Giáo án mầm non - Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông

I. Mục đích yêu cầu:

KT: Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng

KN: Rèn kỹ năng ném trúng đích cho trẻ và chơi trò chơi cho trẻ.

TĐ: Trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ học tập . Chăm tập thể dục

II. Chuẩn bị:

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.

-Túi cát.

III. Hướng dẫn thực hiện.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non - Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỂ DỤC Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông CĐN: Phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không Tên đề tài: VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng TCVĐ: Đi đúng luật Thời gian: 30 phút. Ngày dạy: Thứ hai, ngày 12/3 /2011. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng KN: Rèn kỹ năng ném trúng đích cho trẻ và chơi trò chơi cho trẻ. TĐ: Trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ học tập . Chăm tập thể dục II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. -Túi cát. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Khởi động - Trẻ làm đoàn tàu ra sân tập thể dục. - Cho trẻ thực hiện các kiểu đi (bàn, gót,ngón,má bàn chân...), chạy (chạy nhanh, chạy chậm…) 2: Trọng động a. BTPTC: * Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước gập khuỷu tay trước ngực * Động tác chân 2: Ngồi khụy gối ( tay đưa cao ra trước) * Động tác bụng 2 : Đứng quay người sang hai bên * Động tác bật 1Bật tiến về về phía trước b. VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc. - Cô giới thiệu tên vận độngNém trúng đích thẳng đứng. - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần hai và phân tích động tác:Cô đứng chân song song tay cầm túi cát khi có hiệu lệnh ném tay cầm túi cát dưa từ dưới lên và ném vào đích sao cho túi cát không chạm vào vòng của đích * Trẻ thực hiện: - Cô cho hai trẻ khá lên làm mẫu. - Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô động viên khuyến khích trẻ tập. c. TCVĐ:Đi đúng luật - Cô giới thiệu tên trò chơi: đi đúng luật - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi. - Trẻ chơi. - Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi. 3. Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện 2l x 8N. - Trẻ thực hiện 4l x 8N. - Trẻ thực hiện 2l x 8N. - Trẻ thực hiện 2l x 8N. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe và quan sát. - Hai trẻ lên thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Trẻ lắng nghe và trẻ chơi. -Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng GIÁO ÁN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông CĐN: Phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không Tên đề tài: Làm quen với 1 phương tiện giao thông dường sắt và đường hàng không Thời gian: 30 phút. Ngày dạy:Thứ hai, 13/ 3 /2012. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của 1 số phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không (Tàu hỏa , máy bay, trực thăng , tàu điện ngầm…) KN: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, trả lời câu hỏi và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. TĐ: Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông II. Chuẩn bị: Tranh vẽ các phương tiện giao thông. 4 ngôi nhà dán hình 4 phương tiện Lô tô các phương tiện III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” -Trò chuyện theo nội dung bài hát. - Trò chuyện về chủ điểm. - Giáo dục: Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông HĐ2: Quan sát và đàm thoại. * Cô giới thiệu tranh :Tàu hỏa. - Cô bắt trước âm thanh của tàu hỏa và đố trẻ -Cho trẻ quan sát tranh tàu hỏa -Trẻ phát âm - Tàu hỏa gồm có những bộ phận nào? - Phần đầu tàu gồm có những gì? - Phần thân tàu gồm có gì? - Đường tàu hỏa chạy gọi là đường gì? - Tàu hỏa có ích lợi gì đối với chúng ta? => Cô chốt lại. * Cô giới thiệu với trẻ lần lượt các tranh máy bay, trực thăng, tàu điện nhầm HĐ 3: So sánh Phương tiện giao thông đường sắt và ptgt đường hàng không có đặc điểm gì khác nhau? Phương tiện gt đường sắt và phương tiện gt đường có đặc điểm gì giống nhau? =>Cô chốt lại. HĐ 4: Đàm thoại sau quan sát. - Chúng mình vừa được làm quen với những phương tiện giao thông gì? - Ngoài ra chúng mình còn biết những phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng hành không nào nữa * GD: Trẻ biết bảo vệ các phương tiện giao thoonh và tuân thủ đúng luật lệ giao thông HĐ 5: TCCC. TC1 : Thi ai nhanh. TC2 : Về đúng xe - Cô giới thiệu tên các trò chơi. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi. Cô động viên khuyến khích trẻ chơi, HĐ 5: Kết thúc Cô cho trẻ thăm bến xe - Cả lớp hát - Trẻ đoán. -Trẻ quan sát -Trẻ phát âm - Trẻ trả lời -Đầu may và các động cơ -Có các toa tàu -Đường ray -Tàu hỏ để trở người và hàng hóa,… - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi GIÁO ÁN TẠO HÌNH Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông. CĐN: Phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không Tên đề tàiTô màu tàu hỏa (tiết đề tài) Thời gian: 30 phút. Ngày dạy: Thứ ba, ngày 13/13/2012. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ biết ngồi đúng tư thế và biết cách cầm tô màu tàu hỏa KN: Rèn kỹ năng cầm bút và tô màu cho trẻ. TĐ: Giáo dục trẻ bảo vệ phương tiện giao thông và tuân thủ luật lệ giao thông II. Chuẩn bị: - 4 tranh tau hỏa tô các màu khác nhau. - Bút màu. -Mỗi trẻ 1 giấy vẽ có tàu hỏa - Giá treo sản phẩm. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Trò chuyện. - Cô cho trẻ hát bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” - Đàm thoại về nội dung bài hát. - Trò chuyện về chủ điểm. - Giáo dục: Trẻ biết bảo vệ ptgt và yuaan thủ luật lệ giao thông 2: Nội dung. * Giới thiệu bài - Cô cho trẻ đi thăm quan nhà ga?. - Trong nhà ga có gì? - Cô giới thiệu tàu hỏa thứ nhất + tau hỏa có đặc điểm gì? + Phần đầu tàu hỏa cô tô màu gì ? + Toa tàu cô tô màu gi? +cô tô màu gì cho cửa sổ các toa tàu? Cô chốt lại. * Cô lần lượt giới thiệu cho trẻ các con tàu có màu sắc khác * Trẻ thực hiện. - Cô hỏi trẻ thích - Cô hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi. - Cô cho trẻ tô, cô quan sát động viên khuyến khích trẻ. * Trưng bày sản phẩm. - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. - Cô cho trẻ tự giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn. - Cô nhận xét chung. 3. Kết thúc. - Cô cho cả lớp đọc bài thơ : cô dạy con . - Cả lớp hát - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và quan sát. - 2-3 trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện. - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. - 2- 3 trẻ lên nhận xét bài. - Cả lớp đọc GIÁO ÁN Toán Chủ đề: Phương tiện giao thông đường và luật lệ giao thông CĐN: Phương tiện giao thông đường đường sắt và đường hàng không Tên đề tài: Chia số lượng 10 thành 2 phần. Thời gian: 30 phút. Ngày dạy: Thứ Tư. 14/3/2012. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ biết chia số lượng 10 thành 2 phần khác nhau. KN: Rèn kỹ năng đếm và chia nhóm cho trẻ. TĐ: Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông NT: 90-95 % trẻ đạt. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng đủ cho cô và trẻ( Tàu hỏa oto) - Thẻ số 1-10. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Trò chuyện. - Cô cho trẻ hát bài “Đi đường em nhớ“ - Đàm thoại theo nôi dung bài hát. - Trò chuyện về chủ điểm. - Giáo dục: Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông 2: Nội dung. **Ôn số lượng cũ. - Cô xếp 10 chiếc tàu hỏa và 10 chiếc ô tô cho trẻ lên đếm,thêm bớt và gắn thẻ số tương ứng. * Chia nhóm. -Cô xếp 10 chiếc ô tô: x x x x x x x x x x - Cô cho trẻ đếm gắn thẻ số tương ứng. * Chia 10 thành 2 phần. + 1 nhóm có 1 và 1 nhóm có 9. x x x x x x x x x x - Cô gắn thẻ số tương ứng với hai nhóm. - Cô cho trẻ phát âm: 10 gồm 1 và 9. 1 và 9 là 10. - Cô gộp 2 nhóm lại và đếm. + Chia nhóm 2 và 8. x x x x x x x x x x - Cô gắn thẻ số tương ứng với hai nhóm. - Cô cho trẻ phát âm : 10 gồm 2 và 8. 2 và 8 là 10. * Cô thực hiện chia nhóm lần lượt. - Có bao nhiêu cách chia ? - Đó là những cách chia nào ? * Trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện giống cô. - Cô quan sát sửa sai và động viên trẻ. * Trò chơi củng cố. - TC : Tập tầm vông. - TC : Tìm bạn thân. + Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. + Cô cho trẻ chơi. + Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. 3. Kết thúc. - Cô cho trẻ đi thăm quan bằng ô tô - Cả lớp hát. -Trẻ đàm thoại. -Trẻ thực hiện - Trẻ đếm và gắn số - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - Trẻ phát âm theo nhiều hình thức. - Trẻ quan sát - Trẻ phát âm theo nhiều hình thức. - Trẻ quan sát Có 5 cách chia. Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện. Trẻ chơi. - trẻ đi thăm quan. GIÁO ÁN ÂM NHẠC Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông CĐN: phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không. Tên đề tài: DH: Đoàn tàu nhỏ xíu NH: Anh phi công ơi TC: Đoán tên bạn hát Thời gian: 30 phút. Ngày dạy: Thứ tư 14/3/2012. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. KN: Rèn kỹ năng vận động và phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ, chơi trò chơi cho trẻ. TĐ: Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông. NT: 90-95 % trẻ đạt. II. Chuẩn bị: - Bài hát; - Trò chơi. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Trò chuyện. - Cô cho trẻ đọc thơ bài “cô dạy con”. - Trò chuyện theo nội dung bài thơ -Trò chuyện theo chủ điểm. - Giáo dục: Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông. 2: Nội dung. * Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả : Đoàn tàu nhỏ xíu Của nhạc sĩ : . - Cô hát lần 1. * Giảng nội dung : Bài hát nói về các em nhỏ rất yêu thích tàu hỏa và các em nhỏ đã cùng nối đuôi nhau làm thành một đoàn tàu và đã chơi thật là là vui đấy - Cô hát lần 2. kết hợp động tác minh họa. * Cô dạy trẻ hát. - Trẻ thực hiện. - Cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức. + Cả lớp. + Tổ, nhóm ( tích hợp toán). + Cá nhân. + Cả lớp. - Cô sửa sai cho trẻ * Nghe hát “anh phi công ơi” - Cô giới thiệu tên bài hát :Anh phi công ơi Nhạc của nhạc sĩ : Xuân Giao. Lời : Xuân Quỳnh - Cô hát lần 1. + Giảng nội dung bài hát - Cô hát lần hai kết hợp động tác. * Trò chơi đoán tên bạn hát.. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. - Trẻ chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. 3. Kết thúc. - Cô cho trẻ thăm trang trại chăn nuôi. - Cả lớp đọc thơ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện GIÁO ÁN VĂN HỌC Chủ đề: phương tiện giao thông và luật lệ giao thôn CĐNPhương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không Tên đề tài: Thơ : Cô dạy con Thời gian: 30 phút. Ngày dạy: Thứ Năm 15/3/2012. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ. KN: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. TĐ: Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ minh họa thơ. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Trò chuyện. - Cô cho trẻ hát bài “em đi qua ngã tư đường phố”. - Đàm thoại về nội dung bài hát. - Trò chuyện về chủ điểm. - Giáo dục: Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông 2: Nội dung. * Cô cho trẻ xen tranh và đố trẻ hình ảnh đó có trong bài thơ nào và do ai sáng tác ? * Cô đọc thơ 1 lần. * Cô đọc thơ lần hai kết hợp chỉ tranh. - Giảng nội dung : Bài thơ nói về bạn nhỏ đi học được cô giáo dạy về các phương tiện giao thông và cả các đi đường nữa đấy và bạn nhỏ rất nhớ lời cô dạy không bao giờ vi phạm luật giao thông. *Đàm thoại - Ban nhỏ đã khoe với mẹ điều gì ? - Máy bay bay đường nào ? - Ô t ô chạy ở đâu? - Taù thuyền ca nô chạy đường nào? - Khi đi trên đường bộ phải đi như thế nào ? - Khi ngồi trên tàu xe không được làm gì ? - Đén ngã tư đường phố thì phải làm gì? -Bạn nhỏ đã ghi nhớ lời cô như thế nào - Qua bài thơ chúng mình thấy điều gì ? * Giáo dục : Tẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông * Dạy trẻ đọc thơ. - Cô dạy trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức. + Cả lớp. + Tổ, nhóm ( tích hợp toán). + Cá nhân. + Cả lớp. - Cô sửa sai cho trẻ. 3. Kết thúc. - Cô cho trẻ hát bài : Đi đường e nhớ - Cả lớp hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đọc thơ - Trẻ hát GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông CĐN: phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không Tên đề tài: Trò chơi với chữ cái P, Q Thời gian: 30 phút. Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 16/3/2012. I. Mục đích yêu cầu: KT: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái P,Q thông qua các trò chơi KN: Rèn kĩ năng phát âm chữ cái và chơi các trò chơi cho trẻ TĐ: Trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ học tập biết tuân thủ luật lệ giao thông NT: 90-95 % trẻ đạt II. Chuẩn bị: -Thẻ chữ cái, trò chơi. - Bút màu. III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1 Trò chuyện -Cho trẻ hát bài : em đi qua ngã tư đường phố -Đam thoại về nội dung bài hát -Đàm thoại về chủ điểm -Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông 2. Nội dung Ôn chữ cái p ,q thông qua các trò chơi *Trò chơi : Tìm chữ cái theo yêu cầu của cô -Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi có chữ cái p, q -Khi cô phát âm chữ cái nào thì trẻ giơ chữ cái đó lên và phát âm thật to * Trò chơi: Tìm đúng nhà -Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái, trẻ vừa đi vừa hát bài : Em đi qua ngã tư đường phố. Khi có hiệu lệnh về đúng nhà thì trẻ sẽ về đúng ngôi nhà có gắn thẻ chữ cái của mình - Đổi thẻ và cho trẻ chơi nhiều lần *Trò chơi : Tô màu chữ in rỗng -Cô phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có chữ p,q in rỗng Và cho trẻ tô màu *Trò chơi : Tung quân xúc xắc - cô cho trẻ đứng thành hai hàng quay mặt vào nhau ,cô đứng ở đầu và tung quân xúc xắc nếu quân xúc xắc rơi xuống mặt xúc xắc hiện chữ nào thì trẻ đọc to chữ cái đó lên -Tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần - Cô quan sát , khuyến khích cho trẻ chơi 3. Kết thúc -Cho trẻ đọc bài thơ :cô dạy con -Trẻ hát -Trẻ giơ và phát âm -Trẻ tìm đúng nhà -Trẻ chơi Trẻ tô màu -Trẻ chơi Trẻ đọc

File đính kèm:

  • docgiao an mam non moi(1).doc