Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 3

I. MỤC TIÊU:

- Dạy trẻ biết tên gọi và đặc điểm cấu tạo của một số con vật sống trong rừng.

- Phát triển ngôn ngữ, óc quan sát, chú ý, so sánh và ghi nhớ có chủ địch.

- Phân loại con vật theo đặc điểm: hiền- dữ, ăn thịt, vận động,.

- Trẻ biết khi đi xem sở thú xem các con vật thì không được chọc phá thú.

- Tham gia toạ đàm cùng cô.

- Đóng vai Bác Sĩ chữa bệnh cho các con vật.

- Ghép tranh các con vật theo mẫu.

- Xây dựng Vườn bách thú hoàn chỉnh.

 

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ chơi ở các góc.

- Đàn, trống lắc,

- Giáo án điện tử về các con vật sống trong rừng.

- Tranh 1 số con vật: Voi, Khỉ, Thỏ, Cọp,

- Một số con vật làm từ phế vật liệu, nhựa,

 

III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI: MTXQ Khu rừng bí ẩn -Múa hát “Ta đi vào rừng xanh”. -Tạo dáng con vật chui qua cổng. -Tìm hiểu về những con vật sống trog rừng. -Trò chơi: Thử tài đoán vật, đoán ý đồng đội,… -Phân loại con vật theo đặc tính. -Xây dựng vườn bách thú. -Đóng vai Bác sĩ thú y. -Chơi vận động: Đi như Gấu – bò như Chuột. -Kể chuyện: Trí khôn của Thỏ, Khỉ mũi dài,… THỨ BA: Văn học Kiến và Voi -Múa hát “Ta đi vào rừng xanh”. -Chơi tạo dáng con vật. -Kể chuyện “Kiến và Voi”. -Làm chuồng thú. -Ghép tranh các con vật. -In khuôn các con vật. -Nghe hát “Chú Voi con ở Bản Đôn”. -Đọc thơ: Con Voi -Chơi đóng kịch “Cáo, Thỏ và Gà trống. THỨ NĂM: So sánh con vật -Vận động “Đố bạn”. -So sánh con vật to – nhỏ, cao – thấp. -Kể tự do các con vật mà cháu biết. -Trò chơi: Về đúng chuồng, Chó Sói xấu tính,… -Kể chuyện: Những nghệ sĩ rừng xanh, Cao và thấp,… -Phân loại con vật. , THỨ TƯ: Âm nhạc. Đố bạn con gì ? -Xem tranh ảnh, trò chuyện các con vật sống trong rừng. -Vỗ nhịp “Đố bạn”. -Nghe :Chú Voi con ở Bản Đôn. -TC: Nghe tiếng kêu đoán con vật. -Xem phim con vật sống trong rừng. -Cửa hàng bán thú nhồi bông. -Sưu tầm con vật từ hoạ báo là album. -Chơi vận động: “Cáo và Thỏ”. -Đọc thơ “Hổ trong vườn”. THỨ SÁU: Tạo hình. Con Thỏ -Trò chơi “Con thỏ”. -Xem phim câu chuyện ngắn về Thỏ con. -Quan sát hoạt động của con thỏ. -Tạo hình con thỏ. -Múa hát, biểu diễn các bài hát về con vật. -Chăm sóc cây kiểng, nhặt lá rơi xếp hình con vật. -Chơi : Tạo dáng con vật, Đi như Gấu – bò như chuột. Thứ hai, ngày 23 tháng 03 năm 2009. Khu rừng bí ẩn… MỤC TIÊU: Dạy trẻ biết tên gọi và đặc điểm cấu tạo của một số con vật sống trong rừng. Phát triển ngôn ngữ, óc quan sát, chú ý, so sánh và ghi nhớ có chủ địch. Phân loại con vật theo đặc điểm: hiền- dữ, ăn thịt, vận động,... Trẻ biết khi đi xem sở thú xem các con vật thì không được chọc phá thú. Tham gia toạ đàm cùng cô. Đóng vai Bác Sĩ chữa bệnh cho các con vật. Ghép tranh các con vật theo mẫu. Xây dựng Vườn bách thú hoàn chỉnh. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc,… Giáo án điện tử về các con vật sống trong rừng. Tranh 1 số con vật: Voi, Khỉ, Thỏ, Cọp,… Một số con vật làm từ phế vật liệu, nhựa,… MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Gợi hỏi để khuyến khích cháu kể về các con thú sống trong rừng mà cháu biết: + Những con thú nào hiền ? + Những con thú nào hung dữ ? * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Tìm hiểu những con vật sống trong rừng. Ta đi vào rừng xanh. -Múa hát “Ta đi vào rừng xanh”. -Trong bài hát có những con vật nào? -Chúng ta cùng nhau khám phá xem trong khu rừng xanh có những con vật nào nữa nhe! Khu rừng bí ẩn: * Cô dẫn chuyện để cô cháu cùng nhau đi vào rừng + giáo án điện tử: -Trong rừng rất nguy hiểm, chúng ta cần chuẩn bị những gì cho chuyến đi của mình? -Cùng nhau khởi hành: + Đến khu rừng rồi, cô đố các con Con Gấu có dáng đi thế nào nè ? Vậy chúng ta bắt chước dáng đi của Gấu rồi chạy nhanh chui vào hang nhe! -Không biết hang này là của con vật nào nữa? Chúng ta ngồi xuống đây chờ xem con vật nào xuất hiện thì sẽ biết ngay đây là hang của con vật nào. -Cô mở giáo án điện tử cho con vật xuất hiện. + Con gì thế? + Sao con biết đó là con Cọp? Con Cọp còn gọi là con gì nữa? + Bộ lông nó như thế nào? + Hổ có mấy chân? + Dưới bàn chân có gì ? + Hổ hiền hay dữ? Nên người ta gọi Hổ là chúa tể sơn lâm nữa đó. Khi đi Sở Thú xem thì con có chọc phá hay đứng gần con Hổ không? Vậy Hổ là con vật như thế nào? + Tiếng kêu nó như thế nào? + Con gì xuất hiện kế bên con Hổ vậy? ( Hổ con) + Hổ là con vật đẻ con hay đẻ trứng? + Các con nhìn xem Hổ mẹ kiếm thức ăn gì về cho Hổ con vậy ? - Chúng ta đi tiếp vào bên trong khu rừng nhe. -Cô cho Khỉ xuất hiện. -Cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở để cháu nói về con Khỉ. -Cho cháu nêu lên điểm giống và khác nhau giữa 2 con vật: Khỉ và Hổ. -Tương tự như trên cô cho cháu quan sát và nhận xét về 2 con vật khác: Voi – Gấu. - Gợi ý để cháu kể thêm những con vật khác sống trong rừng mà cháu biết? -Tuy những con vật có tính cách,thức ăn, cấu tạo khác nhau nhưng cho ta lợi ích gì? (-Ngà voi làm đồ trang sức, Óc khỉ,xương hổ làm thuốc, Lông hổ làm áo lông, Mật gấu làm thuốc, Người ta nuôi dưỡng chúng ở công viên và huấn luyện làm xiếc,…) Đoán xem con gì ? * Trò chơi 1 : « Thử tài đoán vật ». -Một bạn lên dùng tay sờ con vật nằm trong thùng giấy và nêu đặc điểm của con vật đó để các bạn đoán đó là con vật gì. * Trò chơi 2 : « Đoán ý đồng đội ». -Cô chia hai đội, lần lượt từng cháu của mỗi đội sẽ lên dùng hành động để diễn tả con vật rồi lấy tranh con vật đó, nếu lấy trùng nhau sẽ được 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc. Phân loại con vật. -Cho cháu phân loại con vật theo theo đặc tính, thức ăn, vận động: + Ăn thịt: Cọp, Sư Tử, Sói, Gấu,... + Ăn quả, rau, cỏ: Voi, Khỉ, Hươu, Nai. + Leo trèo: Khỉ, Sóc, Vượn,... + Hung dữ: Sư tử, Cọp, Beo... + Hiền lành: Hươu, Thỏ, Sóc,. -Nhận xét – tuyên dương. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Bác sĩ thú y. -Xây dựng : Vườn Bách Thú. -Học tập : Ghép tranh các con vật. -Thư viện : Xem tranh ảnh, sách truyện về các con vật sống trong rừng. -Nghệ thuật tạo hình : Làm chuồng thú. -TNKH: Chơi với cát nước – in khuôn hình các con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Chơi vận động: Đi như Gấu – bò như chuột. -Kể chuyện cho cháu nghe “Trí khôn của Thỏ”. -Quan sát các khu vực trong sân trường. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Đọc câu đố – vè về các con vật. -Kể chuyện cháu nghe “Khỉ mũi dài”. -Vệ sinh lớp – ra về. Thứ ba, ngày 24 tháng 03 năm 2009. Kiến và Voi. MỤC TIÊU: Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện “ Kiến và voi”, Voi thì cậy lớn hay bắt nạt con vật nhỏ hơn mình. Nhưng sau nhờ sự thông minh của kiến mà voi trở nên hiền lành và không bắt nạt những chú kiến bé nhỏ nữa. Rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời, nói được theo cô lời thoại nhân vật. Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn, chơi với bạn biết nhường nhịn. Biết chon truyện mình thích và kể theo nội dung trong tranh. Tận dụng phế vật liệu: hộp giấy, que tre,…làm chuồng cho các con thú. Trộn đều hỗn hợp cát – nước để in khuôn các con vật cháu thích. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống, máy casset,… Bộ tranh minh hoạ chuyện: Kiến và Voi. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) - Đón trẻ vào lớp. - Vui chơi với bạn. - Chơi tạo dáng con vật cho bạn đoán. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng ”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Kiến và Voi. Ta đi vào rừng xanh -Cho trẻ hát “ Ta đi vào rừng xanh” -Trong rừng xanh có những con vật nào? -Có rất nhiều con vật, con thì nhỏ, con thì to lớn, con có biết những con vật nào không, con hãy kể xem? - Có 2 con vật, 1 con vật to như cái nhà và1 con vật thì nhỏ bé hơn cả hạt vừng. Hai con vật này ra sao, chúng đối với nhau như thế nào. Hôm nay, cô mời các con nghe câu chuyện “Kiến và Voi” nhé ! Kiến và Voi -Cô kể chuyện diễn cảm lần 1. - Cô nói nội dung câu chuyện : Voi và kiến cùng ở trong rừng. Voi to như cái nhà hay bắt nạt bạn khác, kiến nhỏ nhưng rất dũng cảm, biết giúp đỡ bạn. Nhờ kiến mà voi không bắt nạt bạn khác nữa. -Cô kể lần 2 kết hợp cho xem tranh . Cô giải thích từ khó. + Hạt vừng : Là hạt nhỏ hơn hạt đậu. + Tóm được: bắt được. +Kêu rống lên: kêu to thật to. Bé thích con vật nào? Cô đặt câu hỏi đàm thoại cùng trẻ: -Voi cậy lớn đã làm gì bạn Thỏ con? -Nếu con là Voi con sẽ làm gì ? -Ai đã giúp bạn Thỏ? -Kiến đã làm gì giúp bạn Thỏ? -Sau đó, Voi thế nào? -Voi còn bắt nạt bạn khác nữa không? -Trong câu chuyện con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? -Qua câu chuyện muốn dạy con điều gì? Cô giáo dục cháu biết yêu thương giúp đỡ mọi người, không bắt nạt bạn nhỏ hơn mình. *Nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Bác sĩ thú y. -Xây dựng : Vườn Bách Thú. -Học tập : Ghép tranh các con vật. -Thư viện : Xem tranh ảnh, sách truyện về các con vật sống trong rừng. -Nghệ thuật tạo hình : Làm chuồng thú. -TNKH: Chơi với cát nước – in khuôn hình các con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Quan sát sân trường, môi trường xanh-sạch-đẹp, nhặt lá rụn. - Múa hát “Chú Voi con ở bản đôn”. -Đọc thơ “Con Voi”. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Đàn cho trẻ nghe lại giai điệu “Đố bạn “. -Chơi đóng kịch “Cáo , thỏ và gà trống”. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 25 tháng 03 năm 2009. Đố bạn biết con gì ? MỤC TIÊU: Dạy trẻ tình yêu với cảnh vật thiên nhiên trong thế giới động vật sinh động. Làm quen với làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh “Bèo dạt mây trôi”. Gõ đệm thành thạo, nhịp nhàng theo nhịp. Trẻ hát đúng, vui tươi. Lắng nghe và đoán được con vật qua tiếng kêu. Thích tham gia biểu diễn, tích cực phát biểu. Phát triển năng khiếu âm nhạc, khả năng quan sát ghi nhớ. Bán Thú nhồi bông các con vật. Xây dựng Thảo cầm viên. Sưu tầm con vật từ hoạ báo làm album động vật sống trong rừng. Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, máy- băng caseet. Áo bà ba, thùng nước, đòn gánh... Nhạc cụ: gáo dừa, phách tre, trống lắc. Mão mèo trắng, vàng. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón cháu. -Cho cháu chơi theo ý thích hay xem tranh ảnh về các con vật sống trong rừng. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Vỗ theo nhịp “Đố bạn”. Đố bạn ? -Cho trẻ xem đoạn phim có hình ảnh con vật trong rừng đang hoạt động. -Đàm thoại với trẻ: -Con vừa thấy được những con gì? -Những con vật đó sống ở đâu? -Thức ăn của những con vật đó? -Con còn thấy những con vật đó ở đâu nữa? -Có 1 bài hát rất dễ thương nói về những con vật sống trong rừng, con lắng nghe xem bài gì nhe. -Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát. -Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả? (Đố bạn, Hồng Ngọc). -Cô đàn cho cả lớp hát. -Con thấy giai điệu bài hát như thế nào? -Để bài hát hay hơn con sẽ làm gì? -Cô hỏi trẻ thích vận động gì? -Cô hỏi trẻ cách vận dộng vỗ theo nhịp. Cùng cô vỗ theo nhịp: -Cô vỗ mẫu cho cháu xem. -Cô làm mẫu lần 2, giải thích: Vỗ tay vào rồi bung hai tay ra nghĩ, tiếp tục như vậy cho đến hết bài hát : vỗ – nghĩ, …… -Cô đàn cho cả lớp vỗ 2 lần. -Từng tổ thực hiện 1 lần. -Chia 2 đội thi đua vỗ theo nhịp theo hiệu lệnh tay của cô. -Cá nhân xung phong biểu diễn. Chú Voi con ở bản đôn. -Cho trẻ đọc : Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau chót Cho tôi kể nốt cái chuyệïn con voi -Các con vừa đọc bài đồng dao nói về con gì ? -Con voi là con vật sống ở đâu ? -Có 1 bài hát rất dễ thương nói về 1 chú voi con ở Bản Đôn từ rừng già chú đến với con người, con lắng nghe xem bài gì nhe ! -Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát. -Cô hát và kết hợp vỗ nhạc cụ -Cho trẻ nghe băng và xem một số bạn minh họa cùng cô . Tiếng con gì vậy bé ? -Cô giới thiệu trò chơi và giải thích cách chơi: “Nghe tiếng kêu đoán con vật”. -Con lắng nghe tiếng con gì kêu và đoán đó là con gì nhe. -Cho trẻ tiến hành chơi 2-3 lần. Khi chơi cô kết hợp hỏi thêm nơi sống, thức ăn, đặc điểm nổi bật của con vật. *Cô nhận xét lớp. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán thú nhồi bông. -Xây dựng : Thảo cầm viên. -Học tập : Sưu tầm con vật từ hoạ báo làm album động vật sống trong rừng. -Thư viện : Xem tranh ảnh, sách truyện về các con vật sống trong rừng. -Nghệ thuật tạo hình : Chơi với các nhạc cụ, nghe âm thanh nhạc cụ từ các vật: 2 cái muỗng, muỗng gõ vào ly,… -TNKH: Phân loại con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Chơi trò chơi: Nghe tiếng kêu tìm con vật. -Chơi vận động “Cáo và thỏ”. -Đọc đồng dao, ca dao về con vật. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Củng cố lại bài vừa học: vỗ theo nhịp “Đố bạn”. -Đọc thơ: Hổ trong vườn thú. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 26 tháng 03 năm 2009. So sánh con vật MỤC TIÊU: Nhận biết được con vật qua hình dáng: to – nhỏ, cao – thấp. Luyên kỹ năng so sánh kích thước của các con vật và cách sử dụng ngôn ngữ khi so sánh. Trẻ tham gia học và cẩn thận trong học tập. Lắng nghe cô kể chuyện theo tranh. Tìm những vật liệu xung quanh để tạo thành nhạc cụ âm nhạc và lắng nghe phân biệt âm thanh của từng nhạc cụ. Phân loại con vật theo đặc tính. Mạnh dạn hỏi cô khi thắc mắc hay không hiểu điều gì. Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc,… Giáo cụ bằng nhồi bông : con sóc, con gấu, thỏ,… Một số con thú bằng nhựa, phế vật liệu có kích thứơc khác nhau. Mỗi trẻ có đủ giáo cụ để luyện tập. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Múa hát các bài hát về các con vật. -Trò chuyện tự do với bạn . -Gợi ý để cháu quan sát nhận xét về kích thước của 2 con vật. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) So sánh con vật to – nhỏ , cao - thấp. Động vật trong rừng: -Cô đàn bài “Đố bạn”. -Các con vừa hát về những con vật gì? -Hãy kể về những con vật mà con biết? -Động vật sống trong rừng rất phong phú có con to, con nhỏ, hôm nay cô và các con cùng so sánh các con vật này nhé! So sánh xem nào ! -Các con nhìn xem cô có con gì đây? -Các bạn còn nhớ hình dáng bác Gấu thế nào không? -Cạnh bác Gấu là ai thế? -Khi cô đặt bác Gấu và bạn Sóc cạnh nhau, con có nhận xét gì? -Cô lần lượt đặc bác Gấu và Sóc cạnh thước đo chiều cao, cho trẻ nhận xét. -Bây giờ cô đặt bác Gấu trước mặt bạn Sóc và ngược lại, cho trẻ nhận xét. -Vậy con thấy kích thước bạn Sóc và bác gấu thế nào? * Cho trẻ tìm quanh lớp xem đồ chơi nào có kích thước khác nhau (Mỗi cháu chọn cho mình 1 con vật). -Cho cháu quan sát sờ và nêu tên, đặc điểm của con vật mình chọn được. -Cô yêu cầu về kích thước cao – thấp, to – nhỏ và cho cháu mang những con vật lên đặt cạnh nhau ( Hươu – sư tử, hổ – thỏ, Voi – khỉ,…) * Trong rổ bé có hình các con thú, con hãy kể tên chúng? -Cô sẽ đưa ra yêu cầu, con sẽ phân loại con vật có yêu cầu về kích thước to – nhỏ, cao – thấp: -Con hãy chọn con cao hơn. -Con hãy chọn con nhỏ hơn. -Con hãy chọn con to hơn. -Con hãy chọn con thấp hơn. “Về đúng chuồng” Mỗi lần chơi 2 đội, một đội đội mão voi sẽ bò cao chui qua 1 sợi dây để về chuồng, 1 đội đội mão sóc bò thấp qua dây về hang, khi cô nói trời mưa thì các con nhanh chân về chuồng, ai chậm châm sẽ bị ướt nhé. -Tiến hành chơi. *Nhận xét lớp. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán thú nhồi bông. -Xây dựng : Thảo cầm viên. -Học tập : Sưu tầm con vật từ hoạ báo làm album động vật sống trong rừng. -Thư viện : Kể cho cháu nghe chuyện: Những nghệ sĩ của rừng xanh. -Nghệ thuật tạo hình : Chơi với các nhạc cụ, nghe âm thanh nhạc cụ từ các vật: 2 cái muỗng, muỗng gõ vào ly,… -TNKH: Phân loại con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Trò chuyện về thời tiết. -Chơi vận động “Chó sói xấu tính”. -Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Đọc vè về loài vật. -Kể chuyện về con vật “Cao và thấp”. Thứ sáu, ngày 27 tháng 03 năm 2009. Con thỏ MỤC TIÊU: Củng cố lại các kỹ năng đã học : vẽ, nặn, cắt – xé dán, làm từ phế vật liệu,… để tạo thành hình con vật với những đặc điểm khác nhau ở hình dáng, màu sắc, chất liệu,… Sắp xếp bố cục tranh sáng đẹp, màu sắc phù hợp. Sáng tạo thêm cảnh vật cho tranh thêm phong phú. Yêu quý con vật, bảo vệ và chăm sóc con vật. Hứng thú cùng bạn tham gia tạo sản phẩm, yêu thích sản phẩm mình làm ra. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, sáng tạo,………. Về góc chơi theo ý thích. Tham gia chơi cùng cô và bạn. Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, Tivi, máy casset. Đoạn phim hình ảnh con vật trong rừng. Tranh mẫu hình con vật làm bằng nhiều cách thực hiện: nặn, vẽ, làm từ vật liệu,.. Giấy A 0 , bút màu, viết màu, đất nặn,… Phế vật liệu PH và cháu sưu tầm: giấy báo, bọc nilon, vỏ trứng gà-vịt, vỏ sò-hến, vỏ đậu,… Góc trưng bày sản phẩm. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Trao đổi với PH về tình hình học tập – sức khoẻ của cháu trong tuần. -Chơi trò chơi “Con Thỏ”. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Tạo hình con Thỏ. Con thỏ: -Xem đoạn phim câu chuyện ngắn về Thỏ con. -Câu chuyện kể về ai? -Thỏ con sống ở đâu? -Thỏ là con vật thế nào? -Thức ăn của Thỏ là gì? Quan sát Thỏ con. -Cô cho cháu xem hình ảnh và trò chuyện về đặc điểm của Thỏ: bộ phận, hình dạng, màu sắc, chất liệu,…. + Tranh cô cắt dán từ hoạ báo thành con Thỏ. + Cô làm Thỏ từ vỏ trứng vịt và vỏ đậu,… + Cô nặn con Thỏ. -Cho cháu nêu ý định của mình sẽ làm con Thỏ như thế nào. Cùng nhau tạo sản phẩm… - Cho cháu về nhóm và tạo hình. - Cô quan sát & gợi ý để cháu sáng tạo thêm cảnh vật cho phong phú. Bé thích con Thỏ nào nhất? - Cho cháu mang sản phẩm của nhóm lên trưng bày. - Nhận xét đánh giá sản phẩm nhóm mình và nhóm bạn. - Giáo dục cháu chăm sóc, bảo vệ con vật, không chọc phá con vật khi đi Sở thú hay công viên để xem. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán thú nhồi bông. -Xây dựng : Thảo cầm viên. -Học tập : Lắp ghép tranh con vật theo mẫu. -Thư viện : Cho cháu kể chuyện sáng tạo theo nội dung tranh. -Nghệ thuật tạo hình : Múa hát, biểu diễn các bài hát về con vật.… -TNKH: Chăm sóc cây kiểng, nhặt lá rơi xếp hình con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Chơi “Tạo dáng con vật”. -Chơi vận động “Đi như Gấu – Bò như Chuột”. -Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Củng cố lại kiến thức đã học trong tuần: + Cho cháu kể những con vật sống trong rừng. + Những con vật hiền, con vật dữ. + Để giữ an toàn khi đi sở thú xem con vật. -Cho cháu vui chơi tự do ở các góc. -Trao đổi với PH hỗ trợ 1 số băng đĩa, tranh ảnh côn trùng. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------- TRÌNH DUYỆT CHỦ ĐỀ. THẾ GIỚI THỰC VẬT TẾT NGUYÊN ĐÁN. Ngày…….tháng………….năm 2008. Trình bày: ………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….......................... Nội dung: ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………. Đề nghị: ………………………………………………………………………………………………………………. ………….……………………………………………………………………………………………………………….. Xếp loại: …….... Tổ chuyên môn: Nguyễn Thị Mỹ Thư.

File đính kèm:

  • docTUAN 3 DONG VAT 08-09.doc