Tiết 09: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
-Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xen-li và một hiện tượng về áp suất khí quyển thường gặp.
2)Kĩ năng:
-Kĩ năng đổi đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
3)Thái độ:
-GD tính hợp tác trong nhóm, trung thực trong báo cáo thí nghiệm.
B.Chuẩn bị:
-Cho mỗi nhóm HS:
+Hai chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
+Một ống thuỷ tinh dài 10-15 cm, tiết diện 2-3mm2.
+Một cốc đựng nước.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 9: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3 – 11 – 2007
Tiết 09: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
-Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xen-li và một hiện tượng về áp suất khí quyển thường gặp.
2)Kĩ năng:
-Kĩ năng đổi đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
3)Thái độ:
-GD tính hợp tác trong nhóm, trung thực trong báo cáo thí nghiệm.
B.Chuẩn bị:
-Cho mỗi nhóm HS:
+Hai chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
+Một ống thuỷ tinh dài 10-15 cm, tiết diện 2-3mm2.
+Một cốc đựng nước.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1)Ổn định lớp: (1ph)
-GV kiểm diện HS.
2)Kiểm tra: (4hp)
-Thí nghiệm nào chứng tỏ áp suất tác dụng lên đáy bình, thành bình và trong lòng nó? Hãy trình bày thí nghiệm đó.
3)Bài mới:
Đặt vấn đề : (2ph) (Tổ chức tình huống học tập)
-Tiến hành thí nghiệm: Khi lộn ngược một cốc nước đầy đậy kín bằng tờ giấy thì nước không chảy ra ngoài vì sao?
-GV cho HS tiến hành để quan sát.
-Đặt vấn đề: lực nào đã giữ lại không cho nước chảy ra khỏi ly?
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
13ph
12ph
8ph
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển:
-GV giới thiệu cho HS về lớp khí quyển của trái đất.
-Tương tự như chất lỏng, không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của không khí tác dụng. Aùp suất nầy gọi là áp suất khí quyển.
-Có vô số hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển,SGK đã đưa ra một số ví dụ em hãy đọc và trả lời câu hỏi C1 , C2 và C3:
-Vì sao khi hút hết sữa, vỏ hộp sữa bị bẹp nhiều phía?
-Tại sao nước trong ống thủy tinh không chảy ra ngoài khi ta bịt kín đầu trên?
-Khi ta thả tay đầu trên ra thì nước chảy ra hết,tại sao?
-GV kể chuyện về thị trưởng thành phố Mác-đơ-buốc của Đức là Ghê-rích đã làm thí nghiệm nổi tiếng làm ngạc nhiên nhiều người.
-Yêu cầu HS đọc và giải thích tại sao?
II.Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn áp suất khí quyển:
*Chuyển ý : Aùp suất khí quyển có thể đo được không? Làm cách nào để đo?
-Nguời đầu tiên đo được độ lớn của áp suất khí quyển là nhà Bác học người Ý: Tô-ri-xen-li.
-GV trình bày thí nghiệm Tô-li-xen-li. Sau đó yêu cầu HS quan sát hình vẽ 9.5 SGK , thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+C5:Các áp suất tác dụng lên A(ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có giống nhau không? Tại sao?
+C6: Aùp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Aùp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
+Aùp suất của không khí bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống.
+C7: Biết độ sâu của cột thủy ngân và trọng lượng riêng của thủy ngân em hãy tính áp suất của cột thủy ngân từ đó suy ra áp suất của khí quyển?
III.Hoạt động 3: Vận dụng:
+C8: Em hãy giải thích tại sao khi lật ngược ly nước ở đầu bài mà nước không bị chảy ra?
+C9: Nêu một ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
+C10: Nói áp suất của khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào? Tính áp suất nầy ra N/m2 ?
+C11: Trong thí nghiệm Tô-ri xen-li giả sử dùng nước thay cho thủy ngân thì cột nước cao bao nhiêu?
+C12* : Tại sao không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h ?
-Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm hay càng tăng? Dựa vào áp suất trong lòng chất lỏng để giải thích.
-HS làm thí nghiện lộn ngược chiếc cốc mà nước vẫn không đổ ra ngoài.
-HS lắng nghe về sự tồn tại của khí quyển, và lớp khí quyển đã gây ra áp suất.
-HS đọc SGK , thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1,C2 và C3.
-HS đọc SGK tìm hiểu về quả cầu “Mác-đơ-buốc”và thảo luận trong nhóm để giải thích hiện tượng.
-HS lắng nghe GV trình bày thí nghiệm sau đó đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi .
-Vận dụng công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng để tính áp suất của khí quyển.
-HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C8.
-HS làm việc cá nhân để cho ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyền.
-HS thảo luận nhóm để trả lời câu C11, C12.
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển:
Aùp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xen-li, do đó người ta thường dùng đơn vị mmHg để đo áp suất khí quyển.
III. Vận dụng:
4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5ph)
-Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra:
Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước sẽ phồng lên như cũ?
Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc vào miệng.
Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
-Em đã nhìn thấy cái kích chưa? Với một cái kích người ta có thể nâng được chiếc xe hàng chục tấn. Tại sao như vậy các em đọc phần “có thể em chưa biết” sẽ rõ, và làm các bài tập sách bài tập.
-Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 9 chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra một tiết.
5/ Phần kiểm tra:
File đính kèm:
- T09.DOC