Giáo án Lý lớp 8 tiết 26: Đối lưu – bức xạ nhiệt

Tiết 26: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

-Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.

-Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.

-Biết được năng lượng Mặt Trời truyền cho Trái Đất chủ yếu là bức xạ nhiệt.

-Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.

 2)Kĩ năng:

-Kĩ năng sử dụng được một số dụng cụ đơn giản như: đèn cồn nhiệt kế

-Lắp được thí nghiệm theo hình vẽ.

-Sử dụng được một số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 26: Đối lưu – bức xạ nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/3/2005 Tiết 26: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT A.Mục tiêu: 1)Kiến thức: -Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. -Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. -Biết được năng lượng Mặt Trời truyền cho Trái Đất chủ yếu là bức xạ nhiệt. -Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. 2)Kĩ năng: -Kĩ năng sử dụng được một số dụng cụ đơn giản như: đèn cồn nhiệt kế -Lắp được thí nghiệm theo hình vẽ. -Sử dụng được một số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ. 3)Thái độ: -Thái độ trung thực, hợp tác trong họat động nhóm. B.Chuẩn bị: +Chuẩn bị cho cả lơp (GV làm thí nghiệm biểu diễn): -Thí nghiệm hình 23.1, 23.4 và 23.5. -Hình 23.6 phóng to. +Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: -Dụng cụ như hình 23.2 và 23.3 C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1)Ổn định lớp: (1p) GV kiểm diện HS. 2)Kiểm tra: (4p) -So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí? -Thí nghiệm nào chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém? Em hãy trình bày thí nghiệm đó? (Thí nghiệm đun sôi ở trên mà miếng sáp phía dưới vẫn chưa chảy ra) -GV gọi HS nhận xét và đánh giá cho điểm. 3)Bài mới: Thời lượng Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung chính 3’ 17’ 10’ 5’ I.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập -GV làm thí nghiệm biểu diễn 23.1 . -Nước truyền nhiệt rất kém nhưng trong trường hợp nầy nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào mà sáp mau nóng lên như vậy? Bài học hôm nay sẽ rõ. II.Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu: -GV cho HS đọc phần thí nghiệm 23.2. -Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm : +lắp thí nghiệm +C1:Quan sát nước màu tím di chuyển như thế nào? +C2:Tại sao nước nóng lại nổi lên, nước lạnh lại chìm xuống? +C3:Nhờ đâu ta biết được nước trong cốc đã nóng lên? -GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trên gọi là sự đối lưu. -Sự đối lưu có xảy ra trong chất khí hay không các nhóm tiến hành thí nghiệm sau. -C4:GV cho HS đọc SGK về thí nghiệm hình 23.3 -Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, quan sát dòng khói hương di chuyển. -Hãy giải thích hiện tượng trên? -C5:Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun nóng từ phía dưới? -C6:Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao? -GV yêu cầu HS đọc kết luận thứ nhất trong SGK và ghi vào vở. III.Hoạt động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt +Chuyển ý: Mặt trời đã truyền năng lượng xuống mặt đất bằng cách nào? -Chúng ta tiến hành thí nghiệm hình 23.4 và 23.5 sẽ rõ. -GV gọi HS đọc SGK phần thí nghiệm. -GV giới thiệu dụng cụ và tiến hành thí nghiệm yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. -Gọi HS mô tả lại hiện tượng. -C7:Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ được điều gì? -C8:Miếng gỗ có tác dụng gì làm cho giọt nước trở lại đầu A? -C9:Sự truyền nhiệt từ nguồn đến bình có phài là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao? -GV thông báo: Trong thí nghiệm trên, nhiệt được truyền bằng các tia nhiệt đi thẳng. Hình thức truyền nhiệt nầy được gọi là bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong chân không. -GV yêu cầu HS đọc kết luận trong SGK và ghi vào vở. IV.Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố: -C10:Tại sao trong thí nghiệm hình 23.4 bình chứa không khí lại được sơn đen? -C11:Tại sao về mùa hè ta thường mặt áo màu trắng mà không mặc áo màu đen ? -C12:GV cho các em chọn từ thích hợp cho ô trống trong bảng 23.1. -HS quan sát thí nghiệm. -HS tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ.(theo nhóm) -Trả lời câu hỏi: +C1: Phần nước nóng nổi lên, phần nước lạnh ở trên chìm xuống. +C2:Nổi lên do trọng lượng riêng giảm. +C3: Nhờ nhiệt kế -HS lắng nghe. -HS đọc thí nghiệm trong SGK và tiến hành thí nghiệm, quan sát dòng di chuyển của khói hương. - HS thảo luận nhóm để giải thích: ngọn nến đốt nóng không khí làm không khí di chuyển lên, nửa bên kia không khí chưa đốt nóng chìm xuống. -Vì chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém, sự truyền nhiệt chủ yếu là sự đối lưu. -Trong chân không và trong chất khí không có xảy ra đối lưu, vì các phân tử chất rắn chỉ dao động tại chỗ và chân không không có các phân tử -HS đọc kết luận và ghi vào vở. -HS đọc SGK. -HS quan sát và mô tả được: +Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu di chuyển ra phía ngòai. +Lấy miếng gỗ chắn, giọt nước màu trở lại vị trí cũ. -HS thảo luận nhóm và lần lượt trả lời khi được GV yêu cầu. -HS đọc kết luận trong SGK và ghi vào vở. -HS thảo luận nhóm trả lời: Các vật có bề mặt nhám hoặc có màu xẫm thì hấp thụ nhiệt rất mạnh. -HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi nầy. -HS làm việc cá nhân: +Rắn: Dẫn nhiệt. +Lỏng: Đối lưu. +Khí : Đối lưu. +Chân không: Bức xạ nhiệt. I. Đối lưu: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. II.Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. 4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5’) -Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa ống hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn ? tại sao? -GV hướng dẫn: Vận dụng cả ba hình thức truyền nhiệt vào để giải thích/ -Trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK. -Ôn tập để tiết tới kiểm tra một tiết. D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

File đính kèm:

  • docT26.DOC
Giáo án liên quan