Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Một số luật lệ giao thông

TÊN GỌI ĐƯỜNG BỘ

Quan sát, trò chuyện

Viết tên

Tô màu đường bộ

Lập bảng đường nông thôn

ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT LỆ GIAO THÔNG

Trò chuyện

Xem tranh

Sưu tầm tranh ảnh

Lập bảng những người đi đúng luật

kể tên một số tín hiệu đèn, còi báo hiệu và một số luật lệ giao thông đơn giản.

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 24066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Một số luật lệ giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG NỘI DUNG Chủ đề nhánh: Một số luật lệ giao thông Tên gọi đường bộ Một số luật lệ giao thông Đường nông thôn Cách đi đường LUẬT LỆ GIAO THÔNG Đường phố Người đi bộ MẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT LỆ GIAO THÔNG Trò chuyện Xem tranh Sưu tầm tranh ảnh Lập bảng những người đi đúng luật kể tên một số tín hiệu đèn, còi báo hiệu và một số luật lệ giao thông đơn giản. TÊN GỌI ĐƯỜNG BỘ Quan sát, trò chuyện Viết tên Tô màu đường bộ Lập bảng đường nông thôn CÁCH ĐI ĐƯỜNG Trò chuyện về cách đi đường Lập bảng so sánh đường phố, đường nông thôn. Tô màu, đường phố, đường nông thôn. NGƯỜI ĐI BỘ Quan sát trò chuyện về người đi bộ Vẽ người đi bộ LUẬT LỆ GIAO THÔNG ĐƯỜNG PHỐ Trò chuyện về hình ảnh ở đường phố Tô hình ảnh ở đường phố Lập bảng đường phố ĐƯỜNG NÔNG THÔN Trò chuyện về con đường nông thôn Người đi bộ Hình ảnh người đi bộ Số người đi bộ Tô màu người đi bộ Trẻ đi bộ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Một số luật lệ giao thông 1. Góc Phân vai: - Ảnh luật lệ giao thông. - Tranh gợi ý: Người đi đúng luật giao thông - Phương tiện và vật liệu bổ xung: Người đi xe đè đỏ dừng, người đi bộ trên đường phố đi trên vạch trắng. 2. Góc xây dựng - Tranh gợi ý: Tranh vẽ mô hình ngã tư đường phố. - Mô hình ngã tư đường phố. - Phương tiện và vật liệu bổ xung: gạch, các khối gỗ, hình người bằng bìa 3. Góc nghệ thuật - Vẽ, tô màu con đương nông thôn. - Tranh xé dán người đi bộ, người đi xe đạp đã trang trí, tạp chí, giấy báo cũ, tranh người đi bộ rổng để trẻ tô. - Phương tiện và vật liệu bổ xung: giấy màu, hồ, kéo, đất nặn 4. Góc học tập * Các tờ giấy A4 có chứa chữ cái p, g , chữ số 9 và các đồ tờ quảng có , báo chí có chữ cho trẻ cắt. ( Kéo, giấy, bút, thẻ số) tạp chí về xe máy, mũ 5. Góc thư viện: - Cho trẻ xem tranh: Một số luật lệ giao thông. 6. Góc thiên nhiên - Chăm sóc tưới nước ở góc thiên nhiên *Lập bảng Hoạt động của người đi bộ Hoạt động của người đi xe - Chuẩn bị : kéo, hồ, bảng gài, thẻ số , tạp chí, hoạ báo có các hình ảnh về người đi đúng luật lệ giao thông để trong góc học tập. III/ Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và trẻ cùng hát bài: “ Em đi qua ngã tư đường phố ” - Các cháu vừa hát bài gì ? - Cô hướng trẻ vào các góc chơi. 2. Hoạt động trọng tâm: Cô giới thiệu các góc chơi. - Hôm nay cô cho các cháu chơi các góc nhé! Ở đó là : + Góc phân vai. + Góc xây dựng. + Góc nghệ thuật. + Góc học tập: + Góc thư viện: + Góc thiên nhiên: * Thoả thuận trước khi chơi : - Cô hỏi về các góc chơi : + Góc xây dựng: chú công nhân làm nhiệm vụ gì ? + Góc phân vai: Chú cảnh sát giao thông có nhiệm vụ gì ? + Góc nghệ thuật có những gì ? + Góc học tập: Làm những nhiệm vụ gì? + Góc thư viện: Cô thư viện làm những nhiệm vụ gì? + Góc thiên nhiên: Các con làm gì? - Trẻ tự thỏa thuận vai chơi và về góc chơi. - Cho trẻ tự chọn góc chơi. Các con thích chơi góc nào thì về góc đó chơi. * Quá trình chơi : - Cô đến từng góc chơi gợi ý thêm, cô có thể chơi cùng trẻ.Trò chuyện gợi mở hướng các cháu chơi tích cực tạo ra sản phẩm đẹp để trang trí góc chơi. - Cô cùng trẻ đến một góc nào đó cùng tham quan góc chơi. - Trong quá trình chơi cô bao quát chung gợi ý cho trẻ chơi. - Khen động viên trẻ kịp thời . * Nhận xét giờ chơi : - Nhận xét góc chơi. - Cô mời một trẻ ở góc đó tự giới thiệu về góc chơi của mình. - Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi. - Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi cuả nhóm bạn, chơi đoàn kết. Khen và động viên trẻ. 3. Hoạt động kết thúc: - Cô cho các cháu quay về chỗ ngồi. - Nhận xét , tuyên dương buổi học. - Cho trẻ cất đồ chơi. ****************************** Thứ 2 ngày 15 tháng 4 năm 2013 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN I. Yêu cầu: - Trẻ hiểu được ý nghĩa của buổi trò chuyện. - Cháu biết vâng lời, ngoan, lễ phép, yêu thích lao động, biết làm việc vừa sức, biết tự phục vụ bản thân và giúp ỡ bố mẹ. - Cháu biết giúp đỡ mọi người, biết yêu quý vật nuôi trong gia đình, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.... II. Chuẩn bị: - Nội dung đàm thoại với trẻ. - Tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Lớp hát bài : Khám tay. - Cô cho 3 tổ trưởng đi khám tay các bạn. - Mời cả lớp giơ tay lên cô khám lại tay cháu. 2. Hoạt động trọng tâm: - Cô hỏi cháu: Hôm nay là thứ mấy cá con? ( Thứ hai). - Thời tiết hôm nay như thế nào? - Cô dựa vào thời tiết thực tế để giáo dục cháu. - Ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật ở nhà các con đẫ làm được những việc gì để giúp ích bản thân và giúp đỡ bố mẹ? - Ngày nghỉ con được ba mẹ đưa đi chơi ở đâu? - Cô kể công việc cô làm được trong hai ngày nghỉ theo trình tự (sáng, trưa, chiều, tối ) cho trẻ nghe. - Cô kể câu chuyện bạn An: - Cô thấy bạn An rất ngoan nên ngày nghỉ bạn được ba mẹ đưa đi chơi công viên, bạn được chơi đu quay, chơi đua thuyền rất vui. Khi chơi trò chơi bạn thực hiện đúng luật giao thông đường thủy và trên không và thực hiện đúng luật đường bộ nữa, bạn rất ngoan rủ bạn cùng chơi, khi gặp người lớn bạn biết chào hỏi, nói năng dạ thưa lễ phép. - Khi về nhà bạn giúp mẹ quét dọn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, xếp mũ nón đung nơi quy định. Bạn còn giúp mẹ dọn mâm, biết cho chó, mèo ăn, bạn rất quý và không đánh các con vật. - Con có thích học tập theo bạn An không? - Vậy con phải làm gì? - Cô đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. - Cho cháu đọc tiêu chuẩn bé ngoan (2 lần). Cô nói: Con nhớ thực hiện tốt tiêu chuẩn bé ngoan nhé! 3. Hoạt động kết thúc: - Các con cố gắng trong tuần học cho ngoan để đạt được phiếu bé ngoan nhé! - Lớp hát bài: Cả tuần đều ngo THỂ DỤC BUỔI SÁNG. HÔ HẤP: NGỬI HOA, TAY 1, CHÂN 3, BỤNG 2. I. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết phối kết hợp các động tác khéo léochân tay nhịp nhàng. - Rèn khả năng tập chính xác các động tác. - Giáo dục cháu có kỷ luật trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Trang phục cháu gọn gàng. III. Tiến trình hoạt động : 1. Hoạt động mở đầu. * Khởi động:ba phút - Cho cháu xếp 3 hàng dọc di chuyển theo đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi; đi chậm – nhanh dần – chạy, cháu xếp thành 3 hàng. 2. Hoạt động trọng tâm: * Trọng động : - Động tác hô hấp: * Ngửi hoa: Thực hiện 4 lần * Động tác tay 1: Thực hiện 4 lần. - Đứng thẳng 2 chân ngang vai tay đưa lên cao, ra trước, ra sau. CB.4 1 2 3 * Động tác chân 3 : Thực hiện 4 lần. - Đứng đưa chân ra trước lên cao. CB.2.4 1 3 * Động tác bụng 2: - Đứng nghiêng người sang 2 bên. CB.4 .4 1 .3 2 * Trò chơi: Chim bay. Cô hướng dẫn trò chơi, tổ chức cho lớp cùng tham gia vui chơi. * Hồi tĩnh : Cho lớp đi nhẹ nhàng hít thở. 3. Hoạt động kết thúc. Hôm nay các con đã tập thể dục gì? Về nhà con nhớ thường xuyên tập thể dục nhất là vào buổi sáng sớm cho người được khỏe mạnh , cân đối hài hòa cơ bắp được nở nang cho người nhanh lớn nhanh phát triển nhé! Cô nhận xét tuyên dương và động viên trẻ. Lớp hát bài: “Thể dục buổi sáng”. ************************** TRÒ CHUYỆN SÁNG TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Gây hứng thú cho trẻ với chủ đề - Dạy trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi của cô. 3. Thái độ: - Trẻ thích thú trò chuyện cùng cô II. Chuẩn bị: + Tranh vẽ một số người đi đúng luật giao thông. III. Tiến trình hoạt động: - Trẻ đọc bài thơ “Giúp bà” * Trò chuyện *Câu hỏi dễ - Khi đi học, đi chơi, đi học về con đi bên tay nào? - Khi đi bộ trên đường phố con đi ở đâu ? - Khi đi xe máy đèn đỏ con phải làm gì ? - Khi có đèn xanh thì sao ? - Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cháu phải làm gì ? * Câu hỏi khó - Có bao nhiêu người đi bộ trên đường ? - Có bao nhiêu xe máy đi trên đường ? - Có bao nhiêu con đường ? - Có rất nhiều điều mà các con biết về luật lệ giao thông, nhưng có những điều mà các con chưa biết về luật lệ giao thông, vậy để biết luật lệ giao thông có những gì nữa thì tuần này chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề « luật lệ giao thông  » nhé - Lớp hát bài “ Đi trên vỉa hè bên phải ” và chuyển sang hoạt động khác. ************************** GIỜ HỌC HÁT EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ I. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ thích hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”, biết tên bài hát , tên tác giả . - Trẻ hiểu được nội dung chính của bài hát. + Kĩ năng: - Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu. - Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”. + Thái độ: - Trẻ tham gia tích cực sôi nổi. - Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú tham gia trò chơi. II. Chuẩn bị: - Tranh về ngã tư đường phố. - Băng , cacsét III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu : - Lớp đọc bài thơ “Đèn giao thông” và trò chuyện về bài thơ. - Cô gắn tranh ngã tư đường phố cho trẻ quan sát. Cô đàm thoại về ngã tư đường phố. - Cô giới thiêu tên bài hát . “Em qua ngã tư đường phố”. Nhạc và lời của Hoàng Văn Yến. 2. Hoạt động trọng tâm : - Cô hát cho trẻ nghe lần một. - Cô tóm tắt nội dung bài hát : Bài hát đã nói lên em bé đang chơi đi đúng luật giao thông trên sân trường. Đèn đỏ dừng, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh thì đi. - Cô hát lần hai cho trẻ nghe . * Dạy hát: - Cô dạy cả lớp hát: “Em qua ngã tư đường phố”. Theo các hình thức. - Khi trẻ đã thuộc bài hát cô cho trẻ vỗ tay theo nhịp. - Từng tổ, nhóm hát vỗ tay ? - Trong lúc trẻ hát vỗ tay cô quan sát và bao quát và sửa sai cho trẻ . - Cá nhân hát vỗ tay. - Trong bài hát này con thích nhất đoạn nào ? vì sao? - Cô cùng trẻ hát vỗ tay lại một lần nữa. - Cô cho trẻ hát theo hình thức nhạc rốc, hình thức hát chậm. * Nghe hát bài “ Lời cô dạy”: “Của Nguyễn Thị Thu Hiền” - Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài hát . - Cô hát cho trẻ nghe lần một. - Cô tóm tắt nội dung bài hát. Bài hát đã nói lên những em nhỏ đi trên đường phố không được chạy, đi đúng luật giao thông. - Cô hát cho trẻ nghe lần hai. * Trò chơi : “Ai nhanh nhất” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. 3. Hoạt động kết thúc : - Cho trẻ hát bài “ Đường em đi” ****************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ĐI TRÊN VÁN KÊ DỐC, ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT I. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết đi trên ván kê dốc đầu đội túi cát. - Phát triển các nhóm cơ và rèn luyện sự khéo léo. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động . II. Chuẩn bị: - Ván, 12 túi cát - Sân bãi sạch sẽ . III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô tập trung trẻ và hát bài “ Đi trên vỉa hè bên phải” 2. Hoạt động trọng tâm: - Cô cho trẻ nhắc lại các qui định khi ra ngoài sân chơi. - Cô giới thiệu nội dung hoạt động. “đi trên ván kê dốc đầu đội túi cát” - Cô tổ chức cho trẻ “đi trên ván kê dốc đầu đội túi cát”. - Trẻ thực hiện ba lần. Trong lúc trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn trẻ. * Trò chơi: Các và thỏ. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. * Chơi tự do : - Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường. 3. Hoạt động kết thúc: - Trẻ chơi xong cô tập trung cho trẻ vào lớp . * * * * * * * * Nhận xét cuối ngày: ********************** Thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2013 KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH GIỜ HỌC: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG I. Mục đích yêu cầu : + Kiến thức : - Cháu nhận biết sơ đẳng về luật lệ giao thông. - Khi đi bộ đi sát lề đường phía bên phải, muốn qua đường phải quan sát kỹ hai bên, nhận biết được tín hiệu đèn màu giao thông. Khi tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn. + Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, định hướng trong không gian, thảo luận. - Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô . + Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát: (An toàn, dễ quan sát, gần trường, gần đường) - Hướng dẫn trẻ cách quan sát - Máy ảnh - Tranh ảnh về ngã tư, người đi đúng luật giao thông. III. Tiến trình hoạt đông: 1. Hoạt động mở đầu: - Lớp hát bài “Đường em đi” - Cô gắn tranh ngã tư đường phố lên. - Cô trò chuyện về ngã tư đường phố. 2. Hoạt động trọng tâm: - Ra trước sân trường cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện. - Thế đường con đi là đường bên nào ? - Muốn qua đường con phải làm gì ? - Trên ngã tư đường phố có những gì ? - Khi đèn đỏ bật sáng thì con phải làm gì ? - Đèn màu gì bật sáng thì con mới đi ? - Khi tham gia giao thông để phòng tránh được tai nạn con cần phải làm gì ? - Đây là con đường gì? - Người đi bộ đi như thế nào là đúng luật lệ giao thông? - Khi đi bộ trên đường phố đi ở đâu? - Đi xe trên đường phố có đèn đỏ thì sao, đèn vàng thì sao, đền xanh thì sao nào? - Khi đi học, đi học về con đi bên tay nào? - Khi đi xe con nhìn thấy biển đường cấm con có đi không? - Thấy biển stop thì sao? - Chụp ảnh con đương nông thôn. - Lập bảng người đi bộ, người đi xe. 3. Hoạt động kết thúc: - Lớp đọc bài “Đèn giao thông”. * * * * * * * * Nhận xét cuối ngày: ******************** Thứ 4 ngày 17 tháng 4 năm 2013 GIỜ HỌC TOÁN: NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM TRONG PHẠM VI 9 I/ Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Dạy trẻ biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9. - Trẻ biết so sánh hơn kém trong phạm vi 9. + Kĩ năng: - Rèn kĩ năng so sánh cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. + Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II/ Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có 9 xe máy, 9 mũ bảo hiểm - Thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - Các ngôi nhà có gắn số lượng 7, 8, 9. - Mỗi trẻ có một thẻ số 7 hoặc 8, hay 9 về đúng nhà. III/ Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu : Cô cùng trẻ đọc bài: “Đường em đi” Cô giới thiệu bài: Hôm nay cô dạy các con nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 nhé!. 2. Hoạt động trộng tâm: * Ôn: Nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 9. Cô gắn 9 cái mũ bảo hiểm lên bảng và nói có mấy cái mũ các con? Mời cá nhân lên gắn số tương ứng. Cho trẻ tìm 9 biển báo giao thông Cho trẻ gắn số lượng tương ứng với mũ và số biển báo * Dạy trẻ nhận biết so sánh số lượng trong phạm vi 9. Cô cùng trẻ lấy tất cả số xe máy xếp thành hang ngang từ trái sang phải Chọn 8 mũ bảo hiểm xếp thành hang ngang từ tái sang phải sao cho trên mỗi xe máy là một mũ bảo hiểm So sánh số lượng xe và mũ xem số nào nhiều hơn, số nào ít hơn, nhiều ít hơn là mấy? vì sao trẻ biết Cho trẻ tạo sự bằng nhau giữa nhóm mũ và hoa Cho trẻ nhận xét: 9 xe nhiều hơn 8 mu là 1mũ, vậy 9 nhiều hơn 8 là 1 8 mũ ít hơn 9 xe là 1 mũ, 8 ít hơn 9 là 1. Cho trẻ bớt 2 mũ trên 9 mũ So sánh số lượng mũ và xe máy xem số nào nhiều hơn, số nào ít hơn, nhiều ít hơn là mấy? vì sao trẻ biết Cho trẻ tạo sự bằng nhau giữa nhóm mũ và nhóm xe máy Cho trẻ nhận xét: 9 xe nhiều hơn 7 mũ là 2 mũ, vậy 9 nhiều hơn 7 là 2 7 mũ ít hơn 8 xe là 2 mũ, vậy 7 ít hơn 9 là 2. Cho trẻ cất dần số xe máy và số mũ. * Trò chơi: “Tìm đúng số nhà” Cách chơi: Có ba ngôi nhà, mỗi nhà có dán chấm tròn có số lượng 7 số lượng 8, số lượng 9. Cô phát cho mỗi trẻ một một thẻ số 7, 8, 9 đi hát một bài và khi có hiệu lệnh “về nhà” thì trẻ có thẻ đồ vật có số lượng mấy thì về nhà có chấm tròn tương ứng với số trên tay trẻ cầm. Cô cho cháu chơi vài lần, mỗi lần chơi cô cho cháu đổi thẻ rồi chơi tiếp. 3. Hoạt động kết thúc: Cho cháu hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố. * * * * * * Nhận xét cuối ngày: ************************** Thứ 5 ngày 18 Tháng 4 năm 2013 GIỜ HỌC: NÉM TRÚNG ĐÍCH ĐỨNG XA 2m x CAO 1,5m I/ Mục đích yêu cầu : + Kiến thức: Trẻ biết ném trúng đích đứng xa 2m, cao 1,5m. Trẻ thích ném. + Kỹ năng: Rèn phát triển các cơ tay, chân của trẻ. Rèn và phát triển các tố chất bền dẻo. + Thái độ: - Tham gia tích cực vào hoạt động. II/ Chuẩn bị : - Sân rộng phẳng. - 2 đích đứng để ném. III/ Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: * Lớp hát bài: “Bác đưa thư vui tính”. - Hôm nay cô cùng các con “Ném trúng đích đứng xa 2m x cao 1,5m” nhé ! 2. Hoạt động trọng tâm: + Khởi động: Ba phút. - Cô cho trẻ hát bài hát “Đoàn tau tí xíu” vừa hát vừa xếp ba hàng dọc theo ba tổ. - Cô ra hiệu lệnh trẻ so hàng cho thẳng, - Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi các kiểu đi - Cô đi ngược chiều quan sát trẻ . + Trọng động: + Tập bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai 2 Tay đưa ra trước lên cao. Bốn lần tám nhịp. CB .4 1.3 2 * Động tác chân 3 : Thực hiện 4 lần. - Đứng đưa chân ra trước lên cao. CB.2.4 1 3 * Động tác bụng 2: - Đứng nghiêng người sang 2 bên. CB.4 .4 1 .3 2 + Vận động cơ bản: Cô tiếp tục giới thiệu vào bài: “Ném trúng đích đứng xa 2m x cao 1,5m” - Cô ném mẫu lần một hỏi trẻ cô ném như thế nào? - Lần hai cô giải thích đứng chân trước chân sau tay cầm túi cát, thẳng tay trước mặt rồi từ từ đưa xuống dưới ra sau, lên cao rồi ném trúng đích đứng. Các con nhắm đích để ném cho trúng nhé! - Lần lượt cho trẻ lên thực hiện. - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. Cho trẻ thực hiện lại. - Cô nhận xét. * Trò chơi: “Cáo và thỏ” - Coâ höôùng daãn troø chôi, toå chöùc cho lôùp cuøng tham gia vui chôi. Cho trẻ chơi ba lần. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng thoải mái ba phút. Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu. 3. Hoạt động kết thúc: Các con thường xuyên tập thể dục nhất là vào buổi sáng sớm cho người được khỏe mạnh, cân đối hài hòa, cơ bắp được nở nang nhanh lớn nhanh phát triển. ***************************** GIỜ HỌC THƠ: ĐÈN GIAO THÔNG I. Mục đcíh yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang - Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả của bài thơ. + Kỹ năng: - Biết đọc thơ thể hiện cảm xúc khi đọc thơ. - Trẻ hứng thú đọc thơ, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ + Thái độ: - Trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ ngã tư đường phố “đèn tín hiệu giao thông ” III. Tiến trình hoạt động * Hoạt động mở đầu - Cô cùng trẻ đọc thơ “Bài học sang đường ” - Cô giới thiệu bài thơ “ Đèn giao thông” * Hoạt động trọng tâm - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần môt một kèm tranh minh họa. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô đọc bài thơ diễn cảm lần hai kèm tranh minh họa. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy trẻ đọc từng câu đến hết bài hai lần. - Khi đọc thơ cô chú ý nhấn mạnh và giải thích các từ: Chậm lại, là đi từ từ. Đèn đỏ dừng đứng yên tại chỗ. An toàn, là không có việc gì xảy ra. * Trích dẫn giảng giải: - Trẻ đọc những từ: Chậm lại, là đi từ từ. - Đèn đỏ dừng: Là đứng yên tại chỗ. - An toàn: Là không có việc gì xảy ra. - Thuộc làu: Là lúc nào cũng nhớ ai hỏi cũng trả lời được. Đèn xnh, đèn đỏ, đèn vàng Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông Đi đường bé nhớ nghe không! Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi - Lớp đọc lại hai lần nữa. - Từng tổ đọc ba lần. - Bài thơ đã nói lên đèn tín hiệu giao thông để chúng ta thực hiện đi đúng luật khi nhìn đèn báo. Đèn vàng chậm lại dừng thôi Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi tông nhau Bé ngoan bé giỏi thuộc làu Xanh đi đèn đỏ dừng mau đúng rồi. - Đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại nếu đi thì xẽ bị nguy hiểm. Đèn xanh mới được đi. + Đàm thoại. - Bài thơ này nói lên điều gì? - Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao con thích? - Khi thấy đèn đỏ thì các con làm gì? - Đèn vàng thì sao? - Đèn xanh thì sao nào? - Ba đèn này gọi là gì? - Trong bài thơ này bé có ngoan không? - Trẻ đã thuộc thì cho trẻ đọc theo nhiều cách khác nhau như: - Đọc diễn cảm bài thơ - Đọc theo cách chuyền hoa. - Đọc nhanh hoặc chậm bài thơ - Cho trẻ đọc biểu diễn bài thơ * Hoạt động kết thúc - Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” * * * * * * Nhận xét cuối ngày: Thứ 6 ngày 19 Tháng 4 năm 2013 GIỜ HỌC VẼ VẼ ĐÈN GIAO THÔNG BÀNG SÁP MÀU I. Mục đích yêu cầu + Kiến thức: - Dạy vẽ đèn giao thông bằng các nét thẳng, cong, cong tròn, nét ngang. - Trẻ biết sử dụng màu sáp để vẽ đèn giao thông. - Biết phối hợp các nét để tạo thành đèn giao thông. + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ nét thẳng dọc, ngang, hình chữ nhật, hình tròn. + Thái độ: - Cháu thích vẽ đèn giao thông . - Biết cất gọn gàng đồ dung - Biết thực hiện công việc đến cùng II. Chuẩn bị - Tranh vẽ đèn giao thông của cô. - Màu sáp của trẻ - Đội hình trẻ ngồi hình chữ U III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ đọc bài “Đèn giao thông” - Giới thiệu đề tài vẽ: “Đèn giao thông ” 2. Hoạt động trọng tâm * Các con hãy quan sát xem bức tranh vẽ “Đèn giao thông” của cô được vẽ bằng những nét gì? Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại - Đèn giao thông được vẽ bằng nét gì? - Làm thế nào để tạo ra được “Đèn giao thông”? - Để vẽ được “Đèn giao thông” đầu tiên các con hãy vẽ hai đường thẳng song song cách nhau sau đó vẽ nét ngang ở dưới và nét ngang ở trên . Rồi vẽ ba cái vòng tròn ở giữa hình chữ nhật đó làm đèn xanh, đỏ, vàng. Vẽ hai nét song song nhỏ ở dưới làm chân cột đèn, sau đó các con tô màu xanh ở hình tròn trên nhất, màu vàng vòng tròn ở giữa, màu đỏ ở cuối cùng. Ta được cây đèn giao thông thật đẹp. * Hoạt động2: Cháu thực hiện - Cả lớp mình cùng nghĩ xem với các nét cong và thẳng thì chúng mình còn có thể vẽ được những gì nữa nào? - Con sẽ vẽ mấy cột đèn giao thông. - Trong lúc cháu vẽ, cô bao quát, gợi ý trẻ vẽ cân đối lên chính giữa trang giấy và biết phối hợp nét với nhau. * Hoạt động3: nhận xét sản phẩm - Cho trẻ treo sản phẩm lên - Con đã vẽ đèn giao thông như thế nào? - Cô khen cả lớp vẽ đèn giao thông rất đẹp 3. Hoạt động kết thúc - Cho trẻ hát bài: Đi trên vỉa hè bên phải. * * * * * * * Nhận xét cuối ngày:

File đính kèm:

  • docgiao an plan.doc