I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tên trò chơi và biết chơi trò chơi dư¬ới sự hư¬ớng dẫn của cô.
- Phát triển ngôn ngữ. Rèn kỹ năng vận động theo nhịp điệu cho trẻ.
- Trẻ chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị.
- Cô: Sân chơi bằng phẳng, lời trò chơi.
- Trẻ: Trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhỏ: Ngôi nhà gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
Chủ đề lớn: GIA ĐÌNH
Chủ đề nhỏ: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH
* HOẠT ĐỘNG CHUNG:
*CHƠI TRÒ CHƠI:
Trò chơi dân gian: TẬP TẦM VÔNG
( Thực hiện cả tuần)
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tên trò chơi và biết chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
- Phát triển ngôn ngữ. Rèn kỹ năng vận động theo nhịp điệu cho trẻ.
- Trẻ chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị.
- Cô: Sân chơi bằng phẳng, lời trò chơi.
- Trẻ: Trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Trang bị cho bé. (4 - 5 phút )
Cô kiểm tra sức khoẻ
- Giới thiệu tên trò chơi
- Dặn giò trẻ.
* Hoạt động 2: Bé cùng vui chơi (12-15 phút )
+ Cách chơi: Cô sẽ cho cả lớp ngồi ( hoặc đứng ) thành từng cặp đối mặt nhau. Trong mỗi đôi (bạn A và bạn B), cô chỉ định bạn A giấu một vật trong lòng bàn tay và nắm chặt lại. Bạn đó có thể cho 2 tay ra sau lưng và giấu vật vào tay nào tùy thích. Cả hai cùng đọc bài đồng dao:
Tập tầm vông
.....................
Không không.
- Khi các bạn đọc đến từ "không" cuồi cùng thì dừng lại. Bạn A đưa 2 tay nắm chặt ra mặt để bạn B đoán tay nào có vật giấu. Bạn A xòe tay bạn B chỉ ra, nếu đúng thì bạn A thua cuộc và bạn A phải nhường vật giấu cho bạn B và trò chơi lại tiếp tục từ đầu.
+ Luật chơi: - Bạn nào thua nhiều thì phải chạy quanh bạn thắng 3 - 4 vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi hứng thú.
- Trẻ chơi cô bao quát và khích lệ trẻ chơi.
* Hoạt động 3:Thành quả của bé( 4 - 5 phút )
- Cô NX chung và giáo dục trẻ chơi đoàn kết.
- Chuyển hoạt động. Cho trẻ hát bài " Nhà của tôi" . Nhạc và lời: Thu Hiền
- Lắng ghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi hứng thú.
- Trẻ chơi.
- Lắng ghe.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
Thứ 2: Ngày soạn: 29/09/ 2012
Ngày dạy: 01/10 / 2012
Hoạt động chiều
*TRẺ NGỦ DẬY:
- Vệ sinh
- Thể dục chống mệt mỏi
- Ăn quà chiều
*CHƠI TRÒ CHƠI:
Trò chơi dân gian: TẬP TẦM VÔNG
* Chơi tự do
* Nêu gương - cắm cờ
* Vệ sinh - trả trẻ
* Đánh giá trẻ sau ngày hoạt động:
1. Tình trạng sức khỏe:
2. Kiến thức: %
3. Kỹ năng: %
************************************************
Thứ 3: Ngày soạn: 30/ 09/2012
Ngày dạy: 02/ 10/ 2012
Hoạt động chiều
*TRẺ NGỦ DẬY.
- Vệ sinh
- Thể dục chống mệt mỏi
- Ăn quà chiều
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH.
* Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
* Hoạt động:
THÊM BỚT, TÁCH 2 ĐỐI TƯỢNG THÀNH NHÓM NHỎ
I. Mục đích - yêu cầu.
- Trẻ biết cách thêm bớt, tách 2 đối tượng thành nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ năng thêm bớt, tách 2 đối tượng thành hai nhóm cho trẻ.
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- Cô: 2 hình tròn, 2 hình vuông, 2 hột lạc, thẻ số 1, 2.
- Trẻ: Tâm thế thoải mái.
- NDKH: AN.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ ( 2 - 3 phút )
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài : "Tập đếm" ( Hoàng Sửu )
- Đàm thoại về nội dung bài hát
- Cô cho trẻ tìm đồ vật có số lượng là 2 ở xung quanh lớp.
- Cô khái quát và dùng lời dẫn chuyển hoạt động.
* Hoạt động 2: Thử tài của bé ( 6 - 7 phút )
+ Thêm bớt trong phạm vi 2.
- Các cháu hãy nhìn xem trong rổ đồ chơi của các các cháu có những đồ chơi gì?
- Các cháu xếp 2 hình vuông ra nào, xếp từ trái sang phải. Cùng đếm xem có ai nhầm không: Một - hai hình vuông.
- Các cháu lấy 1 hình tròn xếp bên dưới mỗi hình vuông.
- Cả lớp đếp lại số hình vuông và số hình tròn: Có bao nhiêu hình vuông?
- Có bao nhiêu hình tròn?
- Số hình vuồng và số hình tròn số hình nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Vì sao cháu biết?
- Muốn số hình tròn nhiều bằng số hình vuông phải làm thế nào?
- Phải lấy thêm mấy hình tròn để số hình tròn nhiều bằng số hình vuông?
- Các cháu lấy thêm một hình tròn xếp thêm nào?
- Bây giờ có bao nhiêu hình tròn?
- Có bao nhiêu hình vuông?
- Số hình vuông và số hình tròn như thế nào?
+ Các cháu cất 1 hình tròn? Còn mấy hình tròn?
- Số hình tròn ít hơn số hình vuông là mấy? Cháu đếm xem có mấy hình vuông không có hình tròn:
- Số hình tròn ít hơn số hình vuông là mấy?
- Muốn có 2 hình tròn phait hêm mấy hình tròn?
- Các cháu lấy thêm 1 hình tròn và đếm. Có đúng 2 hình tròn không?
Cất 2 hình tròn còn mấy hình tròn?
- Còn mấy hình vuông?
Cất 1 hình vuông còn mấy hình vuông?
- Cất 1 hình vuông nữa, còn mấy hình vuông?
* Hoạt động 3: Bé khám phá ( 9 - 10 phút )
+ Chia 2 đối tượng thành 2 nhóm.
- Các cháu hãy nhìn xem trong rổ còn có gì nữa nào? Có bao nhiêu hạt lạc?
- Các cháu hãy chia số hạt lạc thành 2 phần.
- Bạn A mỗi phần của cháu có mấy hạt? cho trẻ chia 1 & 1 hạt
- Bạn B mỗi phần của cháu mấy hạt? Cho trẻ chia 0 & 2 hạt
- Có bạn nào chia 2 phần giống bạn A, B không? Các cháu đã chia 2 hạt lạc thành 2 phần theo nhiều cách.
- Bây giờ cả lớp cùng làm nhé.
- Các cháu đếm lại xem có đủ 2 hạt lạc không?
- Các cháu xếp tất cả sang phải 1 hạt, số còn lại xếp sang trái.
- Bên trái có mấy hạt, bên phải có mấy hạt?
- Các cháu đặt 2 số tương ứng bên cạnh.
- Các cháu xếp tất cả sang trái, có tất cả mấy hạt?
- Bên phải còn mấy hạt?
- Các cháu đặt 2 số tương úng bên cạnh.
+ Cô ch trẻ thực hiện tương tự 2 - 3 lần.
* Hoạt động 4: Bé nhớ được gì ( 4 - 5 phút)
- Các cháu có 2 hạt lạc, bớt 1 hạt lạc còn mấy hạt lạc?
- Một hạt lạc thêm 1 hạt lạc là mấy hạt lạc?
- Cô nhận xét chung, tuyên dương, khích lệ trẻ
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên tìm
- Lắng nghe
- Hình tròn, hình vuông.
- Trẻ xếp và đếm cùng cô
- Trẻ xếp
- Có 2 hình vuông
- Có 1 hình tròn
- Số hình vuông nhiều hơn, nhiều hơn 1. Vì thừa ra 1 hình vuông
- Phải lấy thêm hình tròn
- Lấy thêm một hình.
- Trẻ xếp thêm một hình tròn
- Trẻ đếm: Một - hai hình tròn
- Có 3 hình vuông
- Bằng nhau
- Còn 1 hình tròn
- 1 hình vuông không có hình tròn
- Là 1
- Thêm 1 hình tròn
- Đúng 2 hình tròn
- Không còn, hết
- Còn 2 hình vuông
- Còn 1 hình vuông
- Hết không còn hình vuông nào
- Hạt lạc, có 2 hạt lạc
- Trẻ thực hiện
- Có 1 hạt
- Một phần có 2 hạt, một phần không có hạt nào
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe.
- Vâng ạ
- Trẻ đếm lại
- Trẻ thực hiện
- Bên trái có 1 hạt, bên phải có 1 hạt
- Trẻ đặt số tương ứng
- 2 hạt
- Hết, không còn hạt nào
- Trẻ đặt số tương ứng
- Trẻ thực hiện
- Trẻ xếp và nói còn 1 hạt
- Trẻ thêm và nói là 2 hạt
- Lắng nghe
- Thực hiện
*CHƠI TRÒ CHƠI:
Trò chơi dân gian: TẬP TẦM VÔNG
* Chơi tự do
* Nêu gương - cắm cờ
* Vệ sinh - trả trẻ
* Đánh giá trẻ sau ngày hoạt động:
1. Tình trạng sức khỏe:
2. Kiến thức: %
3. Kỹ năng: %
************************************************
Thứ 4: Ngày soạn: 01/ 10/ 2012
Ngày dạy: 03/ 10/ 2012
Hoạt động chiều
*TRẺ NGỦ DẬY :
- Vệ sinh
- Thể dục chống mệt mỏi
- Ăn quà chiều
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH.
* Ôn bài buổi sáng:
* Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ.
* Hoạt động:
TÍCH CHU
*CHƠI TRÒ CHƠI:
Trò chơi dân gian: TẬP TẦM VÔNG
* Chơi tự do
* Nêu gương - cắm cờ
* Vệ sinh - trả trẻ
* Đánh giá trẻ sau ngày hoạt động:
1. Tình trạng sức khỏe:
2. Kiến thức: %
3. Kỹ năng: %
*************************************************
Thứ 5: Ngày soạn: 02/ 10/ 2012
Ngày dạy: Sáng 05/ 10/ 2012
Hoạt động chiều
*TRẺ NGỦ DẬY:
- Vệ sinh
- Thể dục chống mệt mỏi
- Ăn quà chiều
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH.
* Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ.
* Hoạt động:
VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ ( Mẫu )
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm bút để vẽ hình ngôi nhà có cửa biết cách tô màu thật đều không chườm ra ngoài.
- Rèn kĩ năng quan sát nghi nhớ có chủ định cho trẻ. Rèn sự khéo léo của đôi tay cho trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị :
- Cô: Tranh mẫu của cô, giấy A4, bút chì, màu.
- Trẻ: Hứng thú học.
- NDTH : - Âm nhạc: Bài hát “Nhà của tôi”
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Bé ca hát (1 - 2 phút )
- Tổ chức cho trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” N&L: Thu Hiền.
- Đàm thoại nội dung bài hát, chủ đề.
* Khái quát câu trả lời của trẻ.
- Các cháu có muốn vẽ lên ngôi nhà của mình không?
- Vậy các cháu cùng cô xem triển lãm tranh nhé.
Hoat động 2: Bé nào tinh (3 - 4 phút )
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại
- Bức tranh vẽ gì đây?
- Ngôi nhà này được vẽ ntn ?
- Khung nhà có dạng hình gì?
- Mái nhà có dạng hình gì?
- Tường ( màu gì?
- Cửa ra vào ( sổ ) màu gì?
- Mái nhà màu gì?
- Cháu thấy ngôi nhà vẽ có đẹp không?
* Cô chốt lại: Đây là tranh vẽ ngôi nhà cô vẽ thân nhà hình chữ nhật, mái nhà hình tam giác cửa chính là HCN, cửa sổ hình vuông đấy.
Hoạt động 3: Bé quan sát (2 - 3 phút)
- Cô sẽ cho lớp mình vẽ ngôi nhà của bé, giống bức tranh của cô đấy chúng mình có thích không ?
- Muốn vẽ được bức tranh ngôi nhà của bé các cháu quan sát cô vẽ trước nhé.
- Để vẽ được bức tranh thật đẹp. Trước tiên cô cầm bút chì bằng tay phải. Ngồi thẳng lưng......
- Bắt đầu cô vẽ thân nhà hình chữ nhật vẽ làm sao cho cân với khổ giấy sau đó cô vẽ mái nhà là hình tam giác, vẽ cửa chính hình HCN, cửa sổ hình vuông, khi vẽ song cô tô mái nhà mầu đỏ, tường nhà mầu xanh, cửa và của sổ tô mầu vàng tô thật khéo, thật đều mầu và không để mầu chườm ra ngoài đường kẻ.
- Cô vẽ xong bức tranh gì?
- Các cháu có muốn vẽ những ngôi nhà này thật đẹp không nào?
Hoạt động 3: Bé khéo tay (10 - 12 phút)
- Cho trẻ thực hiện.
- Muốn vẽ được ngôi nhà đẹp tư thế ngồi ntn?
- Muốn vẽ cho thật đẹp tay phải các cháu phải làm gì, tay trái làm gì ?
- Trẻ thực hiện, cô quan sát và hướng dẫn trẻ, để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
* Đàm thoại
+ Cháu đang vẽ gì ?
+ Cháu vẽ như thế nào ?
+ Cháu vẽ ngôi nhà để tặng ai?
+ Cháu vẽ ngôi nhà gồm những gì? Bằng những hình gì?
+ Khuyến khích động viên trẻ vẽ.
* Hoạt động 4: Triển lãm tranh( 3 - 4 phút)
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá
- Cô khen cả lớp đã hoàn thành sản phẩm.
- Cho lần lượt 2 - 3 trẻ lên nhận xét sản phẩm.
+ Cháu thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Bạn vẽ như thế nào?
- Trẻ có sản phẩm đẹp giới thiệu về bài của mình.
- Cô nhận xét chung tuyên dương và giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Chuyển hoạt động
- Hát
- Đàm thoại cùng cô
- Lắng nghe
- Có ạ
- vâng ạ.
- Quan sát và đàm thoại
- Ngôi nhà ạ
- Rất đẹp ạ
- Hình chữ nhật
- Hình tam giác
- Màu xanh
- Màu vàng
- Màu đỏ
- Có ạ
- Lắng nghe
- Có ạ
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát lắng nghe
- Trả quan sát
- Ngôi nhà
- Có ạ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Tặng ông bà, bố mẹ...
- Ngôi nhà có cửa chính, cửa sổ, có hình vuông,........
- Trẻ vẽ.
- Trưng bày tranh
- Vỗ tay
- Trẻ nhận xét
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Ra chơi
*CHƠI TRÒ CHƠI:
Trò chơi dân gian: TẬP TẦM VÔNG
* Chơi tự do
* Nêu gương - cắm cờ
* Vệ sinh - trả trẻ
* Đánh giá trẻ sau ngày hoạt động:
1. Tình trạng sức khỏe:
2. Kiến thức: %
3. Kỹ năng: %
*************************************************
Thứ 6: Ngày soạn: 03/10/ 2012
Ngày dạy: 05/ 10/ 2012
Hoạt động chiều
*TRẺ NGỦ DẬY:
- Vệ sinh
- Thể dục chống mệt mỏi
- Ăn quà chiều
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH.
* ÔN BÀI BUỔI SÁNG
* Lĩnh vực phát triển: TCXH.
* Hoạt động:
TÌNH CẢM CỦA BÉ ĐỐI VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
*CHƠI TRÒ CHƠI:
Trò chơi dân gian: TẬP TẦM VÔNG
* Chơi tự do
* Nêu gương - cắm cờ
* Vệ sinh - trả trẻ
* Đánh giá trẻ sau ngày hoạt động:
1. Tình trạng sức khỏe:
2. Kiến thức: %
3. Kỹ năng: %
Nhận xét của BGH, CM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tam sơn: Ngày.......tháng.......năm 2012
File đính kèm:
- Chu diem Gia dinh(2).doc