Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề 6: Thực vật (thực hiện 5 tuần)

I/ MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng sức khỏe.

-Trẻ biết cây xanh làm cho không khí trong lành, giúp con người khỏe mạnh. Hoa làm cho môi trường thêm đẹp, tinh thần con người sảng khoái, vui tươi. Trẻ biết được các loại rau, củ, quả cung cấp chất dinh dưỡng cho con người

- Các món ăn nấu từ rau, củ, quả. Biết giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hàng

* Vận động.

- Rèn kỹ năng vận động khéo léo qua các trò chơi với bóng, cành, lá.Qua các thao tác chăm sóc cây, quan sát thiên nhiên .

- Qua các trò chơi dân gian về hoa, lá.phát triển các giác quan qua các hoạt động: Sờ, quan sát, ngửi, nếm về các đặc điểm về thực vật

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ

- Tổ chức các lễ hội vai chơi trong ngày tết

 

docx14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 27925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề 6: Thực vật (thực hiện 5 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6: Thực vật (Thực hiện 5 tuần từ ngày 20/01/2014 – 07/3/2014) GV thực hiện: Nguyễn Thị Hiên – Hà Thị Huệ I/ MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Dinh dưỡng sức khỏe. -Trẻ biết cây xanh làm cho không khí trong lành, giúp con người khỏe mạnh. Hoa làm cho môi trường thêm đẹp, tinh thần con người sảng khoái, vui tươi. Trẻ biết được các loại rau, củ, quả cung cấp chất dinh dưỡng cho con người - Các món ăn nấu từ rau, củ, quả. Biết giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hàng * Vận động. - Rèn kỹ năng vận động khéo léo qua các trò chơi với bóng, cành, lá....Qua các thao tác chăm sóc cây, quan sát thiên nhiên ... - Qua các trò chơi dân gian về hoa, lá...phát triển các giác quan qua các hoạt động: Sờ, quan sát, ngửi, nếm về các đặc điểm về thực vật - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ - Tổ chức các lễ hội vai chơi trong ngày tết 2. Phát triển nhận thức. - Trẻ nhận biết tên gọi, lợi ích và một số đặc điểm rõ nét của một loại cây xanh, rau, củ.... - Phát triển các giác quan quan sát, khả năng phán đoán của trẻ. Khơi gợi óc tò mò và tính ham hiểu biết của trẻ về thế giới thực vật - Trẻ biết đếm, thêm, phân loại các cây xanh, rau, củ, quả (Theo đặc điểm màu sắc, hình dáng, độ lớn..) - Nhận biết quá trình phát triển của cây, làm thí nghiệm về sự phát triển của cây, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. - Trẻ biết một số phong tục phổ biến ngày tết cổ truyền 3. Phát triển ngôn ngữ. - Trẻ biết tên một số cây, rau, củ, quả món ăn ngày tết - Biết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả đặc điểm của một số loại rau, củ, quả, hat...các món ăn được chế biến từ các loại rau, củ, quả... - Phát triển vốn từ thông qua các bài thơ, câu chuyện. Rèn ngữ điệu qua cách đọc thơ, kể chuyện, xem sách về các loại cây rau, củ, quả...Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động khám phá làm thí nghiệm, giao tiếp... 4. Phát triển thẩm mỹ. - Biết làm các loại bánh, hoa, quả ngày tết - Các món ăn truyền thống trong ngày tết - Trẻ biết yêu quý cái đẹp của cỏ, cây, hoa, lá. Biết sử dụng kỹ năng tạo hình để vẽ, nặn, xé, dán...các loại cây, hoa, lá... - Biết cây xanh còn được cắt tỉa để tạo thành những cây cảnh khác nhau - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình khi hát, múa về cỏ, cây, lá về mùa xuân, mở cho trẻ những bài dân ca phù hợp với độ tuổi, phù hợp với chủ đề... 5. Phát triển tình cảm xã hội. - Biết ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Trẻ biết phong tục truyền thống trong ngày tết nguyên đán. - Biết yêu quý và chăm sóc cây trồng. Biết cây trồng có ích lợi và phục vụ cho đời sống con người. - Biết giữ gìn và chăm sóc cây để cây phát triển tốt. - Biết thể hiện tình cảm của mình đối với cha mẹ,ông bà.... II. MẠNG NỘI DUNG MỘT SỐ LOẠI QUẢ -Tên gọi của các loài quả. Những dấu hiệu đặc trưng: - Ích lợi. - Thời tiết ấp áp. - Cây cối đâm chồi nảy lộc. - Cách sử dụng. - Mùa xuân bắt đàu khi mùa - Sự giống và khác nhau của một số loại quả - Cách bảo quản BÉ VUI ĐÓN TẾT Những dấu hiệu đặc trưng: - Thời tiết ấp áp. - Cây cối đâm chồi nảy lộc - Tết có hoa đào, hoa mai, cây quất - Trang trí nhà cửa - Bánh chưng, bành tét, mứt…. - Cây cối đâm chồi nảy lộc. - Thời tiết ấp - Mùa xuân bắt đàu khi mùa đông kết thúc và là mùa đầu - Tên gọi các loại rau. tiên của một năm. - Lợi ích - tết có hoa đào, hoa mai.cây quất. - Cách sử dụng. - Văn nghệ chào mùa xuân. - Cách bảo quản - Mọi người vui vẻ sắm tết, trang trí nhà cửa. - Trẻ em mặc quần áo đẹp đi chúc tết. - Bánh chưng, bánh Chủ đề 6: THỰC VẬT CÂY XANH VÀ MÔT TRƯỜNG SỐNG - Tên gọi một số loài cây. - Ích lợi. - Các bộ phận của cây. - Sự giống và khác nhau của một số loại cây - Nơi sống , sự phát triển của cây. - Cách chăm sóc, bảo vệ cây. MỘT SỐ LOẠI HOA - Tên gọi các loại hoa. - Cách sử dụng. - Sự giống và khác nhau của một số loại cây - Cách bảo quản MỘT SỐ LOẠI RAU - Tên gọi các loại rau. - Cách sử dụng. - Sự giống và khác nhau của một số loại rau - Cách bảo quản III. MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Vận động: - Bật tại chỗ - Bước lên xuống bục cao 25cm - Ném trùng đích thẳng đứng - Bật xa - Bò dích dắc qua 4, 5 hộp * DD và SK : - Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân. - Biết làm một số việc tự phục bản thân. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Khám phá khoa học : - Bé biết gì về ngày tết cổ truyền - Bé tìm hiểu về một số loại hoa - Bé tìm hiểu về một số loại quả - Bé tìm hiểu về một số loại rau - Bé tìm hiểu về cây xanh và môi trường sống * Làm quen với toán: - Tách hai nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ - Ôn xếp xen kẽ hai đối tượng - So sánh cao thấp - Nhận biết hình tam giác - Ôn nhận biết tay phải, trái so với bản thân Chủ đề 6: THỰC VẬT PHÁT TRIỂN TC - XH - Chơi cửa hàng bán hoa, quả, bánh kẹo ngày tết, cây xanh, bán tranh lưu niệm làm từ hoa - Chơi xây dựng: Xây vườn hoa, khu vui chơi, công viên cây xanh - Chơi các trò chơi dân gian - Giáo dục trẻ thích đi học, vâng lời cô giáo bố mẹ, ông bà, anh chị. . . PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trẻ biết nói về ngày tết cổ truyền, các loại rau, củ, quả... - Trò chuyện với trẻ qua các câu hỏi về các loại rau, củ, quả trẻ ăn hàng ngày. Các bài thơ, câu chuyện - Cây đào - Cây dây leo - Quả - Hoa kết trái - Chú đỗ con PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Tạo hình : - Nặn các loại quả ngày tết - Tô màu hoa mùa xuân - Tô màu quả - Nặn củ cà rốt - Dán cây xanh * Âm nhạc: - DH: Sắp đến tết rồi - DH: Hoa bé ngoan - DH: Quả gì - DH: Bầu và bí - DH: Em yêu cây xanh Chủ đề nhánh 1: Bé vui đón tết ( Thực hiện từ ngày 20/01/2014 đến ngày 24/01/2014) MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Khám phá khoa học : - Trò chuyện về ngày tết cổ truyền * Làm quen với toán: - Ôn so sánh to hơn nhỏ hơn PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Vận động: - Bật tại chỗ *DD và SK:- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân. - Biết làm một số việc tự phục bản thân. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trẻ biết trò chuyện về một số món ăn đặc trưng trong ngày tết như: bánh kẹo, mứt … - Kể chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ của trẻ qua tranh về mùa xuân. - Thơ: Cây đào PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Tạo hình : - Nặn các loại quả ngày tết * Âmnhạc: DH: Sắp đến tết rồi NH: Mùa xuân ơi TCAN: Tai ai tinh Chủ đề nhánh 1: Bé vui đón tết (20/01/2014 – 24/01/2014) PHÁT TRIỂN TC - XH - Yêu thích cảnh đẹp (vệ sinh,trang trí nhà cửa, lớp học sạch sẽ gọn gàng …) --- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp. - Biết chúc mừng ông bà cha mẹ, người lớn. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh 1: Bé vui đón tết ( Thực hiện từ ngày 20/01/2014 đến ngày 24/01/2014) Người thực hiện: Hà Thị Huệ Hoạt động Thứ hai (20/01/2014) Thứ ba (21/01/2014) Thứ tư (22/01/2014) Thứ năm (23/01/2014) Thứ sáu (24/01/2014) Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về một số loại bánh hoa quả trong ngày tết - Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về các môn học của trẻ trong tuần - Giáo dục trẻ vâng lời lễ phép với mọi người. Ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khỏe Thể dục sáng Tập theo bài: Sắp đến tết rồi - Hôhấp: Giả tiếng gà gáy.(4lần) - Tay : Hai tay đưa sang ngang, gập khửu tay (4lần* 4nhịp) - Bụng: Hai tay chống hông quay người sang hai bên.( 4lần * 4nhịp) - Chân: Đưa chân ra các phía.(4lần * 4nhịp) Hoạt động học có chủ đích KPKH Trò chuyện với trẻ về các loại hoa, bánh kẹo ngảy tết LQVT Ôn so sánh to hơn nhỏ hơn PTNN Thơ: cây đào PTTC Bật tại chỗ PTTM DH: Sắp đến tết rồi NH: Mùa xuân ơi TCAN: Tai ai tinh Hoạt động ngoài trời Quansátthờitiết TC: Ô tô và chim sẻ Chơi tự do Quan sát tranh về một số món ăn ngày tết TC: Mèo đuổi chuột Chơi tự do Quan sát thiên nhiên TC: Cáo và thỏ Chơi tự do ĐĐD: Tay đẹp Chơi tự do TCDG: Thả đỉa ba ba Chơi tự do Hoạt động góc *Góc xây dựng: Xây hội chợ xuân. *Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình ( Mẹ con, bán hang, nấu ăn,...) *Góc sách học tập: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về ngày tết *Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ về các loại bánh kẹo ngày tết... * Góc âm nhạc: Hát các bài về ngày tết Hoạt động chiều - Tập xé hoa quả mùa xuân - Chơi tự do - Đọc thơ: Cây đào - DH: Sắp đến tết rồi - Chơi ở các góc Biểu diễn văn nghệ Thứ hai ngày 20 tháng 01 năm 2014 BÉ VUI KHÁM PHÁ Đềtài: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết ngày 01 tháng 01 âm lịch là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Biết một số phong tục tập quán, món ăn ngày tết . - Trẻ biết quan sát và nhận xét về bức tranh ngày tết. II. CHUẨN BỊ. - Một số hình ảnh về ngày tết: Cảnh chợ tết, gia đình trang trí nhà cửa đón tết, gói bánh chưng, đi chúc tết, lỳ xì đầu năm,… - Đất nặn, bảng con III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1. Ổn định lớp: - Cô cùng trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” - Trò chuyện với trẻ về ngày tết ở gia đình trẻ . - Ở gia đình con ngày tết bố mẹ thường làm gì? - Cô kể cho trẻ nghe về các món ăn, bánh kẹo, hoa quả có trong ngày tết . Hoạt động 2: Quan sát hình ảnh, trò chuyện - Tồ chức cho trẻ lần lượt quan sát hình ảnh. - Cô cho trẻ nêu nhận xét về hình ảnh: Các con đang được quan sát hình ảnh gì? Bố mẹ đang làm gì?... - Cô gợi hỏi trẻ về ngày tết thường có những món ăn gì? - Cô cùng trẻ quan sát tranh về bánh chưng bánh dày, các loại bánh kẹo ngày tết và một số món ăn khác - Cô cùng trẻ quan sát và đàm thoại về bánh chưng, mứt, hoa đào, hoa mai… * Nặn các loại quả có trong ngày tết - Cô hướng dẩn trẻ nặn - Cho trẻ nặn - Cô quan sát và động viên trẻ nặn * Giáo dục: các con phải biết kính trọng và luôn nhớ tới ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam Hoạt động 3: * Kết thúc Cô củng cố tết dạy Trẻ đọc bài thơ “cây đào” và đi nhẹ nhàng ra ngoài Thứ ba ngày 21 tháng 01 năm 2014 BÉ VUI HỌC TOÁN Đề tài: Ôn so sánh to hơn nhỏ hơn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Bé nhận biết và phân biệt sự khác nhau về độ lớn giữa hai đối tượng. - Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng toán: to hơn, nhỏ hơn. - Trẻ sử dụng đúng từ ngữ: to hơn, nhỏ hơn trong việc so sánh độ lớn hai đối tượng. - Rèn luyện khả năng đi thăng bằng trong đường hẹp. II. CHUẨN BỊ - Bài giảng trình chiếu - Các thẻ hình hoa, quả, lá.v.v.. có 2 kích thước: lớn và nhỏ. - Băng keo màu để dán đường hẹp. - 2 bảng, mỗi bảng được chia 2 phần (có dán biểu tượng to nhỏ để trẻ phân biệt) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Trò chơi: Gieo hạt. - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi gieo hạt. -Trò chuyện: Cô cho trẻ xem 2 mô hình quả cam (cắt bằng bìa) cô có 2 trái cam, làm sao để biết trái cam nào to, trái cam nào nhỏ? - Trò chuyện và cho trẻ quan sát, gợi ý để trẻ nói lên cách so sánh: đặt chồng lên nhau, đặt cạnh nhau, đặt sát bên nhau.v.v..trong quá trình trẻ nói, cho trẻ thực hiện. Cô củng cố lại các thao tác so sánh độ lớn 2 vật cho trẻ. Hoạt động 2: To hơn và nhỏ hơn. - Trẻ về góc, lấy mỗi trẻ một rổ nhỏ, có đựng các thẻ hình có kích thước to hơn và nhỏ hơn. - Trẻ quan sát trên máy tính. Cô mời các bạn nhận xét xem hình bên trái và hình bên phải, hình nào nhỏ hơn, hình nào lớn hơn? - Trẻ lấy hình trong rổ, vật lớn hơn để bên phải trẻ, hình nhỏ hơn để bên trái trẻ. Cô vừa cho trẻ quan sát máy tính, vừa hướng dẫn và sửa sai cho trẻ. Hoạt động 3: Giúp bác nông dân. - Bác nông dân thu hoạch rau quả nhưng còn để chung trong rổ. - Bé chia làm 2 hàng, một hàng chọn màu xanh (đi trong đường hẹp màu xanh), một hàng chọn màu đỏ (đi trong đường hẹp màu đỏ). - Mỗi hàng sẽ lấy một cặp thẻ hình giống nhau, chạy theo đường hẹp đến bảng, thẻ hình nào lớn hơn dán bên ô lớn hơn, thẻ hình nhỏ hơn dán bên ô nhỏ hơn. - Có thể chơi nhiều lần và kết hợp yếu tố thi đua. Kết thúc Thứ tư ngày 22 tháng 01 năm 2014 BÉ VUI ĐỌC THƠ Thơ: Cây đào I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên cây đào (hoa đào). Biết được hoa đào thường có ở đâu? Hoa đào nở hoa vào thời điểm nào? Màu sắc của hoa đào. - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Cảm nhận và nói lên nhận xét về vẻ đẹp của hoa đào khi mùa xuân đến. II. CHUẨN BỊ - Tranh hoa đào, cây hoa đào (mô hình). - Tranh theo bài thơ III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Vườn đào mùa xuân - Cô và trẻ cùng đi thăm vườn đào mùa xuân. - Trò chuyện với trẻ về hình dáng, màu sắc của cây hoa đào mà trẻ quan sát được qua tranh và qua mô hình. - Giới thiệu bài thơ: Cây đào. - Cô đọc cho trẻ nghe (diễn cảm): Cây đào. Hoạt động 2: Cây đào - Cô đọc lại một lần cho trẻ nghe. - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc đoạn 1: vừa đọc vừa cho trẻ quan sát tranh Cây đào đầu xón Lốm đốm nụ hồng. Chúng em chỉ mong Hoa đào mau nở. - Trò chuyện về nội dung đoạn thơ - Cho trẻ đọc lại theo cô đoạn thơ trên. - Cô đọc đoạn 2: vừa đọc vừa cho trẻ quan sát tranh. Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là Tết đến - Trò chuyện về nội dung - Cô và trẻ cùng đọc. - Cô và trẻ đọc lại toàn bài thơ. - Mời một số trẻ lên đọc diễn cảm bài thơ, cô có thể đọc cùng trẻ và giúp trẻ nếu trẻ chưa thuộc. Hoạt động 3: Đọc thơ nối tiếp - Chia trẻ làm 2 hoặc 4 nhóm. Nhóm 1 đọc khổ thơ 1, nhóm 2 đọc khổ thơ 2 tiếp đến nhóm 3 đọc khổ thơ 1 nhóm 4 đọc khổ thơ 2. - Sau đó có thể đổi lại. - Khuyến khích các nhóm vừa đọc vừa biểu diễn diễn cảm bằng hành động. - Sửa sai cho trẻ nếu trẻ phát âm sai. * Kết thúc: Cô giáo dục, tuyên dương trẻ Thứ năm ngày 23 tháng 01 năm 2014 BÉ VUI THỬ SỨC Đề tài: Bật tại chỗ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết được lợi ích của việc thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh , tránh được nhiều bệnh tật. - Trẻ biết nhún chân lấy đà để bật cao… - Trẻ hiểu được ngôn ngữ qua hiệu lệnh của cô … - Rèn luyện tính mạnh dạn , tự tin,… II.CHUẨN BỊ - Sân bãi ,dụng cụ để tập luyện … III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Bé thích đi chơi không nào? Hôm nay rất đẹp trời c/c có thích đi chơi không nào? Mình đi chơi bằng gì nhỉ?( Trẻ nói) - Đi chạy theo cô, đuổi bắt cô - Bài tập phát triển chung: + Tay : Dấu tay ( 4lần). + Chân: Làm chú bộ đội ( 4lần). + Thân: Gà mổ thóc ( 4 lần). + Bật : Chụm tách chân. ( 6lần) Hoạt động 2:Bé làm vận động viên - Chơi : Con thỏ …ăn cà rốt… - Nhà thỏ trắng có trồng rất nhiều rau củ và cây ăn quả các con có thích đến chơi không? ( Chúng ta đi nhé). - A! Thỏ vừa làm việc vừa tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh ( Một cháu làm thỏ đang bật tại chỗ ). - Các con có thích tập giống bạn thỏ không? Vậy chúng ta cùng thi đua xem ai bật giỏi nhất nhé . - Mời 2 cháu làm thử - Lớp – tổ ( Nhóm). - Các con hái quả trên cây giúp thỏ nào ? Các con hái được những quả gì đây ? Qủa táo màu gì? Qủa cam màu gì? Đố các con quả nào chua , quả nào ngọt? - Cá nhân thi đua. * VĐT: Xoay cổ tay. Hoạt động 3:TCVĐ:Tín hiệu - Cô giải thích cách chơi - Cho trẻ chơi 3, 4 lần Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng Thứ sáu ngày 24 tháng 01 năm 2014 BÉ VUI CA HÁT DH: Sắp đến tết rồi NH: Mùa xuân ơi TCAN: Tai ai tinh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: *. Kiến thức: Nhớ tên bài hát, hát cùng cô từ đầu bài hát đến cuối bài hát “ Sắp đến tết rồi ” - Đàm thoại và nhớ nội dung bài hát - Nội dung tích hợp PTNN ( Đi chợ tết ) *. Kĩ năng: - Nhằm phát triển âm nhạc cho trẻ . Phát triển thính giác cho trẻ. *. Giáo dục - Biết ngày tết cô truyền là ngày xum họp của gia đình ….. II. CHUẨN BỊ: - Nhạc bài hát. Sắp đến tết rồi - Bài thơ . Đi chợ tết . Một hộp quà , mô hình chợ tết Chiếc xe ba bánh Bố mới mua về Bé chở búp bê Đi chơi chợ tết Búp bê đừng sợ Yên tâm chị đèo Búp bê nghe vây Mắt cười trong veo Bé hát bé reo Đạp xe quay tít Bé đi chơ tết III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Giới thiệu các bác các cô tới dự . - Được biết các cô tới dự cô đã chuẩn bị món quà để tặng các cô và các con. Đó là một bản nhạc, nào chúng mình cùng thưởng thức - Cô mở nhạc : Sắp đến tết rồi - Ai biết bản nhạc trong bài hát nào ? - Tại sao con biết bài hát này ? Chiều hôm qua Cô cháu mình làm quen với bài hát : Sắp đến tết rồi , của nhạc sỹ Hoàng Vân Các con ạ cứ mỗi độ xuân về các loài hoa đua nhau khoe sắc nó báo hiệu rằng sắp đến tết rồi, ai cũng vui , hoà chung niềm vui đó cô làm cô mùa xuân các con sẽ là bông hoa đào, hoa mai, Hoa đào, hoa mai ơi ! hôm nay cô dạy các con bài hát Sắp đến tết rồi, để đến tết các con hãy hát cho Bố, mẹ, ông, bà cùng nghe Hoạt động 2 * Cô hát lần 1: thể hiện tình cảm, sau đó hỏi lại trẻ tên bài hát, tác giả * Cô hát lần 2: Đệm nhạc - Gúp trẻ hiểu nội dung bài hát: Sắp đến tết em bé rất vui mẹ may áo mới. Em bé lớn thêm một tuổi lại biết đi thăm Ông bà … - Nhưng để vui hơn cô cháu mình cùng thể hiện bài hát nhé - Cô hát cùng trẻ ( Hát từ đầu đến cuối bài ) hát chậm rõ lời - Cho trẻ hát kết hợp vỗ tay, lắc sắc xô - Cho trẻ hát bằng nhiều hình thức khác nhau - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ hát đúng giai điệu của bài hát - Các con vừa được thể hiện bài hát gì ? - Có nhiều cách thể hiện bài hát ( bằng lời ca. Bằng giai điệu ) cô thể hiện bằng giai điệu bài hát * Giáo dục: Ngày tết là ngày xum họp của gia đình và ngày các con, cháu thể hiện tình cảm với ông, bà, bố mẹ Sắp đếp tết rồi các con đã được mẹ mua quần áo mới chưa ? Mua ở đâu ? Cô và trẻ cùng đọc bài thơ đi chợ tết . Cô mua được một hộp quà trong có dụng cụ âm nhạc Hoạt động 3: Nghe hát “ Mùa xuân ơi - Cô hái lần 1: Giới thiệu tên bài hát tác giả Tóm tắt nội dung bài hát - Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ vận động cùng cô * Trò chơi: Tai ai tinh - Cô giải thích cách chơi luật chơi - cho trẻ chơi 2, 3 lần Kết thúc : Nào chúng ta cùng hát vang bài. Sắp đến tết rồi

File đính kèm:

  • docxtuan 1 be vui don tet.docx