Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nghề Nghiệp (Thời gian thực hiện: 5 tuần)

- Trẻ thực hiện 1 số vận động chạy nhanh, bật xa phối hợp nhịn nhàng các bộ phận cơ thể để thực hiện các vận động khuỵ gối, chạy nhanh.

- Biết 1 số đặc điểm của các ngành ghề khác nhau,

- Trẻ biết những dụng cụ cần thiết của các nghề: nghề cô giáo, xây dựng, bồ đội.

- Nhận biết số lượng, chữ số số thứ tự trong phạm vi 7

- Biết đếm, tách gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7

- Trẻ nhớ tên chuyện, nội dung và tên nhân vật trong chuyện

- Trẻ thuộc các bài thơ trong chủ điểm

- Phát âm chữ cái u, ư. - Tập tô chữ u, ư

- Củng cố các kỹ năng vẽ, nặn, tô màu, xé dán cho trẻ

- Hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm nét mặt khi hát

- Biết vận động múa, hát,nhip nhàng theo bài hát

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nghề Nghiệp (Thời gian thực hiện: 5 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Nghề Nghiệp Thời gian thực hiện: 5 tuần(Từ 12/11-14/12/2012) Nội dung thực hiện Lĩnh Vực PT Nội Dung PTTC - Trẻ thực hiện 1 số vận động chạy nhanh, bật xa phối hợp nhịn nhàng các bộ phận cơ thể để thực hiện các vận động khuỵ gối, chạy nhanh... PTNT - Biết 1 số đặc điểm của các ngành ghề khác nhau, - Trẻ biết những dụng cụ cần thiết của các nghề: nghề cô giáo, xây dựng, bồ đội... - Nhận biết số lượng, chữ số số thứ tự trong phạm vi 7 - Biết đếm, tách gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7 PTNN - Trẻ nhớ tên chuyện, nội dung và tên nhân vật trong chuyện - Trẻ thuộc các bài thơ trong chủ điểm - Phát âm chữ cái u, ư. - Tập tô chữ u, ư PTTM - Củng cố các kỹ năng vẽ, nặn, tô màu, xé dán cho trẻ - Hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm nét mặt khi hát - Biết vận động múa, hát,nhip nhàng theo bài hát PTTCXH - Trẻ yêu quý người lao động . Biết giữ gìn những sản phẩm người lao động làm ra Tuần 1: Một số nghề Từ 12/11/2012-16/11/2012 Thời gian Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh về bồ đội, công an, giáo viên Cùng trò chuyện về các nghành nghề Trẻ chơi đồ chơi tự do Thể dục sáng - Tập thể dục theo nhạc HĐ có chủ đích * Tạo Hình - Vẽ dồ dùng bác sĩ * KPKH: - Tìm hiểu về các nghề * Thể dục: - Chuyền bóng sang 2 bên * LQCC - LQCC u, ư * Toán - số 7 tiết 1 * Văn học: - Chuyện : Ba anh em * Âm nhạc: - VD: Cô giáo miềm xuôi - Nghe: Cô và mẹ - TC: Thi xem ai nhanh sHĐ ngoài trời Trò chuyện với trẻ về các nghế mà trẻ biết, những dụng cụ, sản phẩm của các nghề Trò chơi: “ ô tô và chim sẻ” Trẻ chơi tự do với đồ chơi trong sân trường HĐ Góc Góc phân vai: Chơi bác sĩ, cô giáo, thợ xây.. Góc xây dựng: lắp ghép xây dựng bệnh viện, hàng rào… Góc học tập: ghép đồ dùng theo nghề Góc văn học: đọc thơ, kể chuyện về các nghề Góc âm nhạc: múa, hát các bài trong chủ điểm HĐ chiều Vận động nhẹ, ăn quà chiều Tập viết Tổ chức thực hiện Thứ 2 ngày 12/11/2012 Môn: Tạo hình Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích * Kiến thức: - Trẻ vẽ được các đồ dùng trong nghề bác sĩ * Kĩ năng: - Có kĩ năng vẽ các nét cong, thẳng, xiên …để vẽ các đồ dùng. - Củng cố kĩ năng vẽ, cầm bút, tô màu * Thái độ: - Trẻ yêu quý bác sĩ vì chữa khỏi bệnh cho mọi người - Tranh mẫu đồ dùng trong nghề bác sĩ: mũ, áo, tai nghe, kim tiêm… - giấy vẽ, màu 1. Ổn định tổ chức - Cô đố trẻ: Ai mặc áo trắng Có chữ thập xinh Tiêm thuốc chúng mình Sẽ mau lành bệnh Đó là ai? - Cô trò chuyện với trẻ về nghề bác sĩ, và những đồ dùng bác si sử dụng 2. Nội dung - Cô giới thiệu tranh và đàm thoại về các đồ dùng của bác sĩ - Cô hỏi trẻ những đồ dùng đó để làm gì? - Con đã nhìn thấy nó chưa? * Trẻ thực hiện - Cô mời 1 trẻ nhắc lại cách cầm bút, cách ngồi - Cô chú ý hướng dẫn trẻ vẽ, và chú ý đến trẻ yếu không vẽ được * Nhận xét sản phẩm - Cô cho các tổ tự nhận xét bài của bạn trong tổ, cô chọn những bài nào đẹp cho cả lớp nhận xét. - Cô giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn làm ra. Biết yêu quý các sản phẩm mà người lao động làm ra, yêu quý các cô, các bác làm nghề bác sĩ 3. Kết thúc: - Cô và trẻ hát bài cô giáo miềm xuôi Thứ 3 ngày 13/11/2012 Môn: KPKH Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích “ Trò chuyện về các nghề quen thuộc” * Kiến thức: - Trẻ biết thêm về 1 số nghề của người lớn - Trẻ biết về công việc của mỗi nghề * Kĩ năng: - Có kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi của cô mạch lạc - Có kĩ năng vẽ theo sở thích của trẻ * Thái độ: - Trẻ biết yêu quý người lao động - Biết quý trọng những sản phẩm mà người LĐ làm ra - Tranh 1 số công việc: cảnh sát giao thông, bác sĩ, cô giáo,thợ mộc… - Giấy và bút màutra 1. Ổn định tổ chức - Cô và trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô trò chuyện với trẻ về bài hát 2. Nội dung - Cô giới thiệu tranh với trẻ.Tranh về các nghế nào? Đó là những nghề nào? - Cô giới thiệu từng nghề với trẻ và đàm thoại + Đây là nghề gì? + Con có biết những ai làm nghề đó không? + Các con có biết những dụng cụ sử dụng trong nghề đó là gì không? + Nghề đó giúp ích gì cho xã hội? (Cô hỏi tươưng tự với các nghề mà cô muốn giới thiệu với trẻ?) - Cô hỏi trẻ về những sản phẩm của nghề thợ mộc là những gì? Các con hãy kể về những nghề mà bố mẹ con làm? Ngoài những nghề nêu trên các con có biết nghề nào nữa không? Giáo dục:Các con phải kính trọng và yêu quý những người lao động, và những sản phẩm của người lao động làm ra nhé. * Củng cố: - Cô cho trẻ tô màu tranh sản phẩm của nghề thợ mộc 3. Kết thúc: - Trẻ đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” Tiết 2 ngày 13/11/2012 Môn: Thể dục Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích “Chuyền bóng sang 2 bên” * Kiến thức: - Trẻ biết chuyền bóng sang 2 bên - Trẻ biết phối hợp với bạn để chuyền bóng không làm rơi xuống đất * Kĩ năng: - Trẻ biết thi đua với tổ bạn khi chơi trò chơi * Thái độ: - Trẻ biết yêu quý và quý trọng những người lao động - 6 quả bóng nhựa tập thể dục 1. Khởi động - Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn. Đi các kiểu: đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh, 2. Trọng động a. BTPTC - ĐT 1: Tay : + 2 tay ra trước, lên cao ( 2 x 8) - ĐT 2: Chân + Chân đưa ra sau đá lên trước, tay giang ngang ra trước mặt - ĐT 3: Bụng + 2 tay giơ cao cúi gập người xuống - ĐT 4: Bật + Bật chụm tách chân b. VĐ CB “Chuyền bóng sang 2 bên” - Cô làm mẫu: + Lần 1: Cô và 1 bạn làm mẫu + Lần 2: Cô giải thích toàn bộ vận động - Trẻ thực hiện: + Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu để các bạn nhận xét Cô chia lớp thành 2 tổ, cho trẻ vận động Cô tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ 3. Kết thúc: - Trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp * HĐ chiều Cho trẻ tập viết chữ u, ư Thứ 4 ngày 14/11/2012 Môn: LQCC Hoat động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích “ LQCC - Kiến thức:Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ u,ư. Nhận ra âm và chữ u,ư. Thể hiện nội dung trong chủ điểm gia đình. - Kĩ năng: Biết sử dụng kĩ năng vẽ, vận động, trò chơi để nhận biết, phát âm chữ cái u, ư. - Thái độ: Trẻ chăm ngoan, yêu thương , kính trọng, vâng lời người lớn, biết làm những việc nhỏ giúp đỡ bố mẹ, thích đi học. Biết giữ gìn sách vở sạch đẹp. - Tranh minh họa nội dung câu chuyện, tranh có chứa chữ cái trong từ- thẻ chữ cái ghép từ dưới tranh. . . - Tranh “ Tranh gặt lúa ” “ Hòm thư ” Có từ viết thiếu chữ cái - Thẻ chữ cái in thường, viết thường,thẻ lô tô trong chủ điểm, và một sổ tranh có chứa chữ cái u ư cho trẻ chơi trò chơi. * HĐ1: - Trẻ chơi trò chơi mô phỏng của một số nghề, trò chuyện với trẻ về các các nghề cô cho trẻ xcm tranh * HĐ2: * Cho trẻ quan sát tranh : “ Gặt lúa, hòm thư ” - Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Cô xếp thẻ chữ cái rời thành từ dưới tranh ( Lớp đọc ) - Cho trẻ lên rút chữ cái đã học, cô rút thẻ chữ u lên,cho trẻ lên rút chữ gần giống - Cô giới thiệu chữ u,ư cô phát âm chữ u, lớp , tổ cá nhân đọc - Khi phát âm miệng con như thế nào ? cô dán chữ ulên bảng * Tương tự cô cho trẻ làm quen chữ ư *HĐ3: So sánh : u,ư - Giống và khác nhau - Ngoài ra còn kiểu chữ u,ư viết thường, 2 kiểu chữ này khác nhau. . . Nhưng đều gọi là u, ư - Cô viết mẫu u, ư ( phân tích tỷ mĩ ) *HĐ4: Trò chơi : - Thi xcm ai đọc nhanh ( Cô giơ thẻ chữ trẻ đọc ) - Chọn thẻ lô tô có chứa chữ cái u ư - Gạch chân chữ cái mới làm quen và đọc - Gắn chữ cái còn thiếu vào từ. Tất cả các trò chơi cô hướng dẫn cù thể cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. Thứ 5 ngày 15/11/2012 Môn: Toán Hoạt động Mục đích - Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích Trẻ biết đếm đến 7 và tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 7 . Nhận biết số 7 Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 7 đối tượng , đếm đến 7 Rèn kỹ năng quan sát , so sánh , ghi nhớ có chủ định Phát huy khả năng tư duy toán học . Trẻ hứng thú tích cực , say mê với giờ học . - Các thẻ số từ 1 - 7 của cô và trẻ. - 7 cái tai nghe của bác sĩ, 7 cái kim tiêm Trò chuyện về chủ đề ( Gợi mở giới thiệu bài ) Cô cùng trẻ đọc bài thơ :Làm bác sĩ Cô và trẻ vào lớp HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 6 Cô cho trẻ tìm những đồ dùng có số lượng là 6 HOẠT ĐỘNG 2 : Tạo nhóm có số lượng là 7. Đếm đến 7. nhận biết số 7 Thi xem ai giỏi Cô hỏi trẻ trong rổ đồ chơi có gì ? - Chúng mình cùng xếp tất cả những ống nghe ra bảng theo hàng ngang từ trái qua phải nào ( 7 ống nghe) Trong rổ còn có cả ống tiêm nữa chúng mình cùng xếp 6 ống tiêm ra Số tai nghe và ống tiêm như thế nào với nhau ? Số nào nhiều hơn,nhiều hơn là mấy Làm thế nào để bằng nhau Trẻ chọn số tương ứng .cô cho trẻ lên nhặt số tương ứng và đọc ( Số 7) Cô giới thiệu số 7 - Số 7 được cấu tạo như thế nào Cho trẻ đọc : số ( Cả lớp , tổ , cá nhân ) HOẠT ĐỘNG III :Cho trẻ chơi trò chơi về đúng số nhà Tiết 2 ngày 15/11/2012 Môn: Văn học Hoạt động Mục đích - Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích: Thơ: "Cái bát xinh xinh" * Kiến thưc: - Trẻ biết tên và nội dung bài thơ "Cái bát xinh xinh" - Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ * Kĩ năng: - Trẻ biết đọc thơ đều theo các bạn * Thái độ: - Biết giữ gìn sản phẩm của người lao động làm nên - Cái bát có hoa cúc, thìa, đũa... - Giấy màu, kéo, hồ dán và tranh vẽ cái bát chưa trang trí 1. Ổn định tổ chức - Cô đọc câu đố: Tôi thường làm bạn Với em bé thôi Khi ăn cầm tôi Dễ hơn cầm đũa Là cái gì? - Cái thìa dùng để làm gì? - Yêu cầu trẻ kể tên 1 số đồ dùng để ăn - Cho trẻ xem 1 số đồ dùng để ăn: thìa, đũa, bát... 2. Nội dung: - Cô giới thiệu bài thơ hôm nay học: "Cái bát xinh xinh" - Cô đọc lần . hỏi trẻ tên bài thơ - Cô đọc lần 2 và đàm thoại: + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về cái gì? (cái bát) + Trong bài thơ cha mẹ công tác ở đâu? (nhà máy Bát Tràng) + Cha mẹ đã mang về cho bé cái gì? + Cha mẹ mang cái bát ntn? (xinh xinh) + Cái bát được làm bằng chất liệu gì?( cô giới thiệu chất liệu của bát: xứ, inox, nhựa..) + Khi sử dụng cái bát phải như thế nào? + Các con có giữ gìn đồ dùng trong gia đình nhà mình không? - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mà người lao động làm nên. * Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc cùng trẻ 2 lần + Các tổ đọc, cá nhân trẻ đọc. - Cả lớp đọc lại 1 lần * Luyện tập: - Cho trẻ trang trí cái bát - Cungr cố: hỏi tên bài thơ 3. Kết thúc Thứ 6 ngày 16/11/2012 Môn: Âm nhạc Hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích: - VĐ: Cô giáo miền xuôi - Nghe: Cô và mẹ - TC: Thi xem ai nhanh * Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát"Cô giáo miền xuôi" - Trẻ vận động nhịnp nhàng theo lời bài hát * Kĩ năng: - Trẻ hứng thi khi nghe cô hát - Trẻ chơi đúng luật chơi * Thái độ: - Trẻ yêu quý và nghe lời cô giáo - Nhạc bài Cô giáo miền xuôi, cô và mẹ 1. Ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ "Cô giáo của em" - đàm thoại về bài thơ 2. Nội dung: * VĐ: “Cô giáo miền xuôi” - Cô và trẻ hát bài "Cô giáo miền xuôi" - Để cho bài hát thêm sôi động các con có thích vận động cùng cô không? - Cô vận động mẫu cho trẻ xem - Cô mời cả lớp cùngvận động với cô (cô cho trẻ vận động 2 – 3 lần) + Cho từng tổ vận động + nhóm bạn trai, bạn gái vận động + cô mời 1 2 cá nhân trẻ lên vận động * Cô hát cho trẻ nghe: Cô và Mẹ - Cô hát lần 1 kết hợp nét mặt, điệu bộ - lần 2 cô khuyến khích trẻ hát cùng cô - Giáo dục: trẻ biết yêu quý cô giáo và nghe lời cô giáo * Trò chơi: “Ai nhanh nhất” - Cô chia lớp làm 2 tổ, nam và nữ - Cô mở 1 đoạn nhạc các bài hát trong chủ điểm. Nhiệm vụ của 2 đội là nghe và phát hịên đó là bài gì, lắc xắc xô để có quyền trả lời. Nếu đội nào đoán đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều hoa sẽ chiến thắng * Củng cố: hỏi tên bài hát 3. Kết thúc Tuần 2: Nghề công nhân xây dựng Thời gian: Từ 19/11-23/11/2012 Thời gian Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón sáng Cô đón trẻ nhắc trẻ cất balô đúng nơi quy định Cô trò chuyện với trẻ về nghề công nhân xây dựng Trẻ chơi với đồ chơi Thể dục sáng - Tập thể dục theo nhạc của nhà trường HĐ học ¬ Tạo hình: - Vẽ sản phẩm của nghề công nhân xây dựng «KPKH: - Trò chuyện về đồ dùng,sản phẩm của nghề công nhân xây dựng «Thể dục: - Bật chụm tách chân « LQCC: - Tập tô chữ :u, ư « Toán: - Nhận biết mỗi quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7 « Văn học: - Thơ: Chiếc cầu mới «Âm nhạc: - Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân - Nghe: Cháu yêu cô chú thợ dệt - TC: Nghe thấu hát tài HĐ ngoài trời Quan sát sản phẩm của nghề công nhân xây dựng: nhận xét về các kiểu nhà, các công trình xung quanh trường Trò chơi vận động: Chơi với phấn (vẽ về chú bồ đội, vẽ cô giáo, vẽ chú công nhân…) Chơi với đồ chơi trong sân trường HĐ Góc Góc phân vai: Chơi bác sĩ, cô giáo, thợ xây.. Góc xây dựng: lắp ghép xây dựng bệnh viện, hàng rào… Góc học tập: ghép đồ dùng theo nghề Góc văn học: đọc thơ, kể chuyện về các nghề Góc âm nhạc: múa, hát các bài trong chủ điểm HĐ chiều Vận động nhẹ, ăn quà chiều Ôn tập chữ cái và số,Chơi với đồ chơi Thứ 2 ngày 19/11/2012 Môn: Tạo hình Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích “Vẽ sản phẩm của nghề công nhân xây dựng” * Kiến thức: - Trẻ biết những sản phẩm của nghề công nhân xây dựng - Trẻ vẽ được ngôi nhà * Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng vẽ ngôi nhà, sáng tạo trong khi vẽ (vẽ nhà 2 tầng. trang trí cho ngôi nhà…) * Thái độ: - Trẻ yêu quý người lao động - Tranh, hình ảnh về ngôi nhà. - Nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân - vở vẽ, bút màu 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Trò chuyện về bài hát 2. Nội dung: - Cho trẻ xem ảnh về sản phẩm của nghề công nhân xây dựng là ngôi nhà và đàm thoại về ngôi nhà + Con có biết đó là hình ảnh gì không? + Ngôi nhà là sản phẩm của nghề gì? + Để xây dựng nên ngôi nhà thì cần có những gì? - Cô cho trẻ xem nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà sàn… + Cô hỏi trẻ về đặc điểm của các kiểu nhà, Các con có muốn làm được ngôi nhà giống các chú công nhân không? - Cô cháu mình cùng vẽ những ngôi nhà thật đẹp để tặng các chú công nhân nhé. + Con định vẽ ngôi nhà ntn? 1 tầng hay 2 tầng? + Con sẽ tô màu gì? * Trẻ thực hiện - Cô chú ý quan sát trẻ vẽ.Cô khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo, vẽ nhà 2 tầng, trang trí cho ngôi nhà - Cô nhắc trẻ tô màu mịn, đều * Nhận xét sản phẩm - Các bạn trong tổ chọn ra 1 bài đẹp nhất để treo lên bảng cùng nhận xét. 3. Kết thúc Thứ 3 ngày 20/11/2012 Môn: KPKH Hoạt động Mục Đích- Yêu Cầu Chuẩn Bị Tiến Hành HĐ có chủ đích "Trò chuyện về dụng cụ và sản phẩm của chú công nhân xây dựng" * Kiến thức: - Trẻ biết dụng cụ cần thiết của chú công nhân xây dựng - Trẻ biết sản phẩm của chú công nhân xây dựng là ngôi nhà, trường học,... các công trình khác * Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ ngôi nhà * Thái độ: - Trẻ yêu quý cô chú công nhân xây dựng, và không vẽ bẩn lên tường - Tranh về ngôi nhà, những dụng cụ trong nghề xây dựng - giấy, màu 1. Ổn định tổ chức. - Cho trẻ hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân" - Cô đàm thoại về bài hát 2. Nội dung: - Cô cho trẻ xem 1 số dụng cụ của nghề xây dựng: cái bay, thước đo, xô đựng vữa,... + Đồ này dùng để làm gì? làm trong nghề nào? + Chú công nhân xây dựng cần những vật liệu gì? + Công việc của chú công nhân xây dựng là gì? + Sản phẩm của các chú công nhân xây dựng là gì? - Cô giới thiệu những ngôi nhà cho trẻ xem. Trẻ nhận xét về các kiểu nhà? + Ngôi nhà có phải là sản phẩm của chú công nhân xây dựng không? - Ứơc mơ của con lớn lên sau này sẽ làm nghề gì? * Trò chơi: - Cô cho trẻ vẽ sản phẩm của nghề công nhân xây dựng. - Giáo dục: Trẻ yêu quý chú công nhân xây dựng, giữ gìn những sản phẩm của chú công nhân xây dựng 3. Kết thúc - Đọc bài thơ "Bé làm bao nhiêu nghề" Tiết 2 ngày 20/11/2012 Môn: Thể dục Hoạt động Mục Đích- Yêu Cầu Chuẩn Bị Tiến Hành HĐ có chủ đích "Bật chụm tách chân" * Kiến thức: - Trẻ biết bật chụm, tách chân - Trẻ biết chơi trò chơi "Cáo và thỏ" * Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng bật chụm tách chân * Thái độ: - Trẻ tập nghiêm túc. - Trẻ chơi trò chơi hứng thú Lớp học rộng, sạch sẽ, 1 vòng tròn làm chuồng cho thỏ 1. Khởi động - Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiêu: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, 2. Trọng động a. BTPTC - ĐT 1: Tay + 2 tay giơ lên cao, gập xuống vai (2 x 4) - ĐT 2: Chân + 1 chân bước lên trước khuỵ gối (4 x 4) - ĐT 3: Bụng + tay trống hông quay sang 2 bên (2 x 4) - ĐT 4: Bật + Bật tại chỗ (4 x 4) b. VĐ CB: "Bật chụm tách chân" - Cô làm mẫu 1 lần - Cô cho 4 trẻ lên tập 1 lần. - Cho từng tổ tập * Trò chơi "Cáo và thỏ" - Cách chơi: 1 trẻ làm cáo các bạn còn lại làm thỏ + bạn làm cáo sẽ nấp sang 1 bên, các bạn làm thỏ đi chơi thì cáo sẽ ra bắt và đuổi thỏ. Nếu thỏ nào chậm chân không chạy về chuồng được sẽ bị cáo bắt và sẽ phải làm cáo thay bạn - Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần3. Kết thúc Thứ 4 ngày 21/11/2012 Môn: LQCC Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích :Tập tô chữ :u, ư * Kiến thức: - Trẻ biết chữ u, ư in thường và u, ư viết thường - Trẻ nhận biết được nét chữ, và tô được chữ u, ư * Kĩ năng: - Trẻ cầm bút đúng cách, ngồi thẳng lưng đầu hơi cúi * Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn sách vở. - Biết yêu quý cô giáo mình - Tranh vẽ - Bàn ghế, vở tập tô 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài “ Cô và mẹ” - Con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì? 2. Nội dung: - Cô giới thiệu tranh có chữ u, ư và thẻ chữ cái u, ư. - Cô giới thiệu chữ u, ư viết thường, cô giới thiệu nét chữ - Cô tô mẫu cho trẻ xem ( cô vừa tô vừa giải thích nét chữ) + Cô mời 1 trẻ nhắc lại nét chữ và cách cầm bút * Trẻ thực hiện: - Cô quan sát trẻ nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cách cầm bút - Giáo dục: giữ gìn vở, không viết, gạch vào vở. 3. Kết thúc - Cô yêu cầu trẻ cất bàn ghế cùng cô. Thứ 5 ngày 22/11/2012 Môn: Toán Hoạt động Mục đích - Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích "Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 7, chia 7 đối tượng làm 2 phần" * Kiến thức: - Trẻ nhận biết được các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 - trẻ biết các thêm bớt và chia nhóm đối tượng làm 2 phần - Cung cấp sự chính xác cho trẻ * Kĩ năng: - Trẻ biết chơi trò chơi "tìm đúng số nhà" * Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm người lao động làm ra và giữ gìn những dụng cụ lao động - Các thẻ số từ 1 - 7 của cô và trẻ. - 7 cái tai nghe của bác sĩ, 7 cái kim tiêm 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân " Cô đàm thoại với trẻ 2. Nội dung: - Cô và trẻ cùng tìm những nhóm đồ vật xung quanh lớp có số lượng là 7 * Thêm bớt trong phạm vi 7 - Cô hỏi trẻ có những nhóm đồ dùng gì? dùng trong nghề nào và để làm gì? - Cô sếp 7 cái tai nghe lên bảng cho trẻ đếm. - Cô sếp tiếp 6 cái kim tiêm lên thẳng hàng với cái tai nghe. + Cô và trẻ cùng đếm và nhận xét về sô lượng của 2 nhóm đồ dùng trên + Số tai nghe và số kim tiêm ntn với nhau? và ít hơn là mấy? + Muốn 2 nhóm này bằng nhau thì làm thế nào? thêm mẫy kim tiêm? + Lúc này 2 nhóm đối tượng ntn với nhau? và cùng bằng mấy? - Nếu không bớt 1 tai nghe thì còn cách nào khác không? + Phải thêm mấy cái kim tiêm nữa để bằng 7? ( Cô và trẻ cùng đếm lại số tai nghe và số kim tiêm) + Lúc này số tai nghe và kim tiêm ntn với nhau? * Chia nhóm đối tượng làm 2 phần - Cô cất 7 kim tiêm đi. + Cô muốn chia 7 cái tai nghe làm 2 phần thì chia ntn? + Cô chia 1 bên có 3, 1 bên có 4 và cho trẻ cùng đếm, và gắn thẻ số tương ứng vào các phần + Hỏi trẻ có mẫy cách chia? - Cô lại sếp 7 cái kim tiêm và hỏi trẻ cách chia làm 2 phần ntn? * Trẻ thực hiện: - Trẻ sếp 2 hàng kim tiêm và tai nghe ra trước mặt - Yêu cầu trẻ thêm bớt để 2 nhóm đối tượng bằng nhau - Trẻ chia nhóm đối tượng làm 2 phần và đặt thẻ số tương ứng bên cạnh - Cô hỏi trẻ muốn chia 7 cái tai nghe làm 2 phần. 1bên có 3 cái thì bên này có mấy cái? - Củng cố: Hỏi trẻ hôm nay chúng mình được làm gì? 3. kết thúc: - Cho trẻ đọc bài thơ "Ước mơ của cu Tý" Tiết 2 ngày 22/11/2012 Môn: Văn học Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích: Thơ “Chiếc cầu mới” * Kiến thức: - Trẻ biết tên và nội dung bài thơ. - Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm được bài thơ * Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng đọc cùng bạn đều cùng các bạn * Thái độ: - Trẻ yêu quý và kính trọng cô chú công nhân. - Biết bảo vệ sản phẩm của người lao động làm ra - Tranh minh hoạ cho bài thơ “Chiếc cầu mới” 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô trò chuyện với trẻ về bài hát 2. Nội dung: - Cô giới thiệu với trẻ bài thơ “Chiếc cầu mới” của Thái Hoàng Linh * Cô đọc thơ: + Cô đọc lần 1 không dùng tranh + Lần 2 cô kết hợp tranh minh hoạ cho bài thơ Cô đàm thoại với trẻ về bài thơ: + Trên dòng sông có cái gì? + Những ai đi trên chiếc cầu? + Những loại xe gì? + Mọi người nói gì về “chiếc cầu mới” ( cô đọc trích dẫn từng đoạn thơ) * Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc lại cho cả lớp nghe 1 lần + Trẻ đọc cùng cô 2 – 3 lần + Từng tổ đọc bài thơ + Cá nhân trẻ đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cả lớp đọc lại 1 lần - Giáo dục: Trẻ yêu quý và biết ơn cô chú công nhân. Không vứt rác ở nơi công cộng 3. Kết thúc: - Cô nhận xét tiết học, động viên khen gợi trẻ Thứ 6 ngày 23/11/2012 Môn: Âm nhạc Hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành HĐ có chủ đích: + VĐ bài: Cháu yêu cô chú công nhân + Nghe: Cháu yêu cô chú thợ dệt + TC:Tai ai tinh * Kiến thức: - Trẻ nhơ tên và thuộc bài hát - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát * Kỹ năng: - Trẻ hát đúng giai điệu và biết thể hiện tình cảm khi hát - Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi * Thái độ: - Trẻ có thể hiện tình cảm khi nghe cô hát - Có hứng thú khi chơi trò chơi - Xắc xô, trống, phách... - Tranh cô chú công nhân đang làm việc 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ đọc bài thơ “Chiếc cầu mới” - Cô trò chuyện về bài thơ 2. Nội dung: * VĐ bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô và trẻ trò chuyện về công việc của cô, chú công nhân - Cô và trẻ hát bài “Cháu yêu cô, chú công nhân” - Trẻ hát và nhún nhảy theo nhịp bài hát - Cô tổ chức cho các tổ hát thi đua và gõ phách theo nhịp + Các tổ hát và gõ phách theo nhịp bài hát + Cá nhân trẻ lên thể hiện bài hát - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ những sản phẩm người lao động làm nên * Nghe hát “Cháu yêu cô chú thợ dệt” - Cô hát cho trẻ nghe, kết hợp cử chỉ, vận động cho bài hát thêm sinh động - Cô khuyến khích trẻ hát cùng cô * Trò chơi: Tai ai tinh - Cô mời 1 trẻ lên đứng quay lưng lại các bạn. 1 bạn khác sẽ hát 1 bài hát. Nhiệm vụ của trẻ đứng trên là phải đoán tên bài hát đó là gì và do ai hát? - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần 3. Kết thúc: - Cô nhận xét tiết học Tuần 3: Ngày hội của cô giáo 20 – 11 Từ ngày 26/11 -30/11/2012 Thời gian Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Đón trẻ nhắc trẻ cất balô vào đúng nơi quy định Trò chuyện về công việc của các cô giáo và ngày kỷ niệm 20-11 Trẻ chơi theo ý thích Thể dục sáng - Tập thể dục theo nhạc Hoạt động có chủ đích ê Tạo hình - Vẽ hoa tặng cô giáo × KPKH: - Trò chuyện về ngày 20 - 11 × Thể dục: - Đi khuỵ gối × LQCC: - I,t,c Ø Toán - nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 Ø Văn học: - Ước mơ của cu Tý Ø Âm nhạc: - Dạy hát: Cô giáo miền xuôi. - Nghe: Lời cô - TC: Tai ai tinh HĐ ngoài trời Trò chuyện, quan sát thời tiết,lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát liên quan đến chủ điểm Chơi trò chơi: “Chuyền bóng” , “Cảnh sát giao thông” , … Chơi với đồ chơi trong sân trường HĐ góc Góc đóng vai: TC đóng vai mô phỏng các nghề… Góc tạo hình: Chơi tô màu xé dán làm đồ dùng, dụngc cụ của các nghề Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát trong chủ điểm Góc xây dựng: Xây dựng trường học, lớp học HĐ chiều Vận động nhẹ, ăn qùa chiều Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc Nhận xét nêu gương cuối ngày Tổ chức thực hiện Thứ 2 ngày 26/11/2012 Môn: Tạo hình Hoạt Động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị Tiến Hành HĐ có chủ đích “Vẽ hoa tặng cô giáo” * Kiến thức: - Trẻ biết vẽ hoa tặng và biết ý nghĩa của ngày 20 – 11. * Kĩ năng: - Trẻ vận dụng những kĩ năng đã học để vẽ hoa tặng cô. - Rèn kĩ năng cầm bút, cách ngồi vẽ, kĩ năng tô màu * Thái độ: - Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động. - Trẻ thể hiện tình cảm với cô giáo - Giáo dục trẻ biết kính trọng và yêu quý cô giáo - Tranh vẽ nhiều loại hoa 1. Ổn định tổ chức - Cô trò chuyện với trẻ về nghề dạy học, về cô giáo - Hỏi trẻ tháng 11 có ngày j quan trọng với các thầy cô? Đó là ngày nào? Ngày này có ý nghĩa gì? 2. Nội dung: - Cô giới thiệu bức tranh có nhiều loại hoa khác nhau - Cô đàm thoại với trẻ về các loại hoa: tên hoa, màu săc, h

File đính kèm:

  • docgiao an nghe nghiep.doc