Giáo án Luyện từ và câu 2 bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy

 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 BÀI :MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM.

 DẤU CHẤM , DẤU PHẨY

I. Mục tiêu

1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim.

2.Kỹ năng:

- Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.

- Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn.

3.Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ các loài chim trong bài. Bài tập 2 viết vào băng giấy, thẻ từ ghi tên các loài chim. Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5306 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 2 bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 Người soạn : Nguyễn Thị Nga Đơn vị:Trường TH Nguyễn Thái Học MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI :MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM , DẤU PHẨY I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim. 2.Kỹ năng: Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn. 3.Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ các loài chim trong bài. Bài tập 2 viết vào băng giấy, thẻ từ ghi tên các loài chim. Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ. HS: Vở III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò (1’) (3’) Hoạt động 1 (1’) Hoạt động 2 (6-7’) Hoạt động 3 (8-10’) Hoạt động 4 (9-10’) Hoạt động 4 (3-5’) 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ: Tuần trước chúng ta học bài gì? Gọi 2 HS lên bảng đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau?. Cặp của em để ở trên bàn. Chim sơn bị nhốt ở trong lồng. GV Nhận xét, ghi điểm từng HS. GV nhận xét chung. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã biết được tên gọi một số loài chim rồi. Để giúp các em mở rộng kiến thức về các loài chim và học cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Hôm nay cô sẽ cùng cả lớp tìm hiểu bài Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy. GV ghi bảng. vMiệng Để nhận biết tên gọi một số loài chim có trong tranh , cô cùng cả lớp tìm hiểu nội dung bài tập 1. Bài tập1: Nói tên các loài chim có trong những tranh sau: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? GV đưa lần lượt từng tranh chụp hình các loài chim và hỏi học sinh “Đây là loài chim gì?” GV gắn thẻ từ ghi tên của loài chim vào dưới mỗi tranh. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Làm như vây với các tranh còn lại. Chỉ hình minh họa từng loài chim và yêu cầu HS gọi tên. * Vậy ngoài những loài chim trên, ai có thể kể cho cô và cả lớp nghe tên 1 số loài chim khác mà em biết nào? Thảo luận nhóm đôi. Ơ bài tập một các em được làm quen với một số loài chim. Vậy các loài chim có những đặc điểm nào có thể áp dụng để ví von với con người, cô cùng các em sẽ đến với: Bài tập 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: Gọi HS đọc đề bài. Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? GV gắn băng giấy có ghi nội dung bài tập 2 lên bảng. GV cùng HS làm mẫu câu a. Đen như gì? Chốt lại: Đen như quạ. . Cho HS thảo luận nhóm đôi các câu còn lại. - Gọi HS nhận xét và chữa bài. GV nhận xét sau đó gắn thẻ từ lên đúng tên các loài chim vào các câu thành ngữ, kết hợp giải nghĩa và giáo dục HS. GV nhận xét. Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài đã hoàn chỉnh. v Thảo luận nhóm lớn Vậy để giúp các em củng cố lại việc sử dụng các dấu câu, cô cùng các em bước sang: Bài tập 3: Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy. Gọi HS đọc nội dung bài. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm chữ cái đầu câu được viết ntn? - Với bài tập này cô sẽ chia lớp chúng ta thành 4 nhóm. Các em sẽ thảo luận và ghi lại đoạn văn cho đúng chính tả theo yêu cầu của bài, 2 nhóm nào nhanh nhất sẽ được dán kết quả lên bảng. Phát băng giấy cho từng nhóm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn. - Tại sao ở ô trống thứ 2, em điền dấu phẩy? Vì sao ở ô trống thứ 4 em điền dấu chấm? Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò Tư những loài chim các nhạc sĩ đã sáng tác được rất nhiều bài hát rất hay va dễ thương.Bây giờ bạn nào có hát một bài hát trong đó có tên một loài chim nào. GV hỏi trong bài hát đó có tên loài chim nào. GV nhận xét. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - phê bình. Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài của tuần 23. - Bài “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về chim chóc.” - 2 HS lên bảng làm bài. -HS nhận xét bài làm của bạn. HS mở SGK, trang 35. - HS nhắc lại tên bài. 3 HS đọc đề bài. Nói tên các loài chim. . HS quan sát hình minh hoạ và trả lời. HS nhận xét. 1-chào mào; 2- chim sẻ; 3- cò;4- đại bàng ; 5- vẹt; 6- sáo sậu ; 7- cú mèo. - 3-4 HS đọc lại tên các loài chim. - Cả lớp nói tên loài chim theo tay GV chỉ. - 2-3 HS trả lời. 2-3 H S đọc. Chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống. Đen như quạ. HS nhận xét. Các nhóm trình bày, mỗi nhóm một câu. một HS hỏi, một HS trả lời. HS nhận xét và chữa bài. .a) Đen như quạ. b) Hôi như cú. c) Nhanh như cắt. d) Nói như vẹt. e) Hót như khướu. Chữa bài. HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS đọc. Điều dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp, sau đó chép lại đoạn văn. Hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Các nhóm nhận băng giấy, thảo luận và viết lại đoạn văn. Hai nhóm nhanh nhất dán và trình bày kết quả trước lớp. Hai nhóm còn lại nhận xét. Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Nhận xét, chữa bài. HS đọc. Vì đến đó câu chưa đủ ý và chữ cái đứng sau không viết hoa. Vì câu đã này đủ ý và chữ cái đứng sau được viết hoa. HS xung phong hát. HS trả lời. HS nhận xét. .

File đính kèm:

  • docLTVCNga2009.doc