Một số kinh nghiệm trong tổ chức “Hoạt động chung” khối Mẫu giáo

Để vạch ra được các nội dung cần dạy, cô cần hiểu trẻ có thể nhận thức và tiếp thu những gì. Đây là một số gợi ý về cách nhận thức, các tình cảm – XH, thể chất ở trẻ mẫu giáo:

 

- Trẻ MG nhận thức như thế nào?

+ Nhu cầu được tác động XH (trẻ có nhận thức, nhưng không nhận thức được tất cả, do đó cần có những tác động, hỗ trợ đúng lúc)

+ Khả năng xử lý thông tin : bằng các thao tác nhận thức lý tính (trí nhớ - tư duy- tưởng tượng)

+ Nhu cầu và khả năng “nắm” các khái niệm, được phát triển vốn khái niệm, biểu tượng ( qua nhận biết phân biệt, tạo nhóm, xác định chuẩn đánh giá, xếp vào chuỗi dãy)

+ Giải quyết vấn đề: để trẻ tự giải quyết trước. Tôn trọng và nắm lấy cách giải quyết của trẻ (cho dù không nằm trong giáo án).

Ví dụ: cô muốn giảng khái niệm “NỞ”, trẻ nhìn hiện tượng “bánh mì ngâm nước” và gọi là “phình to”. Cô nên chấp nhận cách gọi tên này, đừng gạt bỏ qua một bên “đừng Đui, đừng Điếc” trước nhận thức của trẻ.

+ Thoát khỏi “tư duy vị ngã”, bước vào thế giới luật tạo hình: phối cảnh, vẽ khuất, sáng tối

+ Khả năng sáng tạo: tích lũy kinh nghiệm một cách tích cực (HĐ nhận thức, HĐ thực hành- lao động, HĐ nghệ thuật : được đưa vào tình huống có vấn đề, được tự Giải quyết vấn đề, thử thách trong hoạt động tập thể )

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong tổ chức “Hoạt động chung” khối Mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm trong tổ chức “Hoạt động chung” khối Mẫu giáo (Tóm lượt bài giảng của Giảng viên Hồng Phượng – Lớp học bồi dưỡng chuyên môn Mầm non, TT Ứng dụng TLGD MN) I. Nguyên nhân dẫn đến tổ chức “Hoạt động chung” không hiệu quả Quên kiến thức đã học Nhà trường không làm chương trình đổi mới Nhầm lẫn trong phân tích “Mạng nội dung” với “Mục đích yêu cầu” “Mạng nội dung” và “Mạng hoạt động” không thống nhất với nhau. II. Một số kinh nghiệm trong phân tích “Mạng nội dụng”. * Chúng ta muốn dạy gì? Câu hỏi này có thể thay thế cho cụm “mạng nội dung” và giúp cô giáo hiểu rõ ràng hơn khi chuẩn bị “Nội dung hoạt động”. * Nội dung cần dạy gồm: - Nhận thức - Ngôn ngữ - Tình cảm - XH - Thể chất Để vạch ra được các nội dung cần dạy, cô cần hiểu trẻ có thể nhận thức và tiếp thu những gì. Đây là một số gợi ý về cách nhận thức, các tình cảm – XH, thể chất ở trẻ mẫu giáo: - Trẻ MG nhận thức như thế nào? + Nhu cầu được tác động XH (trẻ có nhận thức, nhưng không nhận thức được tất cả, do đó cần có những tác động, hỗ trợ đúng lúc) + Khả năng xử lý thông tin : bằng các thao tác nhận thức lý tính (trí nhớ - tư duy- tưởng tượng) + Nhu cầu và khả năng “nắm” các khái niệm, được phát triển vốn khái niệm, biểu tượng ( qua nhận biết phân biệt, tạo nhóm, xác định chuẩn đánh giá, xếp vào chuỗi dãy) + Giải quyết vấn đề: để trẻ tự giải quyết trước. Tôn trọng và nắm lấy cách giải quyết của trẻ (cho dù không nằm trong giáo án). Ví dụ: cô muốn giảng khái niệm “NỞ”, trẻ nhìn hiện tượng “bánh mì ngâm nước” và gọi là “phình to”. Cô nên chấp nhận cách gọi tên này, đừng gạt bỏ qua một bên “đừng Đui, đừng Điếc” trước nhận thức của trẻ. + Thoát khỏi “tư duy vị ngã”, bước vào thế giới luật tạo hình: phối cảnh, vẽ khuất, sáng tối… + Khả năng sáng tạo: tích lũy kinh nghiệm một cách tích cực (HĐ nhận thức, HĐ thực hành- lao động, HĐ nghệ thuật : được đưa vào tình huống có vấn đề, được tự Giải quyết vấn đề, thử thách trong hoạt động tập thể…) - Tình cảm – XH của trẻ MG: + nhu cầu và khả năng chơi nhóm hay chơi cùng nhau + Nhu cầu ở một mình è Cô nên sắp xếp cân đối 2 nhu cầu này, trẻ có quyền chọn chơi nhóm hay độc lập sáng tạo trong chừng mực nào đó. Việc này vừa tạo ý thức cộng đồng, vừa giáo dục việc tôn trọng người khác. + Sự phát triển tình cảm- XH qua hoạt động chơi đóng vai ( chủ đề Sinh hoạt xã hội) + Bước vào mối quan hệ trẻ - người xung quanh + Các phẩm chất nhân cách trong XH: “biết điều” – có thái độ tôn trọng chuẩn mực hành vi, nhu cầu được tôn trọng- tự trọng và tự ái (mang lại tích cực/ tiêu cực), chia sẻ hòa đồng, sẵn sàng thích nghi hoàn cảnh XH, chịu thử thách XH, xung đột XH (Áp dụng cho trẻ 5 tuổi: kết trẻ vào nhiều nhóm hoạt động khác nhau, kể cả nhóm trẻ không thích)… , khả năng và ý thức tự kiểm soát tâm trạng/ cảm xúc/ hành vi trong sinh hoạt xã hội. + Cơ hội giao tiếp, hoạt động với bạn bè (cùng/ khác tuổi) - Thể chất: + Làm quen với cơ thể, so sánh với người khác + Hoạt động khác nhau với các bộ phận cơ thể + Hoạt động tập luyện vận động và rèn luyện cơ thể hàng ngày - Phát triển ngôn ngữ (MG): + Sự đa dạng hóa ngôn ngữ, tích lũy (vốn từ, kinh nghiệm ngữ pháp, mô thức phát âm) à Cô sử dụng nhiều loại từ + Cơ hội phát triển các chức năng ngôn ngữ: hiểu nghĩa/ hiểu ý của từ; biết dùng ngôn ngữ giải thích, thông báo; điều khiển/ điều chỉnh hành vi + Khả năng thích ứng Ngôn ngữ với tình huống, ngữ cảnh (dễ dàng chấp nhận 1 từ mới chưa hiểu rõ nghĩa… để tham gia hoạt động tìm hiểu nó) + Khả năng giao lưu ngôn ngữ + Khả năng tiền đọc/ viết: từ việc làm quen với các ký hiệu đến môi trường chữ, thử đọc/ viết trong quá trình được điều chỉnh dưới tác động của người lớn biết chữ Tóm lại, Mạng nội dung luôn bắt đầu bằng các DANH TỪ, cô giáo phân tích trong đó những gì trẻ HỌC. Ví dụ: Chủ đề: Nghề nghiệp Mạng nội dung: Phát triển nhận thức Một số nghề trong Xh “Lớn lên ai cũng phải có 1 nghề” Mỗi nghề đều có liên quan đến nghề khác Cách sử dụng các công cụ trong nghề Cách giao tiếp của các nghề Ích lợi XH của nghề nghiệp (nên cho biết cả những thứ không ích lợi của sự vật, sự việc, và nên giảng sau cùng) Ngôn ngữ - Giao tiếp Tên gọi nhiều loại nghề nghiệp phổ biến Công việc của các nghề (khuyến khích dùng từ chuyên môn, thuật ngữ) Tên gọi các công cụ lao động Lời giáo tiếp, cử chỉ, thái độ giao tiếp giữa các nghề liên quan Tình cảm XH Mọi nghề nghiệp đều đáng được tôn trọng Mối liên hệ nghề nghiệp trong một nghề và giữa các nghề với nhau Kỹ năng, nếp sống giữ vệ sinh môi trường. Phát triển thể lực và sức khỏe Những vận động thao tác đặc trưng của nghề Vận động thô: nặn, ráp, xây dựng Vận động tinh: may, cắt, gói hàng Lao động cần thiết cho đời sống và sức khỏe Dinh dưỡng: biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể Sức khỏe: một số nơi lao động nguy hiểm trẻ cần tránh: công trường xây dựng… Phòng bệnh: viêm họng, viêm mũi è Chú ý : quan trọng nhất là giáo viên tránh nhầm lẫn trong phân tích “Mục đích yêu cầu” với “Mạng nội dung” + Mục đích yêu cầu thường có các từ: biết, hình thành, củng cố, phát triển… (trong văn bản) + Mạng nội dung thường bắt đầu bằng DANH TỪ, thể hiện cô muốn dạy trẻ điều gì hay trẻ sẽ học gì qua bài giảng. III. Một số kinh nghiệm trong phân tích “Mạng hoạt động” Nếu Bảng “mạng nội dung” được làm kỹ thì việc chuẩn bị “mạng hoạt động” sẽ rất dễ dàng. * Cô muốn trẻ làm gì? Đây là câu hỏi bao hàm cho “mạng hoạt động”. Lưu ý: Bám sát bảng “Mạng nội dung”: nội dung gì hoạt động đó. Tránh các hoạt động không liên quan hoặc quá xa chủ đề Đưa ra nhiều hoạt động thực nghiệm, trực quan, hành động (tránh nói nhiều mà nên cho trẻ thực nghiệm) Ví dụ: phân biệt vải dày, mỏng : cho trẻ nhúng nước, vắt vải hay cắt vải… Chọn hoạt động: Ấn tượng, sinh động, rẻ tiền, dọn dẹp nhanh và an toàn Sáng tạo các hoạt động liên góc à dạy trẻ về sự liên quan giữa người này với người kia, việc này với việc kia, sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội… “Mạng hoạt động” thường bắt đầu bằng ĐỘNG TỪ Theo ví dụ trên, chúng ta sẽ có Bảng phân tích “mạng hoạt động” tương ứng. Chú ý các ĐỘNG TỪ bắt đầu Chủ đề: Nghề nghiệp Mạng hoạt động Môi trường xung quanh Quan sát, sưu tầm các hình ảnh của các nghề trong xã hội Gọi tên các công cụ lao động cảu các nghề Trò chuyện về các nghề phổ biến trong xã hội: bác sỹ, y tá, cô giáo, công nhân xây dựng, thợ may… Văn học Thơ: “cái bát xinh xinh” Đồng dao: Vuốt hột nổ, Dệt vải Chuyện “thần sắt” Tạo hình Nặn cái bát, cái đĩa, bà, ấm, lọ hoa… Vẽ, xé dán tranh về nghề mà bé biết Xâu kim, cắt dán váy áo Âm nhạc Hát “Bác đưa thư vui tính”, “Cô giáo miền xuôi” Nghe “Xe chỉ luồn kim” Toán – Khoa học Đếm, so sánh, thêm bớt Phân nhóm, phân loại sản phẩm dụng cụ lao động theo từng ngành nghề Phân biệt vải dày vải mỏng Chọn trang phục phù hợp theo nghề, theo mùa Vệ sinh dụng cụ, đồ chơi (à ứng với nội dung “giữ vệ sinh môi trường” trong “Mạng nội dung”) Thể dục Bò trườn, trèo qua ghế như chú bộ đội Đi thăng bằg trên ghế to Đầu đội túi cát, bước qua chướng ngại vật (nghệ sĩ xiếc) Trò chơi vận động : Bác tài xế giỏi Vui chơi Phân vai: làm bác sĩ – y tá, người mua – người bán Tạo dáng Xây công viên, siêu thị… Ghép tranh ảnh 1 nghề Sắp xếp trật tự công việc của 1 nghề. IV. Một số kinh nghiệm khác: Theo phương pháp đổi mới, cô giáo nên dạy trẻ cả điều tốt, điều xấu trong 1 sự vật để trẻ có cái nhìn thực tế, khách quan với thực tế và biết cách đương đầu, giải quyết vấn đề Ví dụ: + Mèo giúp bắt chuột nhưng cũng có thể cào em bé rách tay chân, hay ăn vụng + Chơi trò mua bán: dạy trẻ mua bán, trả giá… sau đó uốn nắn một thái độ mua bán hiện đại (đúng giá, đúng chất lượng) Khi tham gia, can thiệp hoạt động của trẻ, cô nên hóa thân vào nhân vật, vào môi trường trẻ đang chơi à Trẻ có cảm giác thật, chơi tích cực hơn Ví dụ: Trẻ chơi trò bác sĩ. Cô giáo đóng vai Bác sĩ trưởng khoa nhắc “bác sĩ nhỏ” để đồ khám bệnh ngay ngắn. “Hoạt động chung” là một hoạt động quan trọng trong lớp, trẻ sẽ Học và Làm được nhiều thứ hơn nếu cô giáo phối hợp chặt chẽ hơn trong phân tích “Nội dung” và “Hoạt động”.

File đính kèm:

  • docso kinh nghiem trong to chuc HOAT DONG CHUNG Cho tre Mau Giao .doc