Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I – MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Mở rộng vốn từ về loài thú . Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy
- Kĩ năng : HS biết tên và một số đặc điểm của một số loài thú.
Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm , dấu phẩy.
- Thái độ : Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II – CHUẨN BỊ :
- GV : SGK, bảng
- HS : SGK, VBT
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4313 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 23: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài thú dấu chấm, dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I – MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Mở rộng vốn từ về loài thú . Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy
- Kĩ năng : HS biết tên và một số đặc điểm của một số loài thú.
Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm , dấu phẩy.
- Thái độ : Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II – CHUẨN BỊ :
GV : SGK, bảng
HS : SGK, VBT
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Khởi động :
2) Bài cũ : Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Câu 1: Hãy nêu con vật nào là thú dữ, nguy hiểm và thú không nguy hiểm.
+ Cá sấu, ngựa , nai, gấu , khỉ, sư tử
Câu 2 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây
a) Khi gặp nạn, Chồn không nghĩ ra kế gì .
b) Rùa đi rất chậm.
- GV nhận xét
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về loài thú . Dấu chấm, dấu phẩy.
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về loài thú
MT: Giúp HS biết tên và đặc điểm của chúng.
PP: Trực quan, động não, thực hành
Bài 1 :
- GV cho HS nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu tên các con vật trong trong tranh.
- Các con hãy cho cô biết trong tranh có những con vật nào ?
- Bây các con sẽ thảo luận nhóm đôi để tìm sao cho đúng đặc điểm của mỗi con vật. Thời gian thảo luận là 3 phút.
- GV cho HS thực hiện trò chơi để sửa bài
Trò chơi :” Ai may mắn thế”
GV chia lớp thành 2 đội A – B , sau đó GV cho HS bốc thăm, ai bốc thăm có từ “chúc mừng bạn” sẽ tham gia trò chơi. ( mỗi đội 12 em: mỗi em sẽ cầm 1 thẻ từ có ghi sẵn tên con vật và đặc điểm của con vật đó).
- GV nhận xét – chốt ý
Bài 2 :
- GV cho HS đọc đề bài.
- Ở bài tập này các con sẽ thảo luận nhóm 4 để tìm đúng tên các con vật rồi gắn vào các đặc điểm đã cho sẵn. Thời gian thảo luận nhóm là 2 phút.
- GV sửa bài cho HS qua trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Sau đó phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ và 4 thẻ từ. Nhiệm vụ của HS sẽ gắn các thẻ từ ghi tên các con vật vào bảng từ có ghi sẵn các đặc điểm để được 1 cụm từ so sánh hoàn chỉnh
- GV nhận xét – chốt ý
Chuyển ý sang hoạt động 2
Hoạt động 2 : Dấu chấm, dấu phẩy
MT: HS đặt đúng vị trí của dấu chấm, dấu phẩy.
PP: Trực quan, thực hành, động não
- Khi nào thì ta dùng dấu chấm ?
- Vậy thì ta dùng dấu phẩy vào lúc nào ?
- Khi đọc một đoạn văn nếu trong đó có cả dấu chấm và dấu phẩy , ta đọc ngắt nghỉ hơi như thế nào ?
Bài 3 :
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV đọc nội dung bài 3
* GV yêu cầu cả lớp nghe giọng đọc, ngữ điệu lời nói, xác định dấu câu cần điền vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS làm VBT
- Cô sẽ tổ chức tổ trò chơi “ Bảo Thổi” để các con sửa bài nhé.
- GV nêu yêu cầu trò chơi
- GV cho HS đọc lại bài , đọc cả dấu câu vừa điền.
GV nhận xét: Như vậy các con cần sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy khi viết để người đọc hiểu được nội dung mà mình muốn viết.
4) Củng cố :
- Trò chơi:
5) Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Buổi chiều các con sẽ thực hiện làm bài tập 3.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ : từ ngữ về sông biển . Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
- Hát.
- HS đưa bảng A - B
- HS đặt câu hỏi
- a) Khi gặp nạn, Chồn như thế nào ?
- b) Rùa đi như thế nào ?
- Nhắc lại đề bài.
- Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó
- HS quan sát tranh.
- Có con gấu, cáo, thỏ, sóc, nai, hổ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thực hiện trò chơi.
- Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS thực hiện trò chơi.
- Khi viết hết một câu.
- Ta dùng dấu phẩy khi cần ngắt một đoạn của câu.
- Đọc đến dấu phẩy ta phải nghỉ 1 hơi, đọc đến dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn.
- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
- HS lắng nghe và xác định dấu câu.
- HS làm bài.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS đọc bài.
- HS thực hiện trò chơi.
File đính kèm:
- GA LTVC T23.doc