Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 15 - Chủ đề: cá

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề " Cá"

 - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.

 - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.

II. Chuẩn bị:

 - Các loại đồ dùng, đồ chơi về cá, thức ăn vật nuôi, khối hộp, giấy cứng, giấy màu, hồ dán

III. Hướng dẫn:

1. Góc: Đóng vai:

 - Thầy hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Đóng vai người bán hàng - Chơi nấu các món ăn được chế biến tan cá.

 - Thầy tổ chức cho trẻ chơi, thể hiện được các vai: Người bán hàng, người mua Tập nấu các món ăn theo quy trình

 2. Góc: Âm nhạc:

 - Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề.

3. Góc: Tạo hình:

 -Trẻ vẽ, nặn xé dán một số loài cá, làm sách tranh về các loài cá.

 - Thầy hướng dẫn trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình: cắt, xé, dán để tạo hình dáng các con vật./.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 15 - Chủ đề: cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15. Chủ đề: "Cá " ----o0o--- Kế hoạch hoạt động góc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề " Cá" - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng, đồ chơi về cá, thức ăn vật nuôi, khối hộp, giấy cứng, giấy màu, hồ dán… III. Hướng dẫn: 1. Góc: Đóng vai: - Thầy hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Đóng vai người bán hàng - Chơi nấu các món ăn được chế biến tan cá. - Thầy tổ chức cho trẻ chơi, thể hiện được các vai: Người bán hàng, người mua… Tập nấu các món ăn theo quy trình 2. Góc: Âm nhạc: - Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề. 3. Góc: Tạo hình: -Trẻ vẽ, nặn xé dán một số loài cá, làm sách tranh về các loài cá. - Thầy hướng dẫn trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình: cắt, xé, dán để tạo hình dáng các con vật./. Ngày dạy:Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Trò chơi. Bài dạy: Chim bói cá rình mồi I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm rèn luyện cho trẻ khả năng phản xạ nhanh nhẹn. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, chơi tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức biết chăm sóc bảo vệ loài cá. II. Chuẩn bị: - Vẽ một vòng tròn rộng ngoài sân - 4 chiếc mũ " chim bói cá". III. Hướng dẫn: - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. * Cách chơi: - 10 trẻ tham gia chơi. Trong đó 4 trẻ đội mũ giả làm "chim bói cá" đứng ở 4 góc sân, cách xa vòng tròn 5- 6m, 6 trẻ còn lại làm "cá" đứng ở trong vòng tròn. Khi thầy hô " Một, hai, ba…" thì những con " cá" dang 2 tay khoả trong không khí"bơi" ra ngoài vòng tròn, bơi khắp sân, rồi bơi lại gần chim bói cá. Bói cá đứng im lặng chờ có con cá nào tới gần là lao ra bắt. Cá phải nhanh chóng bơi vào vòng tròn, con cá nào bị chim bối cá bắt sẽ đứng thay làm chim bói cá. Trò chơi tiếp tục 2 - 3 lần. - Thầy gọi 3 - 5 trẻ khá chơi mẫu. * Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi. - Kết thúc, thầy nhận xét chơi./. Môn dạy: MTXQ. Bài dạy: Quan sát, đàm thoại về các loài cá ( 2- 3 loài) Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ phân biệt được 2- 3 loài cá thường gặp. - Trẻ phân biệt được từng loại cá qua hình dạng, kích thước, màu sắc… - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ loài cá… II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị tranh , ảnh về các loài cá: Cá chép, cá vàng, cá trê,… III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát " Cá vàng bơi" - Hà Hải. * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? Ai sáng tác ? - Bài hát nói đến con gì ? * Giới thiệu bài: …Quan sát đàm thoại vè các loài cá. 1. Quan sát, đàm thoại: - Thầy cho trẻ quan sát con cá vàng. + Đây là con cá gì ? + Con cá có mấy phần ? + Phần đầu con cá có những bộ phận gì? + Phần mình cá có những gì ? + Vây cá có tác dụng gì ? Có mấy loại vây ? + Vây đuôi có tác dụng gì trong khi cá bơi ? + Cá sống ở đâu ? Cá ăn gì ? + Nuôi cá để làm gì ? - Thầy tiếp tục hướng dẫn trẻ quan sát cá chép, cá trê, cá chuối và đàm thoại theo trình tự trên. * So sánh - phân biệt: -Thầy cho trẻ so sánh cá chép - cá vàng: + Cá chép và cá vàng giống nhau ở điểm nào ? + Cá chép và cá vàng khác nhau ở điểm nào ? - Thầy chính xác hoá nội dung trẻ nêu. * Mở rộng: + Ngoài những loại cá thầy đã nêu các con còn biêt những loại cá nào nữa? Con hãy kể tên những loại cá đó! * Củng cố- giáo dục: - Củng cố: Thầy nhắc lại tên bài dạy. - Giáo dục: Giáo dục trẻ biết bảo vệ loài cá, không ra chơi gần bờ ao sẽ rễ bị rơi xuống ao -> chết đuối… * Trò chơi:"Tìm đúng nhà" - Thầy giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác. - Thầy nhận xét chơi .* Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát trong chủ đề. + Góc: Sách: Quan sát sách, tranh về những loài cá./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - trả lời câu hỏi của thầy. -Trẻ so sánh từng cặp - Trẻ kể tên những những loài cá trẻ biết. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Tạo hình. Bài dạy: Gạch chéo các con vật không giống các con vật khác cùng hàng, tô màu bức tranh, khoanh tròn những con vật biết bơi ( Mẫu) Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng vẽ, tô màu, hoàn thiện bức tranh. - Trẻ vạch đúng, tô màu hoàn thiện được bức tranh. - Giáo dục trẻ ý thức học tập, yêu cái đẹp. II. Chuẩn bị: - Bút màu, vở cho trẻ. - Bài mẫu của thầy. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức. - Thầy đọc câu đố về con cá: " Con gì có vẩy có vây. Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ" (Là con gì ?) * Trò chuyện: - Thầy đố các con biết đó là con gì ? - Cá sống ở đâu? * Giới thiệu bài:…Gạch chéo các con vật không giống con vật khác cùng hàng, tô màu bức tranh, khoanh tròn những con vật biết bơi. 1. Quan sát đàm thoại mẫu: - Thầy đưa ra tranh mẫu và đàm thoại: + Đây là bức tranh vẽ những con gì ? + Mỗi con vật cùng hàng có giống nhau không ? + Thầy đã tô màu những con vật này màu giống nhau không ? + Thầy khoanh tròn những con vật đó đều là những con vật sống ở đâu ? Nó đi trên cạn hay bơi dưới nước? - Thầy tiếp tục đưa ra mẫu 2 - 3 (với cách tô màu khác nhau) và đàm thoại theo trình tự trên. 2. Thầy làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2: Phân tích. Thầy dùng bút sáp màu khoanh tròn những con vật không giống con vật khác cùng hàng, rồi tô màu bức tranh phù hợp vơi từng con vật đó. + Lần 3: Không phân tích. - 1 trẻ khá nhắc lại kỹ năng thực hiện. - Thầy chính xác hoá. 3.Trẻ thực hiện: - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp. 4. Nhận xét sản phẩm: - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá. - Gọi trẻ nhận xét. + Con thích bài của bạn nào ? + Bài của bạn khoanh tròn, tô màu những con vật ấy có đúng và giống như mẫu của thầy giáo không? + Bạn đã chọn tô màu có hài hoà không ? Vì sao? - Thầy nhận xét chung. * Củng cố - Giáo dục: - Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất. - Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra. * Hoạt động góc: + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Vui chơi: Trẻ chơi trò chơi " Cho thỏ ăn"./. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ quan sát mẫu - trả lời câu hỏi. - Trẻ quan sát thầy làm mẫu. - Trẻ nhắc lại. - Trẻ thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ tư ngày 24 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Văn học. Bài dạy: Thơ: Rong và cá Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ ý thức tự học hỏi, tìm hiểu về cái đẹp trong thế giới xung quanh. II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát "Cá vàng bơi"- Hà Hải. * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? - Cá vàng nuôi để làm gì ? * Giới thiệu bài:...Rong và cá - Phạm Hổ. - Thầy đọc lần 1 ( Không tranh) * Giảng nội dung: Bài thơ nói lên vẻ đẹp của loài cá và rong xanh, tạo nên 1 khung cảnh đẹp… + Bài thơ nói đến con gì ? - Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to. ( Thầy giới thiệu cách đọc…) + Tác giả đã ví rong xanh đẹp như thế nào ? * Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó: - Thầy đọc khổ thơ đầu: " Có cô rong xanh … Nhẹ nhàng uốn lượn" => Vẻ đẹp tuyệt vời của rong xanh, được tác giả ví đẹp như tơ nhuộm " tơ nhuộm"…1 chất liệu tơ tằm mềm mại, đẹp... + Đàn cá có vẻ đẹp như thế nào ? - Thầy đọc khổ thơ cuối: " Một đàn cá nhỏ … Múa làm văn công" => Đàn cá có vẻ đẹp như lụa hồng, bơi lượn quanh rong tạo nên vẻ đẹp tựa như đang biểu diễn văn công. " văn công": Hình thức biểu diễn ca múa nhạc trên sân khấu. * Trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc đông thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần. - Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay. *. Đàm thoại: + Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ? + Vẻ đẹp của rong xanh được ví với gì ? + Đàn cá có vẻ đẹp như thế nào ? + Rong và cá uốn lượn bên nhau tạo vẻ đẹp ra sao ? * Củng cố: - 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cá… * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc:ây dựng: Xây dựng ao thả cá./ - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ đđọc thơ. - Trẻ trả lời câu hỏi của thầy - 1 trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Thể dục. Bài dạy: Ném trúng đích nằm ngang Trò chơi: Giải đố về các con vật. Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu. - Nhằm giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập Ném trúng đích ngang. Tập luyện hứng thú, tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên. II. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng, đích ngang, túi cát. III. Hướng dẫn: * ổn định tổ chức: - Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ. * Trò chuyện: - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. + ở nhà các con có ao nuôi cá không ? + Con hãy kể tên những loài cá con biết ? 1. Khởi động: - Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang. 2. Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: -Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: "Cá vàng bơi" (2 lần) b/ Vận động cơ bản: - Thầy giới thiệu tên bài tập. - Thầy tập mẫu. + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2: Phân tích. Tư thế chuẩn bị ; Trẻ đứng trước vạch chuẩn, chân không đè lên vạch chuẩn ( Đứng tự nhiên). Đích xa 1,2 - 1,4m . Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau khoảng 3m. Đích là những vòng tròn vẽ (đặt) ở giữa 2 hàng. Lần lượt từng trẻ ở 2 hàng( hoặc từng hàng) lên thực hiện bài tập, mỗi lần ném 2 -3 túi cát rồi nhặt túi cát để vào nơi quy định, về đứng ở vị trí ban đầu. + Lần 3: Không phân tích. * Trẻ thực hiện: - Trẻ tập theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau. * Củng cố - giáo dục: - 1 trẻ khá lên ném cho cả lớp quan sát. - Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo. * Trò chơi: "Nhảy lò cò" - Thầy giới thiệu tên trò chơi. Hướng dẫn luật chơi, cách chơi. + Luật chơi: Khi nhảy không đẻ chân co lên chạm đất. Nhảy hết vòng quy định. + Cách chơi: Tư thế chuẩn bị: Đứng tư nhiên trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh của thầy, trẻ lấy đà, co 1 chân, dùng lực bật - nhảy 1 vòng theo quy định rồi đứng về vị trí ban đầu. - 1 trẻ khá nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Trẻ thực hiện theo Tổ - nhóm cá nhân - Thầy khuyến khích trẻ chơi hứng thú, tự giác. - Thầy nhận xét chơi. 3. Hồi tĩnh: - Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. +Góc: Tạo hình: Vẽ đàn cá./. Môn dạy: Toán. Bài dạy: Đếm các con cá Nội dung tích hợp: MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đếm đến 4. - Trẻ biết đếm đúng số lượng đối tượng, xác định đúng số, đúng với số lượng cá trong phạm vi 4. - Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 4 con cá trê, 4 con cá chép ( lô tô)… - Các nhóm đồ dùng, đò chơi có số lượng 3, 4 để ở xung quanh lớp. - Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Thầy đọc câu đố: "Cá gì đầu bẹp có râu Cả đời ẩn dưới bùn sâu kiếm mồi" (Là con gì ?) * Trò chuyện: - Đố các con biết đó là con gì ? - Cá trê sống ở đâu? Cá trê ăn gì? * Giới thiệu bài:…Đếm các con cá. 1. Phần I: Ôn tập. - Thầy cho trẻ đếm các nhóm cá để ở xung quanh lớp có số lượng 3, các nhóm khác nhau về màu sắc, kích thước, chủng loại… - Cho trẻ tìm, đếm xác định các nhóm cá; đếm số âm thanh, các vận động… - Thầy nhận xét, chính xác hoá. 2. Phần II. Đếm các con cá. - Thầy cho trẻ làm cùng thầy lấy 3 lô tô con cá trê xếp thành 1 hàng ngang trên mặt bàn, đồng thời đếm xuôi " Một - hai - ba ; tất cả là ba con cá trê " - Thầy gắn tiếp 1 con cá trê nữa; cho trẻ đếm (4) và cho trẻ tìm chữ số chỉ số lượng cá- đọc số. Sau đó cho trẻ đếm ngược (cất dần) từng nhóm đối tượng trong phạm vi 4. -Thầy tiếp tục cho trẻ tập đếm với nhóm đối tượng khác và thực hiện theo trình tự trên.( 2-3 lượt). - Thầy quan sát, nhận xét, chính xác cho cho những trẻ làm chưa đúng. 3. Phần III: Luyện tập: - Thầy cho trẻ chơi trò chơi: " Tìm đúng nhà " - Chia trẻ thành 2 nhóm , với cách chơi, số nhà có số lượng cá bằng số con cá trên thẻ lô tô của trẻ( Trẻ đổi thẻ cho nhau, chơi vài lượt) - Thầy nhận xét. * Hoạt động góc. + Góc: Tạo hình. Cho trẻ nặn các con vật nuôi trong gia đình. + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề./. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy. - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy. - Trẻ luyện tập. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2008. Môn dạy: Âm nhạc. Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp. Cá vàng bơi Nghe hát: Cái Bống Trò chơi: Nghe âm thanh tìm đồ vật. Nội dung tích hợp: Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát " Cá vàng bơi". - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo. - Giáo dục trẻ lễ giáo, lòng yêu âm nhạc. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn. - Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: " Rong và cá" * Trò chuyện: - Các con vưa đọc bài thơ gì? - Vẻ đẹp của rong được ví với gì ? * Giới thiệu bài:... Cá vàng bơi- Hà Hải. 1. Dạy hát: (15 phút) - Thầy hát mẫu lần 1. + Giảng nội dung: ( Theo tranh ). Bìa hát nói lên về vẻ đẹp và ích lợi của cá vàng; Bắt bọ gậy bảo vệ môi trường nước, làm cảnh… - Thầy hát lần 2,3 + điệu bộ. + Hỏi tên bài hát? * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần). + Các con vừa hát bài hát gì ? Của nhạc sĩ nào sáng tác? - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay. * Củng cố: - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức. * Giáo dục: Các con cần biết bảo bảo vệ loài cá có ích này; về nguồn nước, chăm sóc… + Nhạc sĩ nào sáng tác bài hát cá vàng bơi ? Bài hát nói đến con gì? * Dạy trẻ vận động; - Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích. - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích. " Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước ..." x x x x … ( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ). - Thầy làm mẫu lần 3. + Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân. - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện. + Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ? 2. Nghe hát: (6 phút) - Giới thiệu bài:… Cái Bống. - Thầy hát lần 1. + Giới thiệu xuất xứ làn điệu. Bài hát được viết dựa trên làn điệu dân ca, nói lên tình cảm con người trong lao động. - Thầy hát lần 2 +3 ( Nghe đĩa hát ). + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì? 3. Trò chơi: (4 phút) " Nghe âm thanh tìm đồ vật ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi , luật chơi - Thầy cùng trẻ khá chơi mẫu 1- 2 lần. + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú. *Kết thúc: Thầy nhận xét qua trình chơi, giáo dục trẻ. * Hoạt động góc: + Góc: Sách tranh: Quan sát tranh, ảnh về các loài cá. + Góc: Xây dựng: Xây dựng ao cá./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ học hát. - Trẻ trả lời. - Tre lắng nghe. -Tre lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ học vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./.

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan