I.Yêu cầu:
- Cháu biết được 1 số phương tiện giao thông.
-Cháu đoán được phương tiện giao thông qua câu đố.
-Giáo dục trẻ khi có tín hiệu thì phải dừng lại, khi qua đường phải quan sát kỹ.
II.Chuẩn bị:
-Một số câu đố, tranh ảnh về phương tiện giao thông.
III.Hướng dẫn:
114 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Kể chuyện về ngày nghỉ (an toàn giao thông), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2010
Bài: 41
Môn: Họp mặt đầu tuần
Đề tài: KỂ CHUYỆN VỀ NGÀY NGHỈ
(An toàn giao thông)
I.Yêu cầu:
- Cháu biết được 1 số phương tiện giao thông.
-Cháu đoán được phương tiện giao thông qua câu đố.
-Giáo dục trẻ khi có tín hiệu thì phải dừng lại, khi qua đường phải quan sát kỹ.
II.Chuẩn bị:
-Một số câu đố, tranh ảnh về phương tiện giao thông.
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức:
- Cô bắt nhịp cho cháu hát bài
2.Nội dung
a. Giới thiệu:
- Cô hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy?
- Là buổi học gi?
- Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về ngày nghỉ nhé.
b. Nội dung:
Cô hỏi: Hôm qua là thứ mấy?
−Vây hôm qua chủ nhật các cháu được đi chơi ỏ đâu?
- Trẻ lần lượt kể về ngày nghĩ của mình
-Cô kể chuyên cho trẻ nghe.
- Cô kể cho cháu nghe 1 câu chuyện: Hôm qua chủ nhật bố bạn Bo chở bạn Bo về quê trên đường quốc lộ rộng ơi là rộng Bo thấy các bạn trèo qua trèo lại trên giải phân cách giữa đường Bo liền hỏi bố: Bố ơi kia là cái gi chơi ở trên đó có được không ạ?
Bố Bo liền trả lời đó là dải phân cách để ngăn 2 dòng xe không được chơi ở đó vì dễ bị tai nạn giao thông, nguy hiểm lắm con ạ! ----Bo liền kêu to lên ôi sợ quá. Vậy bố con ta ra đó bảo các bạn ấy xuống đi bố.
- Các bạn khi thấy trên dải phân cách các cháu không được trèo lên đó kẻo dễ bị xảy ra tai nạn đó.
- Khi đi đúng đường thì các cháu phải đi về phía bên nào?
- Muốn đi qua đường thì các cháu phải làm thế nào?
- Lứa tuổi các cháu muốn đi qua đường phải có người lớn dắt qua mới được qua đường nhé các cháu cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ luật giao thông.
*Củng cố :
- Nhắc lại tên bài.
*Giáo dục:Các cháu luôn nhớ khi đi đương đi bên tay phải của mình.
3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài.
Trẻ hát cùng cô
Thứ hai
Buổi học đầu tuần
Chủ nhật
Cháu tự kể
Trẻ lắng nghe
Đi bên phải, tay phải của mình
Quan sát kĩ mới được qua đường
1-2 trẻ nhắc lại
Trẻ hát
_________________________________________
Thể dục buổi sáng
Đề tài: HÔ HẤP 2, TAY 1, CHÂN 3, LƯỜN 1, BẬT 1
I. Yêu cầu:
Trẻ tập theo cô từng động tác.
Trẻ tập với nơ hoặc cờ.
Rèn luyện trẻ luôn tập thể dục buổi sáng cho khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
Cờ hoặc nơ.
Sân tập sạch sẽ bằng phẳng.
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài: “Một đoàn tàu nhỏ xíu” Sau đó cho trẻ đi các kiểu: Đi kiễng chân, đi gót chân, đi bằng bàn chân. Sau đó cho trẻ xếp thành hàng ngang.
Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
-Động tác: hô hấp 2: Thổi cháo
+ Hai tay chụm trước miệng tưởng tượng đang bưng bát cháo nóng phải thổi hít vào bằng mũi.
-Động tác: Tay 1: Tay đưa lên cao. (2 lần 8 nhịp)
+ Tay đưa trước lòng bàn tay sấp.
+ Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- Động tác: Chân 3: Ngồi khuỵu gối (2 lần 8 nhịp)
+ Kiễng chân đưa tay lên cao
+ Khuỵu gối bàn chân sát sàn
- Động tác: Lườn 1: Gấp người về trước (2 lần 8 nhịp)
+ Hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng về trước
+ Ccúi người về trước ngón tay chạm mu chân.
- Động tác: Bật 2: Bật dang chân khép chân (2 lần 8 nhịp)
+ Bật dang 2 chân sang 2 bên.
Hồi tĩnh:
- Cho trẻ vừa đi nhẹ nhàng 1-2 vòng đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
Trẻ đi các kiểu
Trẻ thực hiện
−
−
−
−
−
Trẻ đi nhẹ nhàng
Làm quen môi trường xung quanh
Đề tài: KỂ TÊN MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG
GIA ĐÌNH CỦA CHÁU (Tiết 1)
I. Yêu cầu:
- Trẻ gọi đúng tên và nhận biết đặc điểm rõ nét của con vật.
- Trẻ biết cấu tạo bên ngoài và nơi sống tiếng kêu, thức ăn của một số con vật nuôi trong gia đình.
- Giáo dục cháu luôn chăm sóc các con vật và bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ con vật như gà, vịt, mèo, chó…
- Tranh lô tô vẽ các con vật đủ cho số trẻ trong lớp.( Nội dung tích hợp văn học,toán )
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
- Cô bắt nhịp cho cháu hát một bài.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu:
- Cô cho cháu xem một số đồ dùng trong dân tộc Jrai và hỏi trẻ, đây là những đồ dùng gì của Jrai?
-Hôm nay cô kể cho các cháu tên 1 số con vật nuôi trong gia đình.
b. Nội dung:
Trẻ đọc đề tài:
Cô nói: Lắng nghe, lắng nghe nghe cô đọc câu đố:
“Con gi mào đỏ
Gáy ò ó o…o
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy
À đúng rồi đây là tranh vẽ gà trống đang còn gáy ò ó o…o.
- Gà gồm có 3 phần: Phần đầu phần thân phần đuôi: Đầu mỏ, mắt, mào, thân, cách, chân, đuôi dài.
- Đặc điểm của gà lông mượt mỏ vàng mào đỏ. Thân hình đỏ chấm chân có cựa.
* Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem
-Xem cô có tranh vẽ con gì?
Cô treo tranh con mèo có mấy chân, mắt, miệng, đuôi lông…
- Cứ lần lượt cô treo tranh con vịt con lợn con chó
- Cô so sánh gà vịt cô gắn tranh gà vịt và hỏi gà và vịt có đặc điểm nào giồng nhau?
-Gà và vịt cóđặc điểm nào khác nhau?
- So sánhcon vật mèo và chó
Cô hỏi mèo và chó có đặc điểm nào giống nhau?
Méo và chó khác nhau ở điểm nào?
- Cô tóm tắt tất cả các loại con vật này đều là vật nuôi trong gia đình của các cháu: Mèo nuôi để bắt chuột chó nuôi để giữ nhà.
Gà vịt nuôi để ăn thịt rất bổ các cháu ạ.
3. Luyện tập:
*Tổ chức trò chơi:
- Chơi giơ tranh lô tô Nghe tiếng con vật kêu: Khi nghe cô cô bắt chước tiếng con vật gi kêu thì các cháu giơ tranh lên và nói đứng tên con vật đó nhé.
- Cô bắt chước:
Ò ó o…o
Meo meo
Gâu gâu
Cạc cạc
+ Cô cho trẻ chơi vài lần:
* Trò chơi: Hãy về đúng chuồng vật nuôi
- Mỗi cháu 1 tấm lô tô vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô thì các cháu hãy về đúng chuồng các con vật nhé.
- Cho trẻ thực hiện chơi 2- 3 lần
* Hoạt động cá nhân:
- Cho trẻ tô màu các con vật nuôi trong gia đình:
* Củng cố:
- Cho trẻ nhắc lại tên bài
- Giáo dục:Trong gia đình các cháu có nuôi gà thì nhớ phải chắm sóc gà là phải cho gà ăn.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài.
Cháu hát cùng cô
1-2 trẻ nhắc lại thưa cô đồ dùng dân tộc Jrai
Cả lớp đồng thanh
Nghe gì nghe gì
Con gà trống
Trẻ quan sát
Xem gì xem gì
Con mèo
Giống nhau đều có 2 chân
Khác nhau gà mỏ nhọn vịt mỏ dẹp,chân gà có cựa ,chận vịt có màng
Mèo và chó gống nhau có 4 chân 2 mắt, 2 tai, …
Khác nhau mèo biết bắt chuột chó giữ nhà
Trẻ lắng nghe
Trẻ giơ tranh các con vật và gọi tên
Trẻ cùng chơi
Cả lớp cùng chơi
1-2 cháu nhắc lại
Môn: Giáo dục âm nhạc
Đề tài: RỦ NHAU ĐI HỌC (Tiết 1)
I.Yêu cầu:
Cho cháu hát theo cô đúng lời.
Trẻ hát thuộc bài hát.
Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau biết ơn thầy cô.
II.Chuẩn bị:
Tranh,hoặc rối, cô thuộc lời bài hát để dạy trẻ.
Dụng cụ âm nhạc (Nội dung tích hợp toán)
.III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho chúa hát bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
- Giờ âm nhạc hôm trước cô đã dạy các cháu bài hát gi nào?
- Cô treo tranh bức tranh vẽ các bạn nhỏ đến trường rất vui được cô dạy múa hát bức tranh nói lên bài hát “Rủ nhau đi học”
-Hôm nay cô dạy các cháu bài hát mới đó là bài “Rủ nhau đi học”
dân tộc Jrai do cô Nay H’wil sáng tác.
Cho cháu đọc đề tài “Rủ nhau đi học”
b. Nội dung:
* Tập hát: Cô hát mẫu
+ Lần 1: Cô hát mẫu bằng tiếng Việt khi hát xong cô trò chuyện với trẻ qua nội dung bài hát: Bài hát này đã nói lên tình cảm giữa cô và cháu. Các bạn nhỏ nắm tay nhau đến trường đến, đến thầy cô đã dạy các cháu trở thành con ngoan cháu ngoan bác Hồ
- Cô hát lần 2 bằng tiếng jrai
Ơ bing chơ đai plei ta ta nao sang hră be ta mau nai pơ Tô brơi ta, thâu chih thâu pơ đok thâu bruă mă brơi kơ bít bang wa Hô
Rung tung tung tung tung ta rơ rung tung tung tung
*Tập hát
- Cô dạy cháu hát từng câu cứ mổi câu dạy trẻ hát 2-3 lần, cứ liên tiếp đến bài hát
- Khi cháu hát thuộc từng câu cô có thể dạy cháu hát nối 2 câu 1 lần
Sau đó dạy cháu hát cả bài 2-3 lần
* Hoạt động theo nhóm:
-Cô lần lượt mời từng nhóm dướng lên tập hát bằng 2 thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Jrai
* Ôn vận động bài cũ:
- Cô nói: Trời ta
- Cô mời cả lớp chúng ta đứng lên biểu diễn một vài tiết mục văn nghệ để mở đấu chờng trình biểu diễn hôm nay.
- Cô mời tất cả lớp mẫu giáo làng bi gia nách đứng lên biểu diễn bài hát “Cô và mẹ” cả lớp đứng lên múa phụ họa và hát đồng thanh.
- Sau đó cô mời nhóm hát, nhóm phụ hạo
- Cô mời cá nhân trẻ lên sân khấu hát, múa
- Khi cháu thực hiện múa hát, cô khuyến khích trẻ xung phong lên hát.
*Trò chơi âm nhạc: “Bao nhiêu người hát”
-Cô mời 1 cháu lên đội mũ chóp kín và lắng tai nghe và đoán xem bao nhiêu người hát.
Cô cho cháu thực hiện chơi vài lần, sau mỗi lần chơi cô khuyến khích lệ trẻ.
-Cô nhận xét cách chơi và tuyên dương.
*. Củng cố:
-Cô mời 1 cháu hát lại bài “Rủ nhau đi học” Cô hỏi bạn vừa hát bài hát gì?
*Dặn dò: Về nhà các cháu hát thật hay bài hát “Rủ nhau đi học” cho bố mẹ và ông bà nghe nhé.
3. Kết thúc
−Cho trẻ dọc bài thơ.
Trẻ hát cùng cô
1-2 trẻ nhắc lại
Trẻ quan sát
Cả lớp đồng thanh
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát theo cô từng câu
Trẻ hát theo cô cả bài
Ta đứng
Cả lớp cùng hát
Hát và đoán ai hái
1-2 trẻ nhắc lại tên bài học
Hoạt động vui chơi
Đề tài: CHƠI GIA ĐÌNH BÁN HÀNG
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết phản ảnh các hành động của người mẹ dưa con đến cửa hàng bách hóa.
- Trẻ biết phân vai chơi theo từng nhóm chơi, nhóm gia đình, nhóm bán hàng.
- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý mọi người trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng dồ chơi bán hàng.
- Thẻ chữ số 1-2-3 để trẻ đi đến cửa hàng mua sắm. (Nội dung tích hợp MTXQ, toán )
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô bắt nhịp cho cháu hát một bài
2. Trò chơi mới:
a.Giới thiệu:
-Cô nói ở lớp mình có mở mộ cửa hàng bách hóacó rất nhiều đồ dùng để chúng ta đi mua sắm.Muốn biết cửa hàng này bán những hàng gì thí hhôm nay cô cho các cháu chơi trò chơi “Gia đình bán hàng”
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài học.
*Thỏa thuận trước khi chơi:
- Chia trẻ thành 2 nhóm chơi 1 nhóm bán hàng 1 nhóm gia đình
- Trẻ tự phân vai trong gia đình
- Trẻ tự phân vai người bán hàng.
*. Quá trình chơi:
- Các gia đình đưa con đến cửa hàng mua sắm. Trước khi gia đình đi đến cửa hàng mua sắm phải cầm thẻ số là tiền để mua hàng.
- Khi người mua đưa tiền thì ngườibán hàng đưa đồ cho người mua cần mua.
* Nhận xét cách chơi:
- Cô nhận xét từng nhóm chơi
- Tuyên dương trẻ chơi.
* Củng cố :
- Cho trẻ nhắc lại trò chơi.
- Giáo dục: các cháu phải thật thà không được gian lận khi đi mua hàng phải trả tiiền cho người bán hàng.
3. Kết thúc: -Trẻ hát bài.
Trẻ cùng hát
Trẻ đồng thanh
Trẻ tự phân vai chơi
Trẻ chơi từng nhóm chơi của mình
Cháu nhận xét cùng cô
2-3 cháu nhắc lại tên bài
Trẻ hát đồng thanh
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Đề tài: CHÁU CHƠI THEO GÓC CHƠI
Góc thiên nhiên
I. yêu cầu:
-Cháu biết chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên.
-Cháu biết bảo vệ cây xanh cho tươi tốt
-Giáo dục cháu không được hái lá bẽ cành
II.Chuẩn bị:
-Một số cây xanh
- Các đồ dùng như thùng tưới thau nước cuốc khăn lau
Góc bé yêu âm nhạc
I.Yêu cầu
-Cháu hát thuộc những bài đã học
-Cháu biết dùng dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo lời bài hát
-Giáo dục cháu yêu thích am nhạc
II.Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc Xắc xô, phách tre,mũ múa ,các bài hát
Góc làm quen văn học
I.Yêu cầu:
-Cháu biết đên goc thưciên để đọc sách báo
-Trẻ tập đọc thơ ,tập kể chuyện
-Giáo dục trẻ yêu thích đọc thơ
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về thơ chuyện cho trẻ đọc
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động tập thể:
1.Ổn định tổ chức:
- Cho cháu hát bài “vui đến trương”
2.Chơi theo góc:
a.Giới thiệu:
-Cho cháu vừa đi vừa hát đến các góc chơi sau đó cô hỏi cháu tên các góc chơi
b. thủa thuận trước khi chơi
*Góc thiên nhiên:
-Cho cháu thực hiện chơi góc thiên nhiên tưới nước cho cây xanh làm vệ sinh cho cây được sạch
*Góc giáo dục âm nhạc:
-Day cho cháu hat và biểu diễn những bài hát đã trong chương trình “Đi học về, Cô và mẹ ,cùng nhau cầm tay ta nhảy múa”
*Góc làm quen văn học:
-Cháu đến góc thư viện đọc sách xem tranh truyện ,cháu đọc thơ theo tranh
c.Nhận xét cách chơi ở các góc
-Cô nhận xét cháu chơi và tuyên dương
*Cũng cố:
-Cô hỏi các cháu vưa chơi với các gì nào?
-Giáo dục các cháu luôn chăm sóc cây cho xanh tươi tốt
3.Kết thúc:
- cho cháu hát bài “ cái cây xanh xan
Cháu hát cùng cô
Cả lớp cùng hát và đi đến các góc chơi, gọi tên các góc
Trẻ về hoạt động các góc chơi
Trẻ chơi góc nhiên nhiên
Trẻ tập hát
Trẻ xem tranh và đọc thơ, chuyện
Trẻ nhận xét cùng cô
1,2 trẻ nhắc lại
Trẻ hát dông thanh
Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2010
Bài: 42
Môn: Làm quen với toán
Đề tài: SỐ 3 (Tiết 3)
I. Yêu cầu:
Củng cố nhận biết của trẻ về số 3.
Biết đặt chữ số vào đồ vật tương ứng với số lượng và ngược lại.
Biết chia số lượng 3 thành 2 nhóm.
II. Chuẩn bị:
Một số con giống, thẻ chữ số
Gùi, bầu, búp bê, mũ.( nội dung tích hợp MTXQ )
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
- Cô bắt nhịp cho cháu hát một bài
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
- Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem,
Cô gắn 3 bông hoa lên bảng và nói xem cô có mấy bông hoa?
-Cô hỏi 3 bông hoa tương ứng với chữ số mấy?.
- Cô gắn chữ số 3 mời 1 vài trẻ đọc và đếm số lượng 3.
-Vậy hômnay cô cháu mình củng cố lại về số lượng 3 nhé.
b. Nội dung:
Trời tối
-Cô gắn 3 búp bê lên bảng và hỏi trẻ.
Trời sáng
-Có mấy bạn búp bê đến thăm lớp mình nào?
- Cô hỏi 3 bạn búp bê gắn tương ứng chữ số mấy? Cô gắn số 3.lên
- Cho trẻ đếm búp bê và đọc chữ số 3.
-Cô nói: Mổi búp bê cô tặng cho 1 cái mũ để đội. Cô gắn 2 cái mũ. Cho trẻ đếm số lượng mũ 1-2 tất cả 2 cái mũ 1,2, 3 tất cả là 3 búp bê.
-Vậy số lượng búp bê và số lượng mũ số lượng nào nhiều hơn, số lượng nào ít hơn? Nhiều hơn mấy? Ít hơn mấy?
- Muốn số lượng mũ bằng số lượng búp bê ta làm thế nào?
Cô gắn thêm 1 cái mũ. Vậy đã bằng nhau chưa?
-Đều bằng số lượng mấy?
-Gắn tương ứng chữ số mấy?
- Cô gắn 1 bông hoa gắn tương ứng chữ số mấy? Muốn hoa bằng mũ ta phải thêm mấy bông hoa?
3 bông hoa gắn chữ số 1 đã đủ chưa? Gắn tương ứng chữ số mấy?
- Cô gọi vài cháu lên gắn đồ vật có số lượng 3-2-1.
- Gọi trẻ lên gắn chữ số tương ứng với đồ vật.
- Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem
-Cô gắn 3 cái gùi lên bảng và hỏi trẻ có mấy cái gùi?
-Cô nói 3 cái gùi cô bớt 1 cái gùi còn mấy cái gùi?
-Cho trẻ đọc 3 bớt 1 còn 2
-cô gắn thêm 1 cái gùi tất cả mấy cái gùi 2 thêm 1 là 3.
-Cô nói 3 cái gùi cô bớt 2cái gùi còn mấy cái gùi?Cô cho trẻ đồng thanh 3 bớt 2 còn 1.
-1 cái gùi thêm 2 cái gùi tất cả là bao nhiêucái gùi?
- Cứ lần lượt cô thêm bớt trong phạm vi 3
* Luyện tập:
-Khi nói 3 thì các cháu hãy lấy 3 con vật đặt trước mặt. Che mưa thì cô hô 2 cái: Cháu đặt 2 cái dù, 1 cái cháu đặt 1
- Khi nghe cô gõ bao nhiêu tiếng các cháu hãy tìm chữ số đặt tương ứng với con vậthoặc đồ vật nhé.
- Cô hỏi 1 số trẻ để trẻ tự so sánh 2 đối tượng đồ vật.
- Cho trẻ xếp que tính: 3 que tính ra sàn nhà thêm bớt trong phạm vi 3.
* Tổ chức trò chơi: Tìm về đúng số nhà
- Cô gắn 3 ngôi nhà có kí hiệu 3 chữ số phát trẻ mỗi thẻ chấm tròn tương ứng với chữ số.
- Cô cho trẻ thực hiện chơi vài lần.
*Củng cố:
- Cô hát một bài 1-2-3là 3cái gùi 1-2-3 là 3 bông hoa .Cô hỏi cô vừa hát bài có số lượng mấy
- Dặn dò trẻ và tuyên dương nhận xét.
3. Kết thúc:
−Cô cho trẻ hát bài
Cả lớp hát cùng cô
Xem gì, xem gì
Thưa cô 3 bông hoa
Thưa cô số 3
1-2 trẻ
Trẻ bé ngũ
Bé dậy
Thưa cô 3 bạn búp bê
Thưa cô tương ứng với số 3
Trẻ đếm và đọc chữ số 3
Số lượng búp bê nhiều hơn số lượng mũ ít hơn
Nhiều hơn 1 ít hơn 1
Thưa cô thêm 1
Thưa cô bằng nhau
Đều bằng số lượng 3
Số 1
Thêm 2 bông hoa gắn
Thưa cô chưa đúng,chữ số 3
3 trẻ lên gắn số lượng 3, 2, 1
Trẻ lên gắn đồ vật
Trẻ lên gắn chữ số tương ứng với đồ vật
Xem gi, xem gi
Thưacô 3 cái gùi
Thưa cô còn 2 cái gùi
Trẻ đồng thanh 3 bớt 1 còn 2
3 cái gùi
Còn1 cái gùi
Tất cả 3 cái gùi
Trẻ xếp đồ vật con vật
Gắn thẻ chữ tương ứng
Trẻ cùng chơi cả lớp
1-2 cháu nhắc lại tên đề tài
Trẻ hát
Môn :làm quen văn học
Đề tài: Dạy thơ: ĐẤT NƯỚC TA (Tiết 1)
I.Yêu cầu:
Cho trẻ làm quen 2 thứ tiếng, trẻ đọc theo cô
Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp quê hương.
Trẻ biết yêu quý quê hương đất nước
II.Chuẩn bị:
Tranh vẽ đi mò cá, cần câu.
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ hát bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
−Giờ văn học hôm trước cô kể cho các cháu nghe câu chuyện “Sự tích thác Ia ly”.
−Hôm nay cô dạy các cháu đọc bài thơ “Đất nước ta”
b.Nội dung:
Cho trẻ đọc đề tài “Đất nước của ta” Dân ca tây nguyên biên soạn của “Võ quang Nhơn”
* Cô đọc mẫu:
Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 1:
Lần 1 dùng tranh minh họa.
Khi đọc xong cô tóm tắt nội dung bài thơ. Bãi sông Pa, bãi sông Ayun, làng ta bát ngát, các cô gái trong Pơlơi, đi xúc cá, đi câu, đánh lưới, cây pôm, cây cơ nhi, mò cá,…
Cô đọc diễn cảm lần 2: Bằng tiếng Jrai
Cô đọc lần 3: Cô dạy cháu đọc từ khó
* Dạy trẻ đọc thơ:
-Dạy cháu đọc từng câu mỗi câu đọc 2 – 3 lần cho đến hết bài thơ:
-Mời tổ đọc cá nhân đọc
Cô dạy trẻ đọc cả bài thơ 1- 2 lần
-Cô đàm thoại:
Các cháu vừa đọc bài thơ gi?
Bài thơ mô tả cảnh gi?
*Hoạt động theo nhóm:
+ Nhóm 1: Mô phỏng đi mò cá
+ Nhóm 2: Mô phỏng đi câu cá
Nhận xét các nhóm chơi
*Củng cố dặn dò:
- Cho trẻ nhắc lại tên đề tài.
- Dặn dò trẻ.
3. Kết thúc:
−Trẻ hát bài
Trẻ hát cùng cô
Trẻ lắng nghe cô đọc
Trẻ đọc theo cô từng câu
Tổ đọc 1-2 trẻ đọc
Đất nước ta
Thưa cô tả cảnh đẹp cuộc sống của người tây nguyên
Trẻ thực hiện hoạt động theo nhóm
Cháu nhắc lại tên bài học
Trẻ hát
_______________________________________
Môn: Hoạt động vui chơi
Đề tài: CHƠI KÉO CO
I. Yêu cầu:
- Rèn luyện khả năng phối hợp các ddoongj tác giữ thăngb bằng
- Giáo dục trẻ tính dũng cảm,tinh thần trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- Dây kéo, Sân chơi sạch sẽ.
III. Hướng dẫn:
1. Ổn định tổ chức:
- Bắt nhịp cháu hát bài.
2. Trò chơi mới:
a. Luật chơi:
Các cháu đứng thành hàng dọc cầm vào sợi dây.
Khi nghe lệnh của cô mới được kéo.
Đội nào bị trượt đội đó thua.
b. Cách chơi:
- Cho trẻ chia thành 2 nhóm chơi cân sức cân người bằng nhau
- Cô cử ra mỗi nhóm 1 người đứng đầu, 2 đội đứng đối diện mặt với nhau trước vạch chuẩn tất cả nắm sợi dây chờ lệnh của cô, cô hô 1- 2- 3 thì các cháu bắt đầu kéo
- Cho trẻ thực hiện chơi 10 – 15 phút
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét 2 đội tuyên dương trẻ.
*Củng cố dặn dò.
3. Kết thúc:
-Trẻ hát bài
Trẻ hát cùng cô
Cháu lắng nghe cô nói luật chơi
Trẻ đứng thành 2 đội chơi trước vạch chuẩn
Cả lớp cùng chơi kéo co 15’
Cô và cháu cùng nhận xét
Trẻ hát
__________________________________
Thứ tư, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Bài: 43
Môn: Thể dục chính khóa
Đề tài: BẬT SÂU 25 cm
I.Yêu cầu:
-Cho cháu nhún bật chạm đất bằng 2 chân.
- Cháu thực hiện được các kĩ năng bật nhún nhẹ nhàng.
-Cho trẻ rèn luyện thường xuyên thể dục.
II.Chuẩn bị:
-1 ghế gỗ 25 cm.
- Sân bãi sạch sẽ. Nội dung tích hợp toán
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động tập thể:
1. Khởi động:
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “1 đoàn tàu” sau đó đi các kiểu đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi bằng bàn chân.
Cho trẻ xếp thành hàng ngang.
2. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
-Động tác: Tay 1: Tay đưa lên cao. (1 lần 8 nhịp)
+ Tay đưa trước lòng bàn tay sấp.
+ Đưa 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- Động tác: Chân 3: Ngồi khuỵu gối (1lần 8 nhịp)
+ Kiễng chân đưa tay lên cao
+ Khuỵu gối bàn chân sát sàn
- Động tác: Lườn 1: Gấp người về trước (1 lần 8 nhịp)
+ Hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng về trước
+ Ccúi người về trước ngón tay chạm mu chân.
Động tác: Bật 2: Bật dang chân khép chân (2 lần 8 nhịp)
+ Bật dang 2 chân sang 2 bên.
3.Vận động cơ bản: (Bật sâu 25 cm)
a.Giới thiệu: Trong tiết thể dục chính khoá hôm trước cô đã dạy các cháu bài thể dục “Chuyền bóng bên phải bên trái”
- Hôm nay cô dạy các cháu bài thể dục mới đó là bài: (bật xa 45cm)
b. Nội dung:
- Cô làm mẫu: Vừa làm vừa giải thích cách bật. Cô đứng tự nhiên trên nghế 2 tay đưa ra trước lăng nhẹ xuống đưa ra sau để lấy đà để bật và chạm đất nhẹ nhàng 2 đầu bàn chân sau đó đi về cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 2
- Cô mời 1 trẻ hơi khá lên làm mẫu
- Sau đó mời 2 trẻ lên thực hiện 1 lần cứ tiếp tục đến hết số trẻ.
- Trẻ thực hiện cô quan sát động viên trẻ.
* Tổ chức trò chơi: Thi xem ia cắm cờ nhanh đội nào cắm được nhiều cờ đội đó được cô khen.
- Cô động viên trẻ chơi
- Cô nhận xét các nhóm chơi
* Cũng cố: Các cháu vừa tập bài thể dục gì?
4.Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
Trẻ đi các kiểu
Trẻ thực hiện
−
−
−
−
Cả lớp thực hiện
2 đội thi cắm hoa
1-2 trẻ nhắc lại đề tài
Cháu đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sau đó vào lớp
Môn: làm quen chữ cái
Đề tài: LÀM QUEN CHỮ CÁI u – ư (Tiết 1)
I. Yêu cầu:
-Trẻ nhận biết đúng chữ cái u, ư.
-Trẻ phát âm đúng rõ ràng âm u, ư.
-Trẻ biết chơi trò chơi với chữ cái u, ư.
II.Chuẩn bị:
-Thẻ chữ cái u, ư, cái gùi, quả dưa hấu.
- Bảng gài thẻ chữ rời, từ cái gùi, dưa hấu
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động tập thể:
1.Ổn định tổ chức:
- Cháu hát một bài
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
- Giờ làm quen chữ cái hôm trước cô đã dạy các cháu tập tô chữ gì?
- Hôm nay cô tổ chức cho các cháu chơi trò chơi với chữ cái u, ư nhé.
b.Nội.dung:
* Dạy trẻ làm quen u, ư:
* Làm quen chữ u
- Nhắn tin, nhắn tin
- Tin lớp mình học giỏi nên cô tặng lớp 1 cái gùi
- Cô đưa cái gùi ra và hỏi trẻ cái gi nào?
- Cô nói nguyên liệu và tác dụng của nó cho trẻ biết
- Cô gắn từ cái gùi lên bảng cô phát âm mẫu
+Cô phát âm .Cái gùi
+Cả lớp đồng thanh
+ Cá nhân đọc
-Cô nói: Cháu nào giỏi lên tìm cho cô chữ cái đã học trong từ “Cái gùi” cô cầm thẻ chữ u và nói đây là chữ u. Hôm nay cô dạy các cháu học chữ mới u.
- Cô gắn thẻ chữ lên bảng
+ Cô phát âm mẫu u, u
+ Cả lớp đồng thanh u, u
+ Mời cá nhân đọc u, u
- Cô dùng thước chỉ vào nét chữ và nói cấu tạo của chữ u
-Chữ u gồm 1 nét móc và 1 nét thẳng đứng.
- Cô mời cá nhân trẻ nhắc lại
- Cho cả lớp đọc u, u
* Làm quen chữ ư
-Lắng nghe, lắng nghe
-Nghe cô đọc câu đố
Quả gi ruột đỏ vỏ xanh
Hạt đen nhanh nhánh vị thanh ngọt ngào.
- Cô đưa quả dưa hấu ra và nói: Quả dưa hấu màu gi? Hạt màu gi?
- Cô gài từ “dưa hấu” nghép bằng thẻ chữ rời cho trẻ đọc “dưa hấu”
- Cháu nào giỏi lên tìm các chữ cái đã học trong từ “dưa hấu”
- Cô giơ thẻ chữ ư và nói cô lại cho các cháu làm quen tiếp 1 chữ mới nữa đó là chữ ư – cô gắn thẻ chữ ư lên bảng
+ Cô phát âm mẫu ư, ư
+ Cả lớp đồng thanh ư, ư
+ Mời cá nhân đọc ư, ư
- Cô dùng thước và nói cấu tạo chữ ư, chữ ư gồm 1 nét móc 1 nét thẳng đứng và 1 dấu móc nhỏ trên đầu
+ Mời cá nhân nhắc lại
+ Cả lớp phát âm ư, ư
* So sánh u, ư
- Cô gắn thẻ chữ u, ư lên bảng rồi hỏi: Chữ u và chữ ư có điểm nào giống nhau?
-Cô hỏi chữ uvà chữ ư có đểm nào khác nhau?
* Luyện tập:
* Trò chơi: Tìm chữ cái theo yêu cầu của cô.
- Cô đã phát cho mỗi cháu 1 cái rổ rất xinh bây giờ các cháu xem trong rổ có gi nào? Các cháu hãy tìm đúng chữ và đọc nhé:
Cô nói: Tìm chữ, tìm chữ
- Tìm chữ u, ư
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Trò chơi: “Tìm đúng bến tàu”
- Cô gắn 2 chiếc tàu
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tấm thẻ chữ cái vừa đi vừa hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” khi nghe tín hiệu của cô thì các cháu hãy tìm về đúng tàu của mình
* Hoạt động theo nhóm:
+ Nhóm 1: Nặn chữ cái u, ư
+ Nhóm 2: Xếp hột hạt chữ cái u, ư
+ Nhóm 3: Tìm chữ cái u, ư trong từ ghạch chân
* Củng cố:
- Cho trẻ nhắc lại tên bài
- Cô dặn dò trẻvề nhà các cháu đọc thuộc chữ u,ư cho bố mẹ nghe nhé.
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ có chữ cái u,ư
Trẻ cùng hát
e, ê 1-2 trẻ nhắc lại
Tin gì, tin gì?
Cái gùi
Lắng nghe
Cả lớp đọc cái gùi
1-2 trẻ đọc
1 trẻ lên rút thẻ chữ a và đọc
Trẻ lắng nghe
Cả lớp phát âm u,u
1-2 trẻ phát âm u,u
Trẻ lắng nghe
1-2 trẻ nhắc lại
Cả lớp đồng thanh u,u
Nghe gì ,nghe gì
Quả dưa hấu
Trẻ màu xanh.hạt đen
Trẻ đồng thanh
1-2 trẻ lên rút ư â và đọc
Lắng nghe cô đọc
Cả lớp đọc ư, ư
1-2 trẻ đọc ư, ư
1-2 cháu nhắc lại
Cả lớp đồng thanh ư,ư
Thưa cô giống nhau cùng 1nét móc và một nét thẳng dứng
Thưa cô khác nhau là chữ u không có nét móc nhỏ ở trên còn chữ ư có nét móc nhỏ ở trên
Chữ gì, chữ gì
Trẻ giơ thẻ chữ u, ư và đọc to u, ư
Trẻ cùng tìm đúng bến
Cháu chơi hoạt động theo nhóm
1-2 cháu nhắc lại tên đề tài
Trẻ đồng thanh
Môn: Hoạt động tạo hình
Đề tài: VẼ MẶT TRỜI VÀ DÃY NÚI
I.Yê
File đính kèm:
- Tuần 15m.doc