1.Về nhóm lớp
-Trang trí lớp theo dạng mở cho trẻ hoạt động.Bố trí các góc phù hợp với diện tích lớp học,đồ dùng đồ chơi ở các góc phù hợp với góc và phù hợp với chủ điểm “động vật”
-Sưu tầm sácg báo tranh ảnh về các con vật sống trong gia đình ,sống dưới nước và con vật sống trong rừng.
-Làm một số con vật băng xốp bitis và một số con vật bằng nguyên phế liệu nhưạ (hộp comfo làm con công,con vịt )
-Có đồ chơi xâu hạt,đất nặn, bảng con, giấy, khối gỗ .
2.Về trẻ
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến lớp đến trường
-100% trẻ có đủ đồ dùng hoạt động
-Có thói quen tốt trong vui chơi hoc tập
-Trẻ biết yêu quý các con vật và biết thể hiện tình cảm đó với các con vật qua các hoạt động.
-100% trẻ ăn hết khâủ phần ăn và có thói quen văn minh trong ăn uống,
vệ sinh.
-100% trẻ đi học không mang quà đến lớp.
263 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề 3: Những con vật đáng yêu (Tuần 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3:
Những con vật đáng yêu
( Thực hiện:4 tuần từ ngày ……………………)
Nhiệm vụ của cô
1.Về nhóm lớp
-Trang trí lớp theo dạng mở cho trẻ hoạt động.Bố trí các góc phù hợp với diện tích lớp học,đồ dùng đồ chơi ở các góc phù hợp với góc và phù hợp với chủ điểm “động vật”
-Sưu tầm sácg báo tranh ảnh về các con vật sống trong gia đình ,sống dưới nước và con vật sống trong rừng.
-Làm một số con vật băng xốp bitis và một số con vật bằng nguyên phế liệu nhưạ (hộp comfo làm con công,con vịt…)
-Có đồ chơi xâu hạt,đất nặn, bảng con, giấy, khối gỗ…..
2.Về trẻ
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến lớp đến trường
-100% trẻ có đủ đồ dùng hoạt động
-Có thói quen tốt trong vui chơi hoc tập
-Trẻ biết yêu quý các con vật và biết thể hiện tình cảm đó với các con vật qua các hoạt động.
-100% trẻ ăn hết khâủ phần ăn và có thói quen văn minh trong ăn uống,
vệ sinh.
-100% trẻ đi học không mang quà đến lớp.
3.Về cô
-Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dạy học.
-Trang trí lớp đúng chủ đề, kịp thời
-Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học liệu cho trẻ hoạt động.
-Soạn bài đầy đủ kịp thời về chủ điểm động vật
-Lựa chọn một số bài hát ,bài thơ ,câu chuyện …liên quan với chủ đề.
4.Công tác phối hợp
-Đưa nội dung thông báo về chủ đề lên bảng tin của lớp
-Phối hợp vơí phụ huynh thu gom các nguyên phế liệu như:tranh ảnh, lịch cũ ,báo cũ co các con vật,ống nhựa comfo, can dầu rửa bát…
Tuần 1:
Những con vật sống trong gia đình
(Thực hiện:1tuần từ ngày ……………………………..)
I.Kiến thức
-Trẻ nhận biết và gọi tên con gà, con vịt,con chó, con mèo…
Biết các con vật sống trong gia đình, biết một số đặc điểm nôi bật của các
con vật( co đầu, có mỏ, có cánh chân co màng…..)
-Nhớ tên và thuộc các bài hát ,bài thơ trong chủ điểm: “Con gà trống, Là con mèo,”thơ “tim ổ”…
-Biết bước qua vật cản chân không chạm vạch
-Biết tập các bài tập phát triển chung của thể dục vân động,biết chơi các
trò chơi vận động
-Biết xếp sát cạnh và nối tiếp các khối gỗ vơí nhau tạo thành đường đi
II.Kỹ năng
-Rền luyện và phát triển ngôn ngữ, phát âm to rõ tên gọi đặc điểm nổi
bật của các con vật,kỹ năng đọc thơ to rõ diễn cảm
-Rền kỹ năng bước khéo léo qua vật cản, phản ứng nhanh kịp thời theo
tín hiệu của cô.
-Kỹ năng xếp sát cạnh nối tiếp với nhau tạo thành đường đi
-Rèn kỹ năng phân biệt màu sắc ,hình dạng
III.Thái độ
-Trẻ có thái độ yêu quý và chăm sóc các con vật sống trong gia đình
-Trẻ thích ăn các thức ăn chế biến từ gà ,vịt…Biết thịt gà, thịt vịt ăn
ngon và bổ
-Giáo viên có ý thức thực hiện chủ điểm, trang trí sắp xếp nhóm lớp phục
vụ chủ điểm “con vật sống trong gia đình”
-Làm đồ dùng đồ chơ sáng tạo đẹp phục vụ dạy và học tốt hơn
Kế hoạch hoạt động tuần 1 tháng 11
: “Những con vật nuôi trong gia đìmh”
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Thể dục sáng: Bài “Gà gáy”
- Trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình
- Điểm danh: Gọi tên, báo ăn
- Chơi tự chọn: Chơi các góc theo chủ đề nhánh “những con vật nuôi trong gia đình
Hoạt động có chủ đích
NBTN
Tuần 1
trống Con gà mái
-Con vịt-con chim bồ câu
TDVD
Tuần 1
BTPTC:
Gà gáy
VĐCB: Đi
theođường
ngoằn ngoeò
TCVĐ:Gà trong vườn rau
HĐVĐV
Tuân 1
-Xâu vòng bằng các con vật
-
Nặn con giun
Âm nhạc
Tuần 1
NH: “Gàgáy le te”(tt)
DH: “Gà trống mèo con và cún con”
Tuần 2
Như tuần 1
Dạy hát(TT)
Thơ
Tuần 1
“Tìm ổ”)
Hoạt động ngoài trời
-Quan sát một số con vật nuôi trong gia đình, lăng nghe âm thanh trong tự nhiên, tự chọn.
-Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau” “Gà con tìm mồi”
-Chơi tự do: chơi với các đồ chơi ngoài trời
Hoạt
động
góc
-Góc gia đình:T/C “Bác chăn nuôi”
-Góc bé khéo tay:T/C: “Xâu vòng bằng các con vật”
“Xếp đường đi cho gà vịt”
“Nặn con giun”
Chơi góc mở: “Gắn hình các con vật”
-Góc bé vui bé khoẻ:T/C “Đến thăm trang trại chăn nuôi”
Vui hát về các con vật
Hoạt động chiều
Ôn: NBTN
-Chơi tự do
-VS- Trả trẻ
Ôn:TDVD
-Rèn nề nếp trong giờ học
-VS-TT
Ôn:HĐVD
-Rèn nê nếp
-Chơi tự do
-VS-TT
Ôn:âm nhạc
-Rèn nề nếp vệ sinh
-Chơ tự do
-Vệ sinh-Trả trẻ
Ôn:Thơ
-liên hoan văn nghệ
-Bình phiếu bé ngoan
Kế họach hoạt động gócTuần 1 tháng 11
Chủ đề :“Những con vật nuôi trong giađình”
Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Gợi ý thực hiện
Lưu ý
1. Góc Gia đình
TC:Bác chăn nuôi
- Trẻ biết các thao tácnhư:
Trồng rau,thái rau,cho các con vật ăn.
- Biêt chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình
-Các con vật
- Thức ăn gia súc
-Các đồ chơi nấu ăn
* ổn định: Cô cho trẻ hát bài “Đàn gà trong sân ”. Giới thiệu đồ chơi các góc,hướng dẫn trẻ chọn góc chơi
1. Góc gia đình:
- Cô hướng dẫn trẻ biết thao tác vai “Bác chăn nuôi”.
- Gợi ý cho trẻ biết cách cho các con vật ăn,thái rau,trồng rau…
Hỏi trẻ:+Khi nuôi các con vật bác chăn nuôi phải làm gì?
2.Góc bé khéo tay:
- Cô hướng dẫn trẻ cách cẩm dây và xâu các con vật hành vòng, hỏi trẻ:
+Con đang làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ xếp các khối gỗ sát cạnh nhau thành đường đi,cách lăn đất thành con giun.
+Con lăn con giun để làm gì?
3.Góc bé vui bé khỏe:
- Cô hướng dẫn cho trẻ đi theo đường ngoằn nghèo, tung bóng bằng 2 tay, hỏi trẻ:
+ Con đang chơi trò chơi gì?
-Hướng dẫn trẻ cách sự dụng các nhạc cụ âm nhạc.
* Kết thúc: Cô hướng trẻ về góc bé khéo tay để nhận xét sản phẩm
Nếu trẻ không biết thực hiện các thao tác ở các góc thì cô đóng vai cùng tham gia chơi với trẻ bằng cách
đặt câu hỏi gợi mở để trẻ tham gia chơi tốt hơn
2. Góc bé khéo tay
TC:Nặn con giun
TC: Xâu vòng bằng các con vật
TC: Xếp đường đi TC:Gắn hình các con vật
- Trẻ biết lăn đất dài ra thành hình con giun.
- Trẻ biết xâu các con vật thành vòng.
-Biết xếp các khối gỗ sát cạnh nhau thành đường
-Luyện kỹ năng xếp sát cạnh nhau. Rèn kỷ năng xâu vòng và lăn dọc
- Rỗ đựng các khối gỗ dài.
- Đất nặn , bảng
- Rỗ đựng các con vật
03.Góc bé
vui
bé khoẻ
TC: Đến thăm trang trại chăn nuôi
TC:Tung bóng
Hát các bài hát về gia đình
- Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngèo đến thăm trang trại nhà bạn búp bê.
-Trẻ biết tung bóng bằng 2 tay đúng kỹ thuật
-Rèn luyện kỹ năng đi theo đường ngoằn nghèo, tung bóng bằng 2 tay.
- Biết hát các bài hát về các con vật nuôi trong gia đinh.
- Vạch phấn làm đường ngoằn ngèo
- Bóng cao su
- Mô hình nhà bạn búp bê
- Xắc sô, đàn nhạc
Đón trẻ – thể dục sáng - điểm danh
Đón trẻ:
I. mục đích yêu cầu:
- Trẻ ham thích đi học, hoạt động tích cực các góc,thích chơi với bạn trong lớp, gúp trẻ hiểu biết thêm về các con vật nuôi trong gia đình.
- Rèn cho trẻ thói quen đi học chăm, phát triển tính mạnh dạn ,rèn luyện thói quen chọn góc ,chơi xong biết cất đồ chơi lên giá.
- Giáo dục trẻ đi học biết chào hỏi mọi người biét giữ gìn đồ dùng bố mẹ mua cho .
II chuẩn bị:
- Đồ chơi các góc: Các đồ chơi con vật màu xanh, đỏ, các khối gỗ, đồ chơi góc gia đình
III tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng lớp, sắp xếp lại các góc chơi
- Cô đón trẻ vào lớp niềm nở ân cần, nhắc trẻ chào cô, tạm biệt bố mẹ. Hướng trẻ vào hoạt động các góc. Cuối giờ đón cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm các con vật nuôi trong gia đình. Hỏi trẻ:
+Nhà cháu nuôi những con vật gì?
+ Kêu như thế nào?
+ Nó làm nhiệm vụ gì?
+ Cháu phải làm gì khi nuôi các con vật?
-Cô gởi ý cho trẻ vào các góc chơi.Cô chú ý quan sát trẻ chơi ,gởi ý tham gia chơi cùng trẻ. Nhắc trẻ không dành đò chơi của nhau.
- Trẻ đến lớp chào cô và vào góc chơi
-Trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ kể.
-Tập tiếng kêu các con vật: gà,mèo.vịt..
-Trẻ vào góc chơi
B.thể dục sáng
Bài: “Gà gáy”
i. Mục đích yêu cầu
Trẻ biết tập các động tác cùng cô theo bài “Gà gáy” một cách thành thảo
- Rèn thói quen tập thể dục sáng cho trẻ, phát triển thể lực
- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục sáng, không xô đẩy bạn
ii. chuẩn bị:
- Phòng tập sạch sẽ thoáng mát, an toàn cho trẻ
iii. tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ đứng hình vòng cung hướng mặt nhìn cô, tập theo cô bài tập“Gà gáy”
+ Động tác 1:“Gà gáy sáng”:
Trẻ tập làm tiếng kêu của gà gáy “ò ó o” (Hít vào thở ra)
+Động tác 2: “Gà vỗ cánh”.
Giang 2 tay sang ngang vỗ nhẹ 2 tay vào đùi nói “Gà vỗ cánh” .
+Động tác3: “Gà tìm bạn”.
Đứng tự nhiên 2 tay chống hông,nghiêng người sang hai bên nói “Gà tìm bạn”
+ Động tác4: “Gà mổ thóc.
Trẻ ngồi xuống gõ 2 tay xuống đất nói “tốc tốc tốc”
- Cho trẻ đứng dậy làm đàn gà giang cách đi nhẹ nhàng một vòng và về chỗ ngồi.
-Trẻ tập theo cô
+Tập 3 lần
+Tập3 lần
+Tập3 lần
+Tập3 lần
-Đi một vòng quanh phòng tập ngồi vào ghế.
C. điểm danh:
i. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dạ khi cô gọi tên mình
- Rèn cho trẻ thói quen lắn nghe cô gọi tên theo thứ tự
- Giáo dục trẻ biết im lặng, không nói leo
ii. chuẩn bị:
- Sổ gọi tên, sổ báo ăn, bút
iii. tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô cho trẻ ngồi vào chỗ, mở sổ gọi tên và gọi theo thứ tự tên các cháu, đánh dấu trẻ vắng học, đánh dấu trẻ đi học vào sổ báo ăn.
- Kiểm tra phiếu và báo ăn cho nhà bếp
- Trong thời gian cô gọi tên nhắc nhở trẻ im lặng, không nói leo, nhắc trẻ dạ to khi cô gọi đến tên mình
Lắng nghe cô gọi tên
Thứ 2/02/11/2009
Đón trẻ-Trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ
Hoạt động có mục đích
Nhận biết tập nói:
“Gà trống-Gà mái”
i. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:-Trẻ nhận biết- phân biệt- gọi tên được “gà trống, gà mái”. Biết được một số đặc điểm đặc trưng của con gà trống: Mỏ gà,mào gà màu đỏ,đuôi gà dài, chân gà..; con gà mái: mắt gà đen tròn , cánh gà, đuôi gà đẹp ,đẻ trứng, kêu cục ta cục tác…
2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỷ năng nhận biết,phân biệt, gọi tên đúng gà trống ,gà mái.
Phát triển ngôn ngữ, phát âm đúng các câu dài về đặc điểm của gà trống,gà mái: “mào gà màu đỏ”, “gà mái đẻ trứng”, “đuôi gà trống dài”, “chân gà có cửa”…
3.Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
ii. chuận bi
-Tranh gà trống, gà mái, tranh lô tô gà trống ,gà mái.
-Nhạc đàn bài hát: “Đàn gà trong sân “, “Con gà trống”.
-Tích hợp: Bài hát “ Con gà trống”, “ Đàn gà trong sân”
Trò chơi , Câu đố
III tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ôn định:
-Cô cho trẻ đi từ ngoài vào hát bài “Con gà trống”và vào chỗ ngồi. Hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Cô vừa giới thiệu vừa dẫn dắt cho trẻ quan sát tranh .
1. Gà trống:
Hỏi trẻ:
+Đây là con gì?
+Đây là cái gì? (chỉ vào mỏ gà)
+ Mỏ gà để làm gì?
+ Còn đây là cái gì? (Chỉ vào mào gà)
+Có màu gì?
+Cái gì đây nữa? (chỉ vào chân gà, đuôi gà)
+Đuôi gà như thế nào?
+Gà trống có nhiệm vụ gì?
- Cô kết hợp vừa hỏi vừa giới thiệu các đặc điểm của con gà trống.Sau mỗi câu hỏi cô cho trẻ nhắc, lên chỉ
-Trả lời câu hỏi
+Con gà trống
-Quan sát tranh, trả lời:
+Con gà trống
+Mỏ gà
+ Mổ thức ăn
+Mào gà
+Màu đỏ
+Chân gà, đuôi gà..
+Đuôi gà dài
+Gáy sáng báo thức mọi người
lại tên,đặc điểm của gà trống theo hình thức cá nhân, kịp thời sửa sai cho trẻ.Giáo dục cho trẻ biết lợi ích của tiéng gà trống gáy là báo thức mọi người dậy.
- Cho trẻ đứng lên chơi trò chơi “Gà gáy”
2. Gà mái:
-Thu hút trẻ bằng một câu đố về gà mái:
“Con gì đẻ trứng
Nhảy ổ quanh nhà
Nó kêu rất hay
Cục ta cục tác”
-Cho trẻ đoán và gọi tên,xuất hiện bức tranh.
Hỏi trẻ: +Con gì đây?
+Kêu như thế nào?
+Có đẻ trứng không?
-Cô kết hợp vừa hỏi vừa phân biệt đặc điểm khác nhau của gà trốngvà gà mái và cho trẻ gọi tên các đặc điểm khác nhau đó.
VD: Gà trống gáy “ò ó o”, không đẻ trứng;
Gà mái kêu cục ta cục tác, đẻ trứng.
Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
* Trò chơi : “Tập tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con”
Cô nói : Gà trống gáy như thế nào?- “ ò ó o”
Gà mái kêu như thế nào? - “ Cục ta cục tác”
Gà con kêu ngư thế nào? – Chiếp chiếp
Cho trẻ tập tiếng kêu các con vật 2 lần
Cho trẻ chơi trò chơi “ Gà đi tìm mồi”
*Bài hát: “ Đàn gà trong sân”
Cô cùng trẻ hát 2 lần và ra ngoài.
*Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương.
- 2-3 trẻ lần lượt trẻ nói
-Trẻ đoán câu đố
-Xem tranh
+Con gà mái
+Cục ta cục tác
+Đẻ trứng
-Trẻ nhắc lại theo cô
-Trẻ tập tiếng kêu của từng con vật
- Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ hátvà ra ngoài
Hoạt động ngoài trời
Quan sát:
“Đàn gà”
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được các đặc điểm của gà trống,gà mái,gà con
- Luyện kỷ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ
- Giáo dục cho trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
II. Chuẩn bị
-Đàn gà ở góc hành lang
-Sân chơi sạch an toàn
III tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Quan sát đàn gà:
-Cô cho trẻ làm động tác gà con vừa đi vừa hát bài“Đàn gà trong sân”. Hướng trả đến chỗ có đàn gà đang ăn.
-Cô hướng trẻ quan sát và gợi hỏi:
+ Trong sân có những con gà gì?
+Đây là gà gì? (Chỉ vào con gà trống)
+Kêu như thế nào?
+Có đẻ trứng không?
-Tương tự hỏi con gà mái, gà con.Cô vừa đặt câu hỏi vừa giới thiệu các đặc điểm của gà trống, gà mái, gà con Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong GĐ
*Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hỏi trẻ tên trò chơi:
+Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Chơi tự do:
-Cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời, nhặt lá vàng…
-Cô quan sát nhắc nhở trẻ không chạy quá xa khu vực chơi của mình
- trẻ quan sát và nói lên nhận xét của mình
- trẻ chơi
- trẻ chơi
*Hoạt động góc(Theo KHT)
Hoạt động chiều
Ôn nhận biết tập nói
I. mục đích yêu cầu:
- Củng cố lại cho trẻ nhận biết, gọi tên đúng gà trống, gà mái.
- Luyện kỹ năng nhận biết gọi tên, phát triển ngôn ngữ, tập nói câu dài
- Giáo dục trẻ biết chú ý trong giờ học
II chuẩn bị:
- Tranh gà trống, gà mái.
III tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
-Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh gà trống gà mái
-Chú ý luyện kỹ năng nhận biết và phát âm cho trẻ
-Chơi trò chơi “chọn tranh theo yêu cầu”
Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi
-Cho trẻ chơi tự do ở các góc
*Vệ sinh trả trẻ
-Trẻ quan sát
-Trẻ gọi tên phát âm nhiều lần
-Trẻ chơi
Đánh giá cuối ngày
-85% trẻ nhận biết được con gà trống ,gà mái và phát âm rõ ràng,một số trẻ phát âm tốt như:Như Quỳnh,ánh Tuyết, Mĩ Yến, Hồng Trang.
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc,nhóm chơi ở góc gia đình chơi tốt.
Thứ 3/03/11/ 2009
Đón trẻ- Thể dục sáng- Điểm danh
(Trò chuyện với trẻ về con gà)
Hoạt động có chủ đích
Thể dục vận động :
BTPTC: “Gà gáy”
VĐCB: “Đi theo đường ngoằn nghèo”(lần 1)
TCVĐ: “Gà trong vườn rau”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đi trong đường ngoằn nghèo không chạm vạch, giữ được thăng bằng khi đi .
- Luyện kỷ năng đi ở tư thế đúng, phản ứng kịp thời với tín hiệu, phát triển cơ chân
- Giáo dục trẻ ý thức luyện tập, không xô đẩy bạn, biết vâng lời cô trong giờ học .
II. Chuẩn bị:
-Vạch phấn, sân tập ,mô hình nhà bạn búp bê
-Đường ngoằn nghèo dài 5-6cm, rộng 30cm
-Mô hình nhà bạn gà, mô hình vườn rau
- Tích hợp: bài hát “Đàn gà trong sân”, “Con gà trống” .
III tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* ổn định : Cô và trẻ hát bài “ Con gà trống” và đi dần thành vòng tròn vào sân tập
1. Khởi động:
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn (đi chậm- nhanh dần - chậm dần) cuối cùng đứng lại thành vòng cung.
2. Trọng động:
a) Bài tập phát triển chung:
Bài “Gà gáy”(Tập như thể dục sáng)
b)Vận động cơ bản: “ Đi theo đường ngoằn nghèo”
- Cô giới thiệu tên bài tập bằng cách tạo tình huống đến thăm nhà bạn gà con.
*Cô làm mẫu 2 lần:
Lần 1: không giải thích
Lần 2: Vừa đi vừa giải thích: Cô đứng vào vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh “ Chuẩn bị - bước”. Cô bước cao chân, đi lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước,đi không chạm vạch.
* Trẻ thực hiện:
+ Cho lần lượt từng đôi trẻ lên đi
+3-4 trẻ lên đi .Cô chú ý sửa sai giúp trẻ đi đúng kỹ thuật. Động viên trẻ kịp thời khi trẻ đi không chạm vào lề cỏ.
- Cô bao quát trẻ,chú ý sữa sai giúp trẻ đi đúng kỷ thuật không dậm chân lên lề cỏ, không xô đảy bạn đi trước.
Tổ chức cho trẻ đi theo nhóm, tổ.. ( kết hợp mở nhạc bài “Đàn gà trong sân”
-Trẻ hát và vào hàng thành vòng tròn
-Trẻ đi theo cô các kiểu đi
-Trẻ tập theo cô
-Trẻ tập BTPTC
-Trẻ xem cô làm mẫu
-Trẻ đi lần lượt từng bạn
-3-4 trẻ đi
-Từng nhóm đi
- Hỏi trẻ tên bài tập: Các con vừa tập bài gì ?
c) Trò chơi vận động “Gà trong vườn rau”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-
3 lần.
- Hỏi trẻ tên trò chơi.
Giáo dục trẻ khi tập không chảy ra khỏi vị trí, không xô đẩy bạn
3. Hồi tĩnh: Cô và trẻ đi dạo chơi nhẹ nhàng và ra ngoài.
* Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương giờ học
-
-Trẻ chơi 2-3 lân
-Trẻ đi nhẹ nhàng quanh phòng tập 2 vòng
Hoạt động ngoài trời
Quan sát:
“ Con chó cún”
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên cho cún, biết được một số đặc điểm của con chó (mỏm, chân, đuôi chó...) chó sủa gâu gâu...
- Luyện kỷ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ
- Giáo dục cho trẻ biết nuôi chó để canh nhà... không nên ôm, chơi gần con chó.
ii Chuẩn bị:
Con chó đã xích
III tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Quan sát “Con chó cún”:
Cho trẻ ra sân chơi vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” Hướng trẻ nên nôi nhốt chó.
+ Con gì đây?
+ Con chó có cái gì?
+ Cái gì đây?
Để làm gì?
+Con chó sủa như thế nào?
+ Nuôi chó để làm gì?
Cô cùng bé tập làm tiếng chó sủa gâu gâu
- Giáo dục trẻ không nên vuốt ve, chơi gần các con chó
*Trò chơi vận động: “G à trong vườn rau”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Hỏi trẻ tên trò chơi.
* Chơi tự do:
Cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời, vẽ phấn trên sân …
Cô quan sát nhắc nhở trẻ không chạy quá xa khu vực chơi của mình
- Trẻ quan sát và nói lên nhận xét của mình
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
* Hoạt động góc(Theo KHT)
Hoạt động chiều
Ôn thể dục vận động
I. mục đích yêu cầu:
- Củng cố lại cách đi trong đường ngoằn nghèo cho trẻ
- Luyện kỹ năng đi trong đường ngoằn nghèotheo thế đúng
- Giáo dục trẻ biết chú ý trong giờ học
II..chuẩn bị:
- Các đồ dùng liên quan đến môn thể dục
III .tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động: Cho trẻ đi chậm, nhanh dần, chậm dần sau đó đứng thành vòng tròn
2. Trọng động:
a, Bài tập phát triển chung: “Gà gáy”
ĐT1:Đưa 2 tay lên miệng làm gà gáy “ò.ó.o.o..”
ĐT2: Dang hai tay vẫy vẫy làm gà vỗ cánh rồi hạ xuống đập vào đùi nói “gà vỗ cánh”
ĐT3: Hai tay chống hông quoay sang bên phảI rồi quay sang trai noi “gà tìm bạn”
b, Vận động cơ bản: “Đi trong đường ngoằn nghèo”
- Tập như HĐC, tăng số lần tập cho cá nhân, nhóm dưới hình thức thi đua
c, Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”
Cô nhắc lại luật chơi cách chơi
cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh phòng tập 2 lần
Cho trẻ chơi tự do các góc
Vệ sinh trẻ
Trả trẻ
-Trẻ tập theo cô
-Trẻ thực hiện
Trẻ chơi
Đánh giá cuối ngày
-78% trẻ biết đi trong đường ngoằn nghoèo không chạm vào vạch quy định
-Trong giờ vân động trẻ ngoan đặc biệt có các cháu:Quỳnh, Quang Huy, Tuyết
-95% trẻ tham gia các hoạt động khác tuy nhiên còn một vài cháu chơi không hứng thú như cháu:Nhật Hoàn, Thế Anh.
Thứ 4/04/11/ 2009
Đón trẻ-Thể dục sáng-Điểm danh
(Trò chuyện với trẻ về con chó, con mèo,gà trống)
Hoạt động có chủ đích
Hoạt động với đồ vật:
“Xâu vòng bằng các con vật”
I. mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết cách xâu xen kẻ các con vật và hột thành vòng. Biết gọi tên các con vật và màu sẵc đỏ- vàng của các con vật.
- Rèn kỹ năng cầm dây, cầm hột hạt và con vật để xâu thành vòng. Rèn luyện sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động của đôi bàn tay.
- Giáo dục trẻ tích cực cố gắng hoàn thành việc xâu vòng và không lấy đồ chơi của bạn. Giáo dục trẻ biết xâu vòng để tặng cho các con vật đáng yêu trong nhà: Con mèo con cún..
II. chuẩn bị:
- Vật mẫu: Vòng đỏ, vòng vàng.
- Rổ đựng con vật, hột hạt và dây đủ cho cô và trẻ.
- Tích hợp : Bài hát “ Ai cũng yêu chú mèo” “Gà trống, mèo con và cún con”
Bài thơ: “ Chú gà con”
Trò chơi: “Tặng vòng màu đỏ, màu vàng cho bạn mèo, bạn cún”
III. tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* ổn định
Cô và trẻ cùng hát bài “ Ai cúng yêu chú mèo”và ngồi xuống trò truyện về con vật sống trong gia đình.
Hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về con gì?
+ Con mèo là vật nuôi ở đâu?
+ Ngoài con mèo còn có con gì nữa?
Cô dẫn dắt nói về lợi ích của tứng con vật: Mèo bắt chuột, chó cún canh nhà…và cho trẻ đến xem mèo và chó cún đeo vòng cổ.
*Quan sát vật mẫu:
-Cô hỏi trẻ:
- Trẻ hát và ngồi xuống trò truyện với cô.
- Trả lời:
+ Ai cũng yêu chú mèo
+ Con mèo
+ Trong gia đình
+ Con chó, con gà …
-Trẻ quan sát
+ Con mèo (con cún) có cái gì ở cổ?
+ Vòng có màu gì?
- Bằng lời cô lấy vòng ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
+Các con thấy cái vòng này như thế nào?
+Chiếc vòng xâu bằng cái gí?
- Cô nói “ Chiếc vòng được xâu xen kẻ bằng các con vật và hột hạt rất đẹp”.
- Dẫn dắt cho trẻ ngôi vào hình vòng cung. Cô đưa rổ đựng dây, hột hạt và các con vật ra cho trẻ xem.
Hỏi trẻ: Trong rổ có cái gì?
- Cho trẻ gọi tên các con vật, hột hạt, dây. Sau khi gọi tên xongcô giới thiêu các con vật và hột hạt đêu có lỗ ở giữa, còn sợi day có một đàu cứng và một đàu được thắt nút.
- Đặt câu hỏi gởi mở:
Các con có thích cùng cô xâu vòng không?
* Làm mẫu:
- Cô làm mẫu 1 lần:Vừa làm vừa nói chậm, rõ ràngcách làm “Tay phải cầm sát đầu dây cứng, tay trái câm con vật(hột hạt) để hở lỗ, xâu dây qua lỗ”.
- Cô xâu lần lượt xen kẻ các con vật và hột hạt, xâu xong cô buộc hai đàu lại thành vòngvà giơ lên cho tre xem.
Hỏi trẻ:
+ Cô xâu được cái gì đây?
+ Vòng của cô có màu gì?
+ Cái vòng này như thế nào?
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Chú gà con” vừa đọc vừa chơi cử động bàn tay.
* Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ chơi “Dấu tay” và cầm rổ ra trước mặt
- Cô hưóng ẫn trẻ xâu xen kẻ lần lượt các con vậtvà hột hạt. Cô quan sát trẻ xâu. Trong quá trình trẻ xâu cô hỏi trẻ: + Con đang làm gì?
+ Xâu vòng bằng cái gì?
+ Vòng của con màu gì?
+Vòng cổ
+Màu vàng
+Đẹp
+Con vật, hột hạt
+ Trẻ kể
- Trẻ gọi tên
+Có
-Xem cô làm mẫu
-Trả lời:
+Cái vòng
+Màu vàng
+Đẹp
-Trẻ đọc thơ và tập cử động tay
- Trẻ thực hiện
+Xâu vòng
+Bằng các con vạt..
+Màu vàng, màu đỏ
- Trẻ xâu xong cô giúp trẻ buộc lại thành vòng cho từng trẻ và hỏi: + Các con vừa làm gì?
+ Xâu vòng để tặng ai?
- Cho trẻ đưa vòng đến tặng bạn cún và bạn mèo bằng trò chơi “Tặng vòng cho bạn mèo, bạn cún”.
- Cô hỏi trẻ : Bạn cún đeo vòng màu gì?
Cho trẻ có vòng màu vàng giơ lên và nói “ Vòng màu vàng”. Sau đố cho trẻ lên tặng vòng cho ạn cún.
Còn những bạn có vòng màu đỏ nói “ Vòng màu đỏ” và đưa vòng lên tặng cho bạn mèo.
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của mình của bạn, khen những trẻ xâu đúng xâu đẹp.
- Giáo dục trẻ biết xâu vòng tặng cho các con vật nuôi trong gia đình đồng thời nhắc nhỡ trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
* Kết thúc : Cho trẻ hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con “ và đi ra ngoài.
+Xâu vòng
+Tặng bạn cún, bạn mèo
-Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ gọi tên và lên tặng
- Nghe cô nhận xét
- Trẻ hát và ra ngài
Hoạt động ngoài trời
Quan sát:
“Bầu trời khí hậu trong ngày”
I. mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát và nhận xét về bầu trời thời tiết trong ngày(Mặt trời mây, gió,mát,lạnh)
- Phát triển khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ
- Giáo dục trẻ ăn mặc quần áo theo mùa, biết đổi mũ nón khi ra đường, biết giữ gìn đồ dùng cá nhân
II chuẩn bị:
- sân sạch khô ráo , an toàn
III tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1)Quan sát đàm thoại:
Cho trẻ đi dần ra ngoài vừa đi vừa hát bài "đi chơi..."
Cô hớng chú ý của trẻ lên bầu trời
Gợi hỏi: + Con thấy bầu trời hôm nay nh thế nào?
+ Các con nhìn thấy mặt trời không?
+ Có gió không?
+ Hôm nay đang là mùa gì?
+ Thời tiết mùa thu như thế nào?
+Các con mặc đồ gì?
-Giáo dục trẻ đội mũ nón khi ra đường,biết giữ gìn đồ dùng cá nhân(khăn, áo mũ, tất)
2)Cho trẻ chơi trò chơi vận động
“ Gà trong vườn rau”
3)Chơi tự do
Nhặt lá vàng chơi đồ chơi ngoài trời
-Trẻ hát và đi ra ngoài
-Trả lơi câu hỏi của cô
-Trẻ chơi
-Trẻ nhặt lá vàng
*hoạt động gúc (theo KHT)
Hoạt động chiều
Làm quen giai điệu bài hát:
- “Gà gáy le te”,
- “Gà trống, mèo con và cún con”
I. mục đích yêu cầu:
- Trẻ được làm quen giai điệu bài hát mới, cảm nhận được tính chất giai điệu của bài hát “Gà gáy le te”, nhớ tên bài hát.
- Luyện kỹ năng lắng nghe cô hát
- Giáo dục trẻ biết chú ý trong giờ học
II chuẩn bị:
- Đàn nhạc bài hát “Gà gáy le te”, “Gà trống, mèo con và cún con”
III tiến hành:
Hoạt đông của cô
Hoạt động của trẻ
- C
File đính kèm:
- Nhav tre.doc