Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề 9 phương tiện giao thông (thực hiện: 4 tuần)

1. Phát triển thể chất.

- Thực hiện được một số vận động: Đi chạy

- Rèn luyện và phát triển một số cơ nhỏ của đôi bàn tay, ngón tay thông qua các hoạt động lắp ráp, xếp hình, tết, gấp giấy làm đồ chơi về các phương tiện giao thông

- Rèn luyện và phát triển một số cơ lớn thông qua các bài tập vận động và trò chơi trong chủ đề.

- Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu

- Phát triển các giác quan thông qua việc quan sát các loại phương tiên giao thông.

- Biết những nơi nguy hiểm (lòng đường) và không chơi gần nơi đó.

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết tên gọi, những bộ phận chính và công dụng của một số phương tiện giao thông phổ biến và gần gũi với trẻ.

- Trẻ biết so sánh và nhận xét một số PTGT qua đặc điểm, lợi ích, nơi hoạt động.

- Biết một số biển báo đơn giản về luật lệ ATGT đường bộ.

- Nhận ra phía bên tay phải, phía bên tay trai.

- Biết đếm trên các đối tượng (các PTGT) bằng nhiều cách khác nhau trong phạm vi 10 và nói được kết quả đếm.

- Nói đúng tên hình, nhận ra điểm khác nhau và giống nhau của các hình, phân loại các hình theo một hai dấu hiệu, chắp ghép được các hình để tạo ra hình mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề 9 phương tiện giao thông (thực hiện: 4 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 9 Phương tiện giao thông Thực hiện: 4 tuần ( từ ngày 25/3/2013 đến 19/4/2013) 1. Phát triển thể chất. - Thực hiện được một số vận động: Đi chạy - Rèn luyện và phát triển một số cơ nhỏ của đôi bàn tay, ngón tay thông qua các hoạt động lắp ráp, xếp hình, tết, gấp giấy làm đồ chơi về các phương tiện giao thông - Rèn luyện và phát triển một số cơ lớn thông qua các bài tập vận động và trò chơi trong chủ đề. - Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu - Phát triển các giác quan thông qua việc quan sát các loại phương tiên giao thông. - Biết những nơi nguy hiểm (lòng đường) và không chơi gần nơi đó. 2. Phát triển nhận thức - Trẻ biết tên gọi, những bộ phận chính và công dụng của một số phương tiện giao thông phổ biến và gần gũi với trẻ. - Trẻ biết so sánh và nhận xét một số PTGT qua đặc điểm, lợi ích, nơi hoạt động... - Biết một số biển báo đơn giản về luật lệ ATGT đường bộ. - Nhận ra phía bên tay phải, phía bên tay trai. - Biết đếm trên các đối tượng (các PTGT) bằng nhiều cách khác nhau trong phạm vi 10 và nói được kết quả đếm. - Nói đúng tên hình, nhận ra điểm khác nhau và giống nhau của các hình, phân loại các hình theo một hai dấu hiệu, chắp ghép được các hình để tạo ra hình mới. 3. Phát triển ngôn ngữ. - Phân biệt được âm thanh của một số phương tiên giao thông quen thuộc. - Trẻ biết sử dụng các từ phù hợp để chỉ tên gọi, các bộ phận, công dụng và môi trường hoạt động của một số PTGT. - Trẻ biết diễn tả và mạnh dạn trao đổi với cô giáo, bạn bè và người thân những gì trẻ quan sát thấy trên đường phố và trong tranh ảnh. - Hiểu các từ mới: PTGT đường bộ, PTGT đường sắt, PTGT đường hàng không, PTGT đường thủy, bến tàu, nhà ga, hải cảng... - Đọc thuộc một số bài thơ, kể lại chuyện đã được nghe về các PTGT rõ ràng, diễn cảm. 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. - Tình cảm yêu quý kính trọng đối với người điều khiển PTGT. - Có ý thức thực hiện một số luật giao thông đơn giản (đi đúng phần đường, đi theo đèn tín hiệu giao thông...) - Biết quan tâm giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông. - Có một số hành vi văn minh khi đi trên xe và đi ngoài đường. 5. Phát triển thẩm mĩ. - Nghe hát, nghe nhạc, hát đúng và thể hiện những cảm xúc phù hợp qua các bài hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về các PTGT quen thuộc. - Thích tạo ra các sản phẩm đẹp về PTGT. - Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm tạo hình về các PTGT quen thuộc. - Biết giữ gìn sản phẩm tạo hình. KHỐI PHÓ Nguyễn Thị Mộng Liên MẠNG NỘI DUNG PTGT ĐƯỜNG THỦY. (Tuần 2: 1/04 - 05/04) - Tên gọi: Tàu thủy, ca nô, thuyền, bè... - Đặc điểm nổi bật: + Âm thanh, tiếng động + Hình dạng, cấu tạo, tốc độ + Nơi hoạt động: Biển, sông, kênh... - Tên gọi người điều khiển: Thủy thủ, lái tàu, lái thuyền... - Công dụng: Chở người, chở hàng theo đường thủy, hàng hải - Các dịch vụ: Bến phà, bến tàu nơi đóng tàu, cứu hộ, cung cấp nhiên liệu... PTGT ĐƯỜNG BỘ (Tuần 1: 25/03 - 29/03) - Tên gọi: Xe đạp, xe máy, ô tô, máy kéo, xe bò... - Đặc điểm nổi bật: + Âm thanh, tiếng còi + Hình dạng, cấu tạo, tốc độ + Nơi hoạt động: Đường xóm, đường cái, đường phố, quốc lộ... - Tên gọi người điều khiển: Tài xế - Công dụng: Chở người, chở hàng trên đường bộ. - Các dịch vụ: Cửa hàng bán PTGT, tiệm sửa chữa, bán nhiên liệu... PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PTGT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (Tuần 3: 8/04 - 12/04) - Tên gọi: Máy bay, trực thăng, phi cơ... - Đặc điểm nổi bật: + Âm thanh, chuyển động + Hình dạng, cấu tạo, tốc độ + Nơi hoạt động: Đường không, trên bầu trời - Tên gọi người điều khiển: Phi công - Công dụng: Chở người, chở hàng trên đường bộ. - Các dịch vụ: Sân bay, tiếp viên hàng không... MỘT SỐ LUẬT LỆ ATGT (Tuần 4: 15/4 – 19/4) - Nhận biết một số quy định đơn giả của Luật giao thông đường bộ: + Nhận biết, phân biệt một số biển hiệu đơn giản. + Nhận biết và chấp hành một số quy định dành cho người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải đường, đi theo tín hiệu giao thông - Nhận biết một số quy định và hành vi văn minh khi tham gia giao thông (đội nón bảo hiểm, không thò tay, thò đầu ra ngoài xe, không nói to,không vứt rác ra đường, trên các PTGT ...)

File đính kèm:

  • docgiao thong.doc