Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Một số phương tiện giao thông

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Biết được tên gọi , đặc điểm một số loại xe, nơi di chuyển, là phương tiện giao thông đường gì?

 Biết lợi ích của xe, cách ngồi trên xe khi tham gia giao thông.

Tạo nên các sản phẩm xinh đẹp từ xe như : xé dán xe, thuyền.

Hát một số bài hát, đọc một số bài thơ về phương tiện giao thông.

 

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Một số phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV : PHAN THỊ TUYẾT LINH LỚP : CHỒI 1 CHỦ ĐỀ PHÒNG GD – ĐT BÌNH TÂN MẦM NON THANH TÂM KẾ HOẠCH TUẦN 1 MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( Từ 19 – 23/3/2012 ) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ Biết được tên gọi , đặc điểm một số loại xe, nơi di chuyển, là phương tiện giao thông đường gì? Biết lợi ích của xe, cách ngồi trên xe khi tham gia giao thông. Tạo nên các sản phẩm xinh đẹp từ xe như : xé dán xe, thuyền. Hát một số bài hát, đọc một số bài thơ về phương tiện giao thông. Đội hình giờ học phù hợp. Bài tập thể dục : ném trúng đích nằm ngang, bóng ném,thể dục chống mệt mõi. Tranh ảnh các loại xe trò chuyện tiếng việt. Truyện : vì sao thỏ cụt đuôi. Bài hát : em đi chơi thuyền, Câu chuyện : vì sao thỏ cụt đuôi. Giấy màu , bút chì , kéo , hồ dán. CÁC HOẠT ĐỘNG : {{{{{ HOẠT ĐỘNG THỨ NGÀY TRÒ CHUYỆN TIẾNG VIỆT HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP. HOẠT ĐỘNG GÓC Hai (19/3/2012) Phương tiện giao thông đường bộ Trò chơi nhảy lò cò. GDAN : Em đi chơi thuyền. - Xây dựng trẻ biết xây bến cảng để tàu thuyền ghé bến - Góc bán hàng : trưng bày bán hang hoa tươi. Ba (20/3/2012) Phương tiện giao thông đường thủy Ghép xe bằng hộp sữa. TD : chuyền bóng qua đầu, qua chân. Tư (21/3/2012) Phương tiện giao thông đường hàng không. Vẽ tự do trên sân LQVT : đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng. Năm (22/3/2012) Hình dạng của xe đạp Trò chơi ô tô về bến TH : dán thuyền trên sông Sáu (23/3/2012) Cách đội nón bảo hiểm. Trò chơi kéo co LQVH : vì sao thỏ cụt đuôi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : GDAN Lĩnh vực phát triển :Phát triển thẩm mỹ Đề tài: EM ĐI CHƠI THUYỀN I/ Mục đích – yêu cầu : Cháu biết vỗ tay theo nhịp 2/4. Thể hiện các động tác đúng nhịp điệu bài hát. Hứng thú tham gia học. II/ Chuẩn bị : Đội hình giờ học phù hợp. Bài hát : “ Em đi chơi thuyền”, “ Anh phi công ơi” Trò chơi: “ chèo thuyền” III/ Tiến trình hoạt động : a/ Hoạt động mở đầu : Cô cho trẻ nghe một đoan bài hát Em đi chơi thuyền bằng âm la.Cho cháu đoán tên bài hát. b/ Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1: vỗ tay theo nhịp 2/4 bài hát “ Em đi chơi thuyền” Cho cả lớp hát lại bài hát “ Em đi chơi thuyền” 1 lượt. Cô hát và vỗ tay cho cháu xem lần 1. Cô hướng dẫn cách vỗ tay: + Hai tay vỗ vào phách mạnh và mở ra ở phách nhẹ. + Cô đếm 1, 2 cho cháu vỗ thử.Rồi cho cháu vỗ tay theo nhịp bài hát. + Cô mở đàn cho cháu vỗ tay. + Cô cho nhóm, tổ cá nhân vỗ tay 2-3 lần. +Cô quan sát sửa sai cách vỗ tay cho cháu. Hoạt động 2: trò chơi “ chèo thuyền”.chia 2 đội tham gia.Mỗi đội xếp hàng dọc ngồi để tay lên vai bạn, cô mở nhạc bài hát “ Em đi chơi thuyền”, cô mở to cháu chèo nhanh, mở nhỏ chèo chậm lại. Đội nào phản ứng nhanh , nhịp nhàng với nhạc sẽ được khen. Hoạt động 3: Nghe hát : “ Anh phi công ơi”. Cô hát lần 1, tóm nội dung bài hát. Cô mở đàn cho trẻ nghe nhạc không lời lần 2. Lần 3 cô cùng trẻ múa minh họa. * Kết thúc KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : TD Lĩnh vực phát triển :Phát triển thể chất Đề tài: CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nắm và thực hiện được yêu cầu kĩ thuật chuyền- bắt bóng qua đầu, qua chân. Trẻ biết phối hợp chân, tay, mắt để chuyền. - Rèn trẻ kĩ năng chuyền, bắt bóng, nhanh nhẹn, khéo léo. - Giáo dục trẻ có nề nếp và biết giúp đỡ bạn trong giờ học, giờ chơi. Siêng năng tập thể dục và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. II. Chuẩn bị: - Máy, đĩa nhạc. - Sàn, sân nền sạch sẽ, thoáng mát. - 3-4 quả bóng. III. Tiến trình hoạt động: * Hoạt động 1: - Khởi động: Cô mở nhạc bài hát “Cô dạy em bài thể dục buổi sáng” cho trẻ đi các kiểu chân, dàn đội hình 3 hàng ngang. - Trọng động: BTPTC: Cho trẻ tập với bài “Nắng sớm” + TV: hai tay dang ngang, đưa ra phía trước. + BL: hai tay đưa cao, cúi gập người, tay chạm vào bàn chân (4 lần x 8 nhịp). + Chân: ngồi xổm, đứng lên liên tục. + Bật: nhảy chân sáo. VĐCB: Chuyền- bắt bóng qua đầu, qua chân - Hôm nay, cô sẽ tổ chức cho các con “Chuyền- bắt bóng qua đầu, qua chân”. Các con thích không nào? (Trẻ trả lời) + Làm mẫu: cho 2-3 trẻ thực hiện + Lần 2: cho 2-4 trẻ thực hiện, cô kết hợp phân tích. * Hoạt động 2: Trẻ thực hành + Cô cho 3 đội cùng thực hiện và thực hiện 3- 4 lần. Cô chú ý nhắc nhở, sửa sai cho trẻ và cho trẻ thực hiện chưa tốt thực hiện lại. * Hđ 3: Trò chơi “Ôtô và chim sẻ” - GD: Trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống đủ các chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp đỡ bạn khi học,... 3/ Kết thúc hoạt động: - Hồi tĩnh: trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng và thư giãn, nghỉ ngơi xoa bóp chân tay. Thứ hai, ngày 11 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : LQVT Lĩnh vực phát triển :Phát triển nhận thức Đề tài : Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Ôn đếm, mối quan hệ của số 4. Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 5. Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định ở trẻ. Rèn kĩ năng xếp các đối tượng. II/ CHUẨN BỊ : Đội hình giờ học phù hợp. Các con vật có số lượng 5, 4. Trò chơi : đếm xuôi đếm ngược. Trò chơi : về bến III. TIẾN HÀNH Ổn định, gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài “em đi chơi thuyền”. - Hỏi trẻ: + “Các con vừa hát bài hát gì?” + “Bạn nhỏ trong bài hát làm gì?” + “Ngoài thuyền con vịt , con rồng ra các con còn biết những thuyền nào nữa?” Ôn đếm, mối quan hệ của số 4. Trò chuyện - “Vào một ngày đẹp trời, các bạn thuyền rủ nhau đi chơi.” - “Tất cả có bao nhiêu bạn thuyền?” Cho trẻ đếm. - “Một bạn thuyền mải chơi quá nên đã bị lạc.” - “4 bạn thuyền bị lạc mất 1 bạn còn bao nhiêu bạn mây?” - “Vậy 4 bớt 1 còn mấy?” - “người dân tốt bụng đã giúp đỡ bạn thuyền tìm thấy các bạn của mình rồi.” - “3 bạn thuyền thêm 1 bạn thuyền bằng mấy bạn thuyền?” Dạy đếm đến 5. - Cho trẻ lấy rổ đồ dùng. - “Trên đường dạo chơi các bạn thuyền đã kết bạn với các bạn tàu đấy. Các con hãy xếp tất cả các bạn thuyền thành hàng ngang nào.” - “Bây giờ hãy lấy 4 bạn tàu và xếp tương ứng mỗi bạn thuyền với một bạn tàu.” - “Ai có nhận xét gì về 2 nhóm?” - “Vì sao con biết 2 nhóm không bằng nhau?” - “Cô muốn 2 nhóm bằng nhau, các con phải làm gì?” - “Cô muốn bạn thuyền nào cũng có một bạn tàu thì chúng ta phải làm gì?” Cho trẻ thêm một bạn tàu - “Các con thấy nhóm thuyền và tàu bây giờ như thế nào?” - “Để biết có bằng nhau không chúng mình cùng đếm nào.” Cho trẻ đếm 2 nhóm. - “2 nhóm đã bằng nhau chưa và bằng mấy?” - “Vậy 4 tàu thêm 1 tàu là mấy chiếc tàu?” - “Thế 4 thêm 1 bằng bao nhiêu?” - Cho trẻ đếm 2 nhóm (cá nhân, tập thể). * Liên hệ thực tế : « Các con hãy tìm xung quanh lớp mình các đối tượng có số lượng 5 nào. » Cô nhận xét. Luyện tập – củng cố. Trò chơi 1 : Đếm xuôi – đếm ngược. - Trẻ ngồi thành vòng tròn. - Cô lấy 1 trẻ làm mốc số 1 rồi cho cả lớp đếm theo thứ tự tăng dần, giảm dần. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Trò chơi 2 : thuyền về bến - Cô chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 bạn chơi. - Trẻ bật qua các vòng thể dục, lên lấy thuyền gắn vào bảng với số lượng mỗi bảng cá là 5 chiếc. Kết thúc bản nhạc đội nào có nhiều thuyền sẽ giành chiến thắng, - Cô nhận xét, khen trẻ. *Kết thúc. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : TH Lĩnh vực phát triển :Phát triển thẩm mỹ Đề tài : DÁN THUYỀN TRÊN SÔNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Cháu biết cấu tạo của thuyền buồm. Rèn luyện kĩ năng thoa hồ và dán vào mặt trái của các hình tam giác,biết sắp xếp to nhỏ theo luật xa gần. Hứng thú tham gia học, yêu quí sản phẩm làm ra. II/ CHUẨN BỊ : Đội hình giờ học phù hợp. Bài hát “ Em đi chơi thuyền”. Tranh dán mẫu của cô. Các hình tam giác rời cho cháu dán. Giấy nền, hồ dán , nơi trưng bày sản phẩm. III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô *Hoạt động mở đầu: Cho trẻ hát vận động “ em đi chơi chơi thuyền”. Trò chuyện về nội dung bài hát. *Hoạt động 1: giới thiệu mẫu dán thuyền của cô. Cho trẻ quan sát nhận xét mẫu của cô. Cô hướng dẫn cách dán lần 1. Cô hướng dẫn cách dán lần 2. Chú ý thể hiện được luật xa gần của các con thuyền trên mặt nước. *Hoạt động 2: Luyện tập Cô ra hiệu cho cả lớp thực hiện. Cô đi xung quanh quan sát bao quát. Cô báo hết giờ. *Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm : Cô gọi cá nhân cháu nhận xét sản phẩm của bạn. Cô nhận xét sản phẩm cháu , chọn một vài sản phẩm đẹp tuyên dương. Giáo dục qua bài. * Kết thúc. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : LQVH Lĩnh vực phát triển :Phát triển ngôn ngữ Đề tài : VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cháu biết chú ý lắng nghe cô kể chuyện. Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định và trả lời câu hỏi của cô. Hứng thú tham gia học. II/ CHUẨN BỊ : Đội hình giờ học phù hợp . Câu chuyện : “ vì sao thỏ cụt đuôi”. Câu hỏi đàm thoại nội dung bài. Tranh minh họa nội dung câu chuyện. III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú. Cho trẻ ổn định bằng bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” Bài hát nhắc chúng ta điều gì? Các con nhớ khi đi trên đường phải chú ý đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng nếu không chú ý sẽ rất nguy hiểm. Bài hát nhắc cô nhắc đến một câu chuyện về một bạn Thỏ. Các con có muốn nghe không? Vậy các con chú ý nghe cô kể câu chuyện này nha! Hoạt động 2: Kể chuyện “ Vì sao Thỏ cụt đuôi”. - Kể lần 1, tóm nội dung câu chuyện. Cô kể minh họa bằng các nhân vật rời. Đàm thoại với trẻ: + Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? + Các con thấy bạn Thỏ là người như thế nào? + Còn bạn Nhím thì sao? + Bạn Thỏ có nghe lời bạn Nhím không vậy các con? + Khi băng qua đường bạn Thỏ đã xảy ra chuyện gì? + Trong câu chuyện bạn Thỏ đã bị mất cài gì? Tại sao? + Vậy khi đi qua đường chúng ta phải làm gì? + Vậy khi băng qua đường các con có được phép đi một mình không? + Khi đi qua đường các con không được đi một mình phải có người lớn dắt, nếu không sẽ rất nguy hiểm. + Qua câu chuyện giúp chúng ta hiểu được điều gì? + Chúng ta đã được nghe câu chuyện, bây giờ bạn nào có thể đặt tên cho câu chuyện này không? + Các con đặt tên cho câu chuyện rất hay, cô cũng có một cái tên cho câu chuyện đó là: Vì sao thỏ cụt đuôi Hoạt động 3:Trò chơi “Bánh xe lăn” Cô cho trẻ chạy vòng quanh lớp vừa chạy vừa xoay tròn 2 cánh tay lại với nhau. Cô dùng thẻ đèn xanh, đỏ, vàng để điều khiển trẻ. ( Cho trẻ chơi 2 – 3 lần) Kết thúc. KẾ HOẠCH TUẦN 2 LUẬT LỆ GIAO THÔNG ( Từ 26 – 30/3/2012 ) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ Biết được tên gọi , đặc điểm một số loại xe, nơi di chuyển, là phương tiện giao thông đường gì? Biết lợi ích của xe, cách ngồi trên xe khi tham gia giao thông. Biết một số luật lệ giao thông Tạo nên các sản phẩm xinh đẹp từ xe như : xé dán xe, thuyền. Hát một số bài hát, đọc một số bài thơ về phương tiện giao thông. Đội hình giờ học phù hợp. Bài tập thể dục : đi trên ghế băng đầu đội túi cát. Tranh ảnh các loại xe trò chuyện tiếng việt. Truyện : kiến thi an toàn giao thông. Bài hát : đi đường em nhé. Giấy màu , bút chì , kéo , hồ dán. CÁC HOẠT ĐỘNG : {{{{{ HOẠT ĐỘNG THỨ NGÀY TRÒ CHUYỆN TIẾNG VIỆT HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP. HOẠT ĐỘNG GÓC Hai (26/03/2012) Trò chuyện về việc giữ gìn trật tự khi tham gia giao thông Trò chơi ô tô về bến. GDAN: Đi đường em nhớ. - Xây dựng : ngã tư đường phố. - Nghệ thuật : xé dán xếp hình các loại xe. - Góc bán hang : trưng bày bán xe - ÂN : Hát những bài hát về chủ đề giao thông, chơi với dụng cụ âm nhạc Ba (27/03/2012) Trò chuyện về hành vi văn minh khi đi trên tàu xe Ghép xe bằng hộp sữa. LQVH: KIẾN THI AN TOÀN GIAO THÔNG Tư (28/03/2012) Trò chuyện về một số luật lệ cơ bản của luật giao thông đường bộ Trò chơi : chèo thuyền. LQVT : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỒ VẬT SO VỚI BẠN KHÁC. Năm (29/03/2012) Trò chuyện về một số luật lệ cơ bản của luật giao thông đường thủy Trò chơi ô tô và chim sẽ TD: ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT Sáu (30/03/2012) Trò chuyện về một số luật lệ cơ bản của luật giao thông đường sắt. Trò chơi kéo co TH: DÁN TÀU HỎA KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : GDAN Lĩnh vực phát triển :Phát triển thẩm mỹ Đề tài : Đi đường em nhớ. I. Mục đích yêu cầu - Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu.Chú ý lắng nghe cô giáo hát và hưởng ứng cùng cô - Rèn luyện kỹ năng ca hát, nghe hát và cảm thụ âm nhạc - Đi bên phải đường. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi II. Chuẩn bị Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát Đồ chơi, mũ chóp. Bài hát : “ đi đường em nhớ”. Bài hát “ cô dạy bài học giao thông” III. Hướng dẫn thực hiện 1. Hoạt động 1: Dạy hát : “Đi đường em nhớ” - Trò chuyện theo chủ đề, cô dùng thủ thuật dẫn dắt vào bài - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 , giới thiệu tên bài hát, tên tác giả( Hoàng Văn Yến) - Lần 2 cô hát cho trẻ nghe bài hát, đàm thoại về bài hát Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Của ai sáng tác? Bài hát nói về điều gì? Trong bài hát dạy chúng ta phải đi bên nào? Đi bộ trên vỉa hè để làm gì? ND: Bài hát “Đi đường em nhớ” Nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Bài hát nhắc các con nhớ về luật giao thông đường bộ. Đi bộ đi trên vỉa hè, lòng đường nhường cho xe, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi. - Dạy trẻ hát - Cho trẻ hát: Lớp (1 lần), tổ( 3 tổ), nhóm( 2 nhóm), cá nhân(2 trẻ) GD: Nhớ đi bộ phải đi trên vỉa hè, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi 2. Hoạt động 2: Nghe hát “cô giáo dạy bài học giao thông” - Giới thiệu bài hát cho trẻ nghe lần 1 - Trò chuyện cùng trẻ về giai điệu bài hát - Cô hát cho trẻ nghe lần 2, trò chuyện cùng trẻ về ND bài hát - ND: Bài hát : “cô dạy bài học giao thông” nói về cô dạy phải đi bên phải, khi qua đường phải xem đèn tín hiệu. - Cô hát lần 3, khuyến khích trẻ minh họa theo cô 3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật. - Cô trò chuyện với trẻ về cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi Động viên trẻ khi chơi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba, ngày 12 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : LQVH Lĩnh vực phát triển :Phát triển ngôn ngữ Đề tài : KIẾN THI AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện - Rèn luyện khả năng ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc . - Đi đúng tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ, đèn vàng dừng lại, đèn xanh mới được qua đường II. Chuẩn bị Tranh vẽ minh họa câu chuyện. Câu chuyện “ Kiến thi an toàn giao thông” Câu hỏi đàm thoại nội dung bài. Đội hình giờ học phù hợp. III. Hướng dẫn thực hiện 1. Hoạt động 1:Trò chuyện theo chủ đề - Đàm thoại về chủ đề, cô dùng thủ thuật giới thiệu bài học 2. Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe: “Kiến thi an toàn giao thông” - Cô kể cho trẻ nghe diễn cảm lần 1, giới thiệu tên truyện - Lần 2 cô kể theo tranh. +) Các con vừa được nghe truyện gì? +) Trong câu chuyện có những nhân vật nào? +) Họ nhà Kiến tổ chức cuộc thi gì? -> Cô KQ lại nội dung: Truyện kể về cuộc thi an toàn giao thông của họ nhà Kiến. Vì vâng lời cô giáo nên các bạn mẫu giáo Kiến Kim đã chiến thắng - GD: Vì vậy các con nhớ học tập các bạn Kiến Kim đi đường cho đúng nhé. Nhớ đi bên phải đường, qua đường phải có người lớn dắt. Quan sát tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được qua đường. - Chú ý các từ ngữ khó: phẳng lì (khu đất bằng phẳng, nhẵn), thẳng tắp (đoạn dài đường thẳng) +) Giảng giải - Họ nhà Kiến tổ chức thi an toàn giao thông như thế nào? “Sau những ngày.... Ban giám khảo sẽ quan sát chấm điểm cho từng đội” - Cuộc thi diễn ra tốt đẹp như thế nào? “Tiếng vỗ tay....không hiểu sao lại bỏ cuộc” - Vì sao họ nhà Kiến Kim lại thắng cuộc? Đoạn còn lại - Cô kể lại cho trẻ nghe 1 lần 3. Hoạt động 3: Kết thúc- Hát : “Đi đường em nhớ” KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư, ngày 13 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : LQVT Lĩnh vực phát triển :Phát triển nhận thức Đề tài : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỒ VẬT SO VỚI BẠN KHÁC. I. Mục đích yêu cầu - Trẻ xác định được đồ vật ở phía phải – phía trái của bạn khác. - Rèn luyện khả năng định hướng của trẻ - Chú ý lắng nghe và làm theo hiệu lệnh. II. Chuẩn bị Một số đồ chơi của trẻ Một số đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp. III. Hướng dẫn thực hiện 1. Hoạt động 1:Ôn xác định phía phải – phía trái của bạn khác - Cô gọi một trẻ lên bịt mắt và hát 1 bài hát - Cô gọi 1 trẻ khác lên cầm đồ chơi bàng tay phải - Cô bỏ khăn bịt và hỏi xem bạn cầm đồ chơi bàng tay nào? - Sau đó cô cho bạn đó đổi hướng, đổi vị trí đồ chơi và hỏi trẻ xem bạn đang cầm đồ chơi bàng tay nào? 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bạn khác - Cho bạn búp bê xuất hiện - Hôm nay bạn búp bê có sách một giỏ quà đén tặng cho các bạn - Bạn nào đứng lên và cho cô biết bạn búp bê mang giỏ quà bằng tay nào? - Búp bê bỏ giỏ quà sang bên phải và cô gọi trẻ lên xác định đó là phía nào của búp bê - Yêu cầu trẻ thực hiện theo cô +) Mang quà sang phía trái của búp bê? +) Sang phía phải của búp bê +) Đặt về phía trước +) Đặt về phía sau 3. Hoạt động 3: Trò chơi : “làm theo hiệu lệnh” - LC: Các con phải làm đúng theo hiệu lệnh của cô. Bạn nào sai phải nhảy lò cò - CC: Cô cùng các con vừa đi vừa hát vang bài hát: “Đi đường em nhớ”. Khi cô nói bảng bé ngoan ở phía phải các con phải xoay người sao cho bảng bé ngoan ở phía phải của mình. Cô nói các con ở phía trái của cô, các con phải chạy thật nhanh về phía trái của cô. Các con ở phía phải của cô các con phải chạy thật nhanh về phía bên phải của cô, rồi phía trước, phía sau của cô. Nhưng để chơi thật tốt các con phải nghe thật tinh và làm theo đúng hiệu lệnh của cô. - Cho trẻ chơi trong 4 – 5 phút KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm, ngày 14 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : TD Lĩnh vực phát triển :Phát triển thể chất Đề tài I: ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT I. Mục đích yêu cầu:     - Dạy trẻ kỹ năng đi trên ghế thể dục, trẻ đi trên ghế, mắt nhìn thẳng đầu không cúi, đầu đội túi cát.     - Phát triển tố chất khéo léo thăng bằng và sự phối hợp giữa chân, mắt và đầu.     - Giáo dục trẻ tự tin mạnh dạn khi đi trên ghế. II. Chuẩn bị:     - Băng nhạc, trống lắc, 2 rỗ vòng (để tập BTPTC).     - Ghế thể dục     - Túi cát, gỗ đựng túi cát, dây thừng (chơi TCVĐ). III. Tiến hành: 1.  Khởi động:      - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. 2.  Trọng động:      a. Bài tập phát triển chung      * Động tác tay:       - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để thẳng dưới chân, đầu không cúi.       - Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.       - Nhịp 2: đưa 2 tay cầm vòng lên cao.       - Nhịp 3: Như nhịp 1 (bước chân phải).          - Nhịp 4: Về TTCB.      * Động tác chân:       - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.       - Nhịp 1: Kiễng chân 2 tay cầm vòng đưa thẳng lên cao.       - Nhịp 2: Khuỵu gối, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.       - Nhịp 3: Như nhịp 1.          - Nhịp 4: Về TTCB.      * Động tác bụng:       - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.       - Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.       - Nhịp 2: Xoay người sang trái đồng thời 2 tay cầm vòng xoay sang trái.       - Nhịp 3: Như nhịp 1 (sang phải).       - Nhịp 4: Về TTCB.      * Động tác bật:       - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.       - Nhịp 1: Trẻ bật tách chân ra 2 bên, 2 tay cầm vòng đưa ra trước.       - Nhịp 2: Bật khép chân lại 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối về TTCB.       - Nhịp 3: Như nhịp 1.       - Nhịp 4: Về TTCB.      b. Vận động cơ bản      - Hôm nay cô nghe đài nói ở khu vực nhà bạn có lũ tràn về ngập hết nhà cho nên cô muốn lớp mình sẽ là đội cứu hộ đắp đê ngăn lũ. Vì thế cô và các con cùng luyện tập vận động mới đó  là "Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát".      - Để thực hiện vận động đó, các con chú ý xem cô làm trước.      * Cô làm mẫu:        - Lần 1: Không giải thích.        - Lần 2: Giải thích.               - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?        - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.      * Trẻ luyện tập:        - Lần 1+2: Cả lớp thực hành.        - Lần 3+4: Cho trẻ yếu thực hiện.     => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.       c. Trò chơi:       - Các con rất giỏi nhưng lũ mạnh quá mình phải lấy dây cột nhà lại cho chắc cô sẽ cho 4 đội cứu hộ, thi đua xem đội nào khỏe nhất qua trò chơi "kéo co".        - Bây giờ đội số 1 và 2 sẽ thi đấu trước rồi đến đội 3,4 sau đó 2 đội thắng sẽ chơi với nhau để chọn đội giỏi nhất. Luật chơi là 2 đội cầm dây khi có hiệu lệnh thì cả 2 cùng kéo đội nào bị kéo qua vạch coi như thua cuộc.        - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ chơi. 3.  Hồi tĩnh:      - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở nhẹ nhàng. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2013 Hoạt động : TH Lĩnh vực phát triển :Phát triển thẩm mỹ Đề tài : DÁN TÀU HỎA 1./ Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi của một số loại phương tiện giao thông, biết tàu hỏa có nhiều toa dùng để chở người chở hàng, tàu hỏa chạy trên đường ray. - Rèn kỹ năng dán chấm hồ mặt sau của giấy màu, miết giấy và biết sử dụng bút chì màu để vẽ thêm các chi tiết phụ cho bức tranh thêm phong phú.Trẻ biết phối hợp nhiều màu để dán tàu hỏa. - Giáo dục trẻ biết ý thức chấp hành đúng luật giao thông khi đi trên tàu. 2./. Chuẩn bị - Chương trình Powerpoint. - Tranh nghệ thuật tàu hỏa chạy trên đường ray, giá treo tranh. - Vở tạo hình, giấy màu làm toa tàu, hồ keo, tăm bông. 3./. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động 1: Bé xem phim - Cô cùng trẻ xem đoạn phim về tàu hỏa đang chạy. Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung đoạn phim: + Các con xem phim thấy gì? + Tàu hỏa chạy ở đâu? + Tàu hỏa gồm có những bộ phận nào? - Cô trình chiếu từng bộ phận của tàu hỏa trẻ xem - Cô cho trẻ biết khi tàu hỏa chạy qua những ngọn đồi thì để lại hai bên đường ray những dãy núi xanh cao vun vút, những hàng cây xanh hai bên đường, những làn khói trắng bay tỏa khắp nơi từ ống khói trên đầu tàu. 2./ Hoạt động 2: Cô dán mẫu. - Cô cho trẻ xem tranh nghệ thuật vẽ tàu hỏa. - Cô cho trẻ xem tranh mẫu của cô sau đó thực hiện thao tác dán tàu hỏa kèm giải thích kỹ năng dán toa tàu hỏa cho trẻ biết. + Để cho bức tranh thêm sinh động c/c có thể vẽ thêm mặt trời, những đám mây và hoa cỏ cho đẹp nhé - Trẻ cùng cô thực hiện đếm số lượng toa tàu hỏa cô vừa dán được. - Cho trẻ chơi trò chơi kèm hát vận động theo nhịp bài hát “Lái tàu” đi tham gia hội thi “Bàn tay vàng của bé” 3./Hoạt động 3: Trẻ thực hiện + “ Để chuẩn bị cho hội thi chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-06 sắp đến lớp chúng ta có tổ chức hội thi “Bàn tay vàng của bé” các con cùng tham gia dán tàu hỏa xem ai dán nhanh và đẹp nhất nhé!” - Cho trẻ thực hiện thao tác dán trên không nhắc lại kỹ năng dán tàu hỏa giúp trẻ. - Cô cho trẻ vào 3 nhóm bàn thực hiện dán tàu hỏa. - Cô theo dỏi đặt câu hỏi gợi ý trẻ trả lời: + Toa tàu hỏa có màu gì? + Toa tàu hỏa có dạng hình gì? + Tàu hỏa của con có mấy toa? + Tàu hỏa chạy ở đâu? - Gợi ý cho trẻ biết sử dụng các toa tàu có nhiều màu sắc khác nhau để dán cho tàu hỏa thêm đẹp. - Cô nhắc trẻ vẽ thêm các chi tiết phụ cho bức tranh tàu hỏa thêm sinh động. - Cô động viên trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình. - Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông khi đi trên tàu. - Trẻ dán xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trang trí trên góc nghệ thuật. * Nhận xét sản phẩm Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và của cá nhân trẻ. + Theo con, con có ý kiến gì về tranh của bạn? Vì sao? - Cho một vài cá nhân chọn tranh tiêu biểu - Cô chọn sản phẩm đẹp, tiêu biểu để tuyên dương. - Cho trẻ hát vận động minh hoạ theo nhịp bài hát : “Đoàn tàu nhỏ xíu”. *Kết thúc KẾ HOẠCH TUẦN 3 BIỂN BÁO GIAO THÔNG ( Từ 18 – 22/3/2013 ) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ Biết được tên gọi , đặc điểm một số loại xe, nơi di chuyển, là phương tiện giao thông đường gì? Biết một số biển báo khi tham gia giao thông. Tạo nên các sản phẩm xinh đẹp từ xe như : xé dán xe, thuyền. Hát một số bài hát, đọc một số bài thơ về phương tiện giao thông. Đội hình giờ học phù hợp. Bài tập thể dục : ném xa bằng 2 tay nhảy lò cò. Tranh ảnh các loại xe trò chuyện tiếng việt. Dụng cụ thướt đo để trẻ đo. Truyện : vì sao thỏ cụt đuôi. Giấy màu , bút chì , kéo , hồ dán. Bài thơ : cô dạy con. Bài hát : em đi qua ngã tư đường phố. CÁC HOẠT ĐỘNG : {{{{{ HOẠT ĐỘNG THỨ NGÀY TRÒ CHUYỆN TIẾNG VIỆT HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP. HOẠT ĐỘNG GÓC Hai (2/04/2012) Trò chuyện về việc giữ gìn trật tự khi tham gia giao thông Trò chơi ô tô về bến. NÉM XA BẰNG HAI TAY NHẢY LÒ CÒ - Xây dựng : ngã tư đường phố - Bé làm ca sĩ : hát múa những bài hát về xe - Góc bán hang : trưng bày bán xe - Phân vai: Cảnh sát giao thông Ba (3/04/2012) Trò chuyện về hành vi văn

File đính kèm:

  • docgiao an giao thong.doc