Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Ước mơ - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Viện

I. Mục đích yêu cầu

- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2);

- Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).

 - Hiểu được giá trị của ước mơ và có ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bút dạ, giấy khổ lớn, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, dụng cụ học tập.

III. Các hoạt động dạy – học

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Ước mơ - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thị Viện Đơn vị: Trường TH xã Thượng Cường Ngày soạn: 02/11/2019 Ngày giảng: 05/11/2019 Dạy tại lớp 4, trường TH&THCS Mỏ Đá KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Luyện từ và câu Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Ước mơ (trang 87, 88) Mục đích yêu cầu - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); - Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ (BT4). - Hiểu được giá trị của ước mơ và có ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân. II. Đồ dùng dạy học GV: SGK, bút dạ, giấy khổ lớn, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu. HS: SGK, dụng cụ học tập. III. Các hoạt động dạy – học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4-5’ Khởi động Cho HS chơi trò “phóng viên nhỏ”. GV khen ngợi, dẫn dắt giới thiệu bài. 1 học sinh đóng vai phóng viên, phỏng vấn các bạn về sở thích, ước mơ trong tương lai. MRVT: Ước mơ. 2’ Bài mới - Ghi tên bài: MRVT: Ước mơ - Giải thích nghĩa từ ước mơ. ( Ước mơ nghĩa là mong muốn, ước ao một cách thiết tha những điều tốt đẹp trong tương lai. HS giải thích theo ý hiểu. 6-7’ Bài tập 1 Gọi HS nêu YC bài tập 1. GV phân tích yêu cầu bài tập: Ghi lại từ cùng nghĩa với từ ước mơ trong bài Trung thu độc lập. YC 1 HS đọc bài Trung thu độc lập, yêu cầu cả lớp lắng nghe, ghi ra vở nháp các từ cùng nghĩa với từ ước mơ. Gọi HS trình bày kết quả. GV KL: Các từ: mơ tưởng, mong ước. Giải thích nghĩa từ mơ tưởng, mong ước. (Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai; Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.) HS nêu yêu cầu. HS chú ý 1 HS đọc bài, cả lớp thực hiện yêu cầu bài tập. (Cá nhân). Học sinh trình bày kết quả. HS lắng nghe, ghi lại trong vở. HS nêu theo ý hiểu. 6-7’ Bài tập 2 Cho HS nêu yêu cầu và ND bài tập. GV hướng dẫn mẫu: + Từ bắt đầu bằng tiếng ước: Ước muốn. + Từ bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước. YC học sinh thảo luận nhóm đôi để thực hiện bài tập. Gọi HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm tìm từ đúng. KL: + Từ bắt đầu bằng tiếng ước: Ước muốn, ước mơ, ước ao, ước vọng, ước mong. + Từ bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. * Nâng cao: Đặt 1 câu có 1 trong các từ vừa tìm được? - 1 HS đọc yêu cầu, nội dung. - HS chú ý. - HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. Thời gian 4 phút. - 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2-3 HS nêu miệng. 9-10’ Bài tập 3 - Gọi HS đọc YC, ND bài tập. - GV giải thích: ước mơ được đánh giá theo 3 mức độ: Đánh giá cao, đánh giá không cao, đánh giá thấp. + Ước mơ được đánh giá cao: Là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người. Mẫu: Ước mơ cao đẹp. + Ước mơ được đánh giá không cao: Là những ước mơ giản dị, thiết thực, có thể thực hiện, không cần nỗ lực lớn. Mẫu: Ước mơ bình thường. + Ước mơ được đánh giá thấp: Là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện hoặc ước mơ ích kỷ, có lợi cho bản thân, có hại cho người khác. Mẫu: Ước mơ tầm thường. - GV HD HS làm bài tập theo nhóm 4, thời gian 4 phút. HD học sinh trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, KL, sửa chữa nếu sai. Đánh giá cao Đánh giá không cao Đánh giá thấp M: Ước mơ cao đẹp; - Ước mơ đẹp đẽ; - Ước mơ cao cả; - Ước mơ lớn; - Ước mơ chính đáng. M: Ước mơ bình thường; - Ước mơ nho nhỏ; M: Ước mơ tầm thường; - Ước mơ kì quặc; - Ước mơ dại dột; - Ước mơ viển vông. - HS đọc yêu cầu, ND bài tập. - HS chú ý. - HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu BT. 1 nhóm làm phiếu lớn. Thời gian 4 phút. - Nhóm làm phiếu lớn trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS TL: 5-6’ Bài tập 4 - Cho hs nêu yc bài tập 4. - YC HS suy nghĩ 2 phút và nêu ví dụ minh họa. + HS Tổ 1: Nêu VD về ước mơ được đánh giá cao + HS Tổ 2: Nêu VD về ước mơ được đánh giá không cao + HS Tổ 3: Nêu VD về ước mơ bị đánh giá thấp. GV nhận xét, khen ngợi HS lấy VD hay. - HS nêu yêu cầu. - HS suy nghĩ nêu ví dụ minh họa. + Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh/ Trở thành kĩ sư, công an, + Ước mơ có 1 món đồ chơi, 1 chiếc xe đạp, + Ước mơ đi học không bị kiểm tra bài, ước mơ thể hiện lòng tham vô đáy của vợ ông lão đánh cá 3-4’ Củng cố, dặn dò - Củng cố qua trò chơi “Thử tài của bạn” (nếu còn thời gian”). - GD học sinh về giá trị của ước mơ, nhắc HS nên có những ước mơ đẹp, những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho bản thân, cho mọi người, cho xã hội. - Nhận xét tiết học. - HĐ ứng dụng: Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nói về ước mơ của em, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? (GV thu lại bài tập để định hướng cho HS có ước mơ đúng.) - HS thực hiện - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. Phiếu bài tập Bài 3. Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: Đánh giá cao Đánh giá không cao Đánh giá thấp Ước mơ cao đẹp . . . . . . Ước mơ bình thường . . . . . . Ước mơ tầm thường . . . . . . ( Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.) Phiếu bài tập Bài 3. Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: Đánh giá cao Đánh giá không cao Đánh giá thấp Ước mơ cao đẹp . . . . . . Ước mơ bình thường . . . . . . Ước mơ tầm thường . . . . . . ( Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.) Trò chơi “phóng viên nhỏ” Xin chào các bạn, mình tên là Mình là phóng viên nhỏ của báo Hoa học trò, mình đang thu thập một số thông tin để viết một bài báo với chủ đề “ước mơ tuổi thần tiên”. Hôm nay mình đến đây có vài câu hỏi muốn hỏi các bạn: Chào bạn? bạn tên là gì? Bạn có thể cho tớ biết ước mơ của bạn là gì không? Cảm ơn bạn. Xin chào, bạn có thể giới thiệu tên không? Uớc mơ trong tương lai của bạn là gì? Vì sao bạn lại có ước mơ như vậy? Cảm ơn bạn. Trò chơi “phóng viên nhỏ” Xin chào các bạn, mình tên là Mình là phóng viên nhỏ của báo Hoa học trò, mình đang thu thập một số thông tin để viết một bài báo với chủ đề “ước mơ tuổi thần tiên”. Hôm nay mình đến đây có vài câu hỏi muốn hỏi các bạn: Chào bạn? bạn tên là gì? Bạn có thể cho tớ biết ước mơ của bạn là gì không? Cảm ơn bạn. Xin chào, bạn có thể giới thiệu tên không? Uớc mơ trong tương lai của bạn là gì? Vì sao bạn lại có ước mơ như vậy? Cảm ơn bạn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tiet_17_mo_rong_von_tu_uoc_mo.docx