Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên

 I.Mục tiêu :

1.Mục tiêu chung:

a, Kiến thức:

- Trẻ nhớ được tên truyện : Giọt nước tí xíu, tên tác giả Nguyễn Linh.

- Trẻ kể được tên các nhân vật trong chuyện.

- Trẻ nhớ nội dung câu chuyện .

- Trẻ hiểu được quá trình tạo ra nước.

b, Kỹ năng :

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời các câu hỏi.

- Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

c, Thái độ:

- Trê hứng thú , vui vẻ với tiết học.

- Qua nội dung câu chuyện trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

 2, Mục tiêu riêng:

 Thái độ :

- Trẻ ngồi tập trung ½ giờ học

- Trẻ hợp tác với cô, trả lời một số câu hỏi của cô có trợ giúp .

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên Đề tài :Truyện Giọt nước tí xíu Loại bài: Kể chuyện cho trẻ nghe Đối tượng : Mẫu giáo lớn Trẻ Hà Mi: Tăng động giảm chú ý Số lượng :20-25 trẻ Thời gian : 25- 30 phút Ngày soạn :8/3/2013 Ngày dạy : 12/3/2013 Người soạn và dạy : Vũ Thị Đào I.Mục tiêu : 1.Mục tiêu chung: a, Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên truyện : Giọt nước tí xíu, tên tác giả Nguyễn Linh. - Trẻ kể được tên các nhân vật trong chuyện. - Trẻ nhớ nội dung câu chuyện . - Trẻ hiểu được quá trình tạo ra nước. b, Kỹ năng : - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời các câu hỏi. - Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. c, Thái độ: - Trê hứng thú , vui vẻ với tiết học. - Qua nội dung câu chuyện trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. 2, Mục tiêu riêng: Thái độ : Trẻ ngồi tập trung ½ giờ học Trẻ hợp tác với cô, trả lời một số câu hỏi của cô có trợ giúp . II. Chuẩn bị 1,Giáo viên: - Thuộc truyện. - Xác định giọng kể + Người kể : giọng nhẹ nhàng, vừa phải có điểm nhấn. + Ông Mặt trời: giọng ông già hơi ồm ồm. + Tí Xíu : cao , thanh , trong trẻo 2, Đồ dùng dạy học: - Que chỉ, video câu chuyện. - Tranh: + Tranh 1: Ông mặt trời rủ Tí xíu đi chơi. + Tranh 2: Tí xíu bay theo ông Mặt trời. + Tranh 3: Tí xíu nhập vào các bạn bay trên mặt nước biển. + Tranh 4: Tí xíu hoá thành mây và trời đổ mưa. 3, Câu hỏi sử dụng khi dạy: Cô vừa kể câu chuyện gì? Do Bác nào sáng tác? Trong truyện có những nhân vật nào? Tí xíu sống ở những đâu? Ai đã rủ Tí xíu đi chơi? Tí xíu trả lời ông Mặt trời thế nào? Ông Mặt trời đã làm gì để Tí xíu bay được? Lúc đấy Tí xíu cảm thấy mình như thế nào? Tí xíu cùng các bạn đã đi những đâu? Khi trời mỗi lúc một lạnh Tí xíu cảm thấy mình thế nào? Khi những Tí xíu gặp nhau họ tạo thành gì nhỉ? Bây giờ các con đã hiểu quy trình để tạo ra nước chưa? Qua câu chuyện chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Trẻ Hà Mi HĐ 1: Ổn định , gây hứng thú và trò chuyện với trẻ. Xúm xít, xúm xít. Các con lại đây cùng cô nào, cô có điều thú vị dành tặng cho các con đấy.(Cô cho trẻ xem video trời mưa) và dẫn dắt vào bài. Chúng mình vừa xem hình ảnh gì nhỉ? Chúng mình có biết quy trình tạo ra mưa như thế nào không? Để tìm hiểu rõ hơn, hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu qua câu chuyện : “Giọt nước Tí xíu” tác giả Nguyễn Linh nhé. Quanh cô quanh cô. Trẻ trả lời HĐ 2: Nội dung chính *Giới thiệu về truyện :”Giọt nước Tí xíu” Cô biết có một bạn nhỏ sống ở biển cả, ao hồ, sông ngòi nhưng không hiểu sao có một ngày bạn ấy lại lên được trời cao đi khắp nơi. Các con có muốn biết vì sao không nhỉ? Để biết được thì các con cùng chú ý lắng nghe xem câu chuyện sẽ như thế nào nhé.Câu chuyện có tên là “ Giọt nước Tí xíu”. Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ chú ý lắng nghe *Cô kể chuyện cho trẻ nghe và đàm thoại cùng trẻ. - Cô kể diễn cảm lần 1, kết hợp cử chỉ nét mặt. + Cô vừa kể chuyện gì ? Do Bác nào sáng tác? + Trong truyện có những nhân vật nào ? Giải thích từ khó : Tí xíu là bé tí tẹo teo Cô kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa nội dung truyện. ** Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện. + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Trong truyện có những nhân vật nào ? + Tí xíu sống ở những đâu? (Tí xíu là một giọt nước đến từ biển cả ..........ở cả dưới nước) +Ai đã rủ Tí xíu đi chơi nhỉ ? ( Chợt có tiếng ông Mặt trời cất lên: - Tí Xíu .Cháu có đi vào đất liền cùng ông không?) +Tí xíu trả lời ông Mặt trời thế nào? +Nhưng Tí xíu nặng lắm làm sao mà bay lên cùng ông được.Ông Mặt trời đã làm gì để Tí xíu bay lên cùng ông? (Ông Mặt trời cười bảo ……..và biến thành hơi) +Và lúc đấy Tí xíu thấy mình thế nào? + Tí xíu cùng các bạn của mình đã đi những đâu? (Tí xíu từ từ bay lên…...không khí trở lên oi bức) + Khi trời mỗi lúc một lạnh Tí xíu cảm thấy mình thế nào ? + Khi những Tí xíu gặp nhau họ tạo thành gì? (Khi những Tí xíu …….cơn dông bắt đầu). + Bây giờ các con đã hiểu quy trình để tạo thành nước chưa? + Qua câu chuyện chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? *Cô khái quát qua câu chuyện: Để tạo ra được giọt nước phải trải qua một quá trình: từ mặt hồ, ao, sông ngòi bốc hơi rồi ngưng tụ thành mây khi có dông gió, sấm sét sẽ tạo ra mưa rồi mưa rơi xuống ao, hồ, sông, suối. Để có được mưa, có được những giọt nước thì phải trải qua một quá trình rất dài.Vì vậy chúng mình phải biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm, không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông. - Cô kể lại chuyện lần 3: kết hợp với video -Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ lắng nghe. HĐ 3: Kết thức tiết học Giáo viên nhận xét tiết học . Khen ngợi và động viên trẻ. Chơi trò chơi: “ Gió thổi” Cách chơi : khi cô hô “ gió thổi, gió thổi” trẻ thưa “ thổi ai thổi ai”.Cô sẽ yêu cầu trẻ để trẻ thay đổi vị trí và ghép đôi Trẻ tham gia chơi Trẻ tham gia chơi.

File đính kèm:

  • docMGL GAVH.doc