi ca”
Ông là “người dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh).
Ông là “người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932-1945.
Xuất xứ: Hầu trời in trong tập còn chơi (1921)
Nêu bố cục bài thơ?
2.Văn bản
Bố cục: bốn đoạn
Đoạn I:
Từ đầu đến câu 20 “Trời đã sai gọi thời phải lên”
(Lí do và thời điểm được lên đọc thơ hầu trời)
Đoạn II:
Tiếp đó ...đến câu 68 “Sông Đà núi Tản nước Nam Việt” (Cuộc đọc thơ cho trời và chư tiên giữa chốn thiên môn đế khuyết)
Đoạn III:
Tiếp đó đến ...câu 98
“Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”
Tâm tình với trời về tình cảnh khốn khó của nghề viết văn và thực hành thiên lương ở hạ giới.
Đoạn IV: còn lại
Phút chia li đầy xúc động giữa nhà thơ với trời và chư tiên.
Nhận xét về bố cục bài thơ?
+Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
+Mạch chính là kể chuyện theo trình tự thời gian, giúp người đọc dễ theo dõi. Xen vào kể chuyện là những chi tiết được hư cấu, tưởng tượng kích thích trí tò mò của người đọc.
+Âm điệu bài thơ cũng có sự chuyển biến linh hoạt; âm điệu gắn liền với mạch truyện. Đoạn I và II, vui, sôi nổi, hào hứng. Đoạn III: nhân vật trữ tình thể hiện sự xót xa, có xen vào sự an ủi vỗ về của trời.
Đoạn còn lại: âm điệu thơ có vẻ ngậm ngùi.
Nêu chủ đề của bài thơ?
2 Chủ đề:
Miêu tả lí do và thời điểm lên đọc thơ hầu trời để bộc lộ cái tôi thật tài hoa, phóng túng và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Đồng thời trần tình tình cảnh khốn khổ của nghề viết văn và thực hành “Thiên lương” ở hạ giới, phút lưu luyến tiễn biệt khi trở về.
Hs đọc Sgk-Tác giả kể lại lí do, thời điểm lên hầu trời như thế nào?
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Tác giả lên hầu trời
-Trăng sáng, canh ba (rất khuya)
-Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà.
-Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: trời đang mắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe!
-Trời đã sai gọi buộc phải lên!
Câu chuyện lên tiên được kể với giọng điệu như thế nào?
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Cách kể tự nhiên, nhân vật trữ tình như giãi bày, kể lại một câu chuyện có thật! (một sự thoả thuận ngầm với người đọc).
Cách đọc thơ:
“Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà”
Giọng đọc vừa có âm vực (cao), vừa có trường độ
(dài), vọng lên cả sông Ngân Hà trên trời.
Em có nhận xét gì về hai câu thơ sau?
“Ước mãi bây giờ mới gặp tiên
Người tiên nghe tiếng lại như quen”
Câu thứ nhất nội dung bình thường, nhưng đến câu thứ hai, thật lạ: quen cả với tiên! nhà thơ cũng là vị “trích tiên” - tiên bị đày xuống hạ giới. Việc lên đọc thơ hầu trời cũng là việc bất đăc dĩ: “Trời đã sai gọi thời phải lên”
Có chút gì đó ngông nghênh, kiêu bạc! tự nâng mình lên trên thiên hạ, trời cũng phải nể, phải sai gọi lên đọc thơ hầu trời!
Hs đọc đoạn hai
Tác giả kể chuyện mình đọc thơ cho trời và các vị chư tiên như thế nào?
2. Tác giả đọc thơ hầu trời
-Theo lời kể của nhân vật trữ tình, không gian, cảnh tiên như hiện ra:
“Đường mây” rộng mở
“Cửa son đỏ chói” -> tạo vẻ rực rỡ
“Thiên môn đế khuyết” -> nơi ở của vua, vẻ sang trọng. “Ghế bành như tuyết vân như mây” -> tạo vẻ quý phái.
Không gian bao la, sang trọng, quý phái của trời. nhưng không phải ai cũng được lên đọc thơ cho trời nghe. Cách miêu tả làm nổi bật cái ngông của nhân vật trữ tình.
Văn sĩ hạ giới – người đọc thơ được miêu tả như thế nào?
+ “Vừa trông thấy trời sụp xuống lạy”-vào nơi thiên môn đế khuyết phải như thế!
+Được mời ngồi: “truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”, đọc thơ say sưa “đắc ý đọc đã thích” (có cảm hứng, càng đọc càng hay) “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi” (hài hước), “văn dài hơi tốt ran cung mây”.
Trời, chư tiên nghe đọc thơ như thế nào?
+Trời khen: “trời nghe, trời cũng lấy làm hay”. Trời tán thưởng “Trời nghe trời cũng bật buồn cười”. Trời khẳng định cái tài của người đọc thơ:
“ Trời lại phê cho văn thật tuyệt
Văn trần như thế chắc có ít”
+Các chư tiên:
“ Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chúc nữ trau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong một bài cùng vỗ tay”
Em thấy thái độ của các vị chư tiên có điều gì đặc biệt?
Nở dạ: mở mang nhận thức được nhiều cái hay.
Lè lưỡi: văn hay làm người nghe đến bất ngờ! “Chau đôi mày” văn hay làm người nghe phải suy nghĩ tưởng tượng. “Lắng tai đứng” đứng ngây ra để nghe. Tác giả viết tiếp hai câu thơ:
“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ trời”
Những phản ứng về mặt tâm lí của trời và các vị chư tiên đan xen vào nhau làm cho cảnh đọc thơ diễn ra thật sôi nổi, hào hứng, linh hoạt...
Người đọc thơ hay mà tâm lí người nghe thơ cũng thấy hay! khiến người đọc bài thơ này cũng như bị cuốn hút vào câu chuyện đọc thơ ấy, cũng cảm thấy “đắc ý” “sướng lạ lùng”!
Tiết hai
Giáo viên: Tạo tâm thế cho học sinh bước vào giờ hai của bài
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Qua việc đọc thơ hầu trời tác giả muốn bày tỏ thái độ của mình về điều gì?
3.Thái độ của tác giả qua việc đọc thơ hầu trời
+Thể hiện quan niệm về tài năng (tài thơ)
Nhà thơ nói được nhiều tài năng của mình một cách tự nhiên, qua câu chuyện tưởng tượng Hầu trời đọc thơ:
+“Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay”
+ “Văn đã giàu thay, lại lắm lối”
+ “Trời lại phê cho văn thật tuyệt
Văn trần như thế chắc có ít
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển
Êm như gió thoảng, tinh như sương
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết”
***Các nhà Nho tài tử thường khoe tài (thị tài), tài năng mà họ nói đến là tài Kinh bang tế thế!
Tản Đà khoe tài thơ, nói thẳng ra “hay” “thật tuyệt” mà lại nói với trời.
Tự khen mình (vì xưa nay ai thấy trời nói đâu?!), tự phô diễn tài năng của mình.
Trời khen: là sự khẳng định có sức nặng, không thể phủ định tài năng của tác giả - lối khẳng định rất ngông của văn sĩ hạ giới, vị trích tiên - nhà thơ.
*Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân của Tản Đà về cái tôi tài năng của mình!
Tuy Tản Đà không nói trực tiếp, nhưng em có thể nhận biết quan niệm của Tản Đà
+Quan niệm của Tản Đà về nghề văn:
Văn chương là một nghề, nghề kiếm sống. Có kẻ bán, người mua, có chuyện thuê, mượn; đắt rẻ...
về văn chương như thế nào?
vốn, lãi... Quả là bao nhiêu chuyện hành nghề văn chương! một quan niệm mới mẻ lúc bấy giờ.
+“Nhờ trời văn con còn bán được”
+ “Anh gánh lên đây bán chợ trời”
+ “Vốn liếng còn một bụng văn đó”
+ “Giấy người, mực người, thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực là khó”
Khát vọng ý thức sáng tạo, trong nghề văn:
Người viết văn phải có nhận thức phong phú, phải viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn, triết lí, dịch thuật (đa dạng về thể loạ
File đính kèm:
- Giao_an__tu_tiet_73_den_102 cccccccccccccccc.doc