Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ (Tuần 1)

Đón trẻ trò chuyện cùng với trẻ

- Trò chuyện cùng với trẻ về phương tiện giao thông trong hang ngày như : khi đi đường con thấy mọi người đi trên xe mô tô phải làm gì không ?

- Giáo dục trẻ để đồ dùng cá nhân ngăn nắp gọn gàng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ (Tuần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ (Từ ngày : 30/08 đến 03/09/2010) Hoạt động Thứ: 2 Thứ: 3 Thứ: 4 Thứ: 5 Thứ: 6 Đón trẻ-trò chuyện - Đón trẻ trò chuyện cùng với trẻ - Trò chuyện cùng với trẻ về phương tiện giao thông trong hang ngày như : khi đi đường con thấy mọi người đi trên xe mô tô phải làm gì không ? - Giáo dục trẻ để đồ dùng cá nhân ngăn nắp gọn gàng. Thể dục sáng Hô hấp: 1 ; Tay: 1 ; Bụng: 2 ; Chân : 3 ; Bật: 1 Hoạt động học Vận động : Làm đoàn tàu đi bằng gót chân, khuỵu gối, đi lùi Truyện : “Vì sao Thỏ cụt đuôi” Dạy hát: Đường em đi KPKH LQ đặc điểm của ptgt đường bộ Tô màu các phương tiện giao thông Hoạt động góc - Góc thư viện: xem tranh cảnh làm tập tranh ptgt - Góc phân vai: chơi làm cảnh sát giao thong và người lái xe - Góc dân gian: trẻ chơi các trò chơi dân gian - Góc xây dựng: trẻ xây được một số ptgt - Góc tạo hình: vẽ, nặn xé dán một số phương tiện giao thông Hoạt động ngoài trời - Cho trẻ xem tranh một số PTGT - Trẻ hát một số bài hát theo chủ đề - Trẻ quan sát một số phương tiện giao thông - Chơi các trò chơi dân gian - Trẻ chơi tự do Hoạt động cuối giờ - Ôn tập, dặn dò - Nêu gương, cắm cờ - Trả trẻ Ý kiến tổ chuyên môn GV lập kế hoạch Nguyễn Thị Bé Phượng Huỳnh Thị Bình THỂ DỤC SÁNG TUẦN 1 I/ Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được các động tác thể dục sáng. - Kỹ năng: Tập thành thạo các động tác thể dục, phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, bụng. Tập theo hiệu lệnh chung, hợp tác cùng nhau để cho nhịp nhàng, đồng loạt. - Giáo dục: Không được đùa giỡn trong khi tập. II/ Chuẩn bị: - Các động tác thể dục sáng cho trẻ - Một số bài hát cho trẻ kết hợp để tập. - Cờ, nơ, bong bóng … cho trẻ tập. - Sân tập rộng rãi, thoáng mát. III/ Tiến hành: 1/ Khởi động: - Cho trẻ nắm tay vòng tròn khởi động khủy tay, khủy chân, cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Đi 1-2”, kết hợp các kiểu chân sau đó đứng thành 3 hàng ngang theo tổ. 2/ Trọng động: Bài tập phát triển chung : - Hô hấp 1 : “thổi bong bóng” + Tư thế chuẩn bị : đứng 2 chân ngang bằng vai, khuỷu tay giơ cao ngang bằng vai, 2 bàn tay khum trước miệng. + Thực hiện : Thổi bóng : Trẻ hít vào thật sâu (lấy hơi thổi bóng), rồi thở ra từ từ, kết hợp với khép cánh tay lại, 2 bàn tay mở rộng (làm quả bóng to). Cho trẻ thực hiện vài lần. - Tay vai 1 : Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực. + Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân. + Nhịp 1 : Bước chân trái một bước nhỏ, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiểng gót, đưa tay ra phía trước, lòng bàn tay sấp. + Nhịp 2 : Hai tay gập trước ngực (khuỷu tay ngang vai) + Nhịp 3 : như nhịp 1 + Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị. - Bụng – lườn 2 : Quay người sang bên + Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng, tay chống hông.. + Nhịp 1 : Quay người sang bên trái. + Nhịp 2 : Về tư thế chuẩn bị + Nhịp 3 : Quay người sang bên phải + Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị. - Chân 3 : Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao. + Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng, tay chống hông.. + Nhịp 1 : Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao, trọng tâm dồn về chân phải. + Nhịp 2 : Về tư thế chuẩn bị + Nhịp 3 : như nhịp 1 (đổi chân) + Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị. - Bật 1 : bật tại chỗ 3/ Hồi tỉnh: - Trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng, hít thở sâu vài lần rồi cho cháu vào chỗ ngồi. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ngày dạy : …./ …. / ……. Chủ đề nhánh : PTGT đường bộ Lĩnh vực phát triển : phát triển tình cảm thẩm mỹ xã hội Đề tài : Dạy hát: “Đường em đi” Nội dung kết hợp: Trò chơi âm nhạc “Ô số kì diệu” Nghe hát: “ Những con đường em yêu” I/ Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ hát được bài “đường em đi”, trẻ hiểu nội dung bài hát. Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc với sự hướng dẫn của cô. Trẻ hiểu nội dung bài nghe hát “ những con đường em yêu” - Kỹ năng: trẻ kết hợp vỗ tay theo”nhịp, phách,” và vận động theo nhịp bài hát - Giáo dục: trẻ phải chấp hành tốt luật lệ giao thông. II/ Chuẩn bi: - Bài hát: “ đường em đi ” - Bổ hát bổ sung: “ đi đường em nhớ” - Nghe hát bài: “những con đường em yêu” - TCVĐ: “ ô số kì diệu” - Trống lắc, phách tre, nhạc đệm III/ Tiến hành: 1/ Dạy hát: - Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ đi đường em nhớ ” + Cô hỏi trẻ: - Cô vừa hát bài gì?( đi đường em nhớ ) - Bài hát nói về gì? ( trẻkể ) Các con có biết chúng phải học cách đi đường như thế nào để được an toàn không? Cô giới thiệu bài hát: “ đường em đi” nhạc và lời ( Ngô Quốc Tính ) Cô hát mẫu lần 1, hát đúng giai điệu, đúng lời, thể hiện tình cảm của bài hát. Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc đệm Cô giới thiệu nội dung bài hát:Nhắc nhỡ các con khi đi đường phải đi bên phải của mình, không được đi đường bên trái nhỉ. - Giai điệu của bài hát vui nhộn Dạy trẻ hát, cô hát cùng trẻ 2, 3, lần Chú ý Sữa sai lời, giai điệu cho trẻ + Hát và vỗ tay theo tiết tấu “ đường em đi ” Cô và trẻ cùng hát. - Các con vừa hát bài gì? ( đường em đi ) - Do ai sáng tác?(Ngô Quốc Tính) - Các con cùng hát lại với cô lần nữa nhé! - Các con hát rất hay. Nhưng cô còn muốn các con vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu - Vậy thì bây giờ cô sẽ dạy các con vỗ tay theo tiết tấu nhanh để cho bài hát nhé! - Cô hát mẫu từ một đến hai lần. - Cô cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu - Cô mời cả lớp thực hiện từ 2-3 lần. - Cô mời từng tổ một lần ( cô chú ý sữa sai ) - Để các con hát hay hơn, vỗ tay nhịp nhàng hơn, cô sẽ thưởng cho mỗi bạn một nhạc cụ để các con gõ nhé! - Cô giới thiệu nhạc cho trẻ xem và phát nhạc cụ cho trẻ - Cô cho trẻ sử dụng nhạc cụ gõ đệm 2 lần. 2/ Nghe hát: “ những con đường em yêu ” Cô hát trẻ nghe lần 1, giải thích nội dung bài hát Cô hát lần 2, minh họa theo bài hát Giáo dục: Các con đi đường nhớ đi bên phải của mình, không được đi bên trái, phải biết chấp hành tốt luật lệ giao thông. 3/ Trò chơi âm nhạc: “ Ô số kì diệu ” Cách chơi: Cô chia làm 3 nhóm, chọn một bạn lên và oẳn tù tì xem ai thắng sẽ được chơi trước, mỗi đội chọn 1 ô số mình thích, lật số đó ra. Các đội quan sát hình ảnh, đội nào nhận ra hình ảnh đó, nhanh tay lắc xắc xô để trả lời tên bài hát có nội dung hình ảnh trên tranh và hát bài hát đó. Kết thúc hát bài: “ đường em đi ” IV/ Hoạt động góc: - Góc dân gian: trẻ chơi các trò chơi dân gian - Góc tạo hình: trẻ dán được các loại ptgt đường bộ - Góc xây dựng : Trẻ xây được một sồ PTGT đường bộ V/ Hoạt động ngoài trời: - Trẻ chơi các trò chơi dân gian VI/ Đánh giá: 1/ Nội dung chưa dạy được và lý do ………………………………………………...….. ………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………….. 2/ Những thay đổi cần thiết………………………...…………………………………… ……………………………………………………….…………………………………. ………………………………………………………………………………………….. 3/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt sức khỏe…..…….………………………………… ………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….………………………….…. Ý kiến của BGH GV lập kế hoạch Huỳnh Thị Bình KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ngày dạy: …./ …. / ……. Chủ đề nhanh: PTGT đường bộ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Hoạt động học : KỂ CHUYỆN: “ VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI” I/ Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. Biết kể lại câu chuyện theo nội dung tranh, biết dùng từ phù hợp. - Kỹ năng: trẻ nhận biết về các hoạt động trong câu chuyện. - Thái độ: Giáo dục trẻ biết được một số ptgt đường bộ và cách đi đường chấp hành đúng một số luật giao thông đường bộ. II/ Chuẩn bị: - Tranh truyện - Một bộ tranh của cô. - Tranh một số ptgt đường bộ. - Một số bài hát về chủ đề III/ Tiến hành: + Cô và trẻ hát bài “ em tập lái ô tô” trò chuyện cùng trẻ về bài hát. - Con vừa hát bài gì? ( em tập lái ô tô ) - Ô tô là phương tiện gì? ( trẻ kể ) Cô trò chuyện về một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Cô cho trẻ xem tranh. Cô giới thiệu: đây là một câu chuyện về 1 chú thỏ khi đi bộ trên đường đã gặp trường hợp đáng tiếc vậy chúng ta hãy nghe xem chú thỏ ta đã gặp những gì nhé! Cô kể chuyện cho trẻ nghe và giải thích nội dung câu chuyện, chú thỏ đã không chấp hành đúng luật giao thông cbo nên hậu quả là mất chiếc đuôi xinh đẹp của mình, các con có thích giống chú thỏ đó không? Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem mô hình chuyện kể. Đàm thoại: - Tính tình của thỏ nhín như thế nào? - Vào rừng thỏ nói gì với nhín? - Nhín khuyên bạn như thế nào? - Thỏ có nghe lời nhín không? Thỏ đã làm gì? - Kết quả như thế nào? Giáo dục trẻ đi đường phải cẩn thận, không chạy đột ngột sang đường, phải ngó trước, ngó sau cẩn thận hoặc phải có người lơn71 dắt sang, không được đi một mình. Kết thúc: cho cả lớp hát “ Đi đường em nhớ” IV/ Hoạt động góc: - Góc phân vai: cho trẻ chơi theo chủ đề - Góc tạo hình: cho trẻ cắt dán được một số loại ptgt - Góc dân gian: trẻ chơi cac trò chơi dân gian V/ Hoạt động ngoài trời: - Trẻ hát một số bài hát theo chủ đề VI/ Đánh giá: 1/ Nội dung chưa dạy được và lý do………………….…………….…………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………. 2/ Những thay đổi cần thiết ………….………………..………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………….. 3/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt sức khỏe …………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….….…………………….. Ý kiến của BGH GV lập kế hoạch Huỳnh Thị Bình KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Ngày dạy : …../ …../ …….. - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Hoạt động học LÀM QUEN ĐẶC ĐIỂM CỦA PTGT ĐƯỜNG BỘ I Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ nhận biết đuợc đặc điểm đặc của phương tiện giao thông. Biết được cách di chuyển, vận chuyển của các loại phương tiện giao thông đường bộ. - Kỹ năng: Biết gọi tên các loại phương tiện giao thông đường bộ, có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. - Thái độ: Trẻ biết giữ gìn, bảo quản một số phương tiện giao thông đường bộ, cẩn thận khi đi đường, chấp hành đúng một số luật giao thông đường bộ. II/ Chuẩn bị - Một số tranh ảnh về loại ptgt đường bộ. - Tranh lô tô về các loại ptgt đường bộ cho trẻ chơi trò chơi. - Trò chơi: “ thi ai nhanh”, “ Phân loại PTGT” - Một số bài hát nói về phgt đường bộ - NDTH : LQVT : Cho trẻ đọc số ở bản số xe. III/Tiến hành: + Cô và trẻ hát bài “ em tập lái ô tô” - Con vừa hát bài gì? (em tập lái ô tô) - Vậy các con hãy kể cho cô một số loại ptgt đường bộ mình mà con biết. ( trẻ kể ) - Cho trẻ xem tranh về một số loại phương tiện giao thông đường bộ, trò chuyện về đặc điểm và hình dạng của các loại phương tiện giao thông. - Tranh vẽ gì? ( trẻ kể ) - Đặc điểm từng loại phương tiện như thế nào? ( trẻ kể ) - Có mấy bánh, còi kêu như thế nào? Dùng để làm gì? - Phương tiện có hình gì? - Chở được ít hay nhiều người? - Chạy nhanh hay chậm? Vì sao? - Cô lần lượt cho trẻ xem tranh các loại phương tiện giao thông đường bộ và nói rỏ đặc điểm của từng phương tiện giao thông. - Cho trẻ đọc biển số xe của từng loại xe. - Cho trẻ so sánh giữa xe đạp và mô tô, giữa ô tô và mô tô…( giống nhau đều là phương tiện giao thông đường bộ, khác nhau giữa xe đạp chạy chậm hơn, xe mô tô chạy nhanh hơn và có nhiều bánh xe…) +Trò chơi: “ Thi ai nhanh hơn” Cô phát cho mỗi trẻ một bộ tranh lô tô, cô nêu đặc điểm của từng phương tiện giao thông trẻ chọn giơ lên và gọi tên phương tiện giao thông vừa chọn, cả lớp cùng quan sát và nhận xét lẩn nhau. ( cho trẻ chơi 3-4 lần ) + Trò chơi : “ Phân loại PTGT” Chia lớp thành 2 nhóm, 3 chiếc ô tô, 3 chiếc mô tô bằng bìa cứng và 2 bản giống, mỗi nhóm có nhiệm vụ phân loại 2 phương tiện giao thông bằng cách lựa và dán mỗi loại phương tiện vào 1 bản giống, nhóm nào dán đúng và nhanh sẽ thắng. Kết thúc: hát bài “ Em tập lái ô tô” III/ Hoạt động góc - Góc tạo hình: trẻ làm được một số loại ptgt đường bộ - Góc âm nhạc: cho trẻ biểu diễn dân nghệ - Góc dân gian: trẻ chơi trò chơi dân gian V/ Hoạt động ngoài trời: - Trẻ quan sát các loại ptgt đường bộ VI/ Đánh giá: 1/ Nội dung chưa dạy được và lý do………………….…………….…………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………. 2/ Những thay đổi cần thiết ………….………………..………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………….. 3/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt sức khỏe …………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….….…………………….. Ý kiến của BGH GV lập kế hoạch Huỳnh Thị Bình KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Ngày dạy: …../ …./…….. - Chủ đề nhánh: PTGT đường bộ - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động học TÔ MÀU CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG I/ Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết về đặc điểm bộ phận một số loại phương tiện giao thông. - Kỹ năng: Trẻ biết các kỹ năng tô màu ptgt. Rèn luyện sự khéo léo trong vận động của các ngón tay . - Thái độ: Giáo dục trẻ biết cách tô màu đẹp các phương tiện giao thông, biết giữ gìn sản phẩm của mình. II/ Chuẩn bi: - trẻ xem 3 – 4 tranh mẫu - Giấy tô màu, bút chì màu, đủ cho cô và trẻ - Hát một số bài hát theo chủ đề - Góc sản phẩm III/ Tiến hành: + Cô và trẻ cùng hát bài “ em tập lái ô tô” Trò chuyện với trẻ về bài hát. - Con vừa hát bài gì? ( em tập lái ô tô ) - Bài hát nói về gì ? (trẻ kể ) - Ô tô là loại ptgt gì? ( ptgt đường bộ ) - Các con có thích thật nhiều ô tô chở khách hay không? - Vậy hôm nay chúng mình hãy cùng nhau xem tranh tô màu của cô nhé! - Cô cho trẻ xem 3-4 tranh mẫu, cho trẻ xem từng mẫu của cô và gợi ý hỏi trẻ. - Các con thấy một số loại xe ptgt như thế nào? ( trẻ kể) - Hình dạng, màu sắc của hoa như thế nào? ( trẻ kể ) Cô hướng dẫn cách cách tô màu các loại ptgt cho trẻ xem. Dạy trẻ tô màu từng chi tiết. Vậy hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tô màu thật nhiều phương tiện giao thông nhé! + Trẻ thực hiện: - Cô theo dõi trẻ và quan sát nhắc nhỡ trẻ tô màu đủ chi tiết hơn cho các loại ptgt. Cô bao quát trẻ, hướng dẫn nếu trẻ chưa tô màu được. + Trưng bày sản phẩm: Trẻ nhận xét sản phẩm của các bạn. Cô nhận xét tuyên dương sản phẩm đẹp. Khuyến khích bạn tô chưa đẹp lần sau tô cho đẹp hơn. Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm của mình, ngoài ra khi đã tìm hiểu về một số loại ptgt đường bộ vậy chúng ta phải biết tuân thủ một số qui định trên xe như ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài gây các tay nạn giao thông. Kết thúc:trẻ hát bài ( em tập lái ô tô ) IV/ Hoạt động góc: - Góc phân vai: Trẻ đóng vai theo chủ đề - Góc tạo hình:Trẻ dán được các loại hoa mùa xuân - Góc âm nhạc: Trẻ biểu diễn văn nghệ V/ Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ xem tranh về một số loại ptgt VI/ Đánh giá: 1/ Nội dung chưa dạy được và lý do………………….…………….…………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………. 2/ Những thay đổi cần thiết ………….………………..………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………….. 3/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt sức khỏe …………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….….…………………….. Ý kiến tổ chuyên môn GV lập kế hoạch Nguyễn Thị Bé Phượng Huỳnh Thị Bình KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ngày dạy:…./ …../ …… Chủ đề nhánh: PTGT đường bộ Lĩnh vực phát triển thể chất Hoạt động học LÀM ĐOÀN TÀU, ĐI BẰNG GÓT CHÂN, KHUỴU GỐI, ĐI LÙI I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết đi bằng gót chân, khuỵu gối, đi lùi không chạm vạch. - Kỹ năng: Trẻ thực hiện bài tập theo yêu cầu bài học, biết phối hợp giữa tay và chân, tham gia tích cực vào trò chơi. - Thái độ: Giáo dục trẻ yêu thích hoạt động thể dục, trẻ thích thú tham gia hoạt động cùng cô II. Chuẩn bị: - Sân rộng, thoáng mát, sạch đẹp - Mũ các loại tàu cho trẻ đội, - Vòng, Cờ các màu cho trẻ chơi trò chơi, vạch xuất phát. III. Tiến hành: 1/ Khởi động: Trẻ đi chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn đi kiễng chân, đi chạy, chạy chậm, đi thường … vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” sao đó cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang, dãn cách đều. 2/ Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: - Hô hấp : ngửi hoa. - Tay vai : Tay dang ngang và gập sau gáy. - Chân : Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao, ra trước. - Bụng lườn : hai tay giơ lên cao, cúi người tay chạm ngón chân. - Bật tách – khép chân. b/ Vận động cơ bản: - Cô cho cháu chuyển thành vòng tròn. - Cô hỏi : các con có đi tàu lần nào chưa ? (Trẻ trả lởi) - Đi tàu phải thực hiện nhửng quy tắc nào để bảo đảm an toàn ? Các con có thích đi tàu với cô không ? - Cô thực hiện mẫu 1 lần cho trẻ xem. - Cô thực hiện lần 2 + giải thích : Cô cầm vòng tròn điều khiển tàu, khi nghe hiệu lệnh “Tàu lên dốc” thì đi bằng gót chân, “tàu xuống dốc” thì khụy gối và đi lùi ra sau. - Cho một vài trẻ lên làm thử, cô quan sát và sửa sai cho trẻ. - Cô cho cả lớp thực hiện, cô quan sát và sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng. - Cho 2 nhóm đại diện lên thi với nhau 2-3 lần. các trẻ còn lại làm trọng tài. - Giáo dục trẻ cẩn thận, khéo léo khi tập và an toàn khi tham gia giao thông. c/ Trò chơi vận động: “ ô tô về bến” Cô giải thích cách chơi và luật chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một lá cờ, trẻ làm ô tô, có màu sắc khác nhau. Cô nói ô tô chuẩn bị vào bến, khi nhìn thấy cô giơ cờ màu gì thì ô tô có màu ấy vào bến. Ai đi nhằm sẽ bị ra ngoài một lần chơi. Cho trẻ chơi theo nhóm, chơi 2 – 3 lần. 3/ Hồi tĩnh: trẻ đi nhẹ nhàng 2,3 vòng IV/ Hoạt động góc: - Góc tạo hình : cho trẻ tô màu các loại PTGT - Góc xây dựng : trẻ xây dựng các công trình cầu – đường. - Góc thiên nhiên : làm các PTGT từ các nguyên liệu thiên nhiên. - Góc thư viện : làm tập tranh về PTGT V/ Hoạt động ngoài trời: Trẻ quan sát một số phương tiện giao thông VI/ Đánh giá: 1/ Nội dung chưa dạy được và lý do………………….…………….…………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………. 2/ Những thay đổi cần thiết ………….………………..………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………….. 3/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt sức khỏe …………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….….…………………….. Ý kiến tổ chuyên môn GV lập kế hoạch Nguyễn Thị Bé Phượng Huỳnh Thị Bình

File đính kèm:

  • docChu de PTGT.doc