Giáo án mầm non

I. Mục tiêu bài học.

 _ Giáo viên gúp học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh của thiếu nhi.

 _ Học sinh tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc ơe trên tranh.

 _ Thêm yêu thích tranh vẽ thiếu nhi.

II. Chuẩn bị của giáo viên.

 _ Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi.

 _ Một số tranh vẽ của học sinh các năm trước về đề tài này.

III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu.

 

doc69 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3513 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Ngày….tháng…năm… Tuần 1 bài 1 : Thường thức Mĩ thuật Xem tranh thiếu nhi vui chơi I. Mục tiêu bài học. _ Giáo viên gúp học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh của thiếu nhi. _ Học sinh tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc ơe trên tranh. _ Thêm yêu thích tranh vẽ thiếu nhi. II. Chuẩn bị của giáo viên. _ Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi. _ Một số tranh vẽ của học sinh các năm trước về đề tài này. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. + Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét tranh. ?_ Các Hoạt động vui chơi thường có những Hoạt động nào? + Các trò chơi như nhảy dây, đá cầu, đá bóng, Bịt mắt bắt dê, kéo co. _ Giáo viên treo trực quan giới thiệu tranh vẽ về đề tài thiếu nhi vui chơi ở nhà trường và ở các nơi khác. ?_ Quan sát và cho biết trong ranh có nhứng Hoạt động nào? + Học sinh quan sát và tả lời. ?_ Hãy quan sát các bức tranh và mô tả lại các Hoạt động trong tranh? ?_ Đề tài ở trường thì thường diễn ra những Hoạt động nào? ?_ Còn đề tài trong những ngày nghỉ hè thì có những nội dung nào? + Tắm biển, thả diều, tham quan,… _ ở mỗi một đề tài thì có rất nhiều nội dung, còn ở mỗi một nội dung lại có nhiều cách thể hiện khác nhau, chính vì vậy mà nó rất phong phú và hấp dẫn. Nhiều bạn có thể vẽ được tranh đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh. _ Giáo viên treo tranh mẫu đề cả lớp quan sát và nhận xét. ?_ Bức tranh có nội dung vẽ về cái gì? ?_ Theo em, em thích bức tranh nào nhất? ?_ Vì sao em lại thích bức tranh đó? ?_ Trong tranh có những hình ảnh nào? ?_ Hãy nêu lên các hình ảnh, mô tả hình dáng và các động tác trong tranh? ?_ Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ? ?_ Hình ảnh chính và hình ảnh phụ có tác dụng như thế nào? + Hình ảnh chính làm rõ nội dung trong tranh, còn hình ảnh phụ hỗ trợ đề làm rõ nội dung. ?_ Các trò chơi trong tranh diẽn ra ở đâu? ( địa điểm)? ?_ Màu sắc trong tranh được diễn tả như thế nào? ?_ Em thích nhất màu nào ở trên tranh? _ Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời từng câu hỏi đã đưa ra cho từng bức tranh. _ Giáo viên bổ xung thêm và kết luận. Hoạt động 3: Củng cố tổng kết. _ Giáo viên củng cố lại nội dung và nhấn mạnh. + Các em vừa được xem rất nhiều những bức tranh đẹp. Nếu muốn thưởng thức được những cái hay cái đẹp trong tranh thì trước hết cần phải quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra được những nhận xét riêng. Đánh giá kết quả học tập. _ Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học. _ Nhận xét ý thức học tập của học sinh . Dặn dò ra bài tập. _ Tập quan sát và nhận xét tranh _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày…..tháng….năm…. Tuần 2 Bài 2: Tập vẽ Vẽ nét thẳng I. Mục tiêu bài học. _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết dược các loại nét thẳng. _ Các em biết cách vẽ nét thẳng _ Học sinh biết cách vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học _ Sưu tầm một số tranh ảnh có nét thẳng. _ Hình vẽ minh hoạ gợi ý sử dụng nét thẳng để vẽ tranh. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. + Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu nét thẳng. _ Treo hình các nét thẳng vẽ ở các góc độ khác nhau. + Nét thẳng “Ngang” (nằm ngang). + Nét thẳng “xiên, nghiêng” ( nằm xiên ). + Nét thẳng “Đứng” ( Nằm đứng). + Nét thẳng “gấp khúc” hay còn gọi là nét gãy. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. ?_ Nét ngang, nét nghiêng, nét gấp khúc chúng ta cần phải vẽ như thế nào? + Nét ngang vẽ từ trái qua phải. + Nét nghiêng vẽ từ trên xuống dưới. + Nét gấp khúc chúng ta có thể vẽ liền nét. _ Cho học sinh quan sát hình A được phóng to ở trong sách giáo khoa . ?_ Quan sát và cho biét núi được sử dụng nét nào, nước được vẽ bằng nét nào? + Vẽ núi sử dụng nét vẽ gấp khúc, nước sử dụng nét vẽ ngang. _ Treo trực quan hình B trong sách giáo khoa. ?_ Trong bức tranh này người ta sử dụng nét vẽ nào? + Nét thẳng đứng, nét nghiêng và nét ngang. ?_ Những nét này được sử dụng để vẽ những hình ảnh nào? + Nét thẳng đứng vẽ thân cây, nét ngang vẽ đất và nét nghiêng vẽ cành cây./ Giáo viên trực tiếp vẽ lên bảng hình A và hình B Hình A Hình B Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Các em có thể tìm những hình ảnh có liên quan đến các nét đê tạo thành một bức tranh. _ Giáo viên xuống từng bàn gợi ý và hướng dẫn cho học sinh làm bài. _ Gợi ý cụ thể tới những em còn lúng túng chưa hiểu. nhận xét, đánh giá. _ Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã vẽ xong. _ Củng bổ xung cho điểm và tuyên dương một số bài vẽ tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Ngày …tháng…năm…. Tuần 3 Bài 3: Vẽ trang trí Màu và vẽ màu vào hình đơn giản I. Mục tiêu bài học. _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết được 3 màu cơ bản : Đỏ, vàng, lam. _ Biết áp dụng và vẽ vào hình đơn giản. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học. _ Chuẩn bị một số tranh ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam để học sinh quan sát. _ Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu màu sắc. _ Treo đồ dùng trực quan có nhiều màu sắc rồi hỏi. ?_ Quan sát và tìm ra 3 màu cơ bản? + Ba màu cơ bản là đỏ, vàng, lam _ Giáo viên giải thích hướng dẫn để học sinh hiẻu 3 màu cơ bản là thành phần chủ yếu trong bảng màu. ?_ Hãy kể tên các đồ vật mang 3 màu cơ bản. + Mũ có thể có màu đỏ, vàng, lam. + Quả bóng, hộp sáp, bút chì,… _ Giáo viên bổ xung: Tất cả mọi vật xung quanh đều có màu sắc. Sự hiện diện của màu sắc luôn làm cho mọi vật đẹp hơn và hấp dẫn hơn. _ Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính, ba màu cơ bản. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành. + Bài tập: vẽ màu vào hình đơn giản (hình 2, 3, 4 bài 3 vẽ theo mẫu). _ Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận biét. ?_ quan sát và cho biết trong các hình vẽ có những đồ vật gì? ?_ Màu nguyên bản của các đồ vật đó là màu gì? + Lá cờ Tổ quốc (nền cờ màu đỏ, cánh sao màu vàng) + Hình quả và dãy núi,…. _ Hướng dẫn học sinh cách cầm bút và cách vẽ màu. _ Khi cầm bút cần phải thoải mái đề vẽ màu không rây ra bên ngoài. _ Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau. _ Giáo viên theo dõi đẻ giúp học sinh làm bài. _ Tìm màu theo đúng màu nguyên bản của các đồ vạt. _ Vẽ màu tránh không rây ra ngoài hình vẽ. nhận xét và đánh giá. _ Giáo viên cho học sinh xem một số bài và hướng dẫn các em nhận xét. ?_ Quan sát và cho thầy biết bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp ? vì sao? _ Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm bài vẽ đẹp và tự cho điểm xếp loại một số bài. _ Giáo viên bổ xung và cho điểm tuyên dương. Dặn dò học sinh. _ Quan sát mọi vật và gọi tên chúng, màu sắc. Ngày soạn: Ngày….tháng…năm… Tuần 4 Bài 4: vẽ theo mẫu Vẽ hình tam giác I. Mục tiêu bài học. _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết được các đồ vật trong khối hình tam giác. _ Giúp các em biết cách vẽ hình tam giác. _ Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học _ Sưu tầm một số hình vẽ có dạng hình tam giác (vẽ theo mẫu) _ Một số tranh vẽ trong thiên nhiên có áp dụng hình tam giác. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác. _ Giáo viên treo trực quan hình vẽ ở bài 4 trong sgk. – VTV rồi đặt câu hỏi để học sinh trả lời. ?_ Quan sát và cho biết trong tranh vẽ cái gì? _ Hình vẽ cái nón, hình vẽ cái êke, hình vẽ mái nhà, cánh buồm, dãy núi, con cá,… _ Có thể vẽ nhiều hình ( Vật, đồ vật hoặc các hình có sẵn trong thiên nhiên). _ Giáo viên cho học sinh xem một số những bức tranh có hiện diện của hình tam giác để các em thấy được sự phong phú trong cách tạo hình. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. ?_ Hình tam giác có mấy đoạn thẳng? + Là hình do 3 đoạn gấp khúc khép kín tạo thành. _ Giáo viên vẽ trực tiếp trên bảng để học sinh quan sát và nhận ra. + Vẽ từng nét một. + Vẽ từ trái sang phải _ Giáo viên vẽ minh hoạ một số hình tượng có liên quan đến hình tam giác để học sinh thấy được sự phong phú trong cách tạo hình của vạn vật. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh Thực hành. _ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm bố cục vẽ cánh buồm, dãy núi, nước dựa trên cơ sở của hình tam giác. _ Hướng dẫn các em vẽ thêm hình thêm may để tạo thành một bức tranh. _ Vẽ màu theo ý thích. Mỗi cánh buồm một màu. Nhận xét đánh giá. _ Học sinh cùng giáo viên nhận xét một số bài đã vẽ xong của các em học sinh. _ Nhận xét về cách sắp xếp các hình tam giác để tạo thành một bức tranh. _ Giáo viên bổ xung cho điểm tuyên dương một số bài vẽ tốt. Dăn dò ra bài tập: _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày......tháng......năm...... Tuần 5 Bài 5 : Tập vẽ Vẽ nét cong. I, Mục tiêu bài học. _ Giúp học sinh hiểu thể nào là nét cong và biết cách vẽ nét cong. _ Vẽ được một số hình có liên quan đến nét cong và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học. _ Sưu tập một số đồ vạt có dạng hình tròn như: Cái bát, cái đĩa, quả bóng,… _ Một vài hình vẽ cơ bản hay ảnh có hình là nét cong như : (cây, dòng sông, con vật,…) III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu. Giới thiệu bài Giáo viên cho hát bài: Bức tranh chưa hoàn chỉnh nhạc và lời Như Tiến ? em thấy bài hát trên chưa hoàn chỉnh vì thiếu những gì ? HS : Thiếu một vài nét cong Hôm nay thầy trò ta học bài Vẽ nét cong _ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu nét cong. _ Giáo viên vẽ trên bảng một số nét cong có hình dáng khác nhau để học sinh nhận biết thế nào là nét cong. + Nét cong: ) ( + Nét lượn sóng: + Nét cong khép kín: O ?_ Các nét cong )này có thể được áp dụng vào dâu trong tranh vẽ? _ Học sinh đưa ra các ý kiến. _ Giáo viên nhận xét và bổ xung. _ Vẽ một số hình có liên quan đến các hình cong để học sinh thấy được sự phong phú của các nét cong như dáy núi và một số trái cây như táo, cam,… _ Giáo viên vẽ trên bảng để học sinh nhận ra cách vẽ nét cong. _ Hướng dẫn học sinh vẽ theo chiều mũi tên. Giáo viên có thể vẽ một số hình lên trên bảng để các em có thể thấy được sự phong phú của các nét vẽ. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Giáo viên gợi ý học sinh vẽ tranh có sử dụng các nét cong. nhận xét, đánh giá. _ Giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương một số bài vẽ tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : Ngày….tháng…năm… Tuần 6 Bài 6: Tập nặn Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn. I. Mục tiêu bài học. _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số loại qủa có dạng hình tròn như : (cam, bưởi, táo,…) _ Vẽ hoặc nặn được quả có dạng hình tròn. II. Đồ dùng dạy-học. _ Sưu tầm một số tranh, ảnh có liên quan đén các dạng quả hình tròn. _ Một số loại quả dạng tròn có hình dáng khác nhau để học sinh nhận biết. III, Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. nhận xét. _ Giáo viên giới thiệu về đặc điểm, hình dáng của các loại quả dạng tròn. ?_ Quan sát và cho biết về đặc điểm và màu sắc của các dạng quả trên? + Quả táo tây: Gần tròn và có màu xanh, vàng, đỏ. + Quả bưởi: Tròn hoặc gần tròn có màu xanh, vàng. + Quả cam : có dáng tròn hoặc hơi tròn, có màu xanh, vàng, da cam, xanh đậm. _ Giáo viên bổ xung thêm và kết luận. 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hoặc nặn quả dạng tròn. _ Vẽ một số hình ảnh lên trên bảng để học sinh quan sát thật kĩ. ?_ Theo em có bao nhiêu bước vẽ hoặc nặn một hình quả dạng tròn? Đó là những bước nào? + Cách vẽ quả dạng tròn. _ Hướng dẫn học sinh vẽ theo từng bước một. _ Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết sau. _ Chú ý về bố cục sao cho phù hợp với khổ giấy. + Cách nặn quả dạng tròn. _ Trước tiên phải nặn theo dáng bên ngoài của hình quả sau đó tạo dáng tiếp và làm rõ đặc điểm. _ Cuối cùng là tìm các chi tiết còn lại như núm, cuống. _ Giáo viên phác hoạ lên trên bảng để học sinh trực tiếp theo dõi. 3.Học sinh 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Đôn đốc học sinh làm bài. _ Hướng dẫn cụ thể tới những em còn lúng túng chưa hiểu. nhận xét, đánh giá. _ Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã vẽ xong. _ nhận xét về hình dáng, đặc điểm của các loại quả. _ Giáo viên bổ xung và cho điểm tuyên dương một số bài làm tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : Ngày…tháng…năm…. Tuần 7 Bài 7 : Vẽ tranh Vẽ màu vào hình quả, cây I, Mục tiêu bài học _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết được màu của các loại quả quen thuộc. _ Học sinh biết cách dùng màu để vẽ vào hình các quả. II, Chuẩn bị đồ dùng dạy-học. _ Chuẩn bị một số trái cây có hình dáng và màu sắc khác nhau. _ Tranh hoặc ảnh về các loại quả. _ Một số bài vẽ của học sinh các năm trước. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. _ Giới thiệu một số quả thật như (táo, xoài, lê,…) đề học sinh quan sát và nhận ra đặc điểm của từng loại quả. ?_ Quan sát và cho biết đây là quả gì? ?_ Màu sắc của những quả này là màu gì? ?_ Hãy nêu sự khác nhau giữa các loại quả? + Các loại quả khác nhau về hình dáng bên ngoài và màu sắc đặc trưng của chúng. _ Giáo viên đặt câu hỏi nhằm giúp học sinh nhận ra được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số loại quả. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. _ Lựa chọn màu sắc để vẽ sao cho phù hợp với từng loại quả định vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Giáo viên đưa ra một số tranh vẽ của học sinh các năm trước sau đó hỏi một số câu hỏi đề học sinh trả lời. ?_ Bạn vẽ quả này là quả gì? ?_ Màu sắc đã phù hợp với quả hay chưa? _ Giáo viên bổ xung thêm đề học sinh hiểu rõ về màu sắc của từng loại quả. _ Chọn màu để vẽ sao cho phù hợp với quả. _ Đôn đốc học sinh làm bài. _ Hướng dẫn cụ thể tới những em còn lúng túng chưa hiểu. nhận xét, đánh giá. _ Chọn một số bài mà học sinh đã vẽ xong để cả lớp nhận xét. ?_ Theo em, màu sắc bạn vẽ như này đã phù hợp với màu ngoài thực tế hay chưa? _ Học sinh nhận xét theo camt nhận riêng. _ Giáo viên bổ xung cho điểm tuyên dương một số bài vẽ tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy : Ngày….tháng.....năm..... tuần 8 Bài 8: Tập vẽ Vẽ hình vuông. hình chữ nhật I. Mục tiêu bài học _ Giáo viên giúp học sinh nhận bíêt được hình vuông và hình chữ nhật. _ Học sinh bíêt cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. _ Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học _ Sưu tầm và đưa ra một số các đồ vật hình vuông, hình chữ nhậtvà hình minh hoạ đề học sinh quan sát. _ Các bước tiến hành vẽ hình vuông, hình chữ nhật. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. _ Giáo viên giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật. ?_ Quan sát lên bảng và cho thầy biết cái bảng đen trên dây là hình gì? + Cái bảng đen là hình chữ nhật. ?_ Viên gạch hoa dưới chân các em là hình gì? + Viên gạch hoa là hình vuông. _ Giáo viên đưa ra một số đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật để học sinh quan sát và nhận ra. ?_ Quyển sách này là hình gì? ?_ Chiếc khăn tay, cái hộp bút, hộp bánh,… là hình gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. _ Giáo viên có thể minh hoạ trực tiếp lên trên bảng các bước vẽ hình vuông, hình chữ nhật. _ Trước khi vẽ hình vuông, hình chữ nhật ta phải vẽ trước 2 nét ngang hoặc hai nét dọc bằng nhau để hình vẽ được cân xứng và song song. _ Bước tiếp theo các em vẽ tiếp hai nét dọc hoặc ngang còn lại nối liền vào nhau đề tạo thành hình vuông, hình chữ nhật. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Cho học sinh lên bảng vẽ trực tiếp, ở dưới lớp vẽ vào vở. _ Giáo viên xuống từng bàn đôn đốc học sinh làm bài. _ Hướng dẫn cụ thể tới những em còn lúng túng chưa hiểu. Nhận xét đánh giá. _ Treo bài của học sinh để cả lớp tập nhận xét về cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. _ Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng, giáo viên bổ xung thêm và kết luận. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày….tháng.....năm Tuần 9 Bài 9 : Thường thức Mĩ thuật Xem tranh phong cảnh. I. Mục tiêu bài học _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết được thế nào là tranh phong cảnh. _ Các có thể mô tả được hình vẽ và màu sắc trong tranh. _ Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước II. Dồ dùng dạy-học _ Sưu tầm một số tranh, ảnh phong cảnh như (biển, đồng ruộng,…) _ Tranh phong cảnh của thiếu nhi các năm học trước. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. + Giáo viên giới thiệu tranh phong cảnh. ?_ Tranh phong cảnh thường vẽ những gì? + Tranh phong cảnh thường vẽ những hình ảnh như nhà, cây, đường đi, ao, hè,…. ?_ Tranh phong cảnh có được vẽ thêm người hay động vật không? ?_ Vẽ thêm người hoặc các con vật vào tranh thì có tác dụng gì? + Làm cho tranh thêm sinh động. _ Giáo viên bổ xung thêm: Tranh phong cảnh có 2 dạng là phong cảnh diện rộng và phong cảnh diện hẹp (góc cảnh). _ Giáo viên có thể trực tiếp minh hoạ bằng một số tranh, ảnh tiêu biểu để học sinh quan sát. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh. _ Giáo viên treo bức tranh thứ nhất. ?_ Bức tranh này có tên gọi là gì ? do ai sáng tác? + Tranh có tên gọi là “Đêm hội” do Vũ Đức Hoàng sáng tác. A, Tranh “đêm hội” (Màu nước của Võ Đức Hoàng” ?_ Bức tranh được tác giả vẽ bằng chất kiệu gì? + Vẽ bằng chất liệu màu nước ?_ Quan sát và cho biết trong tranh vẽ những gì? + Vẽ các ngôi nhà cao, thấp, có mái ngói đỏ. Có các chùm pháo hoa nhiều màu trên bầu trời. ?_ Em có cảm nhận gì về bố cục, các mảng hình và màu sắc ở trong tranh? _ Giáo viên phân tích bổ xung thêm. _ Treo bức tranh thứ hai. ?_ Bức tranh này có têm gọi là gì ? do ai sáng tác. + “Chiều về do Hoàng Phong sáng tác. B, Tranh chiều về (bút dạ của Hoàng Phong). ?_ Bức tranh được vẽ từ chất liệu gì? + Chất liệu là bút dạ. ?_ Trong tranh có những hình ảnh gì tiêu biểu? ?_ Nội dung bức tranh nói về đề tài gì? ?_ Em có cảm nhận gì về hình ảnh và màu sắc trong tranh? _ Giáo viên phân tích bổ xung thêm. nhận xét, đánh gía _ Giáo viên cho học sinh xem qua lại hai bức tranh và tập phận tích theo cảm nhận riêng của mình. _ Giáo viên bổ xung và tuyên dương cho điểm một số em trả lời tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày…..tháng.....năm...... Tuần 10 Bài 10: vẽ theo mẫu Vẽ quả I. Mục tiêu bài học _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số loại quả. _ Các em hiểu và vẽ được hình một loại quả và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị dụng cụ dạy-học _ Chuẩn bị một só loại quả khác nhau về hình dáng và màu sắc như: Bưởi, cam, táo,… _ Hình ảnh mọt số loại quả dạng tròn. _ Hình minh hoạ các bước tiến hành. III, Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. + Giáo viên giới thiệu các loại quả ở hình 1 (B10, VTV1) ?_ Quan sát và cho biết đay là quả gì? ?_ Hình dáng và màu sắc của quả này như thế nào? _ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm đặc điểm của một số loại quả để thấy được sự phong phú về ình dáng và màu sắc của các loại quả như: + Quả xoài: Màu vàng. + Quả lê: Màu trắng ngà (dưa) + Quả cam : Màu vàng đậm + Quả dưa hấu : Màu xanh đậm. _ Giáo viên bổ xung thêm : Có nhiều loại quả có dáng tròn màu sắc rát phong phs và đa dạng. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. _ Để vẽ được quả có hình dáng tương đối giống mãu thì bước đầu tiên ta phải làm gì? + Vẽ hình dáng bên ngoài của quả trước. + Quả dạng tròn ta có thể vẽ hình gần tròn. ?_ Nếu là quả đu đủ cần phải vẽ mấy hình tròn? + Là quả đu đủ cần vẽ hai hình tròn. Một hình tròn nhỏ và một hình tròn to. Giáo viên vẽ trên bảng một số quả tiêu biểu. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Đôn đốc và hướng dẫn học sinh làm bài. _ Gợi ý và hướng dẫn để các em nhận ra được hình dáng và đặc điểm của dạng quả định vẽ. nhận xét, đánh giá. _ Cho học sinh tập nhận xét bài lẫn nhau. _ nhận xét về hình dáng, đặc điểm và màu sắc của các dạng quả dáng tròn. _ Giáo viên bổ xung và cho điểm tuyên dương một số bài vẽ tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày….tháng…..năm…. Tuần 11 Bài 11 : Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm I. Mục tiêu bài học _ Giáo viên giúp học sinh nhận biết thế nào là đường diềm. _ Học sinh biết cách vẽ màu vào hình có sẵn ở đường diềm. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học _ Chuẩn bị sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm như bát, đĩa, vải,…. _ Một vài bài vẽ trang trí đường diềm của học sinh các năm trước. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. + Giáo viên giới thiệu đường diềm. _ Cho học sinh xem một số đường diềm theo dạng cơ bản. ?_ Quan sát và nhận xét về các hoạ tiết ở đường diềm? ?_ Màu sắc ở các hoạ tiết trên cùng trên một đường diềm có gì gíông nhau? _ Cho học sinh xêm một số đô vật có trang trí đường diềm để các em thấy được tác dụng của đường diềm đối với đời sống của con người. ?_ Theo các em hiểu thế nào là đường diềm? _ Đường diềm là những hình kéo dài lặp lại và lặp đi lặp lại, nó được giới hạn bởi hai đường thẳng song song. _ Giáo viên bổ xung thêm và kết luận. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu. ?_ Hình vẽ sẵn của đường diềm này có các họa tiết được sắp xếp như thế nào? + Các hoạ tiết được sắp xếp xen kẽ lặp đi lặp lại. ?_ Theo em hiểu thế nào là màu nền? + Là màu nằm sau các hoạ tiết ?_ Màu nền và màu ở các hoạ tiết khác nhau như thế nào? + Nừu nền đậm thì hìh vẽ phải sáng. + Còn nền mà sáng thì hình vẽ phải đậm. ?_ Các hoạ tiết giống nhau thì màu sắc phải như thế nào? + Các hoạ tiết giống nhau thì màu sắc cũng phải giống nhau. _ Chú ý : Khi vẽ bài chúng ta chỉ cần sử dụng từ hai đến ba màu là đủ. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. _ Giáo viên đôn đốc học sinh làm bài. _ Hướng dẫn các em tìm màu và vẽ màu sao cho phù hợp. _ Gợi ý cụ thể tới những em còn chưa hiểu. nhận xét, đánh giá. _ Chọn một số bài đã vẽ xong để học sinh tập nhận xét và đánh giá. _ Giáo viên bổ xung nhận xét và cho điểm tuyên dương một số bài làm tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày…tháng…năm… Tuần 12 Bài 12: Vẽ tranh Vẽ tự do I. Mục tiêu bài học. _ Giúp học sinh tìm hiểu về đề tài để vẽ theo ý thích. _ Học sinh vẽ được một bức tranh có nội dung phù hợp. _ Thêm yêu quê hương đất nước và vạn vật. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học _ Sưu tầm một số tranh, ảnh của các hoạ sĩ về nhiều đề tài và nhiều thể loại khác nhau. _ Một số tranh vẽ của học sinh các năm trước. _ Các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. Hoạt động 1: giới thiệu bài. + Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. _ Vẽ tranh tự do có nghĩa là tự do lựa chọn đề tài mà mình thích để thể hiện. _ Treo tranh của hoạ sĩ và của học với nhiều đề tài và nội dung khác nhau để học sinh quan sát và nhận ra. ?_ Quan sát và cho biết các bức tranh tranh trên vẽ theo mảng đề tài nào và nội dung nói về cái gì? ?_ Quan sát và cho biết đâu là mảng chính ? đâu là mảng phụ? ?_ Mảng chính và mảng phụ có ý nghĩa như thế nào? ?_ Màu sắc ở mảng chính và mảng phụ có gì khác nhau? ?_ Theo em em định thể hiện đề tài nào? _ Giáo viên hỏi thêm một số em để bài vẽ của lớp thêm phong phú. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ _ Giáo viên cho học sinh xem một số tranh để các em nhận biết được về nội dung của đề tài, cách vẽ hình, cách vẽ màu đồng thờigây cảm hứng cho học sinh trước khi vẽ. ?_ Trong tranhcó những hình ảnh gì? ?_ Màu sắc trong tranh như thế nào? ?_ Quan sát và cho biết đâu là hình ảnh chính? đâu là hình ảnh phụ? ?_ Theo em để vẽ được một bức tranh đề tài cần phải trải qua bao nhiêu bước tiến hành? _ Học sinh trả lơi, giáo viên bổ xung thêm. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. _ Đôn đốc học sinh làm bài. _ Hướng dẫn các em lựa chọn đề tài và tìm nộidung tranh. _ Gơi ý cụ thể về cách vẽ tranh cho những em còn lúng túng chưa hiểu. nhận xét, đnáh giá, _ Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã vẽ song về cách sắp xếp bố cục, hình ảnh và màu sắc trong tranh. _ Giáo viên cho điểm tuyên dương một số bài vẽ tốt. Dặn dò ra bài tập. _ Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: Ngày….tháng…năm…. Tuần 13 Bài 13: Tập vẽ Vẽ cá I. Mục tiêu bài học; _ Giáo viên gíp học sinh nhận biết được các hình dạng, các bộ phận của các loại cá tiêu biểu. _ Biết cách vẽ con cá. _ Vẽ được hình con cá và tô màu theo ý thích II. Chuẩn bị đồ dùng dạy-học _ Sưu tầm tranh, ảnh về các loại cá tiêu biểu. _ Bài vẽ cá của học sinh các năm trước. _ Hình hướng dẫn cách vẽ con cá. III. Các Hoạt động dạy-học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. + Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. _ Giáo viên treo tranh về hình ảnh các loại cá. ?_ Quan sát và cho biết các loại các trên có tên gọi là gì? ?_ Đặc điểm của các

File đính kèm:

  • docgiao an.doc
Giáo án liên quan