Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định , gọn gàng ngăn nắp.
Trao đổi với phụ huynh về sở thích, khả năng của trẻ.Trò chuyện với trẻ về các con vật mà trẻ biết
Cô cho trẻ tập thể dục sáng ngoài sân trường theo nhạc
* ÂM NHAC:
- Hát-VĐ:Sau mưa.
-Nghe: Mưa rơi.
- Trò chơi: *THE DUC:
- Bật chụm tách chân(theo ô vẽ)
35 x 35 cm.
- Trò chơi: *MTXQ:
- Quan sát,tìm hiểu các nguồn nước:Nước máy,nước giêng ,nước ao,hồ
*VAN HOC:
- Thơ: Mưa *TAO HINH:
- Vẽ mưa.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Nước (1 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN I
Chủ đề nhánh: Nước ( 1 tuần)
Thời gian : Từ 29 / 3 – 2 / 4 /2010
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Mai
Thứ
Hoạt động
2
3
4
5
6
Đón trẻ
Thể dục sáng
Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định , gọn gàng ngăn nắp.
Trao đổi với phụ huynh về sở thích, khả năng của trẻ.Trò chuyện với trẻ về các con vật mà trẻ biết
Cô cho trẻ tập thể dục sáng ngoài sân trường theo nhạc
Hoạt động học
* ÂM NHAC:
- Hát-VĐ:Sau mưa.
-Nghe: Mưa rơi.
- Trò chơi:
*THE DUC:
- Bật chụm tách chân(theo ô vẽ)
35 x 35 cm.
- Trò chơi:
*MTXQ:
- Quan sát,tìm hiểu các nguồn nước:Nước máy,nước giêng ,nước ao,hồ …
*VAN HOC:
- Thơ: Mưa
*TAO HINH:
- Vẽ mưa..
Hoạt động
ngoài trời
-HĐCĐ: q/s thời tiết
-TCVĐ: Cá sâu lên bờ
-Chơi tự do.
HĐCĐ: Trò chuyện về các mùa trong năm
-TCVĐ: vẽ theo ý thích
-Chơi tự do.
HĐCĐ: vật gì chìm vật gì nổi?
-TCVĐ: Tập tầm vông
-Chơi tự do.
-HĐCĐ: đong nước vào lọ
-TCVĐ: kéo co
-Chơi tự do
-HĐCĐ: Chăm sóc cây của lớp
-TCVĐ:Bịt mắt bắt dê
-Chơi tự do.
Hoạt động góc
-Góc phân vai: Bán hang,gia đình.
-Góc xây dựng:Xây dựng công viên,vườn cây…Chơi với cát và nước.
-Học tập- sách: Xem tranh ảnh,sách báo, làm sách về về các nguồn nước và hiện tượng thiên nhiên. …
Hoạt động chiều
- VĐN
- Trò chuyện về ngày chủ nhật của bé
- Chơi tự do
- VĐN
- Toán: Phân biệt,so sánh nhiều ít về số lượng của hai nhóm đồ vật. (bài 21)
- Chơi tự chọn
- VĐN
- Dạy trẻ chơi:ném bóng vào rổ
- Chơi tự chọn
- VĐN
-Kể chuyện trong chủ đề cho trẻ nghe :
- Chơi tự chọn
- VĐN:
- Ôn thơ:Mưa
- Hát: Sau mưa
- Nêu gương, bình cờ
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai: ngày 29 tháng 3 năm 2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc
- Hát, vận động: Sau mưa
- Nghe hát:
Mưa rơi
- Trò chơi:
Khiêu vũ với bóng
1. Kiến thức
-Trẻ thuộc bài hát nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng với bạn trong các hoạt động
2.Kỹ năng:
- Trẻ hát sôi nổi, thể hiện được giai điệu vui tươi, trong sang của bài hát
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, biết lợi ích của mưa đối với cây xanh
- Giúp trẻ yêu thích môn âm nhạc
- Nhạc đệm bài hát Sau mưa, Mưa rơi,
- Giáo án ppt
- Xắc xô, bóng nhựa 15 quả
1. Vào bài:
-Cô cho trẻ đọc bài thơ: Mưa
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài thơ
2. Dạy mới: Dạy hát bài:Sau mưa - Lương Ngọc Hoàn
+ Cô hát mẫu lần 1 diễn cảm không có nhạc đêm
- Cô hát lần 2 kết hợp nhạc đệm
*Dạy trẻ hát
- Cô cho cả lớp hát chậm theo cô, cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô cho từng tổ ,nhóm, thể hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô cho tốp nam, nữ thể hiện
- Cho cả lớp thể hiện bài hát 1 lần
- Các con vừa hát bài gì? Nhạc sỹ nào sáng tác?
->Giáo dục: Các con ạ nước rất quan trọng đối với chúng ta chính vì vậy mỗi chúng ta đều phải biết giữ gìn nguồn nuớc trong sạch không vứt rác xuống nước các con rõ chưa nào?
*Nghe hát: “Mưa rơi?”
- Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc đệm cho trẻ nghe
- Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả
- Cô hát lần 2 thể hiện động tác minh hoạ
- Cô mời cả lớp hát và thể hiện động tác minh hoạ
3. Trò chơi : Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi
4. Kết thúc: Cô động viên trẻ và kết thúc nhẹ nhàng
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba: ngày 30 tháng 3 năm 2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
- Bật chụm tách chân(theo ô vẽ)
35 x 35 cm.
1.Kiến thức:
- Trẻ biết trườn sấp
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng
3.Thái độ:
-giáo dục trẻ chăm tập thể dục thể thao.
- Giáo dục trẻ trật tự có ý thức học lắng nghe,nhìn cô làm mẫu.
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi, có tinh thần đoàn kết
- Vạch xuất phát
- Nhạc các bài hát trong chủ đề.
1.Vào bài :
- Cô trò chuyện với trẻ về ích lợi của các nguồn nước giáo dục trẻ bảo vệ các nguồn nước
2.Dạy mới
+)Khởi động :
Cô cho trẻ tập với bài: Mưa rơi
+)Trọng động :
- Tay: 2 tay quay dọc thân từ trước ra sau ( 4 lần x 4 nhịp)
-Chân:Kiễng chân, 2 tay lên cao, ngồi khuỵu gối ( 4 lần x 4 nhịp)
-Bụng: bước 1 chân sang quay người sang trái( phải) tay lên cao
-Bật: tại chỗ ( 2 lần x 4 nhịp)
+ VĐCB : Bật chụm tách chân theo ô vẽ
- Để thực hiện vận động này trước tiên các con nhìn cô làm mẫu nhé!
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2. Vừa làm vừa phân tích động tác:Cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh bật cô bật liên tục chụm, tách chân theo các ô vẽ rồi cô đứng về cuối hàng
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện.Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét. Cô cho trẻ thực hiện lần lượt 2 tô, cho trẻ thực hiện 2, 3 lần cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ TCVĐ: Truyền bóng : Cô nói luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi 2, 3 lần
3. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng theo bài hát
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba: ngày 30 tháng 3 năm 2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG HỌC LQ V TOÁN:
Phân biệt,so sánh nhiều ít về số lượng của hai nhóm đồ vật. (bài 21)
1. Kiến thức:
- Trẻ phân biệt, so sánh sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đếm, so sánh, tạo nhóm
- Phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia mọi hoạt động
- Cô và trẻ có 5 hình tròn trong đó có 2 hình tròn to bằng nhau nhỏ hơn hình còn lại đương kính chênh lệch 0,5cm
- Một số con vật to nhỏ khác nhau
- giáo án điện tử
1.Vào bài-
-Cô cho trẻ hát bài đàn vịt con và trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ
2. Dạy mới:
+)Phần 1: Ôn nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn
- Cô cho trẻ quan sát một số con vật và tìm con vật nào to hơn con của cô
+) Phần 2: So sánh độ lớn bằng cách đặt chồng hoặc đặt cạnh nhau
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi hinhg chữ U và cho trẻ lấy rổ
- Các con xem trong rổ có gì nào? Có mấy hình tròn?
- Các con hãy tìm 2 hình to bằng nhau
- Các con thử xem 2 hình này có to bằng nhau không?
- Các con đặt chồng 2 hình lên nhau, 2 hình này có thừa ra phần nào không?
- 2 hình này vừ khít, không thừa, đúng là to bằng nhau rồi
- Cô cho trẻ giữ lại 1 hình và lấy hình trong rổ ra so sánh
- 2 hình này có to bằng nhau không? Vì sao con biết?
- Cô cho trẻ lấy hình to hơn so với hình còn lại
- Các con lấy 2 hình to bằng nhau lên hình còn lại
- Cô khái quát lại
+) Phần 3: Luyện tập: Chơi trò chơi :
- Cô có rất nhiều hình và cho trẻ nói hình to hình nhỏ
- Cho trẻ khoanh tròn hình to và tô màu hình to
4. Kết thúc: Cô đông viên trẻ kết thúc nhẹ nhàng
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư: ngày 31 tháng 3 năm 2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG HỌC
MTXQ:
- Quan sát,tìm hiểu các nguồn nước:Nước máy,nước giêng ,nước ao,hồ
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được một số đặc điểm của nước( Không màu, không mùi, không vị)
- Trẻ biết các nguồn nước khác nhau như: Nước giếng, nước ao, nước hồ
- Trẻ biết ích lợi tác dụng của nước đối với đời sóng con người
2.Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ cho trẻ
3.Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìnnguồn
nước sạch
- Biết dùng nước tiết kiệm, không lãng phí nước
- Tranh một số nguồn nước như: Nước giếng, ao , hồ, mưa
- Hình ảnh rửa mặt, đánh răng, tắm rửa, rửa rau, hoa quả, tưới cây..
- Giáo án powpoint
- Một số bài hát trong chủ đề
1. Vào bài:
-Cô cho trẻ hát bài : Cho tôi đi làm mưa với"
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
2. Dạy mới:
+Cô cho trẻ xem ảnh mưa,mưa xuống cây cối như thế nào?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh em bé tưới cây
+ Các con thấy bạn nhỏ đang làm gì?
- bạn cầm cái gì trên tay? Bạn tưới cây để làm gì?
- Bạn lấy nước ở đâu để tưới cho cây?
+ Cô cho trẻ xem ảnh cái giếng: Cái gì đây?
- Nó dùng để làm gì? Nước giếng để làm gì?
- Làm gì để giếng luôn sạch sẽ
+Cô cho trẻ xem ảnh nước máy
- Nước máy như thế nào? Dùng để làm gì?
- Cô cho trẻ xem ảnh nước ao, nước hồ:
- Các con thấy nước ao như thế nào? Nước hồ như thế nào
+ Nước rất cần thiết cho con người chính vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn các nguồn nứoc luôn trong sạch các con có đồng ý không?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi:"Thi chọn đúng"
- Cô chia trẻ thành 2 đội nhảy qua suối và gắn những hành động cần đến nước đội nào gắn nhanh và nhiều là đội chiến thắng
4.kết thúc: Cô động viên khuyến khích trẻ
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm: ngày 1 tháng 4 năm 2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG HỌC
VĂN HỌC:
- Thơ: Mưa
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được đặc điểm của mùa hè là nắng nóng và hay có mưa rào
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc bài thơ
2. Kỹ năng:
- Chú ý nghe cô đọc thơ
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học bài
-Giáo án điện tử: Tranh minh hoạ thơ
1.Vào bài:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh trời mưa
- Cô và trẻ đàm thoại về hiện tượng mưa
2. Dạy mới: Cô giới thiệu bài thơ và tên tác giả
-Lần 1:Cô đọc diễn cảm
- Cô đọc lần 2 sử dụng tranh minh họa
- Cô và trẻ đàm thoại về nội dung bài thỏ
- Cô vứa đọc bài thỏ gì? Bài thơ nói về điều gì?
- Mẹ đi đâu? Trời như thế nào? Bạn nhỏ thấy trời mưa bạn như thế nào? Các con thấy bạn là người như thế nào? Các con nên học tập bạn các con có đồng ý không?
+ Dạy trẻ đọc thuộc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc thơ theo cô, cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô cho các tổ, nhóm đọc luân phiên cô chú ý sửa sai cho trẻ
3. Kết thúc: Cô động viên khuyến khích trẻ
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tạo hình:
Vẽ mưa
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các nét thẳng, xiên, cong để vẽ mưa
2. Kỹ năng:
- Rèn tư thế ngồi và cách cầm bút của trẻ
3.Thái độ:
- Dạy trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên
- Giáo án powpoint
- Nhạc không lời một số bài hát trong chủ đề.
- Giấy A4, bút sáp
1. Vào bài:
- Cô cho trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài hát
2. Dạy mới:
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ mưa
- cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh vẽ gì? Khi sắp mưa bầu trời như thế nào?
- Khi mưa to những hạt mưa rơi giống những nét gì?Mưa nhỏ thì như thế nào?
+) Thăm dò ý định của trẻ: Hôm nay con sẽ vẽ trời mưa như thế nào? Mưa to hay mưa nhỏ? Mưa to con dùng nét gì? Mưa nhỏ con dùng nét gì? Ngoài ra các con còn nhìn thấy gì? Để bức tranh thêm đẹp các con vẽ thêm gì? Các con hãy tô màu cho bức tranh của mình thật đẹp nhé
*) Trẻ thực hiện:
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn để vẽ
- Cô quan sat trẻ thực hiện, nhắc nhở về cách chọn màu giấy, kĩ năng xé
- Cô theo dõi giúp đỡ từng cháu, chú ý tập trung xé nhắc nhỏ từng trẻ khi cần thiết.
- Khi trẻ xé cô mở nhạc bài hát:
*Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ bày sản phẩm lên bàn, cho trẻ q/s, cô cho trẻ n/x và mời chủ nhân lên g/t về bài của mình
4. Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài thơ “Mưa"
File đính kèm:
- Nuoc tuan 1.doc