Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Tính từ

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh hiểu thế nào là tính từ.

- Học sinh lấy được ví dụ về tính từ và tìm được tính từ trong đoạn văn cho trước.

- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tính từ vào nói và viết sao cho đạt hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- Giáo viên: phiếu học tập ghi sẵn nội dung câu hỏi kiểm tra bài cũ (khi mất điện) phiếu đánh số để học sinh bốc thăm, phiếu học tập phần nhận xét, quà thưởng cho học sinh, máy chiếu, máy tính xách tay,

- Học sinh: Sách giáo khoa, bút,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Tính từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Môn: Tiếng Việt Phân môn: Luyện từ và câu Lớp: 4 Bài dạy: Tính từ (trang 110) --- I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu thế nào là tính từ. - Học sinh lấy được ví dụ về tính từ và tìm được tính từ trong đoạn văn cho trước. - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tính từ vào nói và viết sao cho đạt hiệu quả. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Giáo viên: phiếu học tập ghi sẵn nội dung câu hỏi kiểm tra bài cũ (khi mất điện) phiếu đánh số để học sinh bốc thăm, phiếu học tập phần nhận xét, quà thưởng cho học sinh, máy chiếu, máy tính xách tay, - Học sinh: Sách giáo khoa, bút, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Các hoạt động chủ yếu của thầy 1. Ổn định tổ chức: Chào, giới thiệu làm quen. 2. Kiểm tra bài cũ - HS hát, truyền nhau hộp bí mật, bốc thăm câu hỏi, đọc và trả lời câu hỏi ? Khi học sinh trả lời xong, bốc thăm phần thưởng. + Thế nào là Danh từ? Lấy ví dụ về danh từ chỉ hiện tượng ? + Đặt câu kể về việc em thường làm ở nhà? Chỉ ra động từ trong câu em vừa đặt? + Đặt câu kể về việc em thường làm ở trường? Chỉ ra động từ trong câu em vừa đặt? - GV nhận xét việc học bài cũ, tuyên dương. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp => GV viết bảng: Tính từ 3.2. Bài giảng a) Nhận xét: Tìm hiểu truyện: Cậu học sinh ở Ác-boa. - Mời 1 HS đọc truyện và đọc yêu cầu bài 2. => GV quan sát, nhắc nhở nếu HS đọc chưa đúng. + Giới thiệu về nhà cổ kính, vườn nho. + Giới thiệu về nhà bác học Lu-i. Nội dung truyện kể về ngày đầu nhà bác học Lu-i Pa-xtơ xin đi học. - HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. => GV viết bảng các ý chính của bài 2. + Mời 3 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. => Vậy thế nào là tính từ: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật gọi là Tính từ. => GV viết bảng (vào phần Ghi nhớ) - Mời HS đọc lại đoạn 2 của truyện và tìm cụm từ miêu tả bước đi của thầy Rơ-nê ? + Từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? + Từ nhanh nhẹn trong cụm từ trên miêu tả gì ? => Vậy ngoài việc miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, tính từ còn là những từ miêu tả gì ? (miêu tả tính chất của hoạt động) => GV viết bảng (vào phần Ghi nhớ) - Từ “vui” trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho cụm từ nào ? (Nét mặt anh ấy lúc nào cũng vui.) + Từ “vui” miêu tả gì ? + Từ “vui” trong câu trên là tính từ, khác với câu sau, từ vui là động từ: Anh ấy vui vì được điểm cao. => Vậy ngoài việc miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, tính chất của hoạt động, tính từ còn là những từ miêu tả gì ? (miêu tả tính chất của trạng thái) => GV viết bảng (vào phần Ghi nhớ) * Qua phần tìm hiểu trên, bạn nào nêu khái niệm về Tính từ ? * Đặt câu có sử dụng tính từ, chỉ ra tính từ trong câu em vừa đặt. b) Luyện tập: Bài 1: (Áp dụng mô hình VNEN) - 1 HS đọc đề bài. => GV quan sát, nhắc nhở nếu HS đọc chưa đúng. - HS làm việc cá nhân: Đọc thầm bài tập 1 (SGK, trang 111) rồi viết bài làm vào phiếu. - HS thảo luận trong nhóm bốn, nhóm sáu. - Trưởng ban học tập điều hành các bạn chia sẻ kết quả thảo luận. + Mỗi nhóm trả lời 3 đến 4 từ. => GV viết bảng + Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Trưởng ban học tập mời giáo viên cho ý kiến. * Đáp án: a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, mỡ gà, dài, thanh mảnh. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. + Bạn em có đặc điểm gì ? + Tính tình bạn như thế nào ? - HS làm vào Vở bài tập (trang 78) (thời gian: 2 phút) - HS đọc bài làm của mình, chỉ ra tính từ vừa sử dụng. => GV viết mỗi ý một câu. - HS cùng GV nhận xét. * Trò chơi: Ô chữ bí mật (Nếu còn thời gian) - Hướng dẫn luật chơi: 3 đội tham gia, mỗi đội được chọn 2 câu hỏi để tìm từ hàng ngang, mỗi từ hàng ngang có một chữ trong từ khóa của ô chữ. Thời gian suy nghĩ mỗi câu là 5 giây. Trả lời đúng 1 câu được 100 điểm, trả lời sau thì cơ hội dành cho 2 đội còn lại. Sau khi tìm được 2 hàng ngang có thể trả lời Ô chữ bí mật, trả lời đúng là thắng cuộc, trả lời sai mất quyền tham gia. - Tổ chức: Sau khi hết giờ, HS trả lời. Bấm đáp án. - GV: Kết luận đội thắng cuộc. + Câu hỏi 1: Từ gồm 5 chữ cái nghĩa là nói quá nhỏ, quá khẽ, nghe không rõ. + Câu hỏi 2: Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ: gỗ hơn . nước sơn. + Câu hỏi 3: Điền từ còn thiếu trong câu thơ: Việt Nam đất nước ta ơi .. biển lúa đâu trời đẹp hơn. + Câu hỏi 4: Từ gồm 8 chữ cái, là từ còn thiếu trong câu thơ: đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. + Câu hỏi 5: Tính từ trong câu “Bà em rất hiền từ.” là từ nào ? + Câu hỏi 6: Từ có 7 chữ cái, có nghĩa là ngay thẳng, không tham lam, không lấy của người khác. => Ô chữ bí mật: TÍNH TỪ 4. Củng cố, dặn dò. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương cả lớp. - HS nhắc lại khái niệm về tính từ ? - Xác định tính từ trong câu sau: Khu vườn nhà bà em rất yên tĩnh. + “Rất yên tĩnh” có mức độ cao hơn hay thấp hơn “yên tĩnh” ? + Giới thiệu sang tiết học Tính từ (tiếp theo). - Nhận xét tiết học, dặn dò. Các hoạt động chủ yếu của trò - Trưởng ban đối ngoại - HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên - HS lắng nghe - HS đọc tên truyện, đọc yêu cầu bài 2, đọc nội dung truyện - HS quan sát, lắng nghe - Thảo luận trong bàn - Các nhóm báo cáo kết quả - đi lại vẫn nhanh nhẹn - đi lại - tính chất của hoạt động - Nét mặt anh ấy - Trạng thái nét mặt của anh ấy - HS nêu - HS nêu ví dụ - HS làm việc cá nhân - HS thảo luận nhóm - HS chia sẻ - HS nhận xét, bổ sung - HS trả lời - HS làm bài - HS đọc bài làm - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi - Lí nhí - Tốt - Mênh mông - Long lanh - Hiền từ - Thật thà - HS lắng nghe - HS nhắc lại - Yên tĩnh - Cao hơn - HS lắng nghe

File đính kèm:

  • dociao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_bai_tinh_tu.doc
Giáo án liên quan