Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ để nhỏ: Gia đình tôi

I . Mục đích yêu cầu:

 - Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo giai điệu của bài hát.

 - Rèn kỹ năng thường xuyên vận động cho trẻ, luyện khả năng vận động theo âm nhạc cho trẻ.

 - Trẻ thích thú trong khi tập

II. Chuẩn bị:

 - Cô: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, lời bài hát. Kiểm tra sức khỏe và trang phục của trẻ

 - Trẻ: Trang phục gọn gàng.

III. Tiến hành:

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ để nhỏ: Gia đình tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Chủ đề lớn: Gia đình Chủ để nhỏ: Gia đình tôi * Hoạt động chung *Thể dục sáng : Tập theo lời bài hát: " NÀO CHÚNG TA CÙNG TẬP THỂ DỤC" I . Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo giai điệu của bài hát. - Rèn kỹ năng thường xuyên vận động cho trẻ, luyện khả năng vận động theo âm nhạc cho trẻ. - Trẻ thích thú trong khi tập II. Chuẩn bị: - Cô: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, lời bài hát. Kiểm tra sức khỏe và trang phục của trẻ - Trẻ: Trang phục gọn gàng. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé làm đoàn tàu ( 04 - 05 phút ) - Cô cho trẻ đi thành đoàn tàu nối đuôi nhau, trẻ vừa đi vừa hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”. - Cô cho trẻ thực hiện kết hợp các kiểu đi. *Hoạt động 2: Bé tập thể dục ( 8- 10 phút ) - Cô cho trẻ tập các động tác theo giai điệu của bài hát " Nào chúng ta cùng tập thể dục" + "Đưa ...nào" ( 2 tay đưa lên phía trước, lòng bàn tay ngửa vào chữ nào) + "Nắm …. cái đầu này" ( 2 tay từ từ nắm lấy cái tai, rồi lắc lư cái đầu theo nhịp bài hát ) + "Ồ !…..lắc" ( tay phải chỉ về phía trước theo nhịp bài hát rồi đổi bên ) + "Đưa.... nào" ( 2 tay đưa lên phía trước, lòng bàn tay ngửa vào chữ nào) + "Nắm ..... cái mình này" ( 2 tay chống hông lắc mình sang hai bên theo nhịp bài hát) + "Ồ !…..lắc" ( tay phải chỉ về phía trước theo nhịp bài hát rồi đổi bên ) + "Đưa.... nào" ( 2 tay đưa lên phía trước, lòng bàn tay ngửa vào chữ nào) + " Nắm...... cái đùi này" ( 2 tay chống gối xoay gối sang 2 bên theo nhịp bài hát ) + "Ồ !…..lắc" ( tay phải chỉ về phía trước theo nhịp bài hát rồi đổi bên ) + "Ố la la" ( 2 tay giơ cao rậm chân tai chỗ quay một vòng ). - Cô khuyến khích trẻ tập luyện theo giai điệu của bài hát nhằm luyện tai nghe âm nhạc đồng thời cũng gây được sự hứng thú của trẻ trong khi tập. - Cô động viên khích lệ trẻ tập. - Cô chú ý bao quát trẻ * Hoạt động 3: Gieo hạt nảy mầm - Gia đình tôi ( 6 - 7 phút) - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần - Cô động viên khích lệ trẻ tham gia chơi * Kiểm tra vệ sinh tay. - Cô cho trẻ hát bài " Khám tay" - Cô cho trẻ đầu hàng đi kiểm tra vệ sinh tay - Cô nhận xét chung * Hoạt động 4: Bé cùng dạo chơi (1 - 2 phút) - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân. - Chuyển hoạt động - Vừa đi vừa hát - Đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập theo lời bài hát - Trẻ tập - Trẻ tập - Trẻ chơi - Trẻ hát - Kiểm tra vệ sinh tay - Chú ý lắng nghe - Đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi * Hoat động ngoài trời Quan sát: Tranh ảnh về gia đình Trò chơi: Gia đình nào khéo I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ nhận biết được những thành viên trong gia đình, nhận biết được gia đình đông con, gia đình ít con - Trẻ biết chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát có chủ đích, phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ, rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. - Trẻ biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình II. Chuẩn bị. - Cô: Tranh vẽ về gia đình. Trò chơi - Trẻ: Tâm lý thoải mái - NDTH. Âm nhạc : Bài hát “ Cả nhà thương nhau III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1 : Những ca sĩ nhí ( 3 - 5 phút ) - Cô và trẻ cùng hát bài: "Cả nhà thương nhau" + Các cháu vừa hát bài gì ? + Trong bài hát nói về ai ? + Trong gia đình cháu có những ai? - Cho 2- 3 trẻ kể * Cháu biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình * Hoạt động 2: Ô cửa bí mật ( 12 - 15 ). - Cô dẫn trẻ đến gần ô cửa bí mật. + Các cháu có biết trong ô cửa có gì không ? - Chúng mình cùng hô thật to câu thần chú “ Vừng ơi mở ra” - Các cháu cùng quan sát xem trong ô cửa có gì nào ? - Đây là tranh vẽ về gia đình nhà bạn A. - Gia đình nhà bạn A có những ai ? - Cô cho 1-2 trẻ lên chỉ tranh - Bức tranh vẽ gia đình đang làm gì ? - Gia đình đình bạn A thuộc gia đình đông con hay ít con ? - Cho trẻ kể tên những thành viên trong gia đình trẻ. - Cô cho 1-2 trẻ kể *Cô chốt lại: Đây là bước tranh vẽ gia đình nhà bạn A, gia đình nhà bạn A có bố, mẹ, bạn A và em bạn A đấy.... * Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình. * Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà” *Hoạt động 3 : Bé cùng chơi ( 7 - 8 phút) - Cho trẻ chơi trò chơi: "Gia đình nào khéo" + Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi nhóm chơi là một "gia đình" gồm 4 thành viên. - Sau đây cô mời 2 đội lên tham gia trò chơi, mỗi đội là một "gia đình" gồm 4 thành viên. 2 đội xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh "bắt đầu", Lần lượt từng thành viên trong mỗi " gia đình" phải nhặt một khối hình trong rổ, sau đó cầm khối hình và đi trong đoạn đường dích dắc, đi tiếp trên hàng ghế đã chuần bị. Khi đến đích thì xếp khối gỗ xuống sàn và chạy quay về vạch xuất phát để đợi lượt chơi tiếp theo.Khi thành viên trước quay trở về thì thành viên tiếp theo xuất phát, cứ lần lượt như vậy từng đội lên chơi cho đến hết giờ chơi. Thành viên nào trong lúc di chuyển mà làm rơi khối hình, chạm chân vào những đồ chơi ở đường dích dắc hoặc bị ngã trên ghế thì ngay lập tức quay lại xuất phát trơi lại từ đầu. các khối hình mỗi thành viên mang theo phải xếp cùng với nhau để tạo thành những ngôi nhà. + Luật chơi: Khi hết giờ " gia đình" nào xếp được nhiều ngôi nhà hơn, gia đình đó giành chiến thắng. - Cô tổ chức chức cho trẻ chơi hứng thú. - Cô nhận xét trẻ sau khi chơi Hoạt động 4: Dạo chơi sân trường ( 1 - 2 phút ). - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp - Trẻ hát cùng cô - Bài " Cả nhà thương nhau" - Trả lời - Trả lời - 2 - 3 trẻ kể - Có ạ - Trẻ thực hiện cùng cô - Trẻ cùng hô “ Vừng ơi mở ra” - Có tranh ạ - Lắng nghe - Trẻ trả lời .... - 1 - 2 trẻ lên chỉ tranh - Trẻ trả lời - Trả lời - Trẻ kể tên những người trong gia đình trẻ - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi luật chơi - Trẻ chơi hứng thú - Lắng nghe - Trẻ nối đuôi vào lớp *Hoạt động góc.( TH cả tuần) Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn rau gia đình Góc thư viện: Quan sát tranh ảnh gia đình I. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết tên các góc góc chơi, biết nội dung hoạt động ở các góc. Trẻ biết các hoạt động của người bán hàng và bắt chước được các hoạt động đó, trẻ biết làm mềm đất nặn xoay tròn lăn dọc tạo chiếc bánh. Trẻ biết biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ điểm. - Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển óc tư duy mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ - Trẻ có ý thức trong giờ học II. Chuẩn bị: - Cô: Đồ chơi ở các góc. Chuẩn bị đất nặn. Một số bài hát bài thơ về trung thu. Câu hỏi đàm thoại. - Trẻ: Tâm thế thoải mái - NDTH: Văn học: Thơ Trăng sáng. ÂN: " Dước đèn dưới ánh trăng" III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Cô và bé cùng trò chuyện ( 4 - 5 phút ) - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Trăng sáng ” + Các cháu vừa đọc bài thơ gì ? + Ngày nào trong tháng trăng tròn nhỉ ? + Trong tháng 8 có ngày gì giành cho các cháu thiếu nhi ? + Tết trung thu cháu được đi đâu ? * Sắp tới là ngày tét trung thu các cháu sẽ được đi phá cỗ và đi rước đèn dưới ánh trăng đấy. - Bắt nhịp cho trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng” * Gd trẻ biết yêu quý ngày tết trung thu * Hoạt động 2: Bé thích chơi gì ( 2 - 3 phút ) - Cô giới thiệu tên các góc chơi + Góc học tập: Quan sát tranh ảnh về ngày tết trung thu + Góc Nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ + Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh trung thu - Hỏi trẻ thích chơi góc nào? - Cho trẻ về các góc mà trẻ thích. - Cô giúp trẻ phân công công việc tại các góc, cho trẻ bầu nhóm trưởng nhóm mình. * Hoạt động 3 : Bé cùng chơi ( 14 - 15 phút ) - Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng - Xin chào các kĩ sư ! - Các bác đang xây gì ạ? - Nhà cao tầng được xây bằng gì? có những bộ phận nào, xây bằng những nguyên vật liệu gì ? xây thêm gì nữa ? ( Cô gợi ý thêm cho trẻ một số chi tiết như: Cây xanh 2 bên cạnh nhà cho thêm đẹp ) - Các bạn chơi ở góc này có vui không? - Các bạn cho tớ tham gia vơi? - Góc Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn rau trong gia đình - Xin chào các bạn - Các bạn đang chơi gì vậy? - Góc chơi này có tên là gì? - Ở góc chơi này có vui không? - Trong vườn rau của các bạn có những rau gì ? - Các bạn có thích chơi ở góc này không ? - Các bạn cho tớ tham gia chơi với? - Góc thư viện: Quan sát tranh ảnh gia đình - Xin chào các bạn - Các bạn đang làm gì vậy ? - Các bạn đang chơi ở góc gì ? - Ở góc chơi này có vui không? - Bạn nào đóng vai nhóm trưởng ? - Vai nhóm trưởng bạn phải tlàm những công việc gì? - Các bạn đang xem tranh vẽ về cái gì? - Các bạn có thích chơi ở góc này không ? - Trong tranh vẽ có những ai ? - Các bạn cho tớ tham gia với? * Khi trẻ hoạt động ở các góc, cô bao quát các nhóm đàm thoại với trẻ để trẻ nói được mình đang chơi ở góc gì? và chơi như thế nào? * Hoạt động 4 : Bé giỏi không nào ( 4 - 5 phút) - Cô đến các nhóm quan sát và đóng vai chơi cùng trẻ, đặt câu hỏi để trẻ trả lời, nhóm trưởng của các nhóm báo cáo công việc của nhóm mình và giới thiệu. - Sau đó cho trẻ thăm quan góc xây dựng, nhóm trưởng giới thiệu về công trình. - Cô nhận xét chung các nhóm tuyên dương khích lệ và rút kinh nghiệm cho giờ học sau * Hoạt động 5: Bé dạo chơi sân trường ( 1 - 2 phút ) - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngòai - Trẻ đọc thơ - Trăng sáng - Ngày 15 - Tết trung thu - Đi rước đèn - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát cùng cô - Trẻ lắng nghe - Lâng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ về các góc chơi - Trẻ tự bầu nhóm trưởng - Vâng chào bạn - Chúng mình đang chơi xây nhà cao tầng - Bằng gạch, các khối gỗ... - Trẻ trả lời - Thực hiện - Có - Mời bạn - Vâng chào bạn - Bọn mình đang chăm sóc vườn rau - Góc thiên nhiên - Có - Trẻ kể - Có - Vâng mời bạn - Vâng chào bạn - Trả lời - Góc thư viện - Có - Trẻ trả lời - Trả lời - Tranh vẽ về gia đình - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Mời bạn vào chơi - Trẻ chơi hứng thú. - Trẻ thực hiện và giới thiệu - Trẻ giới thiệu. - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi. Thứ 2: Ngày soạn: 06/10/2012 Ngày dạy : 08/10/2012 Hoạt đông sáng * Đón trẻ - Điểm danh - Báo cơm. *Trò chuyện đầu tuần + Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ. - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” - Cô cháu mình vừa hát bài gì ? - Trong bài hát nói về những ai ? - Cho trẻ kể tên những người thân trong gia đình trẻ ? - Những ngày nghỉ cháu giúp đỡ bố mẹ được những công việc gì? - Bố mẹ đưa các cháu đi chơi ở những đâu ? - Khi đi chơi các cháu phải như thế nào ? - Cô chốt lại nhưng gì trẻ kể . - GD khi được nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức * Hoạt động có chủ định: * Lĩnh vực phát triển: Thế chất. * Hoạt động: BẬT CHUM TÁCH CHÂN VÀO 5 Ô TC: Đuổi bóng I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết nhún bật tách khép chân liên tục vào các ô không dẫm lên vạch ô, trẻ biết cách chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô. - Rèn cho trẻ kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo, phát triển tố chất vận động cho trẻ. - GD Cháu chăm tập luyên thể dục thể thao. II. Chuẩn bị. - Cô: Sân tập bằng phẳng, các ô, 4 - 5 quả bóng - Trẻ: Tâm lý thoải mái. - NDKH: ÂN " Một đoàn tàu ", " Cả nhà thương nhau" III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Tổ ấm gia đình ( 2 - 3 phút ) - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài " Cả nhà thương nhau" - Bài hát nói về gì nào ? - Gia đình nhà các cháu có những ai ? - Các cháu có yêu quý gia đình của mình không ? - Cô kể về gia đình của mình và cho 1 - 2 trẻ kể ? - Cô chốt lại và chuyển hoạt động. * Hoạt động 2: Bé rèn luyện sức khỏe(4 - 5phút ) - Cô cho trẻ làm đòan tàu vừa đi vừa hát bài " Một đoàn tàu" và thực hiện các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô. - Đội hình đội ngũ: Cho trẻ diểm số, tách hàng quay phải, trái, trước, sau. - Muốn có cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì? - À đúng rồi vậy cô và các cháu cùng tập thể dục theo lời bài hát "cả nhà thương nhau" nhé. + Ba thương con......giống ba: Hai tay đưa ra trước lên cao và về tư thế chuẩn bị. + Cả nhà ta .....là cười: Hai chân bước rộng bằng vai tay giơ lên cao cui người về trước và về tư tư thế chuẩn bị. + Ba thương con......giống ba: Hai chân bước rộng bằng vai 2 tay rang ngang. + Cả nhà ta .....là cười: Hai tay chống hông, bật luôn phiên chân trước chân sau. - Cô cho trẻ thực hiện 3 lần. * Hoạt động 3: Bé yêu thể thao ( 10 - 12 phút ) + Vận động cơ bản: Bật chụm tách chân vào 5 ô. - Cô tập mẫu lần 1. Không phân tích - Cô tập mẫu lần 2. Phân tích. - TTCB người cô đứng thẳng hai tay chống hông mắt nhìn thẳng khi có hiệu lệnh bật cô nhún 2 gối xuống dùng sức mạnh của chân để bật vào các ô, ô đầu tiên cô bật chụm chân vào, ô thứ 2 cô bật tách chân ra cứ như vậy cô bật cho đến hết các ô. Bật xong cô đi nhẹ nhàng về hàng của mình. + Trẻ thực hiện: - Cô mời 1 trẻ khá lên tập cho cả lớp xem. - Cô cho lần lượt 2 trẻ đầu hàng lên tập cho đến hết lớp. - Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai và khích lệ trẻ. - Cho mỗi trẻ thực hiện 2 - 3 lần. - Cô cho 2 tổ thi đua nhau. - Cô nhận xét chung 2 tổ. - Hỏi lại tên bài * Hoạt động 4 : Bé vui chơi ( 4 - 5 phút ) + Trò chơi: "Đuổi bóng" - Cách chơi: Cô cho cả lớp đứng về một phía, cô tung cho bóng lăn phía trước mặt các cháu và các cháu phải đuổi theo bóng. Khi nào bóng dừng lại thì các cháu mới được dừng lại để bắt bóng, sau đó lại tiếp tục chơi. - Luật chơi: Bạn nào bắt bóng đang lăn thì phải ra ngoài một lần chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần. - Cô quan sát trẻ chơi và khích lệ trẻ. - Cô nhận xét chung giờ chơi. - Chuyển hoạt động. - Trẻ hát theo lời bài hát. - Gia đình ạ. - Có ông bà bố mẹ..... - Có ạ. - 1 - 2 trẻ kể - Lắng nghe - Trẻ làm đoàn tàu và thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Trẻ thực hiện - Phải thường xuyên tập thể dục ạ - Vâng ạ - Tập theo lời bài hát. - Quan sát cô làm mẫu - Quan sát lắng nghe. - 1 trẻ lên tập mẫu - Hứng thú tập - Trẻ thi đua nhau - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe cô nói cách chơi, luật chơi. - Hứng thú chơi - Lắng nghe - Trẻ ra chơi * Hoat động ngoài trời Quan sát: Tranh ảnh về gia đình Trò chơi: Gia đình nào khéo *LVPT: Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ * Hoạt động: MỘT SỐ MÓN ĂN QUEN THUỘC TRONG GIA ĐÌNH I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết tên một số loại thức ăn, trẻ đã được ăn trong bữa ăn gđ và ở lớp. - Rèn kỹ năng ghi nhớ về các loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị. - Cô: Một số tranh ảnh về các loại rau, củ, trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể và sức khoẻ. Đồ dùng, đồ chơi các loại rau, củ, quả. - Trẻ: Tâm thế thoải mái - NDTH:MTXQ,ÂN. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động1: Bé đi siêu thị ( 3- 5 phút) - Cho trẻ chọn các thực phẩm, trẻ thích. - Trẻ mang sản phẩm về nhóm cùng khám phá * Hoạt động 2: Bé cùng khám phá ( 10 - 12 phút) - Cho trẻ đàm thoại về những sản phẩm mà trẻ đã lựa chọn. + Đây là rau gì ? + Rau này dung để nâu món gì ? + Các cháu có hay ăn các loại rau không ? + Ở nhà bố, mẹ các cháu có thường nấu rau cho các cháu ăn không ? + Các cháu có thích ăn rau không ? *Giáo duc: Các cháu à, ăn rau rất tốt cho cơ thể của mỗi chúng ta, trong rau co rất nhiều vi ta min, ăn rau còn làm cho da dẻ mịn màng đấy các cháu ạ, “các thực phẩm khác trò chuyện tương tự”. * Hoạt động 3: Người đầu bếp giỏi ( 5- 6 phút) - Chúng ta sẽ chia ra làm 2 đội thi. Các cháu hãy cùng nhau chế biến các thực phẩm mình đã chọn mua, thời gian cho mỗi đội là 12 phút. Sau khi chế biến xong các con hãy cùng bày tiệc. Nếu đội nào chế biến ngon, hợp vệ sinh và bày đẹp sẽ được khen và nhận phần thưởng. - Cô cho trẻ chế biến - Trẻ bày tiệc. - Nhóm của cháu chế biến được món gi ? - Món rau xào được chế biến như thế nào ? ( Cô đàm thoại với trẻ về những món ăn trẻ chế biến ) - Cô cho trẻ nếm thử các món ăn và nói về cảm nhận của mình. - Cô cho trẻ quan sát tranh các loại thực phẩm đã qua chế biến, có chất dinh dưỡng cao. - GD trẻ chọn mua và ăn những loại TP tươi ngon, có chất dinh dưỡng cao, không được ăn những thực phẩm ôi thiu sẽ gây bệnh và GD trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng * Hoạt động 4: Bé thưởng thức ( 1 - 2 phút ) - Cô và trẻ cùng liên hoan, thưởng thức các món ăn. - Cô nhận xét chùng. - Chuyển hoạt động. - Trẻ tự do lựa chọn. - Trẻ thực hiện - Đàm thoại cùng cô - Trả lời. - Nấu canh, xào... - Có ạ - Có ạ - Có ạ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thi chế biến món ăn. - Trẻ thực hiện - Trẻ bày tiệc - Món rau - Trẻ trả lời - Đàm thoại cùng cô - Trẻ nếm - Quan sát - Lắng nghe - Lắng nghe. - Thực hiện. *Hoạt động góc.( TH cả tuần) Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn rau gia đình Góc thư viện: Quan sát tranh ảnh gia đình *Vệ sinh - Ăn trưa- Ngủ trưa. ************************************************* Thứ 3: Ngày soạn: 07/ 10/ 2012 Ngày dạy: 09/ 10/ 2012 Hoạt động sáng *Đón trẻ - Điểm danh - Báo cơm: * Thể dục sáng: "NÀO CHÚNG TA CÙNG TẬP THỂ DỤC" * Hoạt động có chủ định: * Lĩnh vực phát triển: Nhận thức. * Hoạt động: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ kể được trong gia đình có những ai, kể về công việc của bố, mẹ. Biết được mối quan hệ gia đình mở rộng (ông, bà, cô, chú, dì, cậu). Trẻ biết được gia đình lớn có ông, bà, bố, mẹ, cô chú …. Gia đình nhỏ có bố, mẹ, anh, chị, em - Rèn cho trẻ kỹ năng nhanh nhẹn, phát triển trí óc tư duy sáng tạo cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người trong gia đình và biết kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn em bé. II. Chuẩn bị. - Cô: Bài hát, Tranh ảnh về gia đình bé (gia đình có 1 con, 2 con )1 số dụng cụ trong gia đình. - Trẻ: Hứng thú học. - NDTH Âm nhạc : Hát "Cả nhà thương nhau" III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Màn chào hỏi (3 - 5 ) - Cô lên giới thiệu chương trình. - Cô giới thiệu 3 đội thi + Gia đình: Anh cả + Gia đình: Chi 2 + Gia đình: Em út - Mở đầu chương trình các gia đình xin được gửi tới ban giám khảo và quý vị đại biểu bài hát " Cả nhà thương nhau " + Các cháu vừa hát bài gì ? + Bài hát do ai sáng tác ? + Bài hát nói về ai ? + Gia đình các cháu có những ai ? + Các cháu có yêu quý ông bà bố mẹ mình không ? - Yêu quý ông bà, bố mẹ các cháu phải làm gì ? ( Gọi 2 - 3 trẻ trả lời ) * Giáo dục biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình - Hội thi của chúng ta hôm nay có 3 phần - Phần 1: Khám phá - Phần 2: Chung sức - Phần 3: Trao giải - Hội thi " Gia đình tài ba "xin phép được bắt đầu. + Mở đầu là phần thi Khám phá Hoạt động 2 : Khám phá ( 9- 10 phút ) - Trong phần thi khám phá ban tổ chức sẽ giành cho các bé một món quà và món quà đó nằm trong ô cửa bí mật cô và các cháu cùng mở ô cửa nhé. - Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về gia ®×nh. - Cho đại diện các đội mang tranh về nhóm cùng quan sát. - Ban tổ chức sẽ đặt câu hỏi, đội nào muốn giành quyền trả lời phải lắc sắc xô thật nhanh, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi đội đó sẽ chiến thắng. + Gia đình cháu có mấy người? Gồm có những ai ? + Ông bà nội là người sinh ra ai? + Còn ông bà ngoại là người sinh ra ai ? + Anh trai, chị gái của bố và mẹ được gọi là gì? + Em trai của bố và mẹ thì được gọi thế nào? - Công việc của những người thân trong gia đình ( Bố, mẹ, chị, cháu thường làm những công việc gì ?) * Cô cùng trẻ đọc bài thơ " Bà và cháu " * Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ. - Cô cho trẻ xem 2 bức tranh về gia đình: Gia đình lớn ( Có ông, bà, bố, mẹ và các con ) và gia đình nhỏ chỉ có ( bố, mẹ và các con ) - Các cháu nhận xét gì về sự khác nhau giữa 2 bức tranh. - Cô cho trẻ hiểu thế nào là gia đình lớn, gia đình nhỏ. * Cô chỉ bức tranh gia đình lớn và khái quát lại. Gia đình có ông bà, bố mẹ, con cái sống chung được gọi là gia đình lớn. * Cô chỉ bức tranh gia đình nhỏ và khái quát lại. Gia đình chỉ có bố mẹ và các con sống chung trong một ngôi nhà được gọi là gia đình nhỏ. - Cô giúp trẻ phân biệt ông bà nội, ông bà ngoại, tìm hiểu về công việc trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và con cái đối với gia đình. + Ông bà sinh ra bố gọi là ông bà nội. + Ông bà sinh ra mẹ gọi là ông bà ngoại. + Bố mẹ cháu làm nghề gì? + Hàng ngày ai đưa cháu đến lớp và đón các cháu về nhà? + Gia đình cháu có mấy anh chị em? - Cô giải thích gia đình có 1 - 2 con gọi là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình nhiều con. => Cô giáo dục trẻ yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình, biết nhường nhịn em nhỏ. * Hoạt động 3 :Trung sức ( 4 - 5 phút ) + Trò chơi: "Giữ thăng bằng trên dây" - Cách chơi: Cô trải đoạn dây xuống sàn nhà sao cho có đoạn thẳng, đoạn cong, lượn. - Các cháu xếp hàng ở vạch xuất phát trước đầu của soại dây. Khi cô ra hiệu lệnh trò chơi bắt đầu lần lượt các cháu sẽ đi trên sợi dây đó sao cho không đưa chân ra ngoài ( Chân phải giẫm lên dây ). Sau khi đi hết, các cháu lại quay lại chơi tiếp lượt 2. - Luật chơi: Bạn nào bị ngã hoặc không giẫm lên sợi dây để đi thì phải quay trở lại chờ các bạn chơi hết lượt để đi lại ở lượt chơi tiếp theo. - Cô tổ chức cho trẻ chơi hứng thú. - C« tæ chøc chøc cho trÎ ch¬i høng thó. * Trò chơi : Ai khéo hơn Cô cho trẻ về 3 nhóm. T« mµu tranh vÏ gia ®×nh - Cô tổ chức cho trẻ chơi hứng thú. - Nhận xét trẻ sau khi chơi. Hoạt động 4: Trao giải ( 1 - 2 phút ) - Ban tổ chức trao giả cho các đội . - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát cùng cô - Cả nhà thương nhau - Phan văn Minh - Trẻ kể - Trẻ kể - Có ạ - Ngoan, vâng lời ông bà... - Lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Quan sát - Trẻ thực hiện. - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trẻ đọc thơ cùng cô - Trẻ cùng tím hiểu - Trẻ quan sát - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ phân biệt cùng cô - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe. - Lắng nghe cô nói cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi hứng thú - TrÎ Lắng nghe - Trẻ chơi hứng thú - Lắng nghe - Trẻ ra chơi * Hoat động ngoài trời Quan sát: Tranh ảnh về gia đình Trò chơi: Gia đình nào khéo *Hoạt động góc.( TH cả tuần) Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn rau gia đình Góc thư viện: Quan sát tranh ảnh gia đình *Vệ sinh - Ăn trưa- Ngủ trưa. ************************************************* Thứ 4: Ngày soạn: 08/ 10/ 2012 Ngày dạy: 10/ 10/ 2012 Hoạt động sáng *Đón trẻ - Điểm danh - Báo cơm: * Thể dục sáng: "NÀO CHÚNG TA CÙNG TẬP THỂ DỤC" * Hoạt động có chủ định: * Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ. * Hoạt động: THĂM NHÀ BÀ I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ nhớ tên bài thơ “thăm nhà bà”, biết tên tác giả, hiểu được nội dung bài, trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc thơ diễn cảm. - Rèn k ỹ năng đọc thơ diễn cảm - GD trẻ biết yêu quí kính trọng ông bà, biết giúp bà những việc vừa sức. II.Chuẩn bị. - Cô: Thuộc bài thơ, câu hỏi đàm thoại. Mô hình minh họa bài thơ. - Trẻ: Tâm lý thoải mái, trang phục gọn gàng - NDKH: Âm nhạc, MTXQ III.Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1. Cháu yêu bà (4 - 5 phút ) - Cô và trẻ cùng hát bài hát "Cháu yêu bà" - Đàm thoại với trẻ về chủ đề. - Cô sử dụng lời dẫn vào hoạt động 2 * Hoạt động 2: Thăm nhà bà (6 - 7 phút ) * Cô giới thiệu tên bài thơ: “Thăm nhà bà”. - Với tình cảm yêu mến bà nhà thơ Như Mạo đã sáng tác bài thơ “Thăm nhà Bà”để nói lên tình cảm của mình. Hôm nay cô cháu mình sẽ đọc bài thơ này để tặng bà nhé. + Cô đọc diễn cảm bài thơ. - Lần 1: Cô đọc thơ. + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Do ai sáng tác? - Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp mô hình. + Đàm thoại về nội dung bài thơ. - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ này do nhà thơ nào sáng tác? - Em bé trong bài thơ đến thăm ai? - Khi em bé đến bà có nhà không? - Bà đi đâu? - Khi em đến thăm nhà bà, em nhìn thấy những gì? ( Cho trẻ trích thơ) - Bé đã gọi gà con như thế nào? - Đàn gà đã làm gì khi thấy bé gọi? - Gà con kêu như thế nào? - Cả lớp làm tiếng gà con kêu.? - Bé đã lùa gà vào đâu? (Sau khi trẻ trả lời xong cô chính xác lại chỉ vào mô hình) * Giảng ND bài thơ: Bé đến thăm bà, nhưng bà đi vắng, hình ảnh để lại ấn tượng trong bé là khung cảnh của ngôi nhà và đàn gà trong sân, bé đứng ngắm đàn gà con và nhẹ nhàng lùa vào mát. * Giáo dục trẻ: Trong các bạn ở lớp mình ai cũng có bà, các con phải yêu quý, chăm sóc bà của mình, phải biết vâng lời bà, biết giúp bà những việc vừa sức. * Hoạt động 3. Bé đọc thơ diễn cảm( 10- 12 phút ) - Cả lớp đọc 2 -3 lần. - Cô cho trẻ đọc theo nhiều hình thức. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cô động viên khích lệ trẻ. - Nhận xét tuyên dương. - Chuyển hoạt động - Trẻ hát - Lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Thăm nhà bà -

File đính kèm:

  • docChu diem Gia dinh(3).doc