1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khoẻ
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp. Rèn cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh áo quần sạch sẻ, đầu tóc gọn gàng
- Tập làm nội trợ pha sữa
- Không chơi ở những nơi nguy hiểm, mất vệ sinh
*Vận động
- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Cắt dán trang trí hình tròn, cắt dán trang trí hình vuông, cắt dán hình vuông hình tròn,vẽ khuôn mặt bạn trai, Vẽ cô giáo của em, tô viết chữ cái o, ô, ơ.
- Thực hiện các vận động : Đập bóng xuống sàn và bắt bóng, ném xa bằng 1 tay
2. Phát triển nhận thức:
- Biết đặc điểm của trường mầm non Hoa Phượng: Trường ở trung tâm thị trấn Hồ Xá, trường có 10 lớp: 8 lớp mẫu giáo, 2 lớp nhà trẻ, trong trường có nhiều cô giáo và các cô bác phục vụ, có nhiều khu vực, phòng lớp, đồ chơi.
- Ôn số lượng trong phạm vi 4, nhận biết số từ 1- 4, so sánh chiều dài, chiều rộng.
32 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4548 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khoẻ
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp. Rèn cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh áo quần sạch sẻ, đầu tóc gọn gàng
- Tập làm nội trợ pha sữa
- Không chơi ở những nơi nguy hiểm, mất vệ sinh
*Vận động
- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Cắt dán trang trí hình tròn, cắt dán trang trí hình vuông, cắt dán hình vuông hình tròn,vẽ khuôn mặt bạn trai, Vẽ cô giáo của em, tô viết chữ cái o, ô, ơ.
- Thực hiện các vận động : Đập bóng xuống sàn và bắt bóng, ném xa bằng 1 tay
2. Phát triển nhận thức:
- Biết đặc điểm của trường mầm non Hoa Phượng: Trường ở trung tâm thị trấn Hồ Xá, trường có 10 lớp: 8 lớp mẫu giáo, 2 lớp nhà trẻ, trong trường có nhiều cô giáo và các cô bác phục vụ, có nhiều khu vực, phòng lớp, đồ chơi.
- Ôn số lượng trong phạm vi 4, nhận biết số từ 1- 4, so sánh chiều dài, chiều rộng.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Mỡ rộng kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trò chuyện, thảo luận, giải câu đố về trường mầm non.
- Khả năng lắng nghe hiểu và truyền đạt suy nghĩ của mình về trường lớp mầm non.
- Đọc thơ: Bàn tay cô giáo, kể chuyện: Món quà của cô giáo
- Làm quen chữ cái o, ô, ơ, phát âm và tìm chữ cái o, ô, ơ có trong từ chỉ tên đồ dùng đò chơi trong lớp, các hoạt động của cô và cháu ở trường. Nhận ra các ký hiệu đồ dùng các nhân, các ký hiệu của phòng vệ sinh, biết cách giỡ sách vỡ.
4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
- Bước đầu biết chia sẻ cảm xúc: Biết an ủi, chung vui, thể hiện sự quan tâm đến cô giáo, các bạn và các cô bác ở trong trường.
- Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tự giác khi thực hiện hoạt động mà cô và bạn giao cho.
- Thực hiện một số quy định của lớp: Vệ sinh cá nhân, yêu quý giữ gìn đồ chơi, lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, trực nhật, bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước khi vệ sinh, yêu thương giúp đỡ bạn và cô giáo.
- Chơi các trò chơi phân vai: Lớp học, bán hàng, cấp dưỡng.
- Chơi các trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, nu na nu nống...
- Chơi xây trường mầm non.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận các đẹp và thể hiện các đẹp thông qua các hoạt động tạo hình và âm nhạc.Hát múa các bài hát: Bài ca đi học, đu quay, ngày vui của bé.
- Nghe các bài hát, bản nhạc về trường lớp mầm non: Ngày đầu tiên đi học, đi học
- Vẽ, nặn, tô màu, làm an bum ảnh trường mầm non, lớp học, cô giáo, các bạn, đồ dùng, đồ chơi.
CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh, chuyện, sách về trường lớp và các hoạt động của trẻ, của cô, của các thành viên trong trường mầm non.
- Trò chơi: Cô giáo, lớp học, cấp dưỡng.
- Các bài hát câu chuyện bài thơ liên quan đến chủ đề: Bàn tay cô giáo, món quà của cô giáo, bài hát: Bài ca đi học, Rước đèn tháng tám
- Tranh mẫu tạo hình vẽ khuôn mặt bạn trai, Cắt dán trang trí hình tròn, cắt dán trang trí hình vuông cắt dán hình vuông hình tròn, vẽ cô giáo của em
- Các băng giấy, thẻ số từ 1- 4.
- Tranh làm quen chữ cái có từ “Hoạt động ngoài trời”.
* Đồ dùng của trẻ:
- Các băng giấy và thẻ số từ 1- 4.
- Tranh chơi trò chơi.
* Đồ dùng hoạt động góc:
Các loại khối, đồ chơi lắp ghép, xích đu, cầu tuột, ghế đá, cây, hoa, giấy màu, xắc xô, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trường mầm non, trung thu
* Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
MẠNG NỘI DUNG
Trường MN Hoa Phượng thân yêu
- Tên gọi địa chỉ của trường.
- Ngày hội đến trường.
- Các khu vực trong trường.
- Công việc của các cô bác trong trường.
- Các hoạt động của trẻ trong trường lớp MN.
TRƯỜNG MẦM NON
HOA PHƯỢNG
Lớp A3 của chúng mình
- Tên gọi, sở thích, đặc điểm riêng của từng bạn.
- Đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Ý thức đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè
Bé vui hội trung thu
- Các loại hoa quả có trong mâm ngũ quả.
- Các đồ chơi, trò chơi trong đêm hội trung thu.
- Ý nghĩa của ngày hội trung thu
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thẫm mỹ
TẠO HÌNH
Cắt dán trang trí hình tròn, cắt dán trang trí hình vuông, cắt dán hình vuông hình tròn, vẽ cô giáo của em, làm tranh đêm hội trung thu
ÂM NHẠC
Hát múa các bài hát về trường, lớp, bạn bè, cô giáo, về trung thu.
Nghe các bài hát về trường lớp, bạn bè, cô giáo, trung thu trong và ngoài chương trình.
Chơi trò chơi ai nhanh nhất.
Phát triển nhận thức
LQVT:
Ôn số lượng 1-2-3-4, nhận biết chữ số 1-4. Ôn so sánh chiều dài ôn nhận biết các hình vuông, tam giác, chữ nhật có trong các đồ dùng đồ chơi ở trường lớp mầm non.
Khám phá XH
Trò chuyện về trường lớp, mùa thu, các HĐ ở trường lớp, các ngày hội.
Các đồ dùng đồ chơi, bạn bè trong trường, trong lớp
Mối quan hệ, thái độ của trẻ với mọi người trong trường, lớp.
TRƯỜNG MẦM NON
HOA PHƯỢNG
Phát triển ngôn ngữ
LQVH
Đọc thơ kể chuyện giải câu đố về trường lớp, mùa thu về tình cảm với cô giáo, bạn bè, các HĐ ở trường, lớp, các ngày hội.
Làm sách tranh về công việc, các HĐ ở trường lớp.
LQCV
LQCV o, ô, ơ có trong tên gọi các công việc, HĐ của trường, lớp
Phát triển tình cảm và kỹ năng XH
TC về thái độ đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, đồ dùng đồ chơi, mùa thu.
- Chơi các trò chơi bộc lộ cảm xúc về trường lớp, cô giáo, bạn bè, đồ dùng, đồ chơi.
Phát triển thể chất
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Ném xa bằng 1 tay
- Chơi trò chơi mèo đuổi chuột, chuyền bóng, thi ai nhanh.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG THÂN YÊU
Thực hiện 03 tuần (Từ ngày 09/9 đến 27/9/2013)
CÁC HĐ
TUẦN 1
(Từ ngày 09- 13/09)
Trường mầm non Hoa Phượng thân yêu
TUẦN 2
(Từ ngày 16/9- 20/09)
Vui hội trung thu
TUẦN 3
(Từ ngày 23- 27/09)
Lớp A3 của chúng mình
HĐH
TD: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TD: Ném xa bằng 1 tay
Tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái
Tạo hình: Vẽ cô giáo của em
Nội trợ: Tỉa quả
LQCV: O, Ô, Ơ
Nội trợ: Tỉa quả
Tập tô O, Ô, Ơ
Nội trợ: Tỉa quả
LQVT: Ôn số lượng 1-2. Nhận biết số 1-2. Ôn so sánh chiều dài
LQVT: Ôn SL3. Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng
LQVT: Ôn số lượng 4. Nhận biết số 4. Ôn hình vuông, nhật, tam giác.
MTXQ: Trường mầm non thân yêu
MTXQ: Trung thu của bé
MTXQ: Lớp A3 của chúng mình
Thơ: Bàn tay cô giáo
Hát + VTN: Rước đèn dưới trăng
Nghe: Chiếc đèn ông sao
TC: Ai nhanh nhất
Chuyện: Món quà của cô giáo
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG THÂN YÊU
Chào mừng năm học mới
Thực hiện 03 tuần (Từ ngày 09/9 đến 27/9/2013)
CÁC HĐ
TUẦN 1
(Từ ngày 09- 13/09)
Trường mầm non Hoa Phượng thân yêu
TUẦN 2
(Từ ngày 16/9- 20/09)
Vui hội trung thu
TUẦN 3
(Từ ngày 23- 27/09)
Lớp A3 của chúng mình
HĐH
TD: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TD: Ném xa bằng 1 tay
Tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái
Tạo hình: Vẽ cô giáo của em
Nội trợ: Tỉa quả
LQCV: O, Ô, Ơ
Nội trợ: Tỉa quả
Tập tô O, Ô, Ơ
Nội trợ: Tỉa quả
LQVT: Ôn số lượng 1-2. Nhận biết số 1-2. Ôn so sánh chiều dài
LQVT: Ôn SL3. Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng
LQVT: Ôn số lượng 4. Nhận biết số 4. Ôn hình vuông, nhật, tam giác.
MTXQ: Trường mầm non thân yêu
MTXQ: Trung thu của bé
MTXQ: Lớp A3 của chúng mình
Thơ: Bàn tay cô giáo
Hát + VTN: Rước đèn dưới trăng
Nghe: Chiếc đèn ông sao
TC: Ai nhanh nhất
Chuyện: Món quà của cô giáo
BGH duyệt GV lập kế hoạch
PHT
Trần Thị Hoè Nguyễn Thị Lệ Thanh
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG THÂN YÊU
Từ ngày 09/09 đến 13/09/2013
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm của trường mầm non Hoa Phượng: Trường ở trung tâm thị trấn Hồ Xá, Trường có 10 lớp: 8 lớp mẫu giáo, 2 lớp nhà trẻ.
- Trường có nhiều cô giáo và các cô bác phục vụ.
- Trường có nhiều khu vực và các phòng nhóm, nhiều đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết một ngày đến trường được thực hiện nhiều hoạt động như học tập, vui chơi, ăn ngủ và các hoạt động ngày hội ngày lễ.
- Biết một số quy định của trường và lớp mầm non.
- Trẻ biết được mình học lớp lớn nhất ở trong trường.
- Nhận biết các chữ cái o, ô, ơ có trong tên của các hoạt động ở trường và trong tên các loại đồ dùng đồ chơi.
- Ôn nhận biết nhóm có 2 đối tượng, nhận biết số 1, 2.
- Ôn nhận biết mối quan hệ hơn kém về chiều dài.
- Hiểu nội dung các bài thơ, bài hát có trong chủ đề.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện các BT vận động: Ném xa bằng 1 tay, tung và bắt bóng.
- Thực hiện các thao tác tạo nhóm, so sánh chiều dài.
- Đọc thơ, kể chuyện, hát múa diễn cảm về trường mầm non.
- Tham gia các trò chơi: Đóng vai cô giáo, cấp dưỡng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, mèo đuổi chuột, thi ai nhanh.
- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.
3. Thái độ:
- Yêu qúy cô giáo, các cô các bác phục vụ trong trường mầm non.
- Yêu thương giúp đỡ các bạn, em nhỏ ở trường, lớp. Biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Sưu tầm tranh ảnh về trường mầm non. Băng hình các hoạt động ở trường lớp mầm non.
- Băng catsec có các bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non, ngày vui của bé, ngày đầu tiên đi học.
- Tranh mẫu tạo hình vẽ chân dung cô giáo.
- Tranh thơ bàn tay cô giáo; Tranh chơi trò chơi với toán.
- Các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 2.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 2 con thỏ đồ chơi, 2 búp bê, 4 băng giấy trong đó có 1 băng vàng dài bằng 2 băng giấy đỏ và 1 băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy vàng, thẻ số, 10 quả bóng.
* Đồ chơi các góc:
- Các loại khối, cây, hoa, xích đu, cầu tuột, các loại chai nhựa
* Huy động phụ huynh:
- Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các vỏ chai nhựa.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thứ
ND
2
3
4
5
6
Đón trẻTrò chuyện
- Trò chuyện với trẻ địa chỉ, các khu vực của trường, tên, công việc của cô bác trong trường, thái độ đối với cô giáo, và cán bộ nhân viên trong nhà trường.
Thể dục sáng
-Khởi động: Đi chạy các kiểu chân.
-Trọng động: Tập theo bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
+ Hô hấp: Hái hoa, ngửi hoa.( 2Lx8N)
+ Tay: Tay đưa ngang lên cao. (2Lx8N)
+ Chân: Ngồi khụy gối (2Lx8N)
+ Bụng: Quay người sang hai bên (2Lx8N)
+ Bật nhảy: Bật chụm chân, tách chân (2Lx8N)
- Hồi tỉnh: Đi hít thở nhẹ nhàng.
HĐH
TD: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TH:Vẽ cô giáo của em
Nội trợ:
Tỉa quả
LQVT: Ôn SL 1-2.Nhận biết số 1-2. Ôn so sánh chiều dài
MTXQ: Trường mầm non thân yêu
Thơ: Bàn tay cô giáo
HĐNT
QS: Tham quan các khu vực trong trường.
TCVĐ: Mèo đuổi chuột, chi chi chành chành
QS:Các lớp nhà trẻ
TCVĐ: Cáo và thỏ, chim bay, cò bay.
QS: Các lớp học mẫu giáo.
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng.
QS: Nhà bếp
TCVĐ: Thỏ tìm chuồng, nu na nu nống.
QS: Dạo chơi sân trường.
TCVĐ: Rồng rắn lên mây, xỉa cá mè.
HĐG
*HĐ1:Trước khi chơi
- Cho trẻ đăng ký góc chơi và về góc chơi
*HĐ2: Cô đi đến từng góc chơi hướng dẫn thêm cho trẻ về hành động chơi, vai chơi, mối quan hệ trong khi chơi
- PV: Cô giáo, gia đình.
- XD: Trường mầm non, lắp ghép đồ chơi
- NT: + ÂN: Hát, nghe hát các bài hát về trường mầm non
+ TH: Vẽ, nặn, xé dán trường, các hoạt động ở trường,
- KH: Đếm đồ dùng, đồ chơi, so sánh chiều dài của các đồ chơi.
- TV: Xem sách tranh, làm anlbum về trường mầm non.
TN: Chăm sóc vườn hoa, chơi với cát, nước, đúc đồ dùng, đồ chơi.
- Chơi TCDG: ô ăn quan, bồi thẻ
*HĐ3: Sau khi chơi:
Cô gợi ý cho từng nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình (chơi gì, chơi như thế nào, ý thức các bạn trong nhóm chơi) sau đó cô nhận xét rút kinh nghiệmcho buổi chơi sau. Thu dọn đồ dùng
HĐC
- LQBT: Bàn tay cô giáo.
- Giải câu đố về trường mầm non.
- Nội trợ: Tỉa quả
- Sử dụng vở LQVT
- LQBH: Ngày vui của bé.
- LQ TC: Chồng nụ chồng hoa.
-Học Kidsmart
- Rèn kỹ năng rửa tay.
- Ca múa hát tập thể
- Bình bầu bé ngoan
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ 2 ngày 09 tháng 09 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC : Tung bóng lên cao và bắt bóng
1. Mục đích yêu cầu:
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật.
- Rèn kỹ năng tung và bắt bóng
- Trẻ nắm được kỹ thuật động tác tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay.
2. Chuẩn bị:
10 quả bóng, đường kính bóng khoảng 10-12cm
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi chạy
- Đi chạy kết hợp các kiểu 2 vòng sân( Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm )
Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung
- Tay: Tay đưa ngang lên cao. (3Lx8N)
- Chân: Ngồi khụy gối (2Lx8N)
- Bụng: Quay người sang hai bên (2Lx8N)
- Bật nhảy: Bật tại chổ (2Lx8N)
Hoạt động 3: Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay.
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Lần 2 kết hợp giải thích: Cô cầm bóng bằng 2 tay, tung bóng lên cao phía trên đầu(tung cao khoảng50-60cm) mắt nhìn theo bóng, khi bóng rơi, đón bóng bằng 2 tay
- Cho trẻ thực hiện, cho trẻ tung và bắt bóng khoảng 5-6 phút
- Cô động viên trẻ thi đua xem trẻ nào bắt được bóng nhiều lần
- Sau khi thực hiện xong cho trẻ tự cất bóng vào rổ
Hoạt động 4: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát dạo chơi các khu vực trong trường
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường xung quanh, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh.
Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, phấn, giấy, lá cây, dây, sỏi, mũ thỏ, cáo...
3.Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát dạo chơi các khu vực trong trường.
- Cho trẻ ra sân quan sát các khu vực trong trường (vườn hoa, vườn cổ tích, các đồ chơi ngoài trời, các phòng nhóm...)
- Giáo dục trẻ yêu trường mầm non mình đang học , biết bảo vệ đồ chơi ngoài trời
Hoạt động 2: CVĐ: Mèo đuổi chuột, chi chi chành chành.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 3:
- Trẻ chơi tự do với lá cây làm con giống, xếp đồng hồ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQBT: Bàn tay cô giáo.
- Giải câu đố về trường mầm non.
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ biết yêu quý và biết ơn cô giáo
Trẻ nhớ được tên, hiểu được nội dung bài thơ
Trẻ biết giải câu đố về trường mầm non.
2. Chuẩn bị:
Tranh minh họa nội dung bài thơ.
Các câu đố về trường lớp MN.
3. Tiến hành:
LQBT: Bàn tay cô giáo
Hoạt động 1:
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
Hoạt động 2:
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần, lần 2 kết hợp xem tranh.
- Đàm thoại về tên bài thơ, nội dung bài thơ (cô giáo đã làm gì cho bé, tình cảm của bé đối với cô như thế nào?)
Hoạt động 3:
-Cho trẻ đọc thơ cùng cô( tổ, nhóm, cá nhân)
- Cô sửa sai cho trẻ
Giải câu đố về trường MN
Hoạt động 1:
Cho trẻ xem hình ảnh về trường mầm non qua máy vi tính,(trường Hoa Phượng, các bạn đang tập thể dục, cô giáo đang dạy,cô lao công, bác bảo vệ, cô cấp dưỡng)
Hoạt động 2:
- Cô đọc câu đố về trường mầm non.
- Trẻ trả lời theo yêu cầu của cô.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC: Vẽ cô giáo của em
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng cô giáo, ý thức tổ chức kỹ luật.
Rèn kỹ năng sắp xếp, bố cục tranh hợp lý, Kỹ năng vẽ kết hợp các nét thẳng, xiên, cong, tô màu gọn.
Trẻ biết cách mô tả khuôn mặt của cô giáo qua hình vẽ thể hiện các chi tiết: Mắt, mũi, miệng, tóc
2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ cô giáo
- Đàn có bài hát " cô và mẹ "
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Cho trẻ hát " cô và mẹ "
- Trò chuyện về cô giáo.
Hoạt động 2: Giới thiệu vẽ về cô giáo
- Đọc câu đố: Ngày ngày đi đến lớp, yêu các cháu như con?
- Cho trẻ đoán
- Cho trẻ xem tranh và nhận xét về tranh( Khuôn mặt cô có dạng tròn, lông mày là 2 nét cong, mắt là 2 nét cong úp lại, mũi là nét móc)
- Bố cục tranh như thế nào (Chân dung cô giáo được vẽ ở chính giữa tờ giấy, tô màu đẹp không bị lem ra ngoài)
Hoạt động 3: Làm mẫu
- Cô đặt tờ giấy ngang, hỏi trẻ cách cầm bút? Trước tiên vẽ gì? Tiếp đến vẽ gì? Vẽ như thế nào? Cô vừa vẽ vừa hỏi trẻ. Cô giải thích cách tô màu.
- Cho trẻ nêu ý định sẻ vẽ cô giáo như thế nào. Cô lắng nghe và bổ sung thêm cho trẻ.
Hoạt động 4: Cho trẻ thực hiện.
- Cô mở nhạc " Cô và mẹ "
- Cô đi từng bàn hướng dẫn thêm cho trẻ cách vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm.
- Gần hết giờ cho trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày và xem chung. Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát các lớp nhà trẻ
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ biết giữ gìn cảnh quan ngôi trường thân yêu.
Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh
Trẻ biết được các lớp học của các em nhà trẻ
Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát các lớp nhà trẻ
- Cô dẫn trẻ sang lớp trẻ A1, trẻ A2
- Cho trẻ quan sát các lớp nhà trẻ.
- Đàm thoại:
+ Con thấy các lớp nhà trẻ như thế nào?( Nhà 1 tầng, được trang trí rất đẹp)
+ Trong lớp có những gì?( Bàn ghế, đồ chơi, các góc)
+ Tình cảm của các con đối với các em như thế nào?
Hoạt động 2: CVĐ: Cáo và thỏ, chim bay cò bay
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung).
- Cho trẻ chơi.
Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi như lá cây, sỏi, phấn, ô tô, ...
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Nội trợ : Tỉa quả
- Sử dụng vở làm quen với toán
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ ăn quả có nhiều VTM tốt cho sức khỏe, khi ăn quả phải rửa sạch quả, ăn xong bỏ võ, hạt đúng nơi quy định.
Trẻ nắm được các bước tiến tỉa quả, biết các dụng cụ nguyên liệu cần để tỉa quả và trình bày đẹp.
Biết cách cầm bút tô màu, nối đúng với số lượng yêu cầu.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 cái kéo, 1 quả quýt.
- Mỗi bàn 2 cái đĩa, khăn lau tay.
- Tranh hướng dẫn LQVT
3. Tiến hành:
Nội trợ: Tỉa quả
Hoạt động 1:
- Cô giới thiệu các dụng cụ và nguyên liệu, cách tỉa quả.
Hoạt động 2:
- Cô làm mẫu: Dùng mũi kéo xẻ võ quả quýt ra thành nhiều cánh sau đó dùng kéo tỉa tròn thành hình cánh hoa rồi xếp ra dĩa.
- Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện nếu thiếu cô bổ sung.
Hoạt động3:
- Cho trẻ thực hiện
- Sau đó cùng trình bày ra đĩa
- Nhận xét kết quả thực hiện của trẻ.
- Cho trẻ ăn quả.
- Hỏi trẻ ăn quýt có vị gì ? Có lợi gì cho sức khoẻ?
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng
Sử dụng vở LQVT
Hoạt động 1:
- Treo tranh hướng dẫn.
- Cô hỏi trẻ những đồ dùng gì có số lượng là 1?
Hoạt động 2:
- Cho trẻ tô màu những đồ dùng có số lượng là 1 sau đó nối các đồ dùng về đúng với số.
- Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 4 ngày 11 tháng 09 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC : LQVT: Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2
Ôn so sánh chiều dài
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật
Trẻ luyện tập và nhận biết số lượng 1. 2. Luyện tập so sánh chiều dài
Biết cách chơi trò chơi
2. Chuẩn bị:
- Tranh chơi trò chơi. Hoa, cờ, các băng giấy bằng xốp
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2.
- Cho trẻ chơi trò chơi thi xem ai nhanh. Trẻ lên tìm đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Cho trẻ đếm xem cô vỗ bao nhiêu tiếng? Dậm chân theo yêu cầu của cô
Hoạt động 2: Luyện tập so sánh chiều dài, nhận biết số 1, 2
- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi hỏi trẻ trong rổ có gì?
- Cho trẻ lấy băng giấy đỏ. Cho trẻ tìm và so sánh có mấy băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ? Để chỉ băng giấy ngắn hơn ta dùng số mấy? Cô giới thiệu số 1.
- Cho trẻ đọc số rồi tìm số 1 đặt vào băng giấy màu xanh.
- Cho trẻ chọn băng giấy màu xanh dài bằng băng giấy màu đỏ. Để chỉ 2 băng giấy màu xanh dài bằng nhau ta dùng thẻ số mấy?
- Cô giới thiệu số 2, đọc mẫu rồi cho trẻ đọc theo. Yêu cầu trẻ tìm thẻ số đặt vào.
- Cho trẻ chơi thi ai nói nhanh và cất dần đồ chơi.( Có mấy băng giấy màu xanh dài bằng băng giấy màu đỏ, có mấy băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ, để chỉ 1, 2 băng giấy màu xanh ta dùng thẻ số mấy?)
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.
- Chia thành 2 nhóm gắn đồ chơi vào đúng số lượng cho trước.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát các lớp mẫu giáo
1.Mục đích yêu cầu:
- Giáo dục trẻ giữ gìn trường lớp sạch sẽ
- Trẻ biết được dãy lớp học của các lớp mẫu giáo.
- Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh.
- Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
2.Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Cột ném bóng, bu lin, lá cây, khăn, sỏi
3.Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát các lớp mẫu giáo.
- Cho trẻ quan sát các lớp mẫu giáo.
- Đàm thoại:
+ Con thấy các lớp mẫu giáo như thể nào?( Nhà 2 tầng, có nhiều phòng học, được trang trí rất đẹp)
+ Trong lớp có những gì?( Bàn ghế, đồ chơi, các góc)
+ Tình cảm của các con đối với các em như thế nào?
Hoạt động 2: CVĐ: Bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi(Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung).
- Cho trẻ chơi.
Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi, chơi ô ăn quan, nhảy dây
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQBH: Ngày vui của bé
- LQTC: Chồng nụ chồng hoa
1.Mục đích yêu cầu:
Trẻ có ý thức tốt trong khi hoạt động
Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung và hát diễn cảm bài hát “Ngày vui của bé ”
Biết cách chơi trò chơi
2.Chuẩn bị:
- Đàn có bài hát “Ngày vui của bé ”
3.Tiến hành:
LQTC: Chồng nụ chồng hoa
Hoạt động1:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
Hoạt động 2:
- Cô hướng dẫn cách chơi. "Hai bạn ngồi hai bên, các bạn đi chợ, về chợ, sau đó đi lần lượt các cạnh 1, 2, 3,4, cạnh lá, nụ, hoa. Ai nhảy qua đụng chân bạn phải ra ngoài 1 lần chơi”
- Cô và 3 trẻ làm mẫu
- Cho trẻ chơi thử
Hoạt động 3:
- Cho trẻ chơi ( Cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm 3- 4 bạn )
LQBH: Ngày vui của bé
Hoạt động 1:
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
Hoạt động 2:
- Cô hát 2 lần, kết hợp mở đàn.
- Giới thiệu nội dung bài hát “Niềm vui của bé khi đến trường được gặp lại cô và bạn bè”
Hoạt động 3:
- Cho trẻ hát cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 5 ngày 12 tháng 09 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC : Trường mầm non Hoa Phượng thân yêu
1. Mục đích yêu cầu:
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ trường .Có tình cảm tốt đẹp với cô giáo,và các cô bác ở trong trường. Ý thức học tập.
- Kỹ năng quan sát , nói mạch lạc, chơi trò chơi.
- Trẻ có những hiểu biết về trường mầm non, các hoạt động ở trường
2. Chuẩn bị:
- Tranh về trường và các hoạt động ở trường mầm non
- Đàn có bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Trò chuyện về trường mầm non
- Cho trẻ hát bài trường chúng cháu là trường mầm non.
- Trò chuyện về trường mầm non.
- Giáo dục trẻ thích đi học, yêu quý trường mầm non.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về trường mầm non.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh về trường mầm non, cho trẻ nêu ý kiến theo hiểu biết của trẻ
- Gợi ý cho trẻ nhận xét:
-Trường có tên gọi là gì? Địa chỉ ở đâu? Trường có mấy lớp? Trong trường có những khu vực nào? Các khu vực đó dùng để làm gì?
- Cho trẻ hát múa “ Ra vườn hoa em chơi ”
- Cho trẻ xem tranh toàn cảnh trường mầm non Hoa Phượng.
- Con học ở lớp nào? Lớp có mấy phòng? Trong lớp được trang trí và có những góc chơi nào? Do ai dạy?
- Ngoài ra trong trường còn có những ai? Làm những công việc gì?
- Cho trẻ đọc thơ tặng cô lao công
- Các cháu đến trường mầm non để làm gì? Tình cảm của các cháu đối với cô giáo như thế nào? Các cháu làm gì để cô giáo vui lòng?
- Ở trường mầm non còn có những hoạt động gì?
- Cho trẻ xem tranh ngày hội đến trường của bé, vui hội trung thu...
Hoạt động 3: Chơi kết bạn
-Cô yêu cầu kết mấy bạn thành 1 nhóm thì trẻ đứng thành vòng tròn theo yêu cầu của cô.
- Về góc vẽ, tô màu, nặn, xé dán về trường mầm non.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Quan sát nhà bếp
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi xuống nhà bếp
Trẻ biết được một số đặc điểm, cấu tạo của nhà bếp Biết được ích lợi của nhà bếp
Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, lá cây
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát nhà bếp
- Dẫn trẻ xuống nhà bếp
- Cho trẻ quan sát nhà bếp
- Bếp có những khu vực nào? ( Nơi chế biến thức ăn sống, nơi để nấu ăn, nơi chia thức ăn)
- Các cô cấp dưỡng làm những công việc gì?
- Khi xuống bếp ăn các cháu phải làm gì?
Hoạt động 2: CVĐ: Thỏ tìm chuồng, nu na nu nống
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi
Hoạt động 3:
Trẻ chơi tự do với sỏi, mẹt, lá cây, dây, phấn
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Rèn kỹ năng rửa tay
- Học KIDSMART : “xưởng làm bánh”
1. Mục đích yêu cầu:
Giáo dục trẻ biết giữ gìn máy vi tính
Trẻ biết rửa tay dưới vòi nước
Trẻ thực hiện được bài tập xưởng làm bánh
2.Chuẩn bị:
- Khăn lau tay, xà phòng
3.Tiến hành:
Học KIDSMART : “xưởng làm bánh”
Hoạt động1:
- Cô dẫn trẻ lên phòng kidsmart, giới thiệu các
File đính kèm:
- giáo an mn 2013-2014.doc