Bài 22: DẪN NHIỆT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm được trong thực tế về dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển tu duy HS.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 25: Dẫn nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 – 03 – 2006 Ngày dạy: 10 – 03 – 2006
Tiết 25 -Tuần 25
Bài 22: DẪN NHIỆT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm được trong thực tế về dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển tu duy HS.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Các dụng cụ TN ở hình 22.1, 22.2, 22.3 và 22.4 SGK.
- Cho mỗi nhóm HS:
+ 1 giá TN
+ 1 thanh đồng, 1 thanh nhôm, 1 thanh thủy tinh (có gắn các đinh bằng sắt).
+ 1 đèn cồn.
+ 1 ống thủy tinh chịu nhiệt, sáp.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1p) - Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra: (5p)
HS: Nêu cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng?
Đáp án: Thực hiện công và truyền nhiệt.
Nhiệt lượng là phần năng lượng mà vật nhận được hay mất đi khi truyền nhiệt. Đơn vị Jun(j)
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1ph) Ta biết rằng, trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Vậy, sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu một trong những cách truyền nhiệt đó là “Dẫn nhiệt”.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10p
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt.
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS tiến hành TN hình 22.1 SGK. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng.
- Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
- Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?
- Dựa vào thứ tự rơi của các đinh mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB?
GV: Sự truyền nhiệt năng như trong TN trên gọi là sự dẫn nhiệt.
GV: Lấy một vài VD về sự dẫn nhiệt trong thực tế.
? Lấy một vài VD về dẫn nhiệt.
GV: phân tích và sửa sai cho HS
HS: Tiến hành TN theo sự hướng dẫn của GV và quan sát hiện tượng diễn ra.
HS: Thảo luận và các nhóm đại diện trả lời các câu hỏi của GV, các nhóm khác nhận xét.
- Nhiệt đã truyền cho sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra, làm cho đinh rơi xuống.
- Theo thứ tự từ a đến b, rồi c , d, e.
- Nhiệt được truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
HS: Tiếp thu và lĩnh hội kiến thức( khái niệm về sự dẫn nhiệt).
HS: Lấy VD về sự dẫn nhiệt.
I. Sự dẫn nhiệt:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
19p
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất
GV: Tiến hành TN như hình 22.2 SGK (dùng đèn cồn đốt nóng đồng thời 3 thanh đồng, nhôm, thủy tinh có gắn các đinh (sáp)). Yêu cầu HS quan sát TN.
? Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuông đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
GV: Cùng một chất rắn nhưng kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh. Vậy, còn chất lỏng và chất khí thì sao?
GV: Tiến hành TN2 như hình 22.3 dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong đó có một cục sáp. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng TN.
? Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở dưới đáy ống nghiệm có bị chảy ra không? Từ TN này có thể rút ra về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
Liên hệ thực tế TN tương tự đun sôi nước trong ống nghiệm mà cá vẫn sống.
GV: Còn chất khí dẫn nhiệt như thế nào? Chúng ta cùng tiến hành TN.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN hình 22.4 SGK dùng đèn cồn đun nóng đáy một ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp.
?Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp chảy ra chưa? Từ TN này có thể rút ra về tính dẫn nhiệt của chất khí?
HS: Quan sát hiện tượng TN.
- Không. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
Quan sát TN.
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV.
- Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
Quan sát HD của GV.
Tiến hành TN như SGK.
- Không. Chất khí dẫn nhiệt kém.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất:
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
5p
Hoạt động 3: Vận dụng – củng cố.
?Tại sao nồi, xoong thường phải làm băng kim loại, còn bát đĩa thường phải làm bằng sứ?
?Tại sao về mùa đông mặc nhiều óa mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
?Vào mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?
? Tại sao trong những ngày rét sờ vào vào kim loại ta thấy lạnh, còn những ngày nóng sờ vào kim loại ta thấy nóng?
- Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
Vì không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
- Mùa đông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lớp lông chim.
- Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệtk độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta cảm giác nóng.
III. Vận dụng:
C8
C9
C10
C11
C12
4. Hướng dẫn học ở nhà: (4p)
+ Đọc phần “Có thể em chưa biết”
+ Làm các bài tập 22.1 " 22.6/29 SBT.
HD: 22.4. Trong ấm nhôm.
22.6* Khi thả miếng đồng được nung nóng vào trong nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của các phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi và nước nóng lên.
Đặt vấn đề bài sau: GV giới thiệu cấu tạo bên trong của phích nước nóng. Bên trong phích nước có cấu tạo như thế để làm gì? Các em về nhà tìm câu trả lời tiết sau ta cùng tìm hiểu
5. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: GV củng cố từng phần
File đính kèm:
- T25(GVDG - TINH).doc